You are on page 1of 17

----------

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI



LỚP QUẢN TRỊ HỌC

Mã lớp học phần 23107BMGM0111

Giảng viên Nguyễn Thị Phương Loan


Mục lục
I. Cơ sở lý thuyết
1. Khái niệm, mục đích và vai trò của tổ chức
2. Cấu trúc tổ chức
3. Phân quyền trong công tác tổ chức
4. Hệ thống tổ chức không chính thức
II. Giới thiệu về coong ty sữa cổ phần Việt Nam Vinamilk
1. Lịch sử hình thành
2. Sản phẩm
III. Cơ cấu tổ chức của Vinamilk hiện nay
1. Các cấp trong cơ cấu tổ chức Vinamilk
2. Phân tích sơ đồ tổ chức, cơ cấu bộ máy của Vinamilk
3. Các yếu tố ánh hưởng đến cấu trúc tổ chức của Vinamilk
IV. Mô hình quản trị của Vinamilk
V. Các yếu tố tác động đến chức năng tổ chức của Vinamilk
VI. Ưu nhược điểm của cơ cấu tổ chức Vinamilk
1. Ưu điểm
2. Nhược điểm
VII. Đánh giá cơ cấu tổ chức Vinamilk
VIII. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức
Vinamilk
1. Phương pháp hoàn thiện tổ chức tại công ty
2. Đề xuất phương pháp hoàn thiện
I. Cơ sở lý thuyết
1. Khái niệm, mục đích và vai trò của tổ chức
a. Khái niệm
Tổ chức là quá trình xác định các công việc cần phải làm và những
người làm những công việc đó, định rõ chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của
mỗi bộ phận và cá nhân cũng như mối liên hệ giữa các bộ phận và cá nhân
này trong khi tiến hành công việc, nhằm thiết lập một môi trường thuận lợi
cho hoạt động và đạt đến mục tiêu chung của tổ chức.
- Tổ chức quy định các mối quan hệ chính thức giữa mọi thành viên và các
nguồn lực để đạt mục tiêu
- Tổ chức phân chia các nguồn lực ra thành các bộ phận và quy định các
mối quan hệ về nhiệm vụ, quyền hạn đề đạt mục tiêu
- Tổ chức quá trình hai mặt: một là phân chia tổ chức ra thành các bộ
phận ; hai là xác lập mối quan hệ về quyền hạn giữa các bộ phận
b. Mục đích
Tạo nên một môi trường nội bộ thuận lợi cho mỗi cá nhân, mỗi bộ
phận phát huy được năng lực và nhiệt tình của mình, đóng góp tốt vào
việc hoàn thành mục tiêu chung của tổ chức, cụ thể là:
+ Làm rõ nhiệm vụ cần phải tiến hành để đạt được mục tiêu
+ Xây dựng bộ máy quản trị gọn nhẹ và có hiệu lực
+ Xác định vị trí, vai trò của từng cá nhân trong tổ chức
+ Xây dựng nề nếp, văn hóa của tổ chức
+ Phát hiện và điều chỉnh kịp thời mọi hoạt động yếu kém trong tổ chức
+ Phát huy sức mạnh của các nguồn tài nguyên vốn có của tổ chức
+ Tạo thế và lực cho tổ chức thích ứng với sự thay đổi của môi trường
c. Vai trò
Tạo “nền móng” cho hoạt động của tổ chức nói chung và cho hoạt động
quản trị nói riêng. Công tác hoạch định, lãnh đạo, kiểm soát đều phải dựa
trên một cấu trúc tổ chức nhất định, nói cách khác, mọi hoạt động quản trị
căn bản trên cũng phải được tổ chức sao cho phù hợp và hiệu quả.
Sử dụng hiệu quả các nguồn lực của tổ chức, đcặ biệt là nguồn nhân
lực và cơ sở vật chất kĩ thuật. Việc phân công lao động khoa học, phân
quyền hợp lí và xác định tầm hạn quản trị phù hợp sẽ tạo điều kiện cho
nhân viên phát huy tốt nhất năng lực sở trường của họ. Mặt khác sẽ tạo
điều kiện thuận lợi cho sự mở rộng đa dạng hóa tổ chức, nâng cao tính
độc lập, tự chủ, sáng tạo cho đội ngũ các nhà quản trị.
2. Cấu trúc tổ chức
