You are on page 1of 72

SINH LÝ BỆNH

TUẦN HOÀN
NỘI DUNG
1 CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG HỆ TUẦN HOÀN

2 SUY TUẦN HOÀN DO TIM

3 SUY TUẦN HOÀN DO MẠCH


MỤC TIÊU HỌC TẬP
1. Nêu được 03 cách phân loại suy tim.
2. Trình bày được cơ chế bệnh sinh của suy tim
3. Hiểu được cơ chế bệnh sinh của xơ vữa động mạch
4. Trình bày được cơ chế bệnh sinh của cao huyết áp
CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG
HỆ TUẦN HOÀN
ĐẠI CƯƠNG
Hệ thống tuần hoàn gồm tim và mạch máu
Chức năng
 Tưới máu cho tế bào và mô  vận chuyển
- Chất dinh dưỡng, O2
 Chất thải, CO2
Tham gia điều hòa thân nhiệt và thể dịch.
 Trong sốc, bỏng, mất máu… huy động mọi cơ chế bù trừ
đảm bảo cung cấp máu cho não và tim.
Hình thể trong của TIM
- Tâm nhĩ P có 3 lỗ TM:
+ Lỗ TM chủ trên
+ Lỗ TM chủ dưới
+ Lỗ xoang TM vành.
- Tâm thất P
+ Van 3 lá (van nhĩ thất P)
+ Van ĐM phổi

- Tâm nhĩ T:
+ Có 4 lỗ TM phổi đổ vào
- Tâm thất T
+ Van 2 lá (van nhĩ thất T)
+ Van ĐM chủ
Van tim:
+ van 2 lá, 3 lá
+ van ĐMC, ĐMP (tổ chim)
Máu di chuyển một chiều từ nhĩ đến thất ra động mạch.
• Hệ tuần hoàn gồm 2 vòng tuần hoàn:
- Vòng tuần hoàn lớn
- Vòng tuần hoàn nhỏ

3
Tâm thu
Thu nhĩ Thu thất

Giãn đồng thể tích Đổ đầy thất


Đại cương
 Suy tuần hoàn
- Khi cơ thể mất hoặc giảm khả năng tưới máu cho
cơ thể
 Gồm suy tuần hoàn do tim và suy tuần hoàn do
mạch
 Hậu quả
- Tổn thương mọi cơ quan do thiếu O2 và các chất dinh
dưỡng
- 5 phút: tế bào não không hồi phục
SUY TUẦN HOÀN
DO TIM
• Thay đổi lưu lượng tim
• Suy tim
Thay đổi lưu lượng tim

LƯU LƯỢNG TIM = THỂ TÍCH NHÁT BÓP x TẦN SỐ TIM

VD: 70ml x 70lần/phút = 4900ml/phút


- Thể tích nhát bóp phụ thuộc:
Tiền gánh

Lượng máu trở về, khả năng giãn của tim


Sức co bóp cơ tim

Hậu gánh

Sức cản mạch máu ngoại vi


- Tần số tim phụ thuộc:
Kích thích giao cảm, phó giao cảm, phản xạ tim mạch
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CUNG LƯỢNG TIM

SỨC CO BÓP CƠ TIM

HẬU GÁNH
TIỀN GÁNH

Sức cản của mạch


Khối lượng máu THỂ TÍCH máu đối với sự co
trở về tâm thất NHÁT BÓP bóp của tâm thất

TẦN SỐ
TIM

CUNG LƯỢNG TIM


Thay đổi lưu lượng tim

 Lưu lượng tim có thể tăng hoặc giảm


 Tăng lưu lượng tim có thể do thích nghi sinh lý
hoặc do bệnh lý
 Giảm lưu lượng tim phần lớn là bệnh lý
Tăng lưu lượng tim
• Trong tăng lưu lượng tim, nguyên nhân ngoài tim mạch
thường gặp hơn nguyên nhân tại tim mạch
• Do thích nghi sinh lý hoặc bệnh lý
Thao tác
Tăng sinh lý
Thai nghén

