You are on page 1of 9

Câu hỏi trắc nghiệm:

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHƯƠNG NGỮ


Câu 1: Phương ngữ từ góc nhìn của ngôn ngữ học xã hội cần được xem xét từ
mấy mặt?
A. 2 mặt
B. 3 mặt
C. 4 mặt
D. 5 mặt
 A. 2 mặt là nhìn từ góc độ cấu trúc và nhìn từ góc độ chức năng
Câu 2: Điền vào chỗ trống
“Một khi phương ngữ địa lí được cộng thêm …, sẽ trở thành phương ngữ xã hội”.
 Giá trị xã hội
Câu 3: Có mấy biến thể của ngôn ngữ?
A. 5
B. 4
C. 3
D. 2
 A.5 biến thể: biến thể tiêu chuẩn văn học, biến thể tiêu chuẩn hội thoại, biến thể
tiêu chuẩn cấp tính, biến thể phi tiêu chuẩn, biến thể tiêu chuẩn địa phương
Câu 4: Biến thể chuẩn có các cách gọi nào khác?
A. Biến thể trội, cộng đồng ngữ
B. Cộng đồng ngữ, siêu phương ngữ
C. Biến thể trội, siêu phương ngữ
 C. Biến thể trội, siêu phương ngữ
Câu 5: Nhìn từ góc độ chức năng, phương ngữ đạt đến mức độ tiêu chuẩn hóa
là đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
 B. Sai. Phương ngữ thuộc về dưới chuẩn (Theo E.Heghen)
CHỦ ĐÈ 1: PHƯƠNG NGỮ ĐÔ THỊ

Câu 1: Ngôn ngữ học truyền thống đã lấy đâu là sự khu biệt với “phương ngữ
thành thị “ ?

A. Phương ngữ giới

B. Phương ngữ nông thôn

C. Phương ngữ tôn giáo

D. Phương ngữ văn hoá

Câu 2: Quá trình đô thị hoá ngôn ngữ được hiểu là quá trình như thế nào ?

A. Vận dụng, thay đổi và thích nghi bằng ngôn ngữ thị thành

B. Bài trừ ngôn ngữ nông thôn

C. Lựa chọn thích nghi theo hướng phân li

D. Sử dụng một cách tuỳ tiện

Câu 3: Vì sao phương ngữ của vùng nào mà có số đông người nhập cư vào đô
thị này sẽ trở thành phương ngữ cơ sở để hình thành phương ngữ đô thị ở giai
đoạn đầu ?

A. Vì sự lựa chọn phải trải qua một quá trình tương tác và xung đột

B.Vì có nhiều người bản địa sinh sống, nên lấy theo tiếng người bản địa

C. Vì chưa có định hướng và chiến lược cụ thể


D. Vì nó có phạm vi sử dụng hẹp, không phổ biến

Câu 4: Mức độ giữa hành vi ngôn ngữ của những người đến thành phố từ các
vùng miền là :

A. Đồng nhất

B. Cận đồng nhất

C.Tách biệt

D. Cao thấp

Câu 5: Quá trình tập trung dân cư ngày càng đông vào các đô thị và làm nâng
cao vai trò của đô thị với sự phát triển của xã hội là khái niệm của:

A. Đô thị hoá

B. Ngôn ngữ đô thị

C. Ngôn ngữ học xã hội đô thị

D. Đô thị hoá ngôn ngữ

ĐỀ 2: PHƯƠNG NGỮ GIỚI


Câu 1: Nội dung chủ yếu của cuốn “Language and Woman’s place” của R.
Lakoff chỉ ra đặc điểm ngôn ngữ của ai?
A. Phụ nữ
A. Nam giới
C. Trẻ con tiểu học
D. LGBT
A
Câu 2: Theo nghiên cứu của R.Lakoff, đặc điểm chung về ngôn ngữ của phụ
nữ là hướng đến chuẩn và lịch sự hơn so với của nam giới. Nguyên nhân của
sự khác nhau đó là gì?
A. Do định kiến, tiêu chuẩn chung của xã hội về từng giới
B. Do đặc điểm của giới nữ thường nhẹ nhàng, lịch sự hơn.
C. Do sở thích của từng giới là khác nhau
 Đặc điếm chung về ngôn ngữ cùa phụ nữ là hướng đến chuẩn và lịch sự hơn so
với của nam giới. Nguyên nhẵn cùa sự khác nhau này rất nhiều, thường là:
(i) Do tâm lí xã hội khác nhau ờ từng giới. Nhiều khi như là sự tự giác trong ý
thức đến mức trớ thành thói quen, một tiêu chuẩn vô hình “nam phải nói nhu
thế nào” và “nữ phải nói ra sao”.
(ii) Do tâm lí chung cùa xã hội và trờ thành tiêu chuẩn đối xử với việc sử dụng
ngôn ngữ của nam và việc sử dụng ngôn ngữ cùa nữ.
(iii) Ngay từ khi còn là mội bé gái, phụ nữ dã được dạy cách ăn nói như vậy và
cách ăn nói xem ra có vẻ nhún nhường, khép nép này làm cho phụ nữ bị coi là
thiếu khả năng nên theo dó mà chịu nhiều thiệt thòi trong giao tiếp xã hội
Câu 3: “Sự khác nhau về ngôn ngữ giữa mỗi giới là do cấu tạo cơ thể người như vị
trí của phần ngôn ngữ ở trong não, đặc điểm về sinh lí cấu ấm” Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Tr.243
Câu 4: Điền vào chỗ trống:
Cùng một vấn đề nhưng cách diễn đạt của nam giới thường ……….. hơn cách diễn
đạt cùa nữ giới.
A. Mạnh mẽ
B. Nặng nề
C. Nhanh
Cùng một vấn đề nhưng cách diễn đạt cùa nam giới thường mạnh mẽ hơn cách
diễn dạt cùa nữ giới. Khi trả lời, nam giới thường dùng cách nói khẳng định / phù
định một cách dứt khoát, trong khi dó thì nữ giới lại diễn đạt bằng các cụm từ đổng
ngữ hoặc phàn ngữ với những từ khẳng định / phù định. (Tr.248)
Câu 5: Điển hình cho cuộc cách mạng về giới trong ngôn ngữ là phong trào nào?
A. Phong trào bình đẳng giới năm 60 thế kỉ XX
B. Phong trào nữ quyền năm 60 thế kỉ XX
C. Phong trào chống nữ quyền năm 80 thế kì XX
 tr. 258: Điển hình cho cuộc cách mạng về giới trong ngôn ngữ là phong trào nữ
quyền vào những năm 60 của thế kỉ XX

