You are on page 1of 39

HỘP SỐ THƯỜNG

Manual transmission/transaxle

• ThS. PHẠM VĂN QUANG

© Quang Pham 1
Mục tiêu

3
Vận dụng trong
thiết kế, cải tiến,
2 bảo dưỡng sửa
Trình bày được chữa hộp số
nguyên lý hoạt thường trên ô tô
động của hộp số
thường
1
Nhận dạng được đặc
điểm, cấu tạo các chi
tiết, thành phần cơ
bản của hộp số
thường
© Quang Pham 2
Sự cần thiết của hộp số
• Trong thực tế vận hành của ô tô, sức cản của ve
(moment cản trên các bánh xe) thay đổi trong một phạm
vi rất rộng từ mức độ nhỏ (xe chạy trên đường bằng,
không chở tải) đến mức độ cản lớn (xe đầy tải và leo
dốc…).
• Trong khi đó, moment kéo của động cơ thường chỉ đạt
lớn nhất trong một phạm vi nhất định (60-70% tốc độ
thiết kế cực đại của động cơ). Do đó, muốn cho động cơ
luôn hoạt động ở chế độ có moment kéo lớn và hiệu
suất cao trong khi moment cản của xe thay đổi, cần phải
dùng hộp số để thay đổi moment truyền đến các bánh
xe chủ động để phù hợp với sức cản và tốc độ của xe
theo nhu cầu sử dụng
• Hộp số là bộ phận thuộc hệ thống truyền lực, nằm
phía sau ly hợp. Hình bên giới thiệu vị trí hộp số ngang
và hộp số dọc trên ô tô

© Quang Pham 3
Công dụng

• Thay đổi lực kéo tiếp tuyến và tốc độ của


bánh xe chủ động để phù hợp với lực cản
và vận tốc của ôtô theo nhu cầu sử dụng;
• Thực hiện chuyển động lùi cho ôtô;
• Có thể ngắt dòng truyền lực từ động cơ
đến các bánh xe chủ động trong thời gian
dài khi động cơ vẫn làm việc

© Quang Pham 4
Phân loại

• Phân loại theo phương pháp sang số: hộp số sang


số bằng tay (hộp số sàn), hộp số tự động
• Theo phương pháp thay đổi tỉ số truyền: hộp số có
cấp, hộp số vô cấp
• Theo số trục của hộp số: hộp số 2 trục, hộp số 3
trục…

➢Các ô tô hiện nay thường được trang bị phổ biến


loại hộp số có cấp điều khiển bằng tay (hộp số sàn)
và hôp số tự động.

© Quang Pham 5
Yêu cầu

• Có tỉ số truyền thích hợp để bảo đảm chất lượng động lực học và tính kinh tế
nhiên liệu của ôtô;

• Điều khiển sang số đơn giản, chuyển số êm dịu

• Hiệu suất truyền động cao;

• Kết cấu đơn giản, dễ chăm sóc bảo dưỡng

© Quang Pham 6
Truyền động bánh răng
Các dạng truyền động bánh răng

Cặp bánh răng trụ răng thẳng

Hai bánh răng ăn khớp ngoài quay ngược chiều nhau


Cặp bánh răng trụ
răng nghiêng
© Quang Pham 7
Truyền động bánh răng
Các dạng truyền động bánh răng

Hai bánh răng trụ ăn khớp trong quay cùng chiều nhau
© Quang Pham 8
Truyền động bánh răng
Các dạng truyền động bánh răng

Cặp bánh răng côn có trục vuông góc,


được sử dụng để thay đổi hướng của trục quay,
thường được sử dụng trong bộ vi sai
© Quang Pham 9
Truyền động bánh răng
Tỉ số truyền

𝑛1 𝑧2
𝑖 = =
𝑛2 𝑧1
n1: Số vòng quay bánh răng dẫn
n2: Số vòng quay bánh răng bị dẫn
z1: số răng bánh răng dẫn
z2: số răng bánh răng bị dẫn
i21 = 1 → truyền thẳng (Direct Drive)
i21 > 1 → tăng tốc (Overdrive)
i21 < 1 → giảm tốc (Gear Reduction)

