You are on page 1of 20

Khoa Luật Thương Mại

Lớp Thương mại 44A1

BUỔI THẢO LUẬN THỨ NHẤT


CHỦ THỂ CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ
(phần chung)

Bộ môn: những quy định chung về luật dân sự

Giảng viên: PGS.TS. Đỗ Bá Đại

Thành viên

Họ và tên Mã số sinh viên


Chung Gia Bảo 1953801011019
Phạm Ngọc Quỳnh Giao 1953801011048
Nguyễn Thị Thùy Duyên 1953801011043
Võ Thu Giang 1953801011047
Trần Thị Bảo Chân 1953801011021
Đặng Thị Ngọc Hà 1953801011049
Trần Hoàng Hoài Anh 1953801011009
Trần Đình Dũng 1953801011039
Contents
1 NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ CÁ NHÂN
1.1 Hoàn cảnh của ông P như trong quyết định được bình luận có thuộc trường hợp mất năng
lực hành vi dân sự không? Vì sao? ................................................................................................. 3
1.2 Nêu những điểm giống mà khác nhau giữa hạn chế năng lực hành vi dân sự và mất năng lực
hành vi dân sự ................................................................................................................................ 4
1.3 Trong Quyết định được bình luận, ông P có thuộc trường hộp người bị hạn chết năng lực
hành vi dân sự không? Vì sao? ....................................................................................................... 5
1.4 Điểm khác nhau cơ bản giữa người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và người khó khăn
trong nhận thức làm chủ hành vi ................................................................................................... 5
1.5 Tòa án xác định ông P thuộc trường hợp người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành
vi có thuyết phục không? Vì sao? ................................................................................................... 6
1.6 Việc Tòa án không để bà H là người giám hộ cho ông P có thuyết phục không? Vì sao? ........ 7
1.7 Việc Tòa án để bà T là người giám hộ cho ông P có thuyết phục không? Vì sao?.................... 7
1.8 Với vai trò là người giám hộ, bà T được đại diện cho ông P trong những giao dịch nào? Vì
sao?................................................................................................................................................. 8
1.9 Suy nghĩ của anh/chị về chế định người khó khăn trong nhân thức, làm chủ hành vi mới
được bổ sung trong BLDS 2015. ..................................................................................................... 8
2 TƯ CÁCH PHÁP NHÂN VÀ HỆ QUẢ PHÁP LÝ
2.1 Những điều kiện để tổ chức được thừa nhận là một pháp nhân .......................................... 10
2.2 Trong bản án số 1117, theo Bộ tài nguyên và môi trường, Cơ quan của Bộ Tài nguyên và môi
trường có tư cách pháp nhân hay không? Đoạn nào trong Bản án có câu trả lời đó. ................. 11
2.3 Trong Bản án số 1117, vì sao Tòa án xác định Cơ quan đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường
không có tư cách pháp nhân. ....................................................................................................... 11
2.4 Suy nghĩ trên của anh/chị về hướng giải quyết trên của Toàn án.......................................... 12
2.5 Pháp nhân và cá nhân có gì khác nhau về năng lực pháp luật dân sự? nêu cơ sở khi trả lời: 13
2.6 Giao dịch do người đại diện của pháp nhân xác lập nhân danh pháp nhân có ràng buộc đối
pháp nhân không? Nêu cơ sở pháp lý. ......................................................................................... 14
2.7 Trong tình huống trên, hợp đồng kí kết với Công ty Nam Hà có ràng buộc Công ty Bắc Son
không? Vì sao? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời................................................................................ 15
3 TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA PHÁP NHÂN
3.1 Trách nhiệm của pháp nhân đối với nghĩa vụ của các thành viên và trách nhiệm của các
thành viên đối với nghĩa vụ của pháp nhân ................................................................................. 16
3.2 Trong bản án được bình luận, bà Hiền có là thành viên của Công ty Xuyên Á không? Vì sao?
...................................................................................................................................................... 17
3.3 Nghĩa vụ đối với Công ty Ngọc Bích là nghĩa vụ của Công ty Xuyên Á hay của bà Hiền? Tại
sao?............................................................................................................................................... 18
3.4 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa cấp sơ thẩm và Tòa cấp phúc thẩm liên
quan đến nghĩa vụ đối với Công ty Ngọc Bích .............................................................................. 18
3.5 Làm thế nào để bảo vệ quyền lợi của Công ty Ngọc Bích khi Công ty Xuyên Á đã bị giải thể.
...................................................................................................................................................... 19

2
1 NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ CÁ NHÂN
Tóm tắt bản án 11/2017/QÐDS—ST «Vv Tuyên bố việc người có khó khăn
trong nhận thức và làm chủ hành vi»

Nguyên đơn bà Vũ Thị H, yêu cầu tuyên bố ông Lê Văn P (bị đơn) có khó
khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi nhằm mục đích giải quyết vụ án ly hôn
giữa bà Vũ Thị H và ông Lê Văn P.

