You are on page 1of 39

TT SDT2 – Bài 1

PHÂN TÍCH
CA LÂM SÀNG
BỆNH SUY TIM
NHÓM 1 – TỔ 7 – DBK3
Nguyễn Thị Kim Anh
Phân tích hướng điều trị, viết báo cáo

Phạm Quang Đăng


Làm slide, theo dõi điều trị

Hoàng Việt Dũng


Hỗ trợ làm slide, tóm tắt bệnh án

Nguyễn Thị Dương


Tóm tắt bệnh án, phân tích hướng điều trị
I. TÓM TẮT BỆNH ÁN

II. PHÂN TÍCH BỆNH ÁN

III. PHÂN TÍCH HƯỚNG ĐIỀU TRỊ

IV. THEO DÕI ĐIỀU TRỊ


I. TÓM TẮT BỆNH ÁN

“ THÔNG TIN BỆNH NHÂN

THÔNG TIN CHỦ QUAN

ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG BỆNH NHÂN


Thông tin bệnh nhân
Nguyễn Văn T. Giới: Nam
Tuổi: 21 tuổi. Dân tộc: Kinh
Địa chỉ: Thạch Thất – Hà Tây.
Nghề nghiệp: Công nhân quốc phòng (bảo quản máy)
Vào viện ngày: 07/01
Lý do vào viện: Khó thở khi đi lại, ngất, phù hai chi dưới.
quan
Năm 17 tuổi - Khi viêm khớp kèm theo sốt Y tế địa phương (bệnh
Sau viêm họng 15 ngày. 38-39⁰C. xá xã):
Đau 2 khớp gối, 2 khớp - Đau ngực trái âm ỉ cả ngày - Aspirin 0,5 g 4
cổ chân (sưng, nóng, và đêm. viên /ngày (uống lúc
đỏ, đau) không đi lại - Đi lại gây khó thở, cả khi no)
được. thở ra và thở vào. - Penicilline 2.000.000
Mỗi khớp đau 3-5 ngày - Phù 2 chi dưới, ấn lõm, phù đơn vị tiêm bắp/ngày
thì di chuyển đến khớp tăng lên về chiều. (có thử phản ứng
khác, sau 20 ngày các - Có lần lên thang gác bị lịm, trước tiêm).
khớp hết đau, đi lại 1-2 phút sau lại tỉnh, người → Các khớp có giảm
bình thường mệt, nằm nghỉ 3-4 giờ lại đau.
dậy đi lại được bình thường.
Thông tin chủ quan
Hiện tại: Thường xuyên đau ngực trái âm ỉ, khó
thở khi đi lại, có ho ra đờm lẫn tia máu - đoạn
sợi chỉ đỏ, khi gắng sức nhẹ là bị ngất, không
sốt, các khớp không đau, còn phù nhẹ hai chi
dưới và đau tức mãn sườn phải.
 Tiền sử:
Bản thân:
• Năm 17 tuổi bị viêm đa khớp cấp tính (2 gối, 2 cổ
chân);
• Không hút thuốc, uống rượu.
Gia đình: Chị gái bị bệnh thấp tim: hẹp lỗ van 2 lá, hở van
động mạch chủ.
Kh
quan á m
l âm
 Toàn thân: sà
ng
- Bệnh nhân tỉnh, cao 1,65m,  Hô hấp:
nặng 50kg - Khi thở thấy rút lõm nhẹ ở
- Da, niêm mạc: không ban, 2 hố thượng đòn và các cơ
không vàng da, không có xuất gian sườn, tần số 28ck/phút.
huyết dưới da, niêm mạc môi - Rung thanh phổi 2 bên bình
và kết mạc mắt tím nhẹ. thường và đều nhau.
- Phù 2 chi dưới: ấn lõm mặt - Gõ không thấy vùng đục
trước 2 xương chày, da màu hoặc vang bệnh lý.
tím nhẹ. - Nghe: 2 nền phổi có rên nổ.
Khá
Thông tin chủ quan m lâ
ms
 Tuần hoàn àng
- Nhịp không đều 120ck/phút, mạch 90 - Nghe tại mỏm tim: T1 đanh, clắc
ck/phút. mở van 2 lá, rùng tâm trương 4/6
- Huyết áp 90/60 mmHg. lan ra nách.
- Tĩnh mạch cổ 2 bên nổi căng phồng. Liên sườn 2 cạnh ức trái: T2 đanh và
- Mỏm tim đập ở liên sườn 4 trên đường tách đôi.
giữa đòn trái, tim đập mạnh ở vùng Liên sườn 2 cạnh ức phải: T1 và T2
thượng vị, sờ mỏm tim có rung mưu bình thường.
tâm trương. Mũi ức nghe thấy tiếng thổi tâm thu
- Diện đục tim: cung dưới phải cách 3/6, hít sâu nín thở thì cường độ tiếng
đường cạnh ức phải 4cm, cung dưới trái thổi tâm thu tăng [nghiệm pháp
bình thường. Rivero Carvalho (+)].
Kh
ám
Thông tin chủ quan lâm
sà
 Hệ tiêu hoá: ng
- Bụng tham gia nhịp thở đều, không có tuần hoàn bàng hệ.
- Sờ: không có u, không có điểm đau khu trú trên thành
bụng. Gan bờ dưới 4cm trên đường giữa đòn phải, bờ trên
ở liên sườn IV trên đường giữa đòn phải. Bờ dưới gan tù,
mềm, phản hồi gan tĩnh mạch cảnh (+).
- Lách: bình thường.
- Gõ: không thấy đục vùng thấp (không có cổ chướng).