© Quang Pham 10
Gear Reduction

𝑧2 24
𝑖= = = 3: 1
𝑧1 8

Giảm tốc

© Quang Pham 11
Overdrive

𝑧2 8
𝑖= = = 0,33: 1
𝑧1 24

Tăng tốc

© Quang Pham 12
Direct Drive

Hai bánh răng ăn khớp với nhau có


cùng kích thước và số răng thì sẽ
quay cùng tốc độ.
Chúng có tỉ số truyền bằng 1:1,
được gọi là truyền thẳng (direct
drive)

© Quang Pham 13
Idler Gears

Bánh răng trung gian chỉ làm thay đổi


chiều quay của bánh răng bị động,
không làm thay đổi tỉ số truyền cuối

© Quang Pham 14
Mối liên hệ giữa tỉ số truyền, moment và tốc độ:

• Tỉ số truyền cho biết mức độ biến đổi moment và tốc độ


• i21 > 1 → làm tăng moment và giảm tốc độ
• i21 < 1 → làm giảm moment và tăng tốc tộ

Trong hộp số ô tô, để thay đổi moment và tốc độ người ta thay đổi các cặp bánh
răng ăn khớp có tỉ số truyền khác nhau.

© Quang Pham 15
Manual transmission construction
• Hộp số loại này thường lắp trên ô tô có
động cơ đặt phía trước, cầu sau dẫn
động và còn được gọi là hộp số 3 trục
• Trục sơ cấp (input shaft) được nối với
đĩa ly hợp và dẫn động trục trung gian
(counter shaft) qua bánh răng Z1 và Z2
• Các bánh răng Z4, Z6, Z8 được lắp cố
định trên trục trung gian và ăn khớp với
các bánh răng Z3, Z5, Z7, các bánh răng
này quay trơn trên trục thứ cấp (output
shaft). Bánh răng Z10 quay trơn trên
trục trung gian và ăn khớp với bánh
răng cố định Z9 trên trục thứ cấp. Bánh
răng trung gian (Zi) trên trục số lùi
(reverse idler shaft) ăn khớp với bánh
số lùi (ZR) và vành răng trên ống cài số
S1 khi được cài số lùi
Tại vị trí trung giang (số N), trục sơ cấp và trục trung gian sẽ quay nếu ly
hợp ở trạng thái đóng, tuy nhiên công suất động cơ sẽ không được truyền • Các ống trượt cài số S1, S2, S3 được dịch
chuyển sang trái hoặc phải để cài số
sang trục thứ cấp
• Trước khi cài số, phải cắt ly hợp.
© Quang Pham 17
FIRST GEAR

Cài số 1: Ống trượt cài


Z3
Z1 S1 số S1 dịch chuyển sang
phải, khóa bánh răng số
Z3 với trục thứ cấp,
moment động cơ được
truyền từ trục sơ cấp
qua trục thứ cấp
Z4
Z2

© Quang Pham 18
SECOND GEAR

Cài số 2: Ống trượt cài


Z5 S
Z1 1 số S1 dịch chuyển sang
trái khóa bánh răng số
Z5 với trục thứ cấp,
moment động cơ được
truyền từ trục sơ cấp
Z4
qua trục thứ cấp
Z2

© Quang Pham 19
THIRD GEAR

Z1 S2 Z
7
S1 Cài số 3: Ống trượt cài
số S1 về vị trí trung gian,
ống trược cài số S2, dịch
chuyển sang phải khóa
bánh răng số Z7 với trục
thứ cấp, moment động
Z8
Z2 cơ được truyền từ trục
sơ cấp qua trục thứ cấp

© Quang Pham 20
FOURTH GEAR

Z1 S2
Cài số 4: Ống trượt cài
số S2 dịch chuyển sang
trái khóa bánh răng số
Z1 với trục thứ cấp,
moment động cơ được
truyền từ trục sơ cấp
qua trục thứ cấp như
Z2
hình (truyền thẳng)