Bà Vũ Thị H và ông Lê Văn P có quan hệ vợ chồng, đăng ký kết hôn tại


UBND xã Đ ngày 12 tháng 02 năm 2014.Ông Lê Văn P mắc bệnh tâm thần từ năm
2004 và hiện đang được điều trị ngoại trú nhà. Kết luận giám định pháp y tâm thần
số: 286/KL—GĐTC ngày 22/05/2017 ông Lê Văn P về mặt pháp luật là người có
khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi. Ông Lê Văn P yêu cầu tòa án chỉ
định bà Huỳnh Thị T (người có đã nuôi dưỡng ông P từ nhỏ ) là người giám hộ cho
mình và bà Huỳnh Thị T cũng đồng ý làm người giám hộ cho ông P

Tòa án sơ thẩm tuyên bố ông Lê Văn P có khó khăn trong nhận thức và làm
chủ hành vi. Đồng thời chỉ định bà Huỳnh Thị T là người giám hộ cho ông Lê Văn
P.

1.1 Hoàn cảnh của ông P như trong quyết định được bình luận có thuộc trường
hợp mất năng lực hành vi dân sự không? Vì sao?
Hoàn cảnh của ông P trong quyết định trên không được xem là người mất
năng lực hành vi dân sự vì:

Theo điều 22 bộ luật dân sự năm 2015 thì người mất năng lực hành vi dân sự
là người mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác mà dân đến việc không thể nhận
thức, làm chủ được hành vi của mình. Nhưng ông P trong trường hợp này chỉ mắc
bệnh rối loạn lưỡng cực (là một chứng bệnh rối loạn cảm xúc tâm thần gây ra sự
biến đổi cảm xúc không ổn định) và đang trong quá trình thuyên giảm, được bác sĩ
cho điều trị ngoại trú. Ông P trong trường hợp này mặc dù mắc bệnh tâm thần
nhưng vẫn có thể nhận thức được trong một chừng mực nhất định, không phải là
mất hẳn.

3
Ngoài ra, theo kết luật giám định pháp y tâm thần số: 286/KLGĐTC thì về
mặt pháp lý: ông P chỉ thuộc trường hợp khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành
vi.

1.2 Nêu những điểm giống mà khác nhau giữa hạn chế năng lực hành vi dân sự và
mất năng lực hành vi dân sự
Giống nhau:

Khi và chỉ khi có quyết định của tòa án tuyên bố mất hoặc hạn chế năng lực
hành vi dân sự

Cá nhân bị mất và hạn chế năng lực hành vi dân sư không thể tự mình tham
gia vào các giao dịch dân sự, cần có người đại điện theo quy định của pháp luật.

Khi không còn căn cứ cho rằng họ bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vì
dân sự thì họ có quyền khôi phục lại năng lực của mình (ngắn gọn: khi không còn căn
cứ thì họ có thể khôi phục năng lực).

Khác nhau:

Tiêu chí Hạn chế năng lực Mất năng lực


Đối tượng - Điều 24 bộ luật dân sự 2015. - Điều 22 bộ luật dân sự 2015.
- Người nghiện các chất kích - Người bệnh tâm thần, người
thích không kiểm soát được không thể nhận thức và làm chủ
hành vi của mình dẫn đến phá được hành vi.
tán tài sản gia đình.
Cơ sở để tòa ra Theo yêu cầu của người có Theo yêu cầu của người có
quyết định quyền, lợi ích liên quan hoặc quyền lợi ích liên quan hoặc theo
cơ quan , tổ chức hữu quan. kết quả giám định pháp y tâm
thần.
Hệ quả Giao dịch dân sự không có Không thể tham gia vào bất kì
hiệu lực pháp lí, trừ trường giao dịch dân sự nào.
hợp có sự đồng ý của người Mọi giao dịch đều thông qua
đại diện hoặc phục vụ cho sinh người đại diện.
hoạt hằng ngày.
Người đại diện Do tòa án quy định. Người giám hộ có thể là cá nhân
hoặc pháp nhân.

4
Người đại diện có thể được chỉ
định (bị động) hay đương nhiên
trở thành (chủ động) theo quy
định của pháp luật.

1.3 Trong Quyết định được bình luận, ông P có thuộc trường hộp người bị hạn chết
năng lực hành vi dân sự không? Vì sao?
Hoàn cảnh của ông P trong quyết định trên không được xem là người hạn
chế năng lực hành vi dân sự vì:

Theo điều 24 bộ luật dân sự năm 2015 “người hạn chế năng lực hành vi dân
sự là người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tài sản của
gia đình …” . Ở điều luật này, ý chí của nhà lập pháp muốn thể hiện rằng người bị
hạn chế năng lực là người do chính ý chí chủ quan của họ sử dụng ma túy, các chất
kích thích mà dẫn đến việc không còn điều khiển được hành vi của mình. Từ phân
tích trên, ông P không thể nào là người hạn chế năng lực hành vi dân sự được. Bởi
lẽ, ông P không dùng chất ma túy, các chất kích thích khác dẫn đến việc không
kiểm soát được hành vi của mình, mà là do căn bệnh mà chính ông cũng không
muốn mắc phải.

1.4 Điểm khác nhau cơ bản giữa người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và
người khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi

Tiêu chí Khó khăn trong nhận thức Hạn chế năng lực Mất năng lực
Đối tượng Người thành niên do tình Người nghiện ma Người bệnh tâm
trạng thể chất hoặc tinh thần túy, các chất kích thành và các
mà không đủ khả năng nhận thích. bệnh khác mà
thức, làm chủ hành vi nhưng không thể làm
chưa đến mức độ mất năng chủ được hành
lực hành vi dân sự, - ví dụ: vi, nhận thức.
bị tai nạn khiến não bị tổn

5
thương, người bị mất trí nhớ
theo chu kì…
Cơ sở Khi tòa án quyết định. Khi tòa án quyết Khi tòa án ra
định. quyết định tuyên
bố.
Người đại Người giám hộ do tòa án chỉ Người đại diện Người đại diện
diện định. theo quy định. theo pháp luật.
Trường hợp Không còn căn cứ tuyên bố. Không còn căn cứ Không còn căn
chấm dứt tuyên bố. cứ tuyên bố.