 Cơ-xương-khớp: Không thấy teo cơ biến dạng khớp, các


khớp không sưng (kể cả 2 gối và 2 cổ chân)

 Cơ quan bộ phận khác: Chưa phát hiện bất thường


Cậ
Thông tin chủ quan nl
âm
sà
Công thức máu Sinh hoá máu ng
Chỉ số Chỉ số Chỉ số Chỉ số
Chỉ số Chỉ số
của BN bình thường của BN bình thường
RBC 5 4,2-5,9 T/L Glucose 5 3,9-6,4 mmol/l
HGB 120 130-160 g/L Ure 6 2,5-7,5 mmol/l
WBC 7 4-10 G/L Cre 70 62-120 µmol/l

Tốc độ lọc cầu thận: Xét nghiệm nước tiểu bình thường.

GFR = = 85 mL/phút
Cậ
Thông tin chủ quan nl
âm
 Điện tim đồ: phì đại thất phải, rung nhĩ nhanh. sà
 X quang tim phổi:
ng
+ Phim thẳng: cung dưới phải dãn, rốn phổi đậm, bờ trái có 4 cung.
+ Phim nghiêng trái: 1/3 giữa nhĩ trái chèn, đẩy thực quản; mất
khoảng sáng trước tim.
 Siêu âm tim:
+ TM: vôi hoá lá trước van 2 lá, van 2 lá chuyển động song song,
dốc EF: 15mm/giây, tăng kích thước nhĩ trái, thất phải, vách liên
thất chuyển động đảo ngược.
+ 2D: nhĩ trái dãn to (60mm), diện tích lỗ van 2 lá: 0,8cm2, vôi hoá lá
van trước, lá van trước chuyển động về phía vách liên thất ở thì
tâm trương.
+ Doppler màu: chênh lệch áp lực nhĩ trái và thất trái (trên và dưới
Đánh giá tình trạng bệnh nhân
 Bệnh nhân nam 21 tuổi, công nhân quốc phòng, có những
triệu chứng và hội chứng sau:
̵ Năm 17 tuổi bị viêm đa khớp cấp tính (2 gối, 2 cổ chân).
̵ Hẹp lỗ van 2 lá: đau ngực, ngất lịm, ho ra tia máu lẫn đờm.
• Mỏm tim: rung mưu tâm trương, T1 đanh, clack mở van 2 lá,
rùng tâm trương 4/6 lan ra nách.
• Liên sườn II cạnh ức trái: T2 đanh, tách đôi.
• X quang: dãn nhĩ phải, thất phải, nhĩ trái dãn, tăng áp lực
động mạch phổi.
Đánh giá tình trạng bệnh nhân
• Điện tim đồ: phì đại thất phải.
• Siêu âm tim: dãn nhĩ trái, vôi hoá lá trước van 2 lá, 2 van
chuyển động song song dốc EF: 15mm/giây, diện tích lỗ van
0,8cm2, tăng chênh lệch áp lực trên và dưới van.
̵ Rung nhĩ nhanh: tần số nhịp tim 120ck/phút, tần số mạch 90
ck/phút không đều. Điện tim: rung nhĩ nhanh.
̵ Suy tim: khó thở khi đi lại, rên nổ ở 2 nền phổi, gan to 4cm
dưới bờ sườn trên đường giữa đòn phải, tĩnh mạch cổ nổi và
phản hồi gan tĩnh mạch cảnh (+), phù 2 chi dưới.
• Mũi ức: thổi tâm thu 3/6, nghiệm pháp Rivero Carvalho (+).
Đánh giá tình trạng bệnh nhân