Ưu năng tuyến giáp


ngoài Thiếu máu mạn
tim
Tăng mạch
bệnh Béo phì
lý Sốt

tại
Thông giữa động mạch
tim
và tĩnh mạch lớn
mạch
Giảm lưu lượng tim
• Nguyên nhân ngoài tim mạch thường gặp và quan
trọng như nguyên nhân tại tim mạch
• Do bệnh lý

Ngoài Thiểu năng tuyến giáp


Giãn rộng mạch máu ngoại vi
tim mạch Giảm thể tích máu

Loạn nhịp tim


Bệnh van tim
Tại tim Bệnh màng tim
mạch Bệnh cơ tim
Tắc mạch phổi
Tăng áp lực động mạch phổi
Thích nghi của cơ thể
Thích nghi thần kinh
thể dịch Sức cản ngoại vi
(Hậu gánh)
Máu tĩnh mạch
Luật
về tim Sức co cơ tim
Frank-Starling
(Tiền gánh) Nhịp tim

Lưu lượng
Tim Hệ giao cảm
Phì đại
- Hoạt hoá hệ giao cảm Cơ tim
- Hoạt hoá hệ renin- Lưu lượng
thận
Cường tính
mạch máu
angiotensin -
aldosteron (RAA) Hệ RAA Angiotensin II

Aldosteron

Giữ Na+
Thể tích máu
Và H2O
Thích nghi thần kinh thể dịch
 Thích nghi thần kinh thể dịch nhằm tăng lưu lượng tim
 Nhưng có hậu quả:
- Co mạch gây tăng sức cản ngoại vi  tăng gánh áp lực
đối với tim
- Tăng giữ Na+ và nước  tăng gánh thể tích đối với tim
- Tăng nhịp tim  giảm máu nuôi tim
+ Nhanh, nhạy, tức thời → tăng thể tích máu/một đơn vị
thời gian
+ Sinh lý (lao động,…) hoặc bệnh lý (sốt,…)
+ Kéo dài hoặc quá mức → suy tim
Thích nghi tại tim
- Giãn rộng buồng tim:
+ Sợi cơ tim giãn dài tăng sức chứa của buồng tim, tăng thể
tích tống máu/1 nhịp → biến dạng, mất trương lực, giảm co
bóp → suy tim
+ Bóng tim to trên phim Xquang
+ Tăng thể tích buồng tim
- Phì đại cơ tim (dầy cơ tim):
+ Sợi cơ tim to về đường kính giúp lượng máu bơm ra
tăng lên với áp lực cao hơn mà không cần tăng nhịp → kém
nuôi dưỡng, kém dẫn truyền, thoái hóa thay thế bằng mô

+ Dày thất, nhĩ trên điện tâm đồ
+ Tăng sức co bóp cơ tim
SUY TIM
Suy tim là trạng thái bệnh lý trong đó cung lượng tim
không đủ đáp ứng với nhu cầu của cơ thể về mặt oxy
trong mọi tình huống sinh hoạt của bệnh nhân

- Suy tim là một hội chứng lâm sàng


- Bất thường về cấu trúc và/hoặc chức
năng tim do di truyền hoặc mắc phải
- Tiến triển triệu chứng: cơ năng (khó
thở, mệt), thực thể (phù, rale ở phổi)
Nguyên nhân suy tim
 Do mạch vành
 Không do mạch vành

Nguyên nhân do mạch vành


- Hẹp, tắc, co thắt
- Nhồi máu cơ tim
Nguyên nhân không phải mạch vành

 Tim quá tải kéo dài


 Quá tải về thể tích (cường giáp, van tim…)
 Quá tải về áp lực (cao huyết áp, xơ phổi…)
• Bệnh lý cơ tim: Nhiễm khuẩn, nhiễm độc
• Do mạch máu ngoại biên: suy mạch, giảm khối lượng
tuần hoàn
Phân loại suy tim
 Lâm sàng
 Mức độ: I, II, III, IV