1.5 Tòa án xác định ông P thuộc trường hợp người có khó khăn trong nhận thức,
làm chủ hành vi có thuyết phục không? Vì sao?
Tòa án xác định ông P thuộc trường hợp người có khó khăn trong nhận thức
làm chủ hành vi là hoàn toàn thuyết phục, bởi vì:

Tiền sử bệnh án của ông P thì ông bị bệnh tâm thần từ năm 2004, được điều
trị tại bệnh viện tâm thần Đà Nẵng, đế năm 2007 thì xuất viện và được điều trị
ngoại trú. Chứng tỏ bệnh tâm thần của ông P có dấu hiệu thuyên giảm

Kết luật giám định pháp y tâm thần số: 286/KLGĐTC thì về mặt pháp lý:
ông P chỉ thuộc trường hợp khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Từ đó, việc tòa có căn cứ để kết luận rằng ông P thuộc trường hợp khó khăn
trong nhận thức làm chủ hành vi là thuyết phục. Tình trạng của ông P không đến
mức mất hoàn toàn khả năng điều khiển hành vi của mình.

Tuy nhiên, trong phiên tòa xét xử này có mặt của ông P, nhưng việc tòa
không đề cập gì đến ông P có đồng ý với quyết định của tòa án, khiến quyền của
ông P không được đảm bảo. Bởi lẽ, người khó khăn trong nhận thức làm chủ hành
vi không hoàn toàn mất khả năng nhận thức, làm chủ hành vi. Cho nên, việc tuyên
ông P có thuộc trường hợp này hay không phải có ý kiến của ông P nếu xác định
được tại thời điểm phiên tòa diễn ra, ông P có khả năng nhận thức, làm chủ hành vi.

6
1.6 Việc Tòa án không để bà H là người giám hộ cho ông P có thuyết phục không?
Vì sao?
Việc tòa án không để bà H là người giám hộ cho ông P là thuyết phục, bởi vì:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 54 BLDS năm 2015, trường hợp tòa tuyên
bố một người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi thì tòa sẽ chỉ định
người giám hộ cho họ trong số những người giám hộ theo quy định tại Điều 53
BLDS năm 2015 tức là: nếu chồng là người có khó khăn trong nhận thức và làm
chủ hành vi thì vợ là người giám hộ đương nhiên. Nhưng trong trường hợp này, bà
Vũ Thị H yêu cầu tuyên bố ông P có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi
nhằm mục đích giải quyết vụ án ly hôn giữa bà và ông P.

Theo khoản 2 điều 46 BLDS 2015

Trường hợp giám hộ cho người có khó khăn trong nhận thức làm chủ
hành vi thì phải được sự đồng ý của người đó nếu họ có năng lực thể
hiện ý chí của mình tại thời điểm yêu cầu

Tại phiên tòa, ông P đã yêu cầu tòa chỉ định bà Huỳnh Thanh T làm người
giám hộ và bà T cũng đã đồng ý làm người giám hộ.

1.7 Việc Tòa án để bà T là người giám hộ cho ông P có thuyết phục không? Vì sao?
Việc tòa để cho bà T là giám hộ cho ông P là thuyết phục, bởi vì:

Theo khoản 2 điều 46 BLDS 2015

Trường hợp giám hộ cho người có khó khăn trong nhận thức làm chủ
hành vi thì phải được sự đồng ý của người đó nếu họ có năng lực thể
hiện ý chí của mình tại thời điểm yêu cầu

Cha ông P đã mất, mẹ ông P bỏ nhà đi 20 năm không có tin tức, không biết
còn sống hay đã chết nên không thể là người giám hộ đương nhiên cho ông P. Tại
phiên tòa, ông P đã yêu cầu tòa chỉ định bà Huỳnh Thanh T làm người giám hộ và
bà T cũng đã đồng ý làm người giám hộ. cho nên việc cho bà T là người giám hộ sẽ
bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của ông P, đồng thời đây cũng là ý chí của ông
P. Trong bối cảnh chế định người khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi còn
mới, chưa có nhiều bổ sung, đóng góp để hoàn thiện thì quyết định này cho thấy sự

7
tôn trọng ý kiến của người khó khăn trong nhận thức là chủ hành vi, bởi lẽ, họ chưa
hoàn toàn mất hết khả năng nhận thức làm chủ hành vi của mình.

Một đề xuất để vừa đúng luật cũng như bảo vệ quyền và lợi ích của ông P thì
nên cử,chỉ định bà H làm người giám hộ, còn bà T làm người giám sát việc giám
hộ.