 Chẩn đoán xác định: Hẹp lỗ van 2 lá


mức độ rất nặng do thấp tim, thấp tim
không hoạt động, rung nhĩ nhanh, suy
tim độ III (suy tim phải chiếm ưu thế).
Hướng điều trị
- Chế độ ăn uống: giảm lượng nước (< 2 lít/ngày), giảm muối (<
4gram/ngày).
- Không lao động gắng sức.
- Phòng thấp cấp II đến năm 40 tuổi (có thể phòng thấp dài
hơn).
- Điều trị nâng bậc suy tim độ III lên độ II.
- Điều trị chuyển rung nhĩ về nhịp xoang kết hợp dự phòng tắc
mạch.
- Chỉ định nong van 2 lá bằng phương pháp Enoue hoặc nong
van (kín, mở).
Đơn thuốc điều trị nội khoa trước nong van 2 lá:
1. Benzathyl penicilline 2.400.000 đơn vị/lọ, tiêm bắp cơ, thử phản ứng trước tiêm; mỗi
tháng tiêm 1 lần cho đến khi 40 tuổi.
2. Digoxin 0,25mg 1v/ngày, mỗi tháng 10 ngày, tạm ngừng thuốc khi nhịp tim 60ck/ph.
3. Nitromint 2,6mg 1v/ngày uống hàng ngày.
4. Hypothiazid 25mg 1v/ngày uống sáng, tuần chỉ uống 3 ngày.
5. Kaleoride 600mg 2v/ngày chia 2 lần, cùng với hypothiazid.
6. Propafenon (rhythmonorm) 150mg 4v/ngày chia 2 lần 10 ngày.
(Nếu chuyển về nhịp xoang (bất kể ngày thứ mấy) → 1v/ngày để duy trì nhịp xoang, nếu tái phát rung
nhĩ thì ngừng thuốc). Trong những trường hợp rung nhĩ được điều trị bằng phương pháp sốc điện, sau
khi về nhịp xoang vẫn phải duy trì bằng propafenon 150g 1-2v/ngày để duy trì nhịp xoang, khi tái phát
rung nhĩ → ngừng thuốc và điều trị biện pháp khác.
7. Sintrom (Acenocoumarol) 4mg 1 v/ngày, uống kéo dài nếu có triệu chứng xuất huyết,
hoặc khi xét nghiệm có tỷ lệ prothrombin 30% thì tạm ngừng thuốc sau đó uống lại.
II. PHÂN TÍCH BỆNH ÁN

CHẨN ĐOÁN
Tiêu chuẩn Framingham trong chuẩn đoán suy tim:
(Khuyến cáo chuẩn đoán và điều trị suy tim - Hội Tim Mạch Quốc Gia Việt Nam - 2015)

 Tiêu chuẩn chính:  Tiêu chuẩn phụ:


- Cơn khó thở kịch phát về đêm - Phù cổ chân
- Tĩnh mạch cổ nổi - Ho về đêm
- Ran ở phổi - Khó thở khi gắng sức vừa phải
- Giãn các buồng tim - Dung tích sống giảm 1/3 so với
- Phù phổi cấp chỉ số tối đa
- Tiếng tim ngựa phi T3 - Gan to
- Áp lực tĩnh mạch trung tâm > 16 cm - Tràn dịch màng phổi
H2O - Nhịp tim nhanh (> 120 ck/ph)
- Thời gian tuần hoàn > 25 giây  Tiêu chuẩn chính hoặc phụ:
- Phản hồi gan - tĩnh mạch cổ dương - Giảm 4,5 kg/5 ngày điều trị suy tim
tính
→ Chẩn đoán xác định suy tim: 2 tiêu chuẩn chính hoặc 1 tiêu chuẩn chính
và 2 tiêu chuẩn phụ
Phân độ suy tim theo chức năng của Hội Tim Mạch New York (NYHA):

Độ Đặc điểm
Bệnh nhân có bệnh tim nhưng không có triệu chứng cơ
I năng nào, vẫn sinh hoạt và hoạt động thể lực gần như
bình thường.
Các triệu chứng cơ năng chỉ xuất hiện khi gắng sức
II
nhiều. Bệnh nhân bị giảm nhẹ các hoạt động về thể lực.
Các triệu chứng cơ năng xuất hiện kể cả khi gắng sức
III
rất ít, làm hạn chế nhiều các hoạt động thể lực.
Các triệu chứng cơ năng tồn tại một cách thường
IV
xuyên, kể cả lúc bệnh nhân nghỉ ngơi không làm gì cả.
Tiêu chuẩn chuẩn đoán bệnh hẹp hai lá:
(Khuyến cáo về chuẩn đoán và điều trị các bệnh van tim - Hội Tim Mạch Học Việt Nam - 2008)
 Cơ năng:  Cận lâm sàng:
- Ho ra máu  Điện tâm đồ: phát hiện các rối loạn nhịp tim, giãn
- Khàn tiếng (hội chứng Ortner) nhĩ trái
- Hồi hộp trống ngực do rung nhĩ  Siêu âm doppler tim: là phương tiện cần thiết để
- Đau ngực gần giống cơn đau thắt ngực chẩn đoán xác định. Trên siêu âm doppler tim có
- Mệt thể xác định được diện tích lỗ van, chênh áp qua
- Tắc mạch đại tuần hoàn van, mức độ vôi hóa van, tình trạng hở van đi
 Thực thể: kèm để quyết định điều trị
- Ứ trệ tuần hoàn ngoại biên khi có suy tim  Siêu âm tim qua thực quản: tìm huyết khối ở nhĩ
phải: tĩnh mạch cổ nổi, phản hồi gan tĩnh trái, nếu phát hiện huyết khối sẽ không được nong
mạch cổ dương tính, phù chi dưới, … van
- Nghe tim:  Điện tim: phát hiện các rối loạn nhịp tim, giãn nhĩ
+ Tiếng clắc mở van 2 lá trái
+ Tiếng rung tâm trương ở mỏm tim  X-quang ngực: hình ảnh cung động mạch phổi
+ Tiếng T1 đanh nổi, biểu hiện bốn cung ở bờ tim bên trái: cung
+ T2 mạnh và tách đôi cạnh ức trái động mạch chủ, cung động mạch phổi, cung tiểu
nhĩ trái, cung thất trái
CHẨN ĐOÁN
 BN có các triệu chứng:
̵ Đau ngực, ngất lịm, ho ra tia máu lẫn đờm.
̵ Khó thở khi đi lại ̵ Mỏm tim: rung mưu tâm trương, T1 đanh, clack mở
̵ Rên nổ ở 2 nền phổi van 2 lá, rùng tâm trương 4/6 lan ra nách.
̵ Gan to ̵ Liên sườn II cạnh ức trái: T2 đanh, tách đôi.
̵ Tĩnh mạch cổ nổi ̵ X quang: dãn nhĩ phải, thất phải, nhĩ trái dãn, tăng
̵ Phản hồi gan tĩnh mạch áp lực động mạch phổi.
cảnh (+) ̵ Điện tim đồ: phì đại thất phải.
̵ Phù 2 chi dưới. ̵ Siêu âm tim: dãn nhĩ trái, vôi hoá lá trước van 2 lá,
 BN có 3 tiêu chuẩn chính 2 van chuyển động song song dốc EF: 15mm/giây,
và 3 tiêu chuẩn phụ diện tích lỗ van 0,8cm2, tăng chênh lệch áp lực trên
 Chẩn đoán suy tim độ III và dưới van là 18mmHg → mức độ nặng
(Giai đoạn C)  Chẩn đoán Hẹp van hai lá mức độ rất nặng