a. Khái niệm
Cấu trúc tổ chức là một tập hợp bao gồm các bộ phận ( đơn vị và các
nhân ) khác nhau, có mối liên hệ và quan hệ phụ thuộc nhau, được
chuyên môn hóa theo những chức trách, nhiệm vụ và quyền hạn nhất
định nhằm đảm bảo thực hiện được các mục tiêu chung đã xác định
b. Đặc điểm
- Tính tập trung: Phản ánh mức độ tập trung (hay phân tán) quyền lực của
tổ chức cho các cá nhân hay bộ phận
- Tính phức tạp: Phản ánh số lượng các cấp, các khâu trong cấu trúc tổ
chức. Nếu có nhiều cấp, nhiều khâu với nhiều mối quan hệ phức tạp, cấu
trúc tổ chức có tính phức tập cao và ngược lại
- Tính tiêu chuẩn hóa: Phản ánh mức độ ràng buộc hoạt động. hành vi của
mỗi bộ phận và cá nhân, thông qua các chính sách, thủ tục quy tắc hay
nội quy, quy chế… Nếu mức độ ràng buộc cao, tính tiêu chuẩn hóa cao sẽ
tạo ra sức mạnh của tổ chức.
3. Phân quyền trong công tác tổ chức
a. Khái niệm và hình thức phân quyền
Phân quyền là quá trình chuyển giao nhiệm vụ và quyền hạn cho bộ
phận hay cá nhân trong tổ chức có trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ
đó.
Các hình thức phân quyền:
-Phân quyền theo chức năng
-Phân quyền theo chiến lược
b. Các yêu cầu khi phân quyền
- Biết rộng rãi với cấp dưới, tạo cơ hội cho họ tự thể hiện mình
- Phải biết sẵn sang trao đổi cho cấp dưới những quyền hạn nhất định, kể
cả quyền ra quyết định
- Phải biết tin tưởng cấp dưới
- Phải biết chấp nhận thất bại của cấp dưới
- Phải biết cách tổ chức, theo dõi, kiểm tra tình hình và sử dụng quyền
hạn của cấp dưới.
c. Qúa trình phân quyền
B1: Xác định mục tiêu phân quyền
B2: Tiến hành giao nhiệm vụ
B3: Tiến hành giao quyền hạn cho người được giao nhiệm vụ và chỉ rõ cho
người đó thấy được trách nhiệm của mình
B4: Tiến hành kiểm tra, theo dõi việc thực hiện nhiệm vụ và trách nhiệm
4. Hệ thống tổ chức không chính thức
a. Khái niệm và đặc điểm
Hệ thống tổ chức không chính thức là hệ thống tổ chức bao gồm các
nhóm và các mối quan hệ không chính thức được hình thành một cách tự
phát, tự nguyện, không theo kế hoạch và ý muốn của nhà quản trị.
Đặc điểm:
- Có mục tiêu mang tính chất tự phát, do các thành viên trong nhóm đề ra
- Có kỉ luật nhóm, có thủ lĩnh nhóm
- Sự kiểm soát mang tính xã hội
- Có những yếu tố chống đối những tư tưởng mới
Sự tồn tại khách quan của hệ thống tổ chức không chính thức
- Do nhu cầu về hội nhập của mỗi thành viên trong tổ chức
- Do nhu cầu bảo vệ và giúp đỡ lẫn nhau
- Do nhu cầu về trao đổi thông tin
- Do tình cảm cá nhân
b. Những lưu ý khi sử dụng hệ thống tổ chức không chính thức
- Thừa nhận sự tồn tại của hệ thống tổ chức không chính thức.
- Cho phép hệ thống tổ chức không chính thức tham gia vào quá trình ra
quyết định quản trị
- Thường xuyên thu nhập thông tin từ phía hệ thống tổ chức không chính
thức, đồng thời cũng phải cung cấp những thông tin của hệ thống tổ chức
không chính thức cho chúng
- Cần có những biện pháp thích hợp để đổi phó với những tác động tiêu
cực từ phía hệ thống tổ chức không chính thức
- Quan tâm tới việc xây dựng và hoàn thiện văn hóa tổ chức
- Thường xuyên kiểm tra, theo dõi những sự thay đổi từ phía hệ thống tổ
chức không chính thức

