You are on page 1of 5

VẤN ĐỀ 1: HÌNH THỨC CỦA DI CHÚC

Nghiên cứu:
- Điều 628 và tiếp theo BLDS 2015 (Điều 652, 654 và 655 BLDS 2005) và
các điều luật liên quan khác (nếu có).
- Bản án số 83/2009/DS-PT ngày 28/12/2009 của Tòa án nhân dân tỉnh Phú
Yên (trang 237 trong đề cương).
- Quyết định số 874/2011/DS-GĐT ngày 22/11/2011 của Tòa dân sự Tòa án
nhân dân tối cao (trang 245 trong đề cương).
Đọc:
- Đỗ Văn Đại, Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và thừa kế của
Đại học Luật TP. HCM, Nxb. Hồng Đức 2023, Chương II.
- Đỗ Văn Đại, Luật thừa kế Việt Nam-Bản án và bình luận bản án, Nxb. Hồng
Đức 2022 (xuất bản lần thứ năm), Bản án số 62 và tiếp theo.
- Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật dân sự Việt
Nam, Nxb. Đại học quốc gia 2007, tr.253 đến 255.
- Và các tài liệu liên quan khác (nếu có).
Và cho biết:
PHẠM NHƯ:
- Điều kiện về hình thức để di chúc tự viết tay có giá trị pháp lý? Nêu cơ sở
pháp lý khi trả lời.
- Nếu di chúc của ông Này là di chúc phải có người làm chứng thì những
người đã làm chứng di chúc của ông Này có là người làm chứng hợp pháp
không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
- Di chúc của ông Này có là di chúc do ông Này tự viết tay không? Vì sao?
- Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án liên quan đến hình
thức di chúc của ông Này khi đây là di chúc do ông Này tự viết tay.
TUYẾT NHI:
- Di chúc của cụ Hựu đã được lập như thế nào?
- Cụ Hựu có biết chữ không? Đoạn nào của Quyết định số 874 cho câu trả lời?
- Di chúc của người không biết chữ phải thỏa mãn các điều kiện nào để có
hình thức phù hợp với quy định của pháp luật?
- Các điều kiện nào nêu trên đã được đáp ứng đối với di chúc của ông Hựu?
- Các điều kiện nào nêu trên đã không được đáp ứng đối với di chúc của ông
Hựu?
- Theo anh/chị, di chúc nêu trên có thỏa mãn điều kiện về hình thức không?
Vì sao?
- Suy nghĩ của anh/chị về các quy định trong Bộ luật Dân sự liên quan đến
hình thức di chúc của người không biết chữ.

VẤN ĐỀ 2: TÀI SẢN ĐƯỢC ĐỊNH ĐOẠT THEO DI CHÚC


Nghiên cứu:
- Điều 643, Điều 644 BLDS 2015 (Điều 634; Điều 636; Khoản 4, Điều 667
BLDS 2005) và các điều luật liên quan khác (nếu có).
- Quyết định số 359/2013/DS-GĐT ngày 28/8/2013 của Tòa dân sự Tòa án
nhân dân tối cao (trang 252 trong đề cương).
- Quyết định số 58/2018/DS-GĐT ngày 27-9-2018 của Tòa án nhân dân cấp
cao tại Hà Nội (trang 260 trong đề cương).
Đọc:
- Đỗ Văn Đại, Luật thừa kế Việt Nam-Bản án và bình luận bản án, Nxb. Hồng
Đức 2022 (xuất bản lần thứ năm), Bản án số 51-53 và 54-57.
- Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật dân sự Việt
Nam, Nxb. Đại học quốc gia 2007, tr.255.
- Và các tài liệu liên quan khác (nếu có).
Và cho biết:
HUỲNH NHƯ:
- Cụ Hương đã định đoạt tài sản nào? Đoạn nào của Quyết định số 359 cho
câu trả lời?
- Đoạn nào của Quyết định số 359 cho thấy tài sản cụ Hương định đoạt trong
di chúc là tài sản chung của vợ chồng cụ Hương?
- Tòa án đã công nhận phần nào của di chúc? Đoạn nào của Quyết định số 359
cho câu trả lời?
- Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm.
YẾN NHI:
- Nếu cụ Quý chết trước cụ Hương, phần nào của di chúc có giá trị pháp lý?
Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
- Nếu tài sản được định đoạt trong di chúc chỉ thuộc sở hữu của cụ Hương vào
đầu tháng 4/2009 thì di chúc của cụ Hương có giá trị pháp lý không? Vì sao?
- Quyết định số 58, đoạn nào cho thấy quyền sử dụng đất của cụ C và cụ D đã
bị thu hồi trước khi hai cụ chết?
- Đoạn nào của Quyết định số 58 cho thấy Tòa giám đốc thẩm xác định di sản
của cụ C và cụ D là quyền sử dụng đất? Suy nghĩ của anh/chị về hướng xác
định vừa nêu của Tòa giám đốc thẩm?
- Đoạn nào của Quyết định số 58 cho thấy Tòa giám đốc thẩm theo hướng cụ
C và cụ D được định đoạt theo di chúc giá trị quyền sử dụng đất bị Nhà nước
thu hồi? Suy nghĩ của anh/chị về hướng vừa nêu của Tòa giám đốc thẩm.