 Chuẩn đoán của bác sĩ là đúng.


III. PHÂN TÍCH HƯỚNG ĐIỀU TRỊ
Mụ
Mục tiêu điều trị theo Khuyến cáo chuẩn đoán và điều trị suy tim - ct
Hội Tim Mạch Quốc Gia Việt Nam - 2015 i êu
điề
ut
Mục tiêu điều trị suy tim là làm giảm triệu chứng, ngăn ngừa nhập viện và kéo rị
dài
đời sống.
Điều trị suy tim chia ra 4 mức độ theo giai đoạn A, B, C và D của suy tim.
Điều trị suy tim bao gồm điều trị không dùng thuốc và điều trị bằng thuốc.
Điều trị không thuốc hay thay đổi lối sống là cơ bản trong mọi giai đoạn của
suy tim, bao gồm:
- Hướng dẫn BN có thể tự chăm sóc, hiểu biết về bệnh tật, triệu chứng bệnh
bắt đầu nặng hơn.
- Hiểu biết về điều trị, tác dụng không mong muốn của thuốc.
- Thay đổi lối sống: giảm cân, ngừng hút thuốc, không uống rượu, giảm mặn
(giảm Natri), tập thể dục, hạn chế nước (suy tim nặng).
Biện pháp điều trị suy tim, tiền sử hoặc hiện tại có triệu chứng cơ năng (Giai
đoạn C):
Khuyến cáo chuẩn đoán và điều trị suy tim - Hội Tim Mạch Quốc Gia Việt Nam - 2015
Lợi tiểu giảm ứ dịch

Phác Thường dùng ƯCMC

đồ Chẹn beta


điều Thuốc
Kháng Aldosterone
trị
Chẹn thụ thể AGII
Tùy từng BN
Digitalis
Điều trị bằng các Tái đồng bộ cơ tim
thiết bị ở một số BN
Hydralazine/ Nitrate
cụ thể Cấy máy tạo nhịp phá rung
Những điều không nên thực hiện trong điều
trị suy tim giai đoạn C (nhóm III) :
Phác - Không nên phối hợp thường qui ƯCMC,
CTTA với thuốc kháng Aldosterone.
đồ - Không nên dùng thường qui CKCa.
điều - Truyền lâu dài thuốc vận mạch có thể có
trị hại, ngoại trừ khi BN bị suy tim giai đoạn
cuối.
- Điều trị bằng Hormone có thể có hại,
ngoại trừ trường hợp dùng Hormone
thay thế.
Phân
tích
đơn
thuốc
Phân tích đơn thuốc
1. Benzathyl peniciline (Penicillin G)
- Kháng sinh có tác dụng lâu dài. Hoạt động bằng cách ức chế tổng hợp
thành tế bào vi khuẩn
 Chỉ định: Dự phòng sốt thấp khớp
 Dự phòng sốt thấp khớp: Người lớn và thanh thiếu niên: 1,2 triệu IU
 Thời gian điều trị: Liên quan đến tim dai dẳng: Ít nhất 10 tuổi (hoặc đến
40 tuổi) 3-4 tuần một lần; dự phòng suốt đời đôi khi cần thiết
 Cách sử dụng: Tiêm bắp. Thử phản ứng trước khi tiêm. Không tiêm gần
động mạch, dây thần kinh hay tĩnh mạch.