II. Giới thiệu về công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk


Vinamilk có tên đầy đủ là Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Tên tiếng Anh là
Vietnam Dairy Products Joint Stock Company) chuyên về sản xuất, kinh doanh
sữa và các sản phẩm từ sữa tại Việt Nam. Trong đó, cơ cấu tổ chức Vinamilk là
mô hình thành công tiêu biểu cho tất cả các công ty cổ phần khác học hỏi,
nghiên cứu.
1. Lịch sử hình thành
1.1. Thời bao cấp (1976-1986)
Thành lập vào năm 1976, thời kỳ ban đầu Vinamilk có tên là Công ty Sữa – Cà
Phê Miền Nam, trực thuộc Tổng cục Thực phẩm. Đến năm 1982, công ty được
chuyển giao về tại bộ công nghiệp thực phẩm, đổi tên thành xí nghiệp liên hiệp
Sữa – Cà phê – Bánh kẹo I. Khi đó, xí nghiệp còn có thêm hai nhà máy trực
thuộc là nhà máy bột dinh dưỡng Bích Chi tại Đồng Tháp và nhà máy bánh kẹo
Lubico.

1.2. Thời kỳ Đổi Mới (1986-2003)


Tháng 3 năm 1992, Xí nghiệp chính thức đổi tên thành Công ty Sữa Việt Nam –
thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ, hoạt động tập trung vào sản xuất, chế biến sữa cũng
như các sản phẩm từ sữa.

Năm 1994, Vinamilk – Công ty Sữa Việt Nam xây dựng thêm nhà máy sữa tại
Hà Nội để chinh phục thị trường miền Bắc, nâng số lượng lên 4 nhà máy. Việc
xây dựng nhà máy này nằm trong chiến lược phát triển, đáp ứng nhu cầu của
người dân tại miền Bắc.

Năm 1996, doanh nghiệp liên doanh cùng với Công ty Cổ phần Đông lạnh Quy
Nhơn, thành lập nên xí nghiệp liên doanh Sữa Bình Định. Điều này tạo điều
kiện cho Vinamilk tiếp tục thâm nhập thành công vào thị trường sữa miền
Trung Việt Nam.

Năm 2000, tại khu công nghiệp Trà Nóc, nhà máy sữa Cần Thơ chính thức khởi
công với mục tiêu phục vụ mọi nhu cầu của người tiêu dùng tại vùng đồng bằng
sông Cửu Long.

1.3. Thời kỳ Cổ Phần Hóa (năm 2003 đến nay)


Năm 2003, công ty đổi tên thành công ty Cổ phần Sữa Việt Nam.
Năm 2004, Vinamilk mua lại Công ty Cổ phần sữa Sài Gòn. Gia tăng vốn điều
lệ của doanh nghiệp lên 1,590 tỷ đồng.
Năm 2005, Vinamilk mua lại số cổ phần còn lại của liên doanh trong Công ty
Liên doanh Sữa Bình Định (sau này là Nhà máy Sữa Bình Định) và khánh thành
nên Nhà máy Sữa Nghệ An.
Năm 2006, công ty đã được niêm yết trên thị trường chứng khoán tại thành phố
Hồ Chí Minh.
Năm 2007, Vinamilk mua lại 55% cổ phần của Công ty sữa Lam Sơn.
Năm 2009, Vinamilk phát triển 135.000 đại lý phân phối, 9 nhà máy cùng nhiều
trang trại chăn nuôi bò sữa tại tỉnh Nghệ An, Tuyên Quang.
Từ năm 2010 đến 2012: Nhà máy sữa nước, sữa bột tại Bình Dương được xây
dựng với tổng vốn đầu tư 220 triệu USD.
Như vậy, sau thời gian 10 năm tiến hành cổ phần hóa, Vinamilk đã trở thành
một trong những công ty có vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán Việt Nam.
Không chỉ vậy, tổng tài sản của doanh nghiệp còn tăng trưởng vượt bậc, duy trì
doanh thu cao hơn khoảng 22% mỗi năm dù trải qua nhiều biến động của thị
trường, dịch bệnh.

2. Sản phẩm
Về sản phẩm, ngay từ khi bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 1976, doanh nghiệp
đã xây dựng một hệ thống phân phối lớn nhất tại Việt Nam.