© Quang Pham 21
FIFTH GEAR
Z1 S2
Z9 Cài số 5: Ống trượt cài
số S2 về vị trí trung gian,
ống trượt cài số S3 dịch
chuyển sang trái khóa
bánh răng số Z10 với
trục trung gian,
S3
moment động cơ được
Z2
Z10 truyền từ trục sơ cấp
qua trục thứ cấp như
hình (truyền thẳng)

© Quang Pham 22
REVERSE
ZRO
Z1 Cài số lùi: Ống trượt cài số
tiến về vị trí trung gian,
càng chuyển số lùi trượt
bánh răng đảo chiều Zi dịch
chuyển sang phải vào ăn
khớp với bánh răng số lùi
ZRC trên trục trung gian và
ZRC vòng răng ZRO trên ống
Z2 trượt cài số S1 , moment
động cơ được truyền từ
ZI trục sơ cấp qua bánh răng
ZRC → Zi → ZRO và được đảo
chiều

© Quang Pham 23
Mặt cắt của hộp số 5 cấp

© Quang Pham 24
Manual transaxle construction

• A manually shifted
transaxle includes an
input shaft, an output
shaft, and a differential
assembly all in one case
• The differential
assembly, also called a
final drive assembly,
attaches to the output
shaft and splits the
torque to both front
drive axles.
© Quang Pham 25
Manual transaxle construction

Most transaxles use


speed gears and
synchronizers on both
the input and output
shafts

© Quang Pham 26
Cutaway of a typical manual transaxle

Cutaway of a typical
manual transaxle
showing all of its
internal parts
including the final
drive assembly.

© Quang Pham 27
Synchronizers

• Synchronizers are used in


manual transmissions/
transaxles to make shifting
easier
• The real “shifting” in a
synchromesh transmission
takes place in the
synchronizer assemblies, not
the gears.
• Most synchronizer assemblies
ride on the output shaft
between two gears.
© Quang Pham 28
Synchronizer construction

Although there are


number of design
variations, all are
similar and include a
hub, a sliding sleeve,
a stop ring, keys, and
springs.

© Quang Pham 29
Synchronizer construction

• Các moayơ đồng tốc (clutch hub) được


liên kết với trục của chúng bởi then hoa.
• Ống trượt (synchronizer sleeve) được lắp
vào từng moayơ cũng bởi then hoa dọc
theo mặt ngoài và có khả năng di trượt
theo phương dọc trục.
• Moayơ đồng tốc có ba rãnh song song
với trục chứa các khoá hãm (detent key).
• Các khoá hãm luôn được ép vào ống
trượt bằng lò xo hãm (key spring)

© Quang Pham 30
Synchronizer construction
• Vòng đồng tốc (synchronizer ring)
đặt giữa moayơ đồng tốc và phần
côn (cone) của từng bánh răng số
(speed gear).
• Trên vòng đồng tốc có ba rãnh để
khớp với các khoá hãm

© Quang Pham 31
Synchronizer operation

• Khi tay số ở vị trí trung gian, mỗi


bánh răng số được ăn khớp tương
ứng với bánh răng bị động và quay
tự do quanh trục.
• Khi chuyển số, cần chuyển số đẩy
ống trượt dịch chuyển về phía
bánh răng số, đẩy khóa chuyển số
ép vòng đồng tốc vào mặt côn của
bánh răng số, bắt đầu quá trình
đồng tốc.

© Quang Pham 32
Synchronizer operation
• Khi dịch chuyển tiếp cần chuyển số, lực
đặt lên ống trượt sẽ thắng lực lò xo của
khoá chuyển số và ống trượt vượt qua
phần nhô ra của khoá này.
• Lực đang tác dụng lên vòng đồng tốc trở
nên mạnh hơn và ép vào phần côn của
bánh răng số làm đồng bộ tốc độ của
bánh răng số với tốc độ của ống trượt
gài số.
• Khi tốc độ của ống trượt gài số và bánh
răng số trở nên bằng nhau, vòng đồng
tốc bắt đầu quay nhẹ theo chiều quay
này. Do đó, các then của ống trượt gài
số ăn khớp với các rãnh then của vòng
đồng tốc.