→ Thuốc dùng để dự phòng sốt thấp khớp. Theo Liều điều trị (EMC) thì dự
phòng sốt thấp khớp dùng liều 1,2 triệu IU / 3 hoặc 4 tuần  Liều của bác sĩ
kê cao hơn với liều khuyến cáo  Cần giảm liều xuống còn 1,2 triệu IU / 4
tuần
Phân tích đơn thuốc
2. Digoxin
- Digoxin thuộc nhóm thuốc glicosid tim mạch, hoạt động bằng cách tác
động lên các khoáng chất nhất định (natri và kali) bên trong các tế bào tim.
- Điều trị: Suy tim, rung nhĩ hoặc cuồng nhĩ
- Liều dùng: 0,125 đến 0,25 mg/kg/ngày. Liều duy trì cao (0,25 mg/ngày)
nên có 1-2 ngày trong tuần không uống thuốc
- Cách dùng: Uống

→ Sử dụng Digoxin để điều trị suy tim → Sử dụng digoxin hợp lý giống
phác đồ. Thận trọng: Digoxin dễ gây độc, phải chú ý đến các dấu hiệu
sớm nhiễm độc digoxin và tần số tim thường phải duy trì trên 60 lần/phút
 Cần tạm ngừng thuốc khi nhịp tim 60ck/phút
Thuốc Tác dụng Chỉ định Liều lượng – Cách dùng
Nitroglycerin Dự phòng cơn đau thắt Dùng dạng thuốc giải phóng chậm 2,5 - 6,5 mg
là thuốc chống ngực. 1 viên, 2 lần/ngày.
đau thắt ngực Điều trị suy tim sung Uống thuốc trước bữa ăn sáng và ăn chiều.
3. Nitromint thuộc dẫn xuất huyết Uống nguyên viên (không nhai). Nếu cơn đau
nitrat. chủ yếu xảy ra vào ban đêm: bạn nên uống vào
buổi sáng và trước khi đi ngủ.