CHỦ ĐỀ 3: PHƯƠNG NGỮ CHÍNH TRỊ


Câu 1: Ngôn ngữ chính trị là gì?
A. Khả năng sử dụng ngôn ngữ trong hoạt động chính trị của các cá nhân
B. Coi việc sử dụng ngôn ngữ là quyền cơ bản của con người và ngôn ngữ có ảnh
hưởng đến quyền lực chính trị, nguồn kinh tế và địa vị xã hội của các cá nhân
C. Coi việc sử dụng ngôn ngữ là quyền cơ bản của con người và ngôn ngữ có ảnh
hưởng đến quyền lực chính trị, nguồn kinh tế và địa vị xã hội của một cộng đồng
cụ thể.
Ngôn ngữ chính trị là khả năng sử dụng ngôn ngữ trong hoạt động chính trị của
các cá nhân (Tr.266)
Câu 2: Phương ngữ giai cấp là gì?
A. Sự khác biệt về phân tầng xã hội trong việc sử dụng ngôn ngữ ở các thành viên
thuộc các giai cấp khác nhau
B. Các thành viên thuộc các giai cấp khác nhau có sự khác biệt và chênh lệch lớn
trong đời sống thường cố ý tạo ra các khoảng cách, kể cả trong việc sử dụng ngôn
ngữ
C. Các thành viên trong cùng một giai cấp có khoảng cách trong việc sử dụng ngôn
ngữ với nhau.
Trong xã hội có giai cấp, các thành viên thuộc các giai cấp khác nhau có sự khác
biệt và chênh lệch lớn trong đời sống thường cố ý tạo ra các khoảng cách, kể cả
trong việc sử dụng ngôn ngữ, gọi là phương ngữ giai cấp. (Tr.274-275)
Câu 3: Đâu là điều kiện làm cho ngôn ngữ mang những nét đặc thù giai cấp?
(Được phép chọn nhiều đáp án)
A. Sự phân biệt đẳng cấp nghiêm ngặt giữa các giai cấp khác nhau ở các lĩnh vực
của đời sống
B. Giữa các giai cấp có sự xung đột, đấu tranh lẫn nhau về mặt chính trị.
C. Giữa các giai cấp khác nhau không có sự qua lại hoặc cấm có sự qua lại với
nhau.
D. A, B, C đều đúng.
Trong một xã hội có giai cấp mà có sự phân biệt đẳng cấp nghiêm ngặt thì sẽ tạo
nên một sự chênh lệch rất lớn giữa các giai cấp khác nhau ở các lĩnh vực của đời
sống. Trước hết, trong một xã hội phân chia giai cấp, giữa các giai cấp khác nhau
không có sự qua lại đến mức làm cho giữa các thành viên của mỗi giai cấp khó có
điều kiện quan hệ với nhau. Đây chính là điều kiện làm cho ngôn ngữ mnag những
nét đặc thù giai cấp ( Tr.270)
Câu 4: Từ góc độ ngôn ngữ, xung đột ngôn ngữ thường xảy ra trong mấy
trường hợp:
A. 2
B. 5
C. 3
 Từ góc độ ngôn ngữ, xung đột ngôn ngữ thường xảy ra trong 3 trường hợp sau:
(i) Đặc điểm của đa ngữ xã hội đã nảy sinh thay đổi, tức là từ không cạnh tranh và
không xung đột chuyển sang cạnh tranh và xung đột
(ii) Sự di chuyển của xã hội đã gặp phải sự cản trở của cộng đồng giao tiếp chiếm
ưu thế
(iii) Lo lắng về sự mất đi ngôn ngữ của dân tộc mình và ý thức dân tộc
(Tr.282)
Câu 5: Xung đột ngôn ngữ có thể quy về 3 dạng chính đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Xung đột ngôn ngữ là một hiện tượng chính trị, xã hội phức tạp, tuy vậy có thể
quy về 2 dạng chính: xung đột ngôn ngữ chủ ý và xung đột ngôn ngữ không chủ ý.
(Tr.283)
Chủ đề 4: PHƯƠNG NGỮ TÔN GIÁO
Câu 1. Đâu là đặc điểm của mối quan hệ giữa tôn giáo và ngôn ngữ
A. Ngôn ngữ viết là tôn giáo là hai phạm trù độc lập, ít liên quan đến nhau
B. Tôn giáo ảnh hưởng đến cách nhìn nhận ngôn ngữ, đó là sự tôn sùng một ngôn
ngữ nào đó.
C. Chữ viết ra đời như là sự giải thích về thần linh vào giai đoạn hoang sơ
D. Tôn giáo làm ngăn cản sự phát triển chữ viết ở các dân tộc chưa có chữ viết
Câu 2. Tôn giáo nào có đóng góp đáng kể vào sự ra đời của chữ quốc ngữ ở Việt
Nam ?
A. Đạo cơ đốc
B. Đạo Phật
C. Đạo Hồi
D. Hindu giáo
8. Ngôn ngữ Phật giáo trong tiếng Việt có nguồn gốc từ đâu ?
A. Tiếng Ý và tiếng Anh
B. Tiếng Trung và tiếng Campuchia
C. Tiếng Ba li, tiếng Phạn và tiếng Hán
D. Tiếng Nhật, tiếng Anh và tiếng Ấn
Câu 4: Người có công lớn nhất trong việc chế tác chữ ngữ dựa trên truyền bá tôn
giáo là
A. Gasparo de Amiral
B. Manol Dias
C. Alexandre De Rhodes
D. Pigneau de Béhaine
Câu 5. Ngôn ngữ thể hiện tính đặc thù của tôn giáo trong thời kì xã hội
nguyên thuỷ là:
A. Totem
B. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiến
C. Phật giáo
D. Bà La Môn
CHỦ ĐỀ 5: TIẾNG LÓNG VÀ NGÔN NGỮ MẠNG
Câu 1: Ở Việt Nam, giới trẻ gọi ngôn ngữ mạng là gì ?
A. Ngôn ngữ @
B. Ngôn ngữ mạng xã hội
C. Ngôn ngữ Internet
D. Ngôn ngữ thời thượng
Câu 2. Những đặc điểm nào sau đây không thuộc ngôn ngữ mạng ?
A. Ngôn ngữ mạng là ngôn ngữ nói được thể hiện dưới dạng viết có tính khẩu ngữ,
bao gồm ngôn ngữ tự nhiên
B. Ngôn ngữ mạng được đơn giản hoá từ cấu trúc ngữ pháp đến từ ngữ
C. Ngôn ngữ mạng mang tính quy chuẩn, không thay đổi theo thời gian
D. Ngôn ngữ mạng sử dụng các kí hiệu, biểu tượng để biểu đạt thông tin
Câu 3. Mối quan hệ giữa tiếng lóng và từ ngữ lóng là ?
A. Tiếng lóng là cơ sở cho từ ngữ lóng
B. Từ ngữ lóng là vật liệu của tiếng lóng
C. Các phát ngôn lóng chỉ có từ ngữ lóng
D. Hoàn toàn có thể hiểu phát ngôn lóng không cần đến từ ngữ lóng
Câu 4. Đâu là đặc điểm chức năng của từ ngữ lóng Tiếng Việt ?
A. Tiếng lóng cố định qua thời gian, không có sự biến động hay thay đổi
B. Tiếng lóng là ngôn ngữ chung, không thuộc về riêng một nhóm xã hội nào.
C. Nhóm người chủ yếu sử dụng tiếng lóng là nhóm người lao động
D. Cùng thuộc về một loại nhóm xã hội nhưng ở các thời kì khác nhau thì có tiếng
lóng khác nhau.
Câu 5: Đâu là khái niệm đúng nhất về uyển ngữ ?
A. Uyển ngữ là những từ ngữ được thêm vào nhằm tạo cảm giác lễ phép, kính cẩn,
trang trọng
B. Uyển ngữ là những từ ngữ được thêm vào nhằm tăng sự vui tươi, trẻ trung
C. Uyển ngữ là những từ ngữ được dùng thay cho những từ ngữ chính xác hoặc
trực diện với mục đích làm cho diễn đạt mềm hơn
D. Uyển ngữ là những từ ngữ được nhóm người có địa vị cao trong xã hội sử dụng
nhằm tăng cảm giác sang trọng, quyền quý

You might also like