 Diễn biến: cấp, mãn

 Vị trí: suy tim trái, phải, toàn bộ

 Chuyển hóa
 Giảm sản xuất năng lượng

 Kém dự trữ năng lượng

 Không sử dụng được năng lượng


Phân loại suy tim
 Theo cơ chế bệnh sinh
 Do quá tải
+ Lượng máu về tim quá lớn (tiền tải-quá tải thể tích):
hở van, thiếu máu nặng kéo dài, ưu năng tuyến giáp
+ Lực cản quá lớn (hậu tải-quá tải áp lực): cao huyết áp,
hẹp van….
 Bệnh lý tại tim mạch: bệnh lý cơ tim, hệ dẫn truyền trong tim,
lưu lượng máu và mạch máu
 Bệnh lý ngoài tim mạch
Cơ chế suy tim
• Suy tim do giảm dự trữ tiền tải
Bệnh màng ngoài tim
• Suy tim do tăng gánh thể tích
Tăng cung lượng tim
Truyền dịch nhanh
• Suy tim do tăng gánh áp lực
Tăng huyết áp, hẹp van ĐMC, tăng áp ĐMP
• Suy tim do giảm sức co bóp cơ tim
Nhồi máu cơ tim, bệnh cơ tim giãn
- Thiếu oxy→chuyển hóa năng lượng cho cơ tim sử dụng bị
rối loạn→tim không đủ năng lượng để co bóp.
- Ca2+ không vào được tế bào cơ tim →không khởi động hệ
enzyme ATPase → thiếu năng lượng co cơ.
Triệu chứng

 Suy tim trái


- Khó thở
- Phù phổi + Phù phổi cấp
 Suy tim phải
- Gan lớn
- Phù ngoại vi
 Xanh tím
TRIỆU
Suy tim trái CHỨNG LÂM SÀNG
TRIỆU CHỨNG CƠ NĂNG
1. Khó thở:
 khó thở khi gắng sức  khó thở thường xuyên, phải ngồi để
thở  khó thở khi nằm
 khó thở dữ dội, đột ngột

2. Ho:
 ho khan/đờm lẫn máu tươi.
 ho về đêm hoặc khi gắng sức (ho khi gắng sức có giá trị như
khó thở khi gắng sức).

TRIỆU CHỨNG TOÀN THÂN


1. Mệt
2. Tiểu đêm
3. Lú lẫn, suy giảm trí nhớ, đặc biệt ở người cao tuổi
TRIỆU
Suy tim phải CHỨNG LÂM SÀNG
TRIỆU CHỨNG CƠ NĂNG
1. Khó thở thường xuyên, mức độ ít/nhiều, nặng dần, không có
cơn kịch phát
2. Đau tức hạ sườn phải do gan lớn

TRIỆU CHỨNG THỰC THỂ


1. Gan to (đều, nhẵn, bờ tù, đau tự phát); TM cổ nổi, áp lực TM trung
ương và ngoại biên tăng
2. Phù mềm hai chi dưới  toàn thân, tràn dịch các màng (bụng,
phổi...);
3. Tiểu ít (200-500ml/ngày), sẫm màu
4. Tím da và niêm mạc
5. Tràn dịch màng phổi
Suy tim phải Suy tim trái

Ứ máu ngoại vi Ứ máu tại phổi


Ứ Phù ngoại vi Giảm Phù phổi
máu
máu trao
dạ
tại Giảm máu đổi
dày
gan lên phổi oxy
ruột Khó thở

Chướng bụng
Gan lớn Xanh tím
Chán ăn
Các cơ chế gây phù
(5 cơ chế và 1 yếu tố thuận lợi)

1. Tăng áp lực thuỷ tĩnh tại mao mạch


2. Tăng tính thấm thành mao mạch
3. Giảm áp lực keo máu
4. Tăng áp lực thẩm thấu ngoại bào
5. Cản trở tuần hoàn bạch huyết
+ Sự lỏng lẻo của mô
Cơ chế gây phù trong suy tim
Suy tim phải Suy tim trái