1.8 Với vai trò là người giám hộ, bà T được đại diện cho ông P trong những giao
dịch nào? Vì sao?
Với vai trò là người giám hộ cho người khó khăn trong nhận thức làm chủ
hành vi, bà T được đại diện trong những giao dịch dân sự mà tòa án quyết định theo
khoản 1 Điều 58 BLDS 2015. Các giao dịch dân sự phải nhằm bào vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của ông P

1.9 Suy nghĩ của anh/chị về chế định người khó khăn trong nhân thức, làm chủ
hành vi mới được bổ sung trong BLDS 2015.
Trước đây theo BLDS 2005, căn cứ vào khả năng nhận thức và làm chủ hành
vi mà được phân ra 2 mức độ: người thành niên và không có mắc các bệnh tâm thần
thì có năng lực hành vi năng lực đầy đủ. Người mắc các bệnh về tâm thần thì thuộc
nhóm bị mất năng lực hành vi dân sự. Nhưng, liệu một người mắc các bệnh tâm
thần nhưng chưa tới mức mất khả năng nhận thức, làm chủ hành vi (như những
người già, khi cơ quan bộ phận cơ thể bị lão hóa, có lúc họ kiểm soát được nhận
thức, làm chủ hành vi nhưng có lúc không, hay những người mắc các bệnh như
Parkinson, Alzheimer) thì sẽ đặt họ vào trường hợp nào? Và cũng không thể đặt họ
ở cả 2 trường hợp nêu trên vì như vậy sẽ không đảm bảo đến quyền và lợi ích hợp
pháp của họ. Cho nên ở BLDS 2015 đã thêm vào chế định người khó khăn trong
nhận thức làm chủ hành vi để khỏa lấp chỗ trống đó, phù hợp với tinh thần tại Điều
14 Hiến pháp 2013 “1. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con
người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công
nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”.. Đây được coi là
điểm mới có giá trị, thể hiện được tính bao quát các trường hợp người được giám
hộ, góp phần bảo vệ tốt hơn các chủ thể được xem người yếu thế trong các giao dịch
dân sự.

8
Tuy nhiên, khi đưa ra chế định này, pháp luật cũng cần đưa ra những chế
định nhằm bảo vệ họ, bởi lẽ nhóm người này không hoàn toàn mất năng lực nhận
thức, làm chủ hành vi mà chỉ là khó khăn trong việc đó. Pháp luật cũng đã cụ thể
hóa trong điều luật nhằm bảo vệ tốt hơn nhóm người yếu thế này như khoản 2 điều
46. Em có một số kiến nghị để hoàn thiện chế định và bảo vệ tốt hơn nhóm người
khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi như sau:

Thứ nhất, quy định rõ các loại bệnh nào là bệnh thuộc chế định người khó
khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và loại bệnh thuộc người mất năng lực hành
vi dân sự, để tránh sự nhầm lẫn trong quá trình xét xử, giải quyết vụ án.

Thứ hai, quy định việc sau phiên tòa xét xử, trong trường hợp người khó
khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi có khả năng thể hiện ý chí của mình muốn
thay đổi người giám hộ hoặc thay đổi quyền và nghĩa vụ của người giám hộ, nhằm
bảo vệ tốt hơn người được giám hộ, đặc biệt là những người già nhưng có khối tài
sản lớn hoặc người giám hộ không làm tròn nghĩa vụ của mình (nhận giám hộ chỉ
nhằm mục đích lợi ích vật chất)

9
2 TƯ CÁCH PHÁP NHÂN VÀ HỆ QUẢ PHÁP LÝ
2.1 Những điều kiện để tổ chức được thừa nhận là một pháp nhân
Theo điều 74 Bộ luật Dân sự, một tổ chức được công nhận là có tư cách
pháp nhân khi hội đủ 4 điều kiện sau đây:

Tổ chức đó được thành lập hợp pháp (theo quy định của pháp luật Việt
Nam).

Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ.

Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài
sản độc lập đó.

Nhân danh mình tham gia vào quan hệ pháp luật một cách độc lập..

Sau đây chúng ta sẽ làm rõ 4 điều kiện này:

1. Pháp nhân là một chủ thể pháp luật được thành lập theo quy định của pháp
luật Việt Nam

Pháp nhân không phải là một người (một cá nhân) mà phải là một tổ chức.
Tổ chức này được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành
lập. Vì thế tổ chức đó được công nhận là có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp
giấy chứng nhận thành lập.

2. Pháp nhân phải có cơ cấu tổ chức chặt chẽ

Pháp nhân phải có điều lệ hoạt động rõ ràng, có cơ cấu tổ chức cụ thể, có
người đại diện theo pháp luật để nhân danh (thay mặt, đại diện) cho pháp nhân thực
hiện các giao dịch

Pháp nhân phải có cơ quan điều hành bao gồm các bộ phận, phòng ban được
phân chia cụ thể. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng bộ phận, phòng ban
được quy định rõ ràng trong điều lệ hoặc trong quyết định thành lập.

Pháp nhân có con dấu riêng do người đại diện của tổ chức quản lý và sử
dụng.

3. Có tài sản độc lập và tự chịu trách nhiệm với các tài sản đó

10
Theo quy định của pháp luật thì pháp nhân phải sở hữu một lượng tài sản
nhất định để sử dụng trong các giao dịch và hoàn toàn chịu trách nhiệm với các tài
sản đó. Tài sản này được pháp luật công nhận thuộc quyền sở hữu của pháp nhân,
tức là pháp nhân có toàn quyền sử dụng mà không chịu sự chi phối, kiểm soát của
bất kỳ ai. Tài sản đó phải hoàn toàn tách biệt với tài sản của các cá nhân là thành
viên nên các thành viên chỉ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn góp vào
tổ chức. Đây là sự khác biệt rất lớn để phân biệt giữa pháp nhân với thể nhân (cá
nhân).