Đây là đòn bẩy để giới thiệu các sản phẩm mới của Vinamilk như nước uống
đóng chai, sữa đậu nành, sữa chua, sữa bột, phô mai và cà phê đến người tiêu
dùng trên cả nước. Đến nay, các sản phẩm của công ty được tiêu thụ chính ở thị
trường Việt Nam và xuất khẩu sang khu vực các nước Campuchia, Iraq, Úc,
Philippines, Mỹ…
III. Cơ cấu tổ chức Vinamilk hiện nay
1. Các cấp trong cơ cấu tổ chức Vinamilk
Theo sơ đồ cơ cấu tổ chức Vinamilk, các cấp trong công ty được phân tầng theo
thứ tự sau: cấp quản trị tối cao, cấp quản trị trung gian, cấp quản trị cơ sở và
công nhân viên.
2. Phân tích sơ đồ tổ chức, cơ cấu bộ máy của Vinamilk
Thông qua sơ đồ trên, Vinamilk hiện có các bộ phận chức năng như sau:

2.1. Đại hội đồng cổ đông


Đại hội đồng cổ đông của cơ cấu tổ chức Vinamilk bao gồm tất cả cổ đông –
những người có quyền biểu quyết từ cổ đông phổ thông đến cổ đông ưu đãi biểu
quyết. Đại hội đồng chính là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần.

Đại hội cổ đông sẽ có quyền quyết định phương án kinh doanh và nhiệm vụ
đảm bảo sản xuất dựa trên các định hướng phát triển của công ty. Ngoài ra, đại
hội đồng cổ đông còn có thể quyết định sửa đổi hay bổ sung vào vốn điều lệ của
công ty.

Một số quyền hạn khác của hội đồng cổ đông là bầu hoặc miễn nhiệm, bãi
nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát hay quyết định giải thể, tổ
chức lại công ty.

2.2. Hội đồng quản trị


Hội đồng quản trị chính là cơ quan quản lý cao nhất trong cơ cấu tổ chức
Vinamilk. Vị trí này có toàn quyền nhân danh doanh nghiệp quyết định tất cả
các vấn đề liên quan đến mục tiêu, quyền lợi công ty, trừ các vấn đề thuộc thẩm
quyền của cấp đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị của Vinamilk do đại hội
đồng cổ đông bầu ra, bao gồm một chủ tịch hội đồng quản trị và 10 đại hội đồng
cổ đông.

Từ năm 2015, chức vụ cao nhất của Vinamilk do bà Lê Thị Băng Tâm nắm giữ,
tuy nhiên, tháng 4 năm 2022 vừa qua, ông Nguyễn Hạnh Phúc đã chính thức trở
thành Chủ tịch hội đồng quản trị mới của nhiệm kỳ năm 2022 đến năm 2026
thay cho bà Lê Thị Băng Tâm.

2.3. Giám đốc, Tổng giám đốc công ty


Giám đốc hay Tổng giám đốc công ty trong cơ cấu tổ chức Vinamilk là người
điều hành các công việc kinh doanh của công ty. Vị trí này sẽ do hội đồng quản
trị chịu trách nhiệm bổ nhiệm một người trong số hội đồng hoặc tuyển dụng
nhân sự mới.
Hiện nay, Tổng giám đốc của Vinamilk là bà Mai Thị Kiều Liên. Bà được xem
là người đã giúp đưa thương hiệu Vinamilk lên bản đồ thế giới với nhiều đóng
góp cho công ty và xã hội.

Những chiến lược và quyết định sáng suốt của bà đã giúp Vinamilk liên tục đầu
tư, cải tiến, đem lại nhiều sản phẩm chất lượng cho người tiêu dùng trong nước.
Đồng thời, mảng xuất khẩu, kinh doanh quốc tế của công ty cũng đạt được
nhiều thành tựu ấn tượng.

2.4. Ban kiểm soát


Ban kiểm soát trong cơ cấu tổ chức bao gồm 4 thành viên do đại hội đồng cổ
đông bầu ra. Nhiệm kỳ của ban kiểm soát được bầu là 5 năm. Các thành viên sẽ
được bầu lại và số nhiệm kỳ không hạn chế.