Giảm đẩy máu lên phổi Thiếu Giảm đẩy máu ra ngoại vi
Ứ máu ngoại vi oxy Ứ máu tại phổi
Gan
giảm
tạo
protid Tăng áp lực thuỷ tĩnh Tăng Tăng áp lực thuỷ tĩnh
gây tại mao mạch ngoại vi tính tại mao mạch phổi
giảm thấm
Pk
thành
máu
mao
Phù ngoại vi mạch Phù phổi

Hoạt hoá hệ RAA gây tăng áp lực thẩm thấu ngoại bào
SUY TUẦN HOÀN
DO MẠCH
 Xơ vữa động mạch
 Cao huyết áp
 Hạ huyết áp
SUY TUẦN HOÀN DO MẠCH
 Hệ thống mạch máu gồm
 Mạch bù: động mạch lớn

 Mạch kháng: động mạch nhỏ

 Mạch trao đổi: các mao mạch

 Mạch chứa: tĩnh mạch

• Bệnh lý do mạch: xơ vữa động mạch, cao huyết áp, hạ


huyết áp.
Xơ vữa động mạch
 Diễn tiến và cơ chế
 Mạch bù
 Xơ hóa vách mạch ← cholesterol


Thoái biến vách mạch ← sợi non thâm nhiễm

Xơ vữa động mạch
Xơ vữa động mạch
 Biến chứng
 Mạch kém bền, kém đàn hồi → tai biến vỡ mạch
máu
 Lòng mạch hẹp → sự lưu thông máu giảm

 Huyết khối → tắc mạch


Huyết áp

• Huyết áp = Lưu lượng tim × sức cản ngoại vi


• Lưu lượng tim = Thể tích nhát bóp × tần số tim
• Sức cản ngoại vi phụ thuộc
• bán kính của động mạch
• độ nhớt của máu
Cơ chế điều hòa huyết áp
 Thần kinh, thể dịch
 Trung tâm tim mạch
 Phản xạ nội tại
 Áp lực
 Hóa học
Điều hòa thể dịch
 Renin – angiotensin –
aldosteron (RAA)
Yếu tố kích hoạt: hệ giao cảm hoạt
hóa, giảm huyết áp, giảm Na dịch
ngoại bào
 Vasopressin
 ADH
 Yếu tố kích hoạt: tăng áp lực thẩm
thấu, giảm V máu và huyết áp
 Epinephrin: tủy thượng thận
Huyết áp
Lưu lượng tim Sức cản ngoại vi

Hh Hệ giao cảm
Thể tích tim bóp Nhịp tim

Tim Hh Hệ giao cảm

Thụ thể áp lực


Máu về tim Tăng Angiotensin II

Thể tích máu Aldosteron Thượng thận

Giữ Na+ và H2O


Cơ chế điều hoà
Hh Hệ RAA
Huyết áp
Thận
Cao huyết áp
 Cao huyết áp là do
 Tăng cung lượng tim
 Tăng sức cản ngoại vi HUYẾT ÁP
 Tăng cả hai yếu tố đều vượt
khả năng điều chỉnh của cơ
thể.
• Cao huyết áp khi
 Huyết áp tối đa >140mmHg

 Huyết áp tối thiểu


CUNG LƯỢNG TIM SỨC CẢN NGOẠI VI
>90mmHg
Phân độ huyết áp ở người trưởng thành
Huyết áp Huyết áp
Huyết áp tâm thu tâm trương
(mmHg) (mmHg)