4. Pháp nhân có quyền nhân danh chính mình tham gia vào các quan hệ pháp
luật

Pháp nhân có quyền nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật
thông qua người đại diện theo pháp luật. Người này là một cá nhân có quyền thực
hiện mọi giao dịch dân sự phát sinh trong quá trình hoạt động. Tham gia với tư cách
là nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trước tòa án, trọng
tài và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

2.2 Trong bản án số 1117, theo Bộ tài nguyên và môi trường, Cơ quan của Bộ Tài
nguyên và môi trường có tư cách pháp nhân hay không? Đoạn nào trong Bản án có
câu trả lời đó.
Trong bản án số 1117, theo Bộ Tài nguyên và Môi trường thì văn phòng đại
diện Bộ Tài nguyên và Môi trường có tư cách pháp nhân, trích dẫn sau đây của bản
án đã chứng minh điều đó:

Cơ quan đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị
trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đại diện hạch toán báo sổ khi
thực hiện dự toán, quyết toán phải theo phân cấp của Bộ, phải thuộc theo sự phân
bổ ngân sách của Nhà nước và phân cấp của Bộ Tài nguyên và Môi trường chứ
không phải là một cơ quan hạch toán độc lập. Mặc dù trong quyết định số 1367 nói
trên có nội dung “Cơ quan đại diện có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản
riêng” nhưng là Cơ quan đại diện Bộ phải hạch toán báo sổ nên cơ quan này có tư
cách pháp nhân nhưng là tư cách pháp nhân không đầy đủ.

2.3 Trong Bản án số 1117, vì sao Tòa án xác định Cơ quan đại diện Bộ Tài nguyên
và Môi trường không có tư cách pháp nhân.
Theo quy định tại Điều 92 BLDS 2005 thì

11
… 2. Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, có
nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lọi ích hợp pháp của pháp nhân và
được thực hiện nhiệm vụ bảo vệ các lợi ích đó…

4. Văn phòng đại diện, chi nhánh không phải là pháp nhân. Người
đứng đầu Văn phòng đại diện, chi nhanh thực hiện nhiệm vụ theo ủy
quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn ủy quyền.

Theo quy định của BLDS 2005 thì văn phòng đại diện không phải là pháp
nhân, người đứng đầu Văn phòng đại diện chỉ thực hiện những nhiệm vụ theo ủy
quyền của pháp nhân.

Theo khoản 3 Điều 84 BLDS 2005 “Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức
khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó”. Nhưng cơ quan đại diện của Bộ Tài
nguyên và Môi trường phải hạch toán báo sổ khi thực hiện dự toán, quyết toán phải
theo phân cấp của Bộ, phụ thuộc theo sự phân bổ ngân sách của Nhà nước và phân
cấp của Bộ Tài nguyên và Môi trường không có tài sản độc lập đối với Bộ
TN&MT.

Từ những phân tích trên, tòa án quyết định cơ quan đại diện Bộ Tài nguyên
và Môi trường không có tư cách pháp nhân là có cơ sở và hoàn toàn hợp lý.

2.4 Suy nghĩ trên của anh/chị về hướng giải quyết trên của Toàn án.
Theo em, em đồng tình với nhận định của tòa phúc thẩm. Việc tòa sơ thẩm
xác định bị đơn trong vụ án là cơ quan đại diện là không đúng quy định của pháp
luật dân sự. Khi thụ lý vụ án, thấy ông Hùng khởi kiện không đúng đối tượng, lẽ ra
tòa sơ thẩm phải hướng dẫn ông Hùng xác định lại nhưng không làm, đồng thời
chính tòa cũng xác định sai. Do đó để đảm bảo quyền lợi cho ông Hùng, tòa phúc
thẩm đã tuyên hủy án sơ thẩm để giải quyết lại.

Trong vụ án này, cơ quan đại diện của bộ chỉ có tư cách tố tụng khi có sự ủy
quyền tham gia tố tụng của bộ chủ quản tức bộ TN&MT nhưng trong trường hợp
này Bộ TN&MT không có sự ủy quyền cho cơ quan đại diện bộ tại TP HCM nên cơ
quan này không có tư cách tố tụng. Dù trong quyết định thành lập có nói cơ quan
đại diện có tư cách pháp nhân nhưng thực tế thì tư cách này không đầy đủ vì hoạt
động của cơ quan đại diện vẫn phụ thuộc vào bộ chủ quản.

12
Hướng giải quyết yêu cầu xác định lại tư cách pháp nhân của bị đơn là văn
phòng đại diện Bộ TN&MT là đúng đắn và phù hợp với quy định của pháp luật.
Việc Bộ TN&MT xác định tư cách pháp nhân cho văn phòng đại diện của mình là
trái với Điều 92 BLDS 2005 và cần hủy bỏ quyết định 1367 của Bộ TN&MT.

Tòa án yêu cầu cấp sơ thẩm xem xét lại tư cách tố tụng của bị đơn là kịp thời
nhằm bảo đảm pháp luật được áp dụng đúng đắn, bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích
của các bên tham gia tố tụng.

2.5 Pháp nhân và cá nhân có gì khác nhau về năng lực pháp luật dân sự? nêu cơ sở
khi trả lời:
Năng lực pháp luật của pháp nhân và cá nhân có những điểm khác nhau sau
đây.