VẤN ĐỀ 3: DI CHÚC CHUNG CỦA VỢ CHỒNG


Nghiên cứu:
- Điều 630 BLDS 2015 (Điều 663, 664, 668 BLDS năm 2005) và các điều
luật liên quan khác (nếu có).
- Bản án số 14/2017/DS-ST ngày 28/9/2017 của Tòa án nhân dân huyện C
tỉnh Phú Thọ (trang 265 trong đề cương).
Đọc:
- Lê Minh Hùng, Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và thừa kế của
Đại học Luật TP. HCM, Nxb. Hồng Đức 2023, Chương VI.
- Đỗ Văn Đại, Luật thừa kế Việt Nam-Bản án và bình luận bản án, Nxb. Hồng
Đức 2022 (xuất bản lần thứ năm), Bản án số 108-110.
- Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật dân sự Việt
Nam, Nxb. Đại học quốc gia 2007, tr.256.
- Và các tài liệu liên quan khác (nếu có).
Và cho biết:
TÙNG LINH:
- Đoạn nào của bản án số cho thấy di chúc có tranh chấp là di chúc chung của
vợ chồng?
- Theo Tòa án, di chúc chung của vợ chồng có giá trị pháp lý khi áp dụng Bộ
luật Dân sự năm 2015 không? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời?
- Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án về di chúc chung
của vợ chồng trong mối quan hệ với Bộ luật Dân sự năm 2015.
VẤN ĐỀ 4: DI SẢN DÙNG VÀO VIỆC THỜ CÚNG
Nghiên cứu:
- Điều 645 BLDS 2015 (Khoản 3 Điều 648, Điều 670 BLDS 2005) và các
điều luật liên quan khác (nếu có).
- Bản án số 222/2018/DS-PT ngày 15/11/2018 của Tòa án nhân dân tỉnh Cà
Mau (trang 272 trong đề cương).
Đọc:
- Lê Minh Hùng, Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và thừa kế của
Đại học Luật TP. HCM, Nxb. Hồng Đức 2023, Chương VI.
- Đỗ Văn Đại, Luật thừa kế Việt Nam-Bản án và bình luận bản án, Nxb. Hồng
Đức 2022 (xuất bản lần thứ năm), Bản án số 95 và tiếp theo.
- Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật dân sự Việt
Nam, Nxb. Đại học quốc gia 2007, tr.257 đến 258.
- Và các tài liệu liên quan khác (nếu có).
Và cho biết:
NGỌC MAI:
- Trong điều kiện nào di sản dùng vào việc thờ cúng có giá trị pháp lý? Nêu
cơ sở pháp lý khi trả lời.
- Đối với phần đất có diện tích 4.582,3m 2, Tòa án có coi đây là di sản dùng
vào việc thờ cúng không? Đoạn nào của Bản án cho câu trả lời?
- Các điều kiện để xác lập di sản dùng vào việc thờ cúng có được thỏa mãn
không trong vụ việc đang nghiên cứu? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
- Tòa án không chấp nhận yêu cầu chia phần đất có diện tích 4.582,3m 2 có
thuyết phục không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
QUANG TIẾN:
- Tòa án xác định phần đất có diện tích 4.582,3m 2 trở thành tài sản chung của
những người thừa kế có thuyết phục không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
- Tòa án xác định “mọi giao dịch chuyển nhượng, thế chấp... liên quan đến
phần đất này phải có sự đồng ý của các đồng thừa kế” có thuyết phục
không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
- Tòa án xác định “Nếu bà L không thực hiện tốt trách nhiệm thờ cúng thì các
đồng thừa kế có thể giao cho người khác quản lý, sử dụng phần đất này để
thờ cúng” có thuyết phục không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
- Suy nghĩ của anh/chị về chế định di sản dùng vào việc thờ cúng trong Bộ
luật Dân sự.

You might also like