Bình thường < 120 và < 80

Tiền tăng huyết áp 120-139 hoặc 80-89

Tăng huyết áp 140-159 hoặc 90-99


giai đoạn 1
Tăng huyết áp > 160 hoặc > 100
giai đoạn 2
Phân loại cao huyết áp

 Cao huyết áp nguyên phát (vô căn): chưa rõ


nguyên nhân chiếm 90-95%
 Cao huyết áp thứ phát (triệu chứng): xác định
rõ nguyên nhân chiếm 5%.
Nguyên nhân tăng huyết áp
  Tỷ lệ %
- Tăng huyết áp tiên phát 90
- Tăng huyết áp do thận
   + Mạch máu thận 2
   + Nhu mô thận 3
- Tăng huyết áp do nội tiết
   + Tăng Aldosteron tiên phát 5
   + Hội chứng Cushing 0.1
   + Các thể bệnh thượng thận khác 0.2
+ Estrogen 1
- Nhóm hỗn hợp (Hội chứng Liddle's 0.6
syndrome, hẹp eo động mạch chủ…)
Cơ chế gây tăng huyết áp

- Tăng sức cản mạch máu ngoại vi


(1) thành mạch xơ cứng
(2) tác dụng của chất gây co mạch
(3) tăng độ nhạy cảm của thành mạch đối với chất gây
co mạch
- Tăng thể tích máu, tăng lưu lượng tim do tăng giữ
Na+, H2O
Nguyên nhân cao huyết áp
thứ phát
 Xơ vữa động mạch → giảm khả năng đàn hồi thành
mạch,tăng sức cản ngoại vi.
 Bệnh lý thận: Hệ thống Renin-Angiotensin
 Nội tiết: U tủy thượng thận,…
Tăng huyết áp do thận
 Chiếm tỷ lệ cao trong tăng HA thứ phát
 Viêm cầu thận cấp, suy thận cấp, tắc nghẽn đường
tiểu cấp…
 Các bệnh lý thận mạn tính, suy thận mạn
 Cơ chế
 Giảm lọc cầu thận → giữ muối, nước → tăng thể tích dịch
ngoại bào → tăng huyết áp
 Giảm lọc cầu thận → giảm nồng độ Na trong nước tiểu →
kích hoạt hệ RAA → co mạch, giữ muối, nước → tăng
huyết áp
Sơ đồ hoạt động của hệ thống
Renin-Angiotensin
Angiotensinogen
↓ renin→ aldosteron→ ↑giữ
Na+ và kéo nước
Angiotensin I ↓

Angiotensin II Tăng lưu lượng


Co mạch → Cao huyết áp
Bệnh lý tuyến thượng thận
 U vỏ thượng thận tăng tiết aldosteron (hội chứng
Conn): tăng tái hấp thu Na+ và H2O tại ống lượn xa, 
tăng thể tích máu  gây tăng huyết áp
 XN chẩn đoán: renin, aldosteron, CT, MRI
 U vỏ thượng thận tăng tiết glucocorticoid (hội
chứng Cushing) gây (1) tăng giữ Na+ và H2O đẫn đến
tăng thể tích máu và (2) tăng tính nhạy cảm của
mạch đối với các kích thích co mạch
Bệnh lý tuyến thượng thận
 U tủy thượng thận tăng tiết các catecholamin
Gây co mạch và tăng co bóp tim  tăng sức cản ngoại vi
và tăng lưu lượng tim  gây tăng huyết áp
 Tăng huyết áp cơn
 Đau đầu
 Vã mồ hôi
 Tim nhanh, hồi hộp
 XN chẩn đoán: định lượng catecholamin, CT hoặc
MRI
Cao huyết áp nguyên phát
 Các tác nhân làm tăng cung
lượng tim
Cao huyết áp
 Na+ cao Nguyên phát
 Hệ thống Renin-angiotensin
 Stress
 Các tác nhân làm tăng sức
cản ngoại vi
 Thay đổi màng tế bào
 Phì đại thành mạch
Các tác nhân làm Các tác nhân làm
tăng cung lượng tim tăng sức cản ngoại vi
TĂNG HUYẾT ÁP TIÊN PHÁT
Các yếu tố nguy cơ