© Quang Pham 33
Transmission shifting mechanism

Tuỳ theo cấu tạo chung của cơ cấu chuyển số mà người ta chia ra cơ cấu
chuyển số trực tiếp từ cần số đến trục trượt hoặc cơ cấu chuyển số gián
tiếp từ cần số thông qua các khâu khớp trung gian mới đến trục trượt

Cơ cấu chuyển số trực tiếp Cơ cấu chuyển số gián tiếp


© Quang Pham 34
Transmission shifting mechanism
Nguyên tắc
chung khi gài
số là cần phải
tạo ra hai
chuyển động:
một chuyển
động chọn
trục càng số
(chọn số) và
một chuyển
động đẩy trục
càng số thực
hiện gài số

© Quang Pham 35
Cơ cấu khóa chuyển số
• Trên mỗi trục càng gạt số có làm các lỗ
khuyết hình chỏm cầu. Tại các vị trí này
lò xo sẽ ép viên bi vào rãnh lõm trên
trục, nhờ đó trục càng gạt số được định
vị tại vị trí đó.

• Điều này không những ngăn chặn hộp


số bị nhảy số mà còn làm cho người lái
có cảm giác rõ rệt hơn đối với việc
chuyển số.

© Quang Pham 36
Cơ cấu tránh gài hai số đồng thời
• Tấm khoá càng gạt số luôn luôn cài
vào hai trong số ba khe ở đầu càng
gạt số và khoá tất cả các càng gạt số,
trừ bánh răng phải sử dụng.
• Khi đã chọn trục gài số 1/ số 2 thì
tấm khoá chèn và giữ hai trục còn
lại. Vì vậy ở vị trí này chỉ có một trục
gài số 1/ số 2 có thể di chuyển còn
hai trục gài số 3/số 4 và số 5/số lùi
bị khoá cứng.

© Quang Pham 37
Cơ cấu tránh gài nhầm số lùi

• Khi trục gài số lùi được kết hợp để gài


một số khác nữa (ví dụ số 5) thì sau khi
ra khỏi số này để đưa trục gài số về vị trí
trung gian rất dễ xảy ra trường hợp trục
gài số tiếp tục vào vị trí gài số lùi gây
nguy hiểm cho hộp số.

• Vì vậy trong trường hợp này người ta


phải bố trí cơ cấu báo hiệu số lùi kết
hợp với cơ cấu chống gài nhầm số lùi

© Quang Pham 38
Hoạt động của cơ cấu tránh gài nhầm số lùi

(1) Khi chọn số


• Khi dịch chuyển cần chuyển số đến vị trí chọn
số 5/ số lùi (vị trí trung gian nằm giữa số 5 và
số lùi), cần chuyển trong No.2 sẽ dịch chuyển
theo chiều “số 5/ số lùi” làm quay chốt chặn
số lùi theo chiều biểu hiện bằng mũi tên A.
(2) Chuyển sang số 5
• Khi hộp số được gài vào số 5, cần chuyển số
bên trong No.2 quay theo chiều mũi tên B,
nhả chốt báo hiệu số lùi ra. Kết quả là chốt
báo hiệu số lùi trở về vị trí ban đầu nhờ lò xo
hồi vị
© Quang Pham 39
Hoạt động của cơ cấu tránh gài nhầm số lùi
(3) Chuyển trực tiếp từ số 5 sang số lùi
• Khi chuyển cần số từ vị trí số 5 về vị trí trung gian theo
chiều mũi tên C. Nếu người lái có vô tình hoặc hữu ý
đẩy cần số qua vị trí trung gian theo hướng gài số lùi
thì lúc này cần chuyển số bên trong No.2 bị chặn bởi
chốt hạn chế số lùi tránh không cho gài vào số lùi.
(4) Chuyển sang số lùi
• Sau khi cần chuyển số trở về vị trí số 0 giữa số 3 và số
4 và dịch chuyển vào vị trí chọn số 5/ số lùi, cần
chuyển số bên trong No. 2 và chốt chặn số lùi sẽ ở vị
trí như trình bày.
• Ở vị trí này, việc chuyển sang số lùi sẽ làm quay cần
chuyển số bên trong No. 2 theo chiều mũi tên D, chốt
chặn số lùi sẽ không gây cản trở gì.

© Quang Pham 40

You might also like