Hydrochloroth Phù do suy tim và các 25mg/ngày/lần dùng ngắt quãng 3 ngày / tuần
4. iazide (HCTZ) nguyên nhân khác (gan, Dùng đường uống . Vào buổi sáng
Hypothiazid là thuốc lợi thận, do corticosteroid,
tiểu thiazide oestrogen).
Bổ sung kali Phòng ngừa tình trạng Uống phòng trong liệu pháp lợi niệu và phù:
huyết giảm kali máu ở những 40 mmol kali clorid/ngày. Tuy nhiên BN chưa
bệnh nhân đang điều trị có dấu hiệu giảm Kali huyết nên điều trị uống
5. Kaleoride với thuốc lợi tiểu, bổ sung: 1200 mg Kali clorid tương đương 16
corticosteroid và những mmol Kali x 2 lần / ngày
tình trạng khác gây mất Uống vào bữa ăn hoặc ngay sau bữa ăn với
kali nghiêm trọng nhiều nước.
Thuốc Tác dụng Chỉ định Liều lượng – Cách dùng
Thuốc chống Cơn nhịp nhanh kịch Khởi đầu: 150 mg, 3 lần/ngày, có thể tăng liều nếu
loạn nhịp tim phát trên thất, bao gồm cần thiết với khoảng cách 3 đến 4 ngày, tới 300
6.
nhóm IC cuồng động nhĩ hoặc mg, 3 lần/ngày.
Propafenon
rung nhĩ kịch phát và Nuốt toàn bộ viên thuốc, không nghiền hoặc nhai.
nhịp nhanh kịch phát. Có thể uống thuốc cùng bữa ăn
Acenocoumarol Bệnh tim gây tắc Liều lượng phải được điều chỉnh nhằm đạt mục
Thuốc chống mạch: Dự phòng biến đích ngăn cản cơ chế đông máu tới mức không
đông máu loại chứng huyết khối tắc xảy ra huyết khối nhưng tránh được chảy máu tự
kháng vitamin mạch do rung nhĩ, phát.
K. bệnh van hai lá, van 4 mg trong ngày đầu tiên, 4 - 8 mg trong ngày thứ
7. Sintrom
nhân tạo. hai; duy trì liều hàng ngày là 1 - 8 mg, tùy vào đáp
Dự phòng nhồi máu cơ ứng. Hiệu chỉnh liều thường tiến hành từng nấc 1
tim mg dựa vào việc đo thời gian prothrombin (PT)
biểu thị bằng tỷ số chuẩn hóa quốc tế INR.
Cách dùng: đường uống
Tác dụng không mong muốn
Thuốc ADR
• Buồn nôn , nôn mửa , tiêu chảy;
• Ngứa, đổ mồ hôi, phản ứng dị ứng;
• Đỏ bừng (nóng đột ngột, đỏ hoặc cảm giác ngứa ran);
1. Benzathyl
• Cảm thấy lo lắng, căng thẳng, yếu hoặc mệt mỏi;
peniciline
• Nhức đầu , chóng mặt , buồn ngủ;
• Đau cơ hoặc khớp;
• Đau, sưng, bầm tím hoặc một cục cứng ở nơi tiêm.
• Chóng mặt
• Ngất xỉu
• Nhịp tim hoặc mạch nhanh, đập thình thịch hoặc bất thường
• Nhịp tim chậm
2. Digoxin
• Buồn nôn, tiêu chảy;
• Cảm thấy yếu hoặc chóng mặt;
• Nhức đầu , suy nhược, lo lắng, trầm cảm
• Phát ban.
Tác dụng không mong muốn
Thuốc ADR
• Nhức đầu; Đỏ bừng mặt, khô miệng, bồn chồn, nhìn mờ, phản ứng dị ứng da, trụy mạch
đôi khi có nhịp tim chậm và ngất.
3. Nitromint • Hồi hộp, chân và mắt cá chân bị phù, tăng huyết áp, mất vị giác.
• Sử dụng thuốc liên tục, 3 lần/ngày (sáng, trưa, chiều), có thể dẫn đến dung nạp (lờn)
nitrate và dung nạp chéo với dẫn xuất nitrate khác
4. • Mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu.
Hypothiazid • Giảm kali huyết, tăng acid uric huyết, tăng glucose huyết, tăng lipid huyết (ở liều cao).
5. Kaleoride • Tăng kali máu; Liều cao có thể gây loét dạ dày, tá tràng.
• Mệt mỏi, đau ngực (đau thắt ngực), chóng mặt, nhức đầu, chán ăn; Rối loạn dẫn truyền
6. xung động, tác dụng gây loạn nhịp bao gồm nguy cơ loạn nhịp thất nặng, gây nên hoặc
Propafenon làm nặng thêm suy tim (tác dụng giảm lực co cơ); Mắt mờ, bồn chồn; Táo bón, ỉa chảy,
buồn nôn, nôn, vị kim loại, khô miệng, đau bụng, chán ăn, đầy hơi; Phát ban.
• Các biểu hiện chảy máu có thể xảy ra trên khắp cơ thể: Hệ TKTƯ, các chi, các phủ
7. Sintrom
tạng, trong ổ bụng, trong nhãn cầu,…
Tương tác thuốc
Digoxin và hydrochlorothiazide: Trung bình
Hydroclorothiazid và thiazid làm tăng độc tính của digitalis và tăng nguy cơ loạn
nhịp.
Xử trí: định lượng nồng độ digoxin trong huyết tương ở người bệnh và thông thường
phải giảm liều digoxin, đặc biệt khi dùng liều digoxin tương đối lớn hoặc khi nồng độ
trong huyết tương tương đối cao.
Digoxin và Propafenone: Trung bình
Propafenon làm tăng nồng độ digoxin huyết thanh khoảng từ 35% với liều propafenon
450 mg/ngày đến 85% với liều 900 mg/ngày mà không ảnh hưởng đến độ thanh thải
digoxin ở thận.
Xử trí: định lượng nồng độ digoxin trong huyết tương ở người bệnh dùng đồng thời
và thông thường phải giảm liều digoxin khi bắt đầu dùng propafenon, đặc biệt khi
dùng liều digoxin tương đối lớn hoặc khi nồng độ trong huyết tương tương đối cao.
Acenocoumarol và Thực phẩm: Yếu
Nước ép nam việt quất nên tránh ở những bệnh nhân dùng
Sinthrome do có nguy cơ tăng cường chống đông máu trên lý
thuyết.
Xử trí: Tăng cường giám sát y tế và theo dõi INR nên được
xem xét đối với bất kỳ bệnh nhân nào đang dùng Sinthrome và
thường xuyên uống nước ép nam việt quất. Cần thận trọng
tương tự với các sản phẩm này.
Digoxin và Thực phẩm : Yếu
Sử dụng digoxin với một bữa ăn nhiều chất xơ đã được chứng minh
là làm giảm sinh khả dụng của nó gần 20%. Chất xơ có thể cô lập tới
45% lượng thuốc khi dùng đường uống.
Xử trí: Bệnh nhân nên duy trì một chế độ ăn uống bình thường mà
không có sự thay đổi đáng kể về lượng chất xơ trong khi digoxin
đang được chuẩn độ.
IV. THEO DÕI ĐIỀU TRỊ