 Tiền sử gia đình


 Chủng tộc: da đen > da trắng
 Tuổi: Huyết áp tăng dần theo tuổi
 Bệnh đái đường, béo phì, hội chứng chuyển hóa
 NaCl
• Natri
- Ăn nhiều Natri: tăng huyết áp
- Cơ chế:
 Tăng thể tích dịch ngoại bào
 Tăng nhạy cảm với các kích thích giao cảm

 Rượu
Tăng huyết áp, nhưng cơ chế tác dụng không rõ
 Thuốc ngừa thai:
Liên quan đến tăng huyết áp. Estrogen kích thích gan tăng tạo
angiotensinogen, tăng giữ muối, nước
 Thuốc lá
Thuốc lá làm dễ biến chứng tim-mạch vành ở người bị tăng
huyết áp
Biến chứng của tăng huyết áp
 Cơ quan đích: thận, tim, mắt, mạch máu
 Tăng huyết áp gây tăng sức cản ngoại vi đối với tim trái, dẫn
đến dày thất trái
 Yếu tố nguy cơ chính gây xơ vữa động mạch: nhồi máu cơ tim,
đột quỵ, bệnh mạch máu ngoại vi
 Rối loạn nhịp, suy tim trái
 Suy thận
 Não: nhức đầu, mất ngủ, hay quên, nhũn não, xuất huyết não
 Phù nề xuất huyết võng mạc
Tăng huyết áp

Tăng hậu gánh Tổn thương động mạch

Cơ tim Tăng Tổn thương


Suy Dày
tăng xơ vữa động mạch thành mạch
tim bóp thất trái
nhu cầu
oxy
Động mạch
Suy Mạch vành Não Não Thận Mắt
chủ
tim giãn
Giảm Thiếu máu
cung cấp oxy não
cho cơ tim Phình mạch
Suy tim
Xuất huyết
não Suy thận
Thiếu máu cục bộ cơ tim Tổn
Nhồi máu cơ tim thương
võng mạc
Biến chứng ở não
 Đột quỵ
 85% nhồi máu não, 15% xuất huyết
 Tăng huyết áp ác tính
 Mất cơ chế tự điều hòa máu não
 Đau đầu dữ dội, buồn nôn, nôn, dấu thần kinh khu trú,
thay đổi tâm thần
 Hôn mê, co giật, tử vong
Hạ huyết áp
 Hạ huyết áp khi huyết áp
tối đa < 90mmHg HẠ HUYẾT ÁP
 Thường gặp trong sốc,
trụy mạch

GIẢM SỨC
GIẢM CUNG
CẢN NGOẠI VI
LƯỢNG TIM
-THIẾU MÁU NẶNG
-SUY TIM -DÃN MẠCH
- GIẢM KLTH
HỆ THỐNG
Trụy mạch

 Trụy mạch là do dãn đột ngột hệ tiểu động mạch và tiểu


tĩnh mạch
→ cơ chế bù trừ không kịp thích nghi
→ tim co bóp rỗng → huyết áp tụt rất thấp, có thể bằng 0.
Nếu có cả vai trò bệnh nguyên từ tim gọi là trụy tim-mạch.
 Nguyên nhân
 Trung tâm vận mạch bị tê liệt
 Tại mạch
Sốc
 Sốc là tình trạng rối loạn sâu sắc về huyết động học và
chuyển hóa, đặc trưng bằng suy sụp chức năng tuần
hoàn khiến các cơ quan không được cung cấp đủ máu
nuôi dưỡng.
 Tình trạng giảm tưới máu, thiếu O2 tế bào, rối loạn các
quá trình sinh hóa tế bào  rối loạn toàn hệ thống
 Phân loại theo nguyên nhân: Sốc giảm thể tích, sốc phản
vệ,…
Cơ chế bệnh sinh của sốc
 Sốc cương:
Catecholamine làm co thắt động mạch và tĩnh mạch → máu
vào mao mạch giảm → áp lực thuỷ tĩnh giảm và áp lực keo
kéo dịch từ ngoài vào nên mao mạch giãn to