Ban kiểm soát có chức năng và nhiệm vụ kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý, tính
trung thực, mức độ cẩn trọng trong quá trình quản lý và điều hành các hoạt động
kinh doanh. Các hoạt động kiểm tra, giám sát bao gồm công tác kế toán, thống
kê và lập báo cáo tài chính nhằm đảm bảo lợi ích của các cổ đông một cách hợp
pháp. Đặc biệt, đơn vị này sẽ hoạt động độc lập với hội đồng quản trị và ban
giám đốc.
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc tổ chức của Vinamilk.
3.1.Bên trong.
* Chiến lược:
- Đẩy mạnh sang thị trường miền Bắc.
- Việc phát triển thực phẩm xanh sạch ngày càng phát triển và bùng nổ hơn bao
giờ hết. Vinamilk với tôn chỉ phục vụ cộng đồng cũng không ngoại lệ. Nắm
được xu thế đó, Vinamilk nên xây dựng chiến lược xanh cho các sản phẩm
thông qua việc đầu tư cải tiến bao bì , sử dụng các bao bì dễ phân hủy, nâng cấp
hệ thống nước thải … thực hiện các hoạt động xanh đối với xã hội từ đớ gây
dựng hình ảnh thương hiệu đẹp đối với xã hội , làm cho người tiêu dùng biết
đến sản phẩm thân thiện với môi trường. Nhằm gia tăng doanh số , Vinamilk
tập trung vào 5 yếu tố sau:
Tăng mức độ nhận biết của khách hàng về sản phẩm xanh sạch của công ty.
Đảm bảo chất lượng sản phẩm xanh cũng tốt như sản phẩm truyền thống.
Cam kết các sản phẩm luôn thân thiện với môi trường.
Xây dựng chiến lược giá phù hợp với sản phẩm.
Đảm bảo mật độ bao phủ của sản phẩm xanh sạch trên thị trường qua các kênh
phân phối.
- Danh mục sản phẩm của Vinamilk từ sữa bia nước giải khát nên phát triển hệ
thống máy bán sữa tự động phục vụ cộng đồng cũng như quảng bá được nhiều
sản phẩm khác.
- Phát triển nhiều sản phẩm mới khác vd sữa dành cho đàn ông, các laoij thực
phẩm chức năng.
* Năng lực đội ngũ:
- Đội ngũ bán hàng nhiều kinh nghiệm gồm 1.787 nhân viên bán hàng trên khắp
toàn quốc đã hỗ trợ cho nhà phân phối phục vụ tốt các cửa hàng bán lẻ và người
tiêu dùng và đồng thời quảng bá sản phẩm rộng rãi hơn nữa trên thị trường.
- Đội ngũ nhân viên nhiệt tình và giàu kinh nghiệm.
- Các thành viên cao cấp có trung bình hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành.
- Đội ngũ quản lý bậc trung vững mạnh được trang bị tốt nhằm hỗ trợ cho quản
lý cấp cao.
- Đội ngũ nghiên cứu và phát triển có chuyên môn cao và năng lực nghiên cứu
và phát triển sản phẩm mới theo xu hướng và nhu cầu của tiêu dùng thị trường.
* Công Nghệ:
- Sử dụng công nghệ dây chuyền hiện đại cao cấp tiên tiến , đạt chuẩn quốc
- Luôn cập nhật công nghệ từ nước ngoài.
* Văn hóa công ty:
- Lãnh đạo và nhân viên luôn có sự tôn trọng và hợp tác lẫn nhau, không khí
làm việc vui vẻ.
- Hài hòa giữa lợi ích các bên , lợi ích của nhân viên cũng như lợi ích của xã hội
nhà nước luôn tìm được tiếng nói chung.
* Nguyên vật liệu:
- Thu mua nguồn sữa tươi có chọn lọc từ các trang trại của nông dân đảm bảo
chất lượng sản phẩm.
3.2. Bên ngoài.
* Luật pháp, chính sách:
- Chính sách hỗ trợ của nhà nước trong việc khuyến khích chăn nuôi và chế biến
bò sữa, các chính sách hoạt động của chính phủ trong việc chăm lo sức khỏe,