CHĂM SÓC
THEO DÕI Y LỆNH  Khuyến khích tập luyện
 Cho BN uống thuốc theo thể lực nhẹ
 Tiến triển bệnh
chỉ định  Giảm muối: Bệnh nhân
 Mạch, nhiệt độ, HA, chỉ được dùng < 3g muối
nhịp thở.  Làm các xét nghiệm cơ
NaCl /ngày, tức là < 1,2g
 Các chỉ số: Nt – pro bản. (50 mmol) Na+/ngày.
BNP, EF, Hct, Hgb  Tùy theo tiến triển bệnh  Chỉ nên dùng cho
và các chỉ số cận lâm sàng khoảng 500 – 1000 ml
để hiệu chỉnh liều thuốc lượng dịch đưa vào cơ thể
mỗi ngày
THEO
 Bệnh nhân phải được giáo dục kỹ về lối sống, về chế độ ăn uống, tránh
những yếu tố nguy cơ (hút thuốc lá, rượu), tránh các thuốc có hại đến
suy tim như corticoid, thuốc chống viêm khác…
DÕI  Tiếp tục điều trị tốt các yếu tố nguy cơ thấp tim

ĐIỀU  Bệnh nhân cần được chuẩn bị tâm lý, có sự phối hợp tốt trong điều trị
và chung sống với bệnh.
TRỊ  Bệnh nhân vẫn được khuyến khích tập thể dục đều đặn trong khả năng
cho phép.
 Bệnh nhân cần tự mình theo dõi các diễn biễn sức khỏe và các rối loạn
như huyết áp, nhịp tim, triệu chứng lâm sàng, mức độ khó thở… để điều
chỉnh và thông báo cho các bác sỹ biết..
Điều trị lâu dài
 Giảm muối: Bệnh nhân chỉ được dùng < 3g muối NaCl /ngày, tức là
< 1,2g (50 mmol) Na+/ngày.
 Chỉ nên dùng cho khoảng 500 – 1000 ml lượng dịch đưa vào cơ thể mỗi
ngày
o Do BN suy tim có phù nên cần giảm lượng nc và muối (tăng trữ nước)
để tránh làm tăng lưu lượng tuần hoàn gây sức ép lên tim và làm nặng
phù
 Sau điều trị ổn định tiếp tục dùng nitromint trợ tim
 Theo dõi Tốc độ lọc cầu thận để hiệu chỉnh liều các thuốc
 Bổ sung kali bằng đường ăn uống nếu thiếu
Tài liệu tham khảo
⊷ 1. Drugs.com
⊷ 2. Dược thư quốc gia Việt Nam, 2018
⊷ 3. EMC: https://www.medicines.org.uk/emc
⊷ 4. Khuyến cáo chuẩn đoán và điều trị suy tim - Hội Tim
Mạch Quốc Gia Việt Nam – 2015
⊷ 5. Khuyến cáo về chuẩn đoán và điều trị các bệnh van tim -
Hội Tim Mạch Học Việt Nam - 2008
Thank
s!
Does anyone have any questions?

You might also like