 Sốc nhược:
Lâu dần dẫn đến mất trương lực cơ thắt động mạch trong
khi đó trương lực cơ thắt tĩnh mạch vẫn còn → máu vào mao
mạch nhưng không đựơc đẩy về tim → áp lực thuỷ tĩnh tăng
đẩy dịch ra ngoài gian bào và cung lượng tim giảm → giảm
tưới máu nội tạng
Ngất
 Ngất là tình trạng đột ngột mất tri giác và thường
tự hồi phục trong thời gian ngắn, cơ chế chủ yếu
là do thiếu máu não
 Nguyên nhân do tại tim và ngoài tim
Câu hỏi lượng giá
1. Tăng huyết áp có thể do cơ chế nào sau đây:
A. Giảm cung lượng tim
B. Tăng sức cản ngoại vi.
C. Giảm sức cản ngoại vi.
D. Giảm co bóp cơ tim

2. Trạng thái người bệnh đột ngột mất tri giác và thường tự phục
hồi trong thời gian ngắn, chủ yếu là do thiếu máu não gọi là:
A. Hôn mê. B. Shock.
C. Trụy mạch. D. Ngất.
3. Tình trạng bệnh lý gây rối loạn sâu sắc về huyết động
học và chuyển hóa trong cơ thể, đặc trưng bởi sự suy sụp
của hệ tuần hoàn khiến cho các cơ quan không được cung
cấp đủ máu nuôi dưỡng gọi là:
A. Tăng huyết áp B. Shock
C. Xơ vữa mạch D. Ngất

4. Cung lượng tim phụ thuộc vào 4 yếu tố: tiền gánh, hậu
gánh, sức co bóp tim và yếu tố còn lại là:
A. Huyết áp B. Chiều dày cơ tim
C. Tần số tim D. Trọng lượng tim
5. Hậu gánh:
A. Phụ thuộc lượng máu về tâm thất
B. Là sức cản của động mạch đối với sự co bóp tâm thất
C. Là sức căng của thành tim thì tâm trương
D. Là thể tích mà cơ tim tống ra mỗi phút

6. Yếu tố nào sau đây có thể làm tăng huyết áp:


A. Thành mạch máu xơ cứng
B. Độ nhớt máu giảm
C. Giãn mạch
D. Cung lượng tim giảm
7. Chọn phát biểu đúng về tăng huyết áp thứ phát:
A. Chiếm 90% trường hợp tăng huyết áp
B. Không có nguyên nhân rõ ràng
C. U tủy thượng thận có thể gây tăng huyết áp thứ phát
D. Không cần điều trị nguyên nhân

8. Theo phân loại tăng huyết áp của JNC VII, bệnh nhân được xếp
loại tăng huyết áp độ 1 khi có trị số huyết áp tâm thu (HA tâm thu)
và huyết áp tâm trương (HA tâm trương) ở mức:
A. HA tâm thu từ 130 - 149mmHg và HA tâm trương từ 90 -
99mmHg
B. HA tâm thu từ 140 - 159mmHg và HA tâm trương từ 90 -
99mmHg
C. HA tâm thu > 160mmHg và HA tâm trương > 100mmHg
D. HA tâm thu từ 120 - 139mmHg và HA tâm trương từ 80 -
9. Một người trưởng thành được xem là tăng huyết áp khi có
trị số huyết áp tâm thu (HA tâm thu) và huyết áp tâm trương
(HA tâm trương) ở mức:
A. HA tâm thu ≥ 140mmHg và/hoặc HA tâm trương ≥ 90mmHg

B. HA tâm thu < 140mmHg và/hoặc HA tâm trương < 90mmHg


C. HA tâm thu < 140mmHg và/hoặc HA tâm trương ≥ 80mmHg

D. HA tâm thu ≥ 130mmHg và/hoặc HA tâm trương < 90mmHg

10. Hẹp van động mạch chủ có thể dẫn đến suy tim do cơ chế:
A. Giảm dự trữ tiền tải
B. Tăng gánh thể tích
C. Tăng gánh áp lực
D. Giảm sức co bóp cơ tim

You might also like