Thứ nhất:

trong BLDS 2005 năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân bị thu hẹp so với
cá nhân.

Tại Điều 14 BLDS 2005 quy định “năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là
khả năng hưởng quyền và nghĩa vụ dân sự”. Quy định này được hiểu là các quyền
và nghĩa vụ dân sự của cá nhân được luật định, đây là những quyền và nghĩa vụ
khách quan, là khả năng được Nhà nước đáp ứng những quyền và nghĩa vụ dân sự .

Nhưng tại Điều 86 BLDS 2005 “năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là
khả năng hưởng quyền và nghĩa vụ dân sự phù hợp với mục đích hoạt động của
pháp nhân” . Quy định này đã thu hẹp khả năng hưởng quyền và nghĩa vụ dân sự
của pháp nhân trong thực tế. quan điểm này chưa thuyết phục và mâu thuẫn với lý
luận chung, vì năng lực pháp luật dân sự là khả năng có quyền và nghĩa vụ dân sự
theo quy định của pháp luật, chứ không phải là quyền nghĩa vụ theo mục đích hoạt
động.1

Hiện nay, BLDS 2015 đã bỏ đi cụm từ “phù hợp với mục đích hoạt động của
pháp nhân” nhằm gỡ bỏ những vướng mắc, mở cửa thu hút đầu tư từ nước ngoài
vào nước ta.

1
Trường đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, (28/12/2017), giáo trình những quy định chung về luật dân
sự, nxb Hồng Đức – hội Luật gia Việt Nam, tr189.

13
Thứ hai: thời điểm phát sinh và kết thúc năng lực pháp luật dân sự.

Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và kết thúc
khi người đó mất. 2

Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân thì phát sinh từ thời điểm được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền ban hành thành lập hoặc cho phép thành lập; nếu là
pháp nhân phải đăng kí hoạt đọng thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát
sinh từ thời điểm ghi vào sổ đăng kí; chấm dứt kể từ thời điểm pháp nhân chấm dứt
hoạt động3

Thứ ba: các quyền nhân thân của cá nhân được quy định rộng hơn so với
pháp nhân.

Bởi lẽ, pháp nhân là một thực thể nhân tạo, do con người tạo ra và được pháp
luật thừa nhận. Xuất phát từ bản thân là một thực thể nhân tạo, cho nên các quyền
nhân thân như: xác định lại giới tính (Điều 36), xác định, xác định lại dân tộc (Điều
29),… là không tồn tại. Tuy nhiên, một số quyền nhân thân khác của pháp nhân
cũng được pháp luật công nhận và bảo vệ như: quyền về hình ảnh (Điều 32), quyền
được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín (Điều 34),…

2.6 Giao dịch do người đại diện của pháp nhân xác lập nhân danh pháp nhân có
ràng buộc đối pháp nhân không? Nêu cơ sở pháp lý.
Theo Điều 87 BLDS 2015 “ 1. Pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự về
việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân
danh pháp nhân,…”.

Thì người đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền của pháp nhân khi
nhân danh pháp nhân thực hiện các giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện của
mình thì coi như đó là giao dịch dân sự của pháp nhân đối với bên kia của giao dịch
dân sự. Theo nguyên tắc đó, thì pháp nhân phải chịu những trách nhiệm dân sự do
người đại diện hợp pháp thực hiện giao dịch dân sự.

Tuy nhiên, trường hợp giao dịch dân sự được xác lập thực hiện bởi người
không có quyền đại diện hoặc vượt quá thẩm quyền đại diện thì không làm phát

2
Điều 16 Bộ luật Dân sự 2015.
3
Điều 86 Bộ luật Dân sự 2015.

14
sinh quyền và nghĩa vụ đối với pháp nhân được đại diện. Trừ những trường hợp
được quy định tại Điều 142, 143 BLDS 2015.

2.7 Trong tình huống trên, hợp đồng kí kết với Công ty Nam Hà có ràng buộc Công
ty Bắc Son không? Vì sao? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời
Trong quyết định số 10/QĐ-BS/2N thành lập chi nhánh Công ty Bắc Son có
tư cách pháp nhân có tư cách độc lập là không đúng với quy định của pháp luật
rằng: “ chi nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không
phải là pháp nhân”. 4 Việc Công ty Bắc Son cho rằng chi nhánh Công ty Bắc Son
tại thành phố Hồ Chí Minh có hạch toán kinh tế độc lập nên là một pháp nhân độc
lập là không đúng, mà một thực thể muốn trở thành pháp nhân phải đáp ứng được
yêu cầu tại Điều 73 BLDS 2015.

Công ty Bắc Son phải chịu trách nhiệm với công ty Hà Nam bởi vì:

Thứ nhất, như đã phân tích ở trên, chi nhánh Công ty Bắc Son không phải là
pháp nhân mà là chi nhánh trực thuộc công ty Bắc Sơn.

Thứ hai, trong quyết định thành lập chi nhánh, Công ty Bắc Son đã ủy quyền
cho chi nhánh có quyền được kí kết hợp đồng với khách hàng, nên việc đại diện của
chi nhánh công ty là phù hợp với phạm vi đại diện theo quy định tại Điều 139
BLDS làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của Công ty Bắc Son đối với Công ty Hà
Nam. Vì vậy, theo khoản 1 Điều 87 BLDS 2015 thì Công ty Bắc Son phải chịu
trách nhiệm với Công ty Nam Hà.