chống dinh dưỡng, kích thích người dân sử dụng sữa để cải thiện vóc dáng , trí
tuệ cho tất cả mọi người. Các chiến dịch uống, phát sữa miễn phí của các công
ty sữa, tất cả góp phần tạo nên một thị trường tiềm năng cho ngành sữa Việt
Nam. Báo cáo tổng kết thị trường việt nam của một công ty sữa đa quốc gia nêu
rõ: GDP Việt Nam tăng khoảng 8%/năm và tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng vẫn còn
khoảng trên 20% Khả năng mua sắm sữa của người tiêu dùng ngày càng lớn,
ngân sách quốc gia dành cho chiến lược phòng chống, tỷ lệ suy dinh dưỡng của
trẻ con. Chính sách chăn nuôi bò đang được đẩy mạnh góp phần tăng cường
nguồn nguyên liệu cho các công ty sản xuất sữa trong nước thay vì nhập khẩu,
để tăng sức cạnh tranh. Việc Việt Nam gia nhập WTO là một cơ hội lớn cho
ngành sữa Việt Nam gia nhập thị trường thế giới, học hỏi kinh nghiệm, để hoàn
thiện và nâng câo chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, mối đe dọa cho ngành sữa
Việt Nam là các nhà máy sản xuất sữa vừa và nhỏ tại VN sẽ không có sức cạnh
tranh với các tập đoàn sữa lớn trên thế giới như abbott, mead johnson.
* Văn hóa- xã hội:
- VN không phải là nước có truyền thống sản xuất sữa, vì vậy mọi người chưa
có thói quen tiêu thụ sữa. Trong giai đoạn phát triển của trẻ nhỏ, khi thôi bú sữa
mẹ, nếu không được uống sữa tiếp thì cơ thể sẽ mất dần khả năng sản xuất men
này. Khi đó đường sữa không được tiêu hoá sẽ gây hiện tượng tiêu chảy. Nếu
trẻ em uống sữa đều đặn từ nhỏ giúp duy trì sự sinh sản men tiêu hoá đường
sữa, sẽ tránh được hiện tượng nói trên. Tuy nhiên, giá cả sữa vẫn còn khá cao so
với đại bộ phận gia đình VN, đặc biệt là vùng nông thôn. Còn ở nhiều nước
khác, với mức thu nhập cao, việc uống sữa trở thành một điều không thể thiếu.
Những nước có điều kiện kinh tế khá đang xây dựng chương trình sữa học
đường, cung cấp sữa miễn phí hay giá rất rẻ cho các cháu mầm non và tiểu học.
Điều này không chỉ giúp các cháu phát triển thể chất, còn giúp các cháu có thói
quen uống sữa khi lớn lên.
* Kinh tế.
- Hiện nay, kinh tế VN đã dần đi vào ổn định, đời sống người dân dần tăng cao,
nếu trước đây là câu thành ngữ " ăn ngon mặc ấm" thì sau hội nhập WTO là "ăn
ngon mặc đẹp". Nhu cầu tiêu thụ sữa ở VN ổn định, mức tiêu thụ hiện nay là 14
lít/ người/ năm. Sữa và các sản phẩm liên quan đến sữa đã gần gũi hơn với
người dân, nếu trước những năm 90 chỉ có 1-2 nhà máy, phân phối sữa, thì hiện
nay thị trường VN đã có gần 20 hãng sữa nội địa và rất nhiều doanh nghiệp
phân phối sữa. Tổng lượng tiêu thụ sữa VN liên tục tăng mạnh, theo dự báo đến
năm 2020 mức tiêu thụ sữa tại thị trường sẽ tăng gấp đôi. Hơn nữa, VN có cơ
cấu dân số trẻ, thu nhập bình quân đầu người cũng tăng thêm. Đây chính là tiềm
năng và cơ hội cho ngành công nghiệp sữa VN phát triển ổn định.
IV. Mô hình quản trị của Vinamilk
Theo thông lệ quốc tế về quản trị doanh nghiệp, các công ty cổ phần được
khuyến nghị xây dựng cơ cấu tổ chức theo mô hình quản trị 1 cấp và mô hình
quản trị 2 cấp.