4
Khoản 1 Điều 84 Bộ luật Dân sự 2015

15
3 TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA PHÁP NHÂN

Tóm tắt Bản án số: 10/2016/KDTM-PT về “ V/v Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng
hóa” của Tòa án nhân dân tỉnh An Giang.
Nguyên đơn là Công ty TNHH Dịch vụ - Xây dựng - Thương mại Ngọc Bích
(mà đại diện theo ủy quyền là ông Nguyễn Anh Trí) khởi kiện yêu cầu bị đơn là Công
ty TNHH Xuất nhập khẩu Thương mại Xuyên Á (Giám đốc là ông Trần Ngọc Phong)
thanh toán nợ gốc và yêu cầu trả lãi từ ngày 16/06/2011 đến nay theo mức lãi suất cơ
bản của Ngân hàng Nhà nước.

Công ty Xuyên Á phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền và
nghĩa vụ dân sự do người đại diện là ông Trần Ngọc Phong xác lập. Bà Hiền đồng
thời là thành viên của Công ty Xuyên Á, tuy nhiên theo quy định của Bộ luật Dân sự
năm 2005, người của pháp nhân không phải chịu trách nhiệm dân sự thay cho pháp
nhân. Do đó, Công ty Xuyên Á phải chịu trách nhiệm đối với Công ty Ngọc Bích
theo quy định của pháp luật Dân sự.

Trong phiên xét xử, Tòa phúc thẩm quyết định hủy bản án kinh doanh thương
mại sơ thẩm số 02/2015/KDTM – ST ngày 27 tháng 10 năm 2015 của Tòa án nhân
dân huyện Tri Tôn. Đồng thời giao hồ sơ cho Tòa án nhân dân huyện Tri Tôn giải
quyết lại vụ án.

3.1 Trách nhiệm của pháp nhân đối với nghĩa vụ của các thành viên và trách nhiệm
của các thành viên đối với nghĩa vụ của pháp nhân
Theo quy định tại điều 87 BLDS 2015:

Thứ nhất, pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự về quyền, nghĩa vụ dân sự
do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân. Ngoài ra, pháp nhân
cũng phải chịu trách nhiệm dân sự về nghĩa vụ do sáng lập viên hoặc đại diện của
sáng lập viên xác lập, thực hiện để thành lập và đăng kí pháp nhân, trừ trường hợp
có thỏa thuận khác hoặc có luật khác quy định.

Thứ hai, pháp nhân không chịu trách nhiệm thay cho người của pháp nhân
đối với nghĩa vụ dân sự do người của pháp nhân xác lập, thực hiện không nhân danh
pháp nhân, trừ trường hợp luậ có quy định khác.

16
Thứ ba, cá nhân không phải chịu trách nhiệm dân sự do pháp nhân xác lập
thực hiện, trừ trường hợp luật khác có quy định.

Có một số trường hợp ngoại lệ mà thành viên phải liên đới chịu trách nhiệm
dân sự thay cho pháp nhân như là công ty hợp danh. Tài sản của công ty hợp danh
không hoàn toàn độc lập so với tài sản của các thành viên hợp danh là vì, tài sản của
cá nhân thành viên và tài sản của công ty có mối quan hệ không tách rời. Đối với
trách nhiệm tài sản, thì công ty hợp danh phải trả nợ bằng tất cả tài sản hiện có; nếu
còn thiếu, thì các thành viên phải liên đới trả nợ thay bằng tài sản của mình.5

3.2 Trong bản án được bình luận, bà Hiền có là thành viên của Công ty Xuyên Á
không? Vì sao?
Theo nội dung Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 02/2015/KDTM -
ST ngày 27/10/2015 của Tòa án nhân dân (TAND) huyện Tri Tôn: “Chấp nhận yêu
cầu khởi kiện của Công ty TNHH Dịch vụ - Xây dựng – Thương mại Ngọc Bích do
ông Đặng Ngọc Bích làm giám đốc đối với Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thương
mại Xuyên Á do ông Trần Ngọc Phong và bà Võ Thị Thanh Hiền là thành viên về
“Hợp đồng mua bán tài sản””.

Bà Hiền có góp vào Công ty Xuyên Á 26,05% tổng số vốn điều lệ của công
ty. Mà theo như điều lệ của công ty TNHH thì “Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm
hữu hạn (TNHH) hai thành viên trở lên khi đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị phần
vốn các thành viên cam kết góp vào công ty”. Do đó, dựa vào mức vốn bà Hiền đã
góp thì có thể khẳng định bà là một thành viên của Công ty Xuyên Á.
Bà Hiền trong bản án được bình luận không còn là thành viên của Công ty
Xuyên Á, bởi vì: công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thương mại Xuyên Á đã giải thể
theo thông báo về việc doanh nghiệp giải thể ngày 17/3/2014 của Sở Kế hoạch và
Đầu tư tỉnh AN Giang (BL 78), thì theo đó, công ty Xuyên Á đã được giải thể và
được cơ quan có thẩm quyền công nhận, tư cách pháp nhân của công ty Xuyên Á
không còn nữa. Một khi pháp nhân không còn tồn tại, thì đương nhiên các quan hệ
tồn tại trong pháp nhân đó cũng chấm dứt. Cho nên, tại phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm
thì bà Hiền không còn là thành viên của Công ty Xuyên Á. Tuy nhiên, cần xác định
rõ vấn đề thanh toán tài sản của công ty Xuyên Á đã công khai, minh bạch. Nếu trước

5
Trường đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, (28/12/2017), giáo trình những quy định chung về luật dân
sự, nxb Hồng Đức – hội Luật gia Việt Nam, tr 177-178.