Cụ thể, mô hình 1 cấp là mô hình bao gồm đại hội đồng cổ đông và hội đồng
quản trị, ban giám đốc, ngoài ra còn có ủy ban kiểm toán thuộc hội đồng quản
trị. Mô hình này sẽ không có ban kiểm soát, tuy nhiên lại có các thành viên
thuộc hội đồng quản trị độc lập với vai trò giám sát và nắm giữ ủy ban Kiểm
toán. Trong khi đó, mô hình 2 cấp có đại hội đồng cổ đông và hội đồng quản trị
như mô hình trên nhưng có thêm ban kiểm soát, ban giám đốc.

Đối với Vinamilk, công ty đã đưa các thành viên độc lập vào hội đồng quản trị,
đệ trình đại hội đồng cổ đông để phê duyệt chuyển đổi sang mô hình quản trị 1
cấp. Có thể nói, công ty đã tiên phong chuyển đổi sang một mô hình quản trị
tiên tiến bậc nhất hiện nay.

Việc chuyển đổi cơ cấu tổ chức Vinamilk nhằm mục đích giúp các cổ đông có
khả năng giám sát tốt hơn so với hội đồng quản trị hay ban giám đốc. Đây là là
tiền đề giúp gia tăng giá trị công ty trong hiện tại và tương lai.

V. Các yếu tố tác động đến chức năng tổ chức của Vinamilk.

Đặc điểm hoạt động:


Chuyên cung cấp sữa, các sản phẩm từ sữa và các sản phẩm khác.
Mục tiêu chiến lược phát triển:
Đi đầu trong đổi mới sáng tạo mảng tính ứng dụng cao.
Củng cố vị thế dẫn đầu ngành sữa Việt Nam.
Trở thành công ty sữa tạo ra nhiều giá trị nhất tại Đông Nam Á.
Quy mô hoạt động:
Quy mô sản xuất lớn với số nhiều trang trại, hệ thống nhà máy sữa trên cả nước.
Nguồn lực
Máy nước trang thiết bị hiện đại.
Nguồn vốn ổn định.
Nhân lực có trình độ cao.
Môi trường hoạt động:
Có nhiều sản phẩm sữa trên thị trường, chủng loại các đa dạng và phong phú.