17
khi giải thể, công ty Xuyên Á chưa hoàn thành các nghĩa vụ về tài sản thì theo quy
định của pháp luật những người quản lý có liên quan trước kia phải liên đới chịu trách
nhiệm 6

3.3 Nghĩa vụ đối với Công ty Ngọc Bích là nghĩa vụ của Công ty Xuyên Á hay của
bà Hiền? Tại sao?
Nghĩa vụ với Công ty Ngọc Bích là nghĩa vụ của Công ty Xuyên Á, bởi vì:

Tại thời điểm xác lập giao dịch dân sự, thì người đại diện hợp pháp của công
ty Xuyên Á nhân danh Công ty Ngọc Bích để thực hiện giao dịch dân sự, nên Công
ty Xuyến Á phải chịu trách nhiệm dân sự theo quy định Điều 93 BLDS 2005 “1.
Pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự
do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân”.

Bà Hiền không là người phải chịu trách nhiệm dân sự đối với Công ty Ngọc
Bích vì theo quy định khoản 3 Điều 93 BLDS 2005 thì: “Thành viên của pháp nhân
không chịu trách nhiệm dân sự thay cho pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do pháp
nhân xác lập, thực hiện.”

3.4 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa cấp sơ thẩm và Tòa cấp phúc
thẩm liên quan đến nghĩa vụ đối với Công ty Ngọc Bích
Tại phiên tòa sơ thẩm, việc tòa tuyên bố bà Hiền và ông Phong phải liên đới
chịu trách nhiệm về khoản nợ của công ty Xuyên Á đối với công ty Ngọc Bích là
không đúng pháp luật, tại khoản 3 Điều 93 BLDS 2005 đã quy định “thành viên của
pháp nhân không chịu trách nhiệm dân sự thay cho pháp nhân đối với nghĩa vụ dân
sự do pháp nhân xác lập, thực hiện”. Nhưng trong trường hợp, nếu công ty Xuyên Á
chưa thanh toán nợ với Công ty Ngọc Bích mà đã tuyên bố giải thể thì trái quy định
của pháp luật, Tòa án tuyên bố ông Phong và bà Hiền phải chịu trách nhiệm trả nợ
là có cơ sở. Tuy nhiên, phải xác định phần vốn mà mỗi cá nhân đã góp vào để xác
định trách nhiệm trả nợ của mỗi cá nhân góp vốn, nhằm đảm bảo quyền và lợi ích
hợp pháp của mỗi cá nhân.

Tại phiên tòa phúc thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm đã phát hiện ra những sai sót
của Tòa án cấp sơ thẩm như: xác định sai tư cách tố tụng của bà Hiền, chưa thu thập

6
Khoản 2 Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2014

18
chứng cứ làm rõ để xác định lý do giải thể, tài sản của công ty khi giải thể và nghĩa
vụ về tài sản, … Việc phát hiện ra những sai sót này đã đảm bảo hơn quyền và lợi
ích hợp pháp của các bên trong phiên tòa.

3.5 Làm thế nào để bảo vệ quyền lợi của Công ty Ngọc Bích khi Công ty Xuyên Á
đã bị giải thể.
Một trong những điểm then chốt trong giải thể doanh nghiệp là khả năng
thanh toán nợ của công ty đó. Do vậy, doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm
thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác và doanh nghiệp không trong
quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài (khoản 2 Điều 201
Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13).

Trường hợp Công ty Ngọc Bích xác minh được rằng công ty Xuyên Á chưa
thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ cho mình thì có quyền khởi kiện Công ty Xuyên Á
vì trong trường hợp này, Công ty Xuyên Á đã giải thể nhưng không đáp ứng được
nghĩa vụ trả nợ và các nghĩa vụ khác.

Với trường hợp này là hòa giải nữa hai công ty em cho rằng sẽ phù hợp hơn
với tính chất của vụ việc này.

Bởi lẽ, bên bị đơn cũng đã có thiện chí trả cho nguyên đơn số tiền là
36.170.500 đồng và phía nguyên đơn cũng có một phần lỗi khi giao sản phẩm là
gạch có chất lượng kém.

Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại
do các bên thỏa thuận, được tiến hành theo các quy định pháp luật tại Luật Trọng tài
thương mại.

Các ưu điểm của giải quyết tranh chấp bằng trọng tài:

- Các thủ tục linh hoạt, đơn giản, các bên có thể chủ động về thời gian và địa
điểm giải quyết tranh chấp tùy vào từng trung tâm trọng tài có thể thỏa
thuận lựa chọn.
- Các bên có thể lựa chọn trọng tài viên giải quyết nên có thể lựa chọn được
các chuyên gia có chuyên môn và kinh nghiệm thực tế.
- Phán quyết của trọng tài là phán quyết chung thẩm và không bị kháng cáo.
- Mang tính cưỡng chế thi hành.

19
Do đó, việc áp dụng biện pháp trọng tài quốc tế sẽ là cách tốt nhất để bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của các bên.

20

You might also like