VI. Ưu nhược điểm của cơ cấu tổ chức Vinamilk


1. Ưu điểm
Các bộ phận trong cơ cấu tổ chức của Vinamilk sẽ nhận chỉ thị trực tiếp từ một
cấp lãnh đạo cấp trên. Điều này nghĩa là công việc được tập trung về một đầu
mối duy nhất, nhân viên dễ dàng trao đổi và báo cáo.
Đội ngũ cán bộ nhân viên của công ty sẽ phát huy đầy đủ ưu thế chuyên môn
hóa ngành nghề theo từng chức năng, vị trí đang đảm nhiệm.
Việc phân cấp rõ ràng giúp phòng nhân sự đơn giản hóa hơn việc đào tạo nguồn
nhân lực
Cơ cấu tổ chức minh bạch tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm tra các
công việc hàng ngày chặt chẽ, liên tục hơn.
2. Nhược điểm
Giữa các đơn vị chức năng của công ty dễ nảy sinh nhiều tranh cãi, mâu thuẫn
trong quá trình đề ra mục tiêu hay chiến lược cho tổ chức.
Sự chuyên môn hóa cao khiến một số công việc bị kéo dài thời gian do nhân
viên không thể kiêm nhiệm, cần phải thực hiện những quy trình chuyển giao
sang phòng ban, cá nhân khác.
Người lãnh đạo phải chịu trách nhiệm nặng nề về mục tiêu doanh số, chiến lược
hoạt động tương lai của công ty.
VII.Đánh giá cơ cấu tổ chức Vinamilk.
- Qua phân tích, có thể thấy được cơ cấu tổ chức của công ty Vinamilk rất
hợp lý và khoa học thông qua sơ đồ tổ chức chuyên nghiệp. Mỗi thành
viên, mỗi phòng ban trong công ty đều được phân bổ trách nhiệm rõ ràng
và phù hợp ở từng lĩnh vực khác nhau.
- Điều này đã giúp Vinamilk hoạt động có hiệu quả trong suốt thời gian
dài. Sở hữu những nhà quản trị giỏi, biết cách tổ chức, kiểm tra, giám sát,
phân bổ, quản lý, đôn đốc nhân viên và xây dựng tính liên kết giữa các
phòng ban trong công ty để cùng nhau làm việc hướng tới mục đích lợi
nhuận cao. Từng thành viên trong công ty đều hiểu rõ mình cần làm gì, sẽ
làm gì để đạt được thành công.
- Tất cả các yếu tố trên đã giúp Vinamilk có một vị trí nhất định không chỉ
trên thị trường trong nước mà còn có mặt trên toàn thế giới. Đây hẳn là
cách tạo nên thành công mà các công ty chưa phát triển cần tìm hiểu và
học hỏi công ty Vinamilk để xây dựng một bộ máy hợp lý phù hợp cho
từng thành viên cũng như phòng ban có nhiệm vụ nhất định.
- Vinamilk đã có những bước phát triển vững mạnh trên thị trường VIỆT
NAM cũng như trên trường quốc tế nhờ sự phân bố sắp xếp cấu trúc tổ
chức hợp lý theo mô hình cơ cấu tổng hợp. Đảm bảo các nguyên tắc kiểm
soát, nguyên tắc thống nhất, nguyên tắc hiệu quả với những nhiệm vụ
được đặt ra. Từ đó ta rút ra được việc xác định các cơ cấu tổ chức vẫn
luôn là một phần rất quan trọng trong việc hình thành tổ chức. Để là một
nhà quản trị thì bao hàm nhiều yếu tố nhưng vai trò của “Xác định cơ cấu
tổ chức quản trị” là một yếu tố không thể thiếu của nhà quản trị- là kiến
thức cơ bản nhưng không kém phần quan trọng.
VIII. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức Vinamilk.
1.Phương hướng hoàn thiện tổ chức tại công ty.
Để xây dựng được một chính sách sản phẩm hợp lý cũng như vị trí đứng trong
giới kinh doanh, trước hết Công ty phải dựa trên kết quả nghiên cứu thị trường,
phân tích vòng đời giá cả của sản phẩm, nhu cầu và tình hình cạnh tranh trên thị
trường.
Một chính sách sản phẩm đúng đắn sẽ giúp Công ty sản xuất và tiêu dùng
những sản phẩm có chất lượng và kèm theo mức giá được thị trường chấp nhận,
đảm bảo Công ty có thị trường tiêu thụ chắc chắn, có lợi nhuận và mở rộng thị
trường, nâng cao uy tín sản phẩm của Công ty.
2.Đề xuất giải pháp hoàn thiện.
Trên cơ sở phân tích những nguyên nhân tạo nên những khó khăn, thuận lợi và
những tồn đọng. Từ đó đẩy mạnh khai thác triệt để các điểm mạnh đồng thời
đưa ra những biện pháp hạn chế những tồn đọng, tháo gỡ khó khăn. Do thời
gian nghiên cứu không được nhiều và sự hiểu biết hạn chế nên em xin nêu một
vài giải pháp trong chiến lược sản phẩm nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh
của công ty sữa Vinamilk trong giai đoạn hiện nay:
Mẫu mã hàng hóa phải liên tục đổi mới để đáp ứng được yêu cầu đa dạng của
khách hàng. Vì vậy, để có được nhiều loại mẫu mã mới, công ty cần có bộ phận
thiết kế (nhà thiết kế) riêng để sản xuất ra mẫu mới đồng thời phải khuyến khích
quyền lợi của họ.
Đặt nhu cầu tiêu dùng của khách hàng lên hàng đầu, nghiên cứu nhu cầu của họ.
Sản phẩm được tiêu thụ mạnh khi đáp ứng được thị hiếu của khách hàng.
Không chỉ để đáp ứng nhu cầu thị trường. Công ty cũng nên tập trung vào
những sản phẩm đáp ứng được các nhu cầu khác theo nhiều mức độ khác nhau.
Chất lượng sản phẩm quyết định uy tín kinh doanh . Chính vì vậy, công ty nên
chú trọng vào chất lượng - vấn đề then chốt trong kinh doanh. Nâng cao chất
lượng sản phẩm là yếu tố hàng đầu để quyết định về sự tồn tại và phát triển của
công ty.
Để tạo ra một sản phẩm có chất lượng yêu cầu mỗi thành viên, mỗi bộ phận
trong công ty phải nhiệt huyết, có sự chuyên môn hoá, liên kết và hỗ trợ lẫn
nhau.
STT Họ và tên Nhiệm vụ Nhận xét Đánh giá
điểm
98 Đinh Thị Thùy Linh Phân chia
( Nhóm trưởng ) công việc
Phản biện
88 Đỗ Thị Ngọc Hân Tìm tài liệu,
làm word
90 Chu Thúy Hiền Thuyết trình
89 Nguyễn Thu Hằng Tìm tài liệu
87 Nguyễn Ngân Hà Phản biện
86 Lê Qúy Dương Tìm tài liệu
97 Nguyễn Mỹ Huyền Thuyết trình
94 Đoàn Trọng Hưng Phản biện
99 Nguyễn Khánh Linh Tìm tài liệu
96 Ngô Thị Thu Huyền Làm slide
95 Hoàng Thị Phương Làm slide
Huyền
91 Phạm Huy Hoàng Làm slide
92 Hoàng Thị Hồng Tìm tài liệu
93 Nguyễn Mạnh Hùng Phản biện

You might also like