You are on page 1of 5

THẢO LUẬN LUẬT HÌNH SỰ CỤM 2

NHÓM
Nguyễn Hoàng Thùy Linh 1853401020122
Nguyễn Thùy Linh 1853401020128
Nguyễn Anh Thảo Hoa 1853401020086
Nguyễn Việt Nga 1853401020156
Bùi Hoàng Hương Minh 1853401020147
Nguyễn Thị Ngọc Khánh 1853401020103
Nguyễn Thị Yến Loan 1853401020134
I. NHẬN ĐỊNH
Câu 10: Một tội phạm nếu trên thực tế đã làm cho đối tượng tác động của tội
phạm tốt hơn so với tình trạng ban đầu thì không bị coi là gây thiệt hại cho xã
hội.
Trả lời: Nhận định sai
Đối tượng tác động của tội phạm là một bộ phận hợp thành của khách thể, khi
hành vi phạm tội tác động đến sẽ gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho các quan
hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ. Đối tượng tác động của tội phạm có thể là con
người, tài sản hay hoạt động bình thường.
Thông thường, hành vi phạm tội làm biến đổi tình trạng bình thường của đối
tượng tác động, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho khách thể của tội phạm. Có
những trường hợp hành vi phạm tội không làm xấu đi tình trạng của đối tượng tác
động, nhưng vẫn gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho khách thể.
Ví dụ: A trộm đồng hồ của B. A mang về, cất đi, bảo quản và không làm gì hư
hại đến chiếc đồng hồ. Nhưng hành vi trộm cắp tài sản của A đã gây thiệt hại cho
quyền sở hữu của B. Nên hành vi của A vẫn gây nguy hiểm cho xã hội và cấu thành
tội phạm.
Câu 16: Mọi sử xự của con người gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại
cho xã hội đều được coi là hành vi khách quan của tội phạm.
Trả lời: Nhận định sai
- Hành vi khách quan của tội phạm là những xử sự có ý thức và ý chí của con
người thể hiện ra thế giới khách quan dưới những hình thức nhất định gây thiệt hại
hoặc đe dọa gây thiệt hại cho xã hội.
- Hành vi khách quan của tội phạm có các đặc điểm:
+ có tính nguy hiểm cho xã hội
+ là hoạt động có ý thức và có ý chí của con người
+ phải là hành vi trái pháp luật hình sự
Để một hành vi được xem là hành vi khách quan của tội phạm thì phải thỏa
mãn cả 3 điều kiện trên. Thiếu một trong các đặc điểm này xử sự của con người sẽ
không bị coi là hành vi khách quan của tội phạm, không bị coi là phạm tội. Do đó,mọi
sử xự của con người gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho xã hội chưa đủ điều
kiện để được coi là hành vi khách quan của tội phạm.
Ví dụ: A trong một lần mộng du đã gây thương tích cho B (quá 11%). Ở hành
vi này hoạt động của A không có ý thức và ý chí nên không được coi là phạm tội.
Câu 17: Tội liên tục là trường hợp phạm tội nhiều lần.
Trả lời: Nhận định sai
Vì :
- Tội liên tục là tội phạm mà hành vi khách quan có tính liên tục, bao gồm nhiều
hành vi cùng loại xảy ra kế tiếp nhau về mặt thời gian, cùng xâm hại một quan
hệ xã hội và cùng bị chi phối bởi một ý định phạm tội cụ thể, thống nhất. Đây
là một trường hợp phạm tội có sự tổng hợp của nhiều hành vi phạm tội cụ thể
và hậu quả cũng là sự tổng hợp hậu quả của các hành vi đó.
- Tội nhiều lần là trường hợp thực hiện một tội phạm mà trước đó chủ thể đã
phạm tội đó ít nhất một lần và chưa bị xét xử.
Câu 20: Người mắc bệnh tâm thần thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội
được quy định trong BLHS thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Trả lời: Nhận định sai
Vì: Không phải mọi trường hợp người mắc bệnh tâm thần đều rơi vào tình
trạng không có năng lực TNHS.
+ Dấu hiệu y học: mắc bệnh tâm thần
+ Dấu hiệu tâm lý:
Nếu người mắc bệnh tâm thần “ mất khả năng nhận thức” hành vi hoặc “
mất khả năng điều khiển hành vi” của mình thì tức là họ không có năng lực
TNHS nên họ không phải chịu TNHS
Nếu người mắc bệnh tâm thần nhưng vẫn có “ khả năng nhận thức và
điều khiển hành vi của mình ( ở mức độ hạn chế) thì họ vẫn có năng lực TNHS
nên họ là chủ thể của tội phạm và phải chịu TNHS về hành vi của mình.
Câu 27: Người bị cưỡng bức về tinh thần thì không phải chịu TNHS về xử
sự gây thiêṭ hại cho xã hô ̣i được quy định trong BLHS.
Trả lời: Nhâ ̣n định sai.
- Vì bị cưỡng bức tinh thần là trường hợp mô ̣t người làm hoă ̣c không làm mô ̣t
viê ̣c gây thiê ̣t hại cho Nhà nước, cho tâ ̣p thể hoă ̣c cho công dân khác do bị
người khác cưỡng ép bằng những thủ đoạn đe dọa khác nhau. Hành vi nguy
hiểm đáng kể cho xã hô ̣i này có thể vẫn bị coi là tô ̣i phạm nếu không thõa mãn
các điều kiê ̣n của tình trạng bị cưỡng bức; hoă ̣c không bị coi là tô ̣i phạm khi
thõa mãn điều kiê ̣n của tình trạng bị cưỡng bức.
- Vì vâ ̣y, người bị cưỡng bức về tinh thần có thể chịu TNHS về xử sự gây thiê ̣t
hại cho xã hô ̣i được quy định trong BLHS.

Câu 28: Tuổi chịu TNHS là tiền đề để xác định lỗi của người thực hiện hành vi
nguy hiểm cho XH.

Trả lời:Nhận định đúng.


- Cơ sở pháp lý: Điều 12 BLHS 2015.
- Vì chỉ khi đạt đến một độ tuổi nhất định thì con người mới có khả năng nhận
thức được đầy đủ các đòi hỏi, chuẩn mực của xã hô ̣i và điều khiển hành vi của
mình theo những chuẩn mực đó. Khi đó, nhà làm luâ ̣t mới quy định họ đủ tuổi
chịu TNHS. Từ đó, vấn đề “lỗi” mới được đặt ra nếu người này đủ tuổi chịu
TNHS.

II.BÀI TẬP

Bài tập 11
1,Đối tượng tác động của hành vi phạm tội của Trung là : bé Vy, chị Xuân, một phần
ngôi nhà và tài sản trong nhà ( giường, bàn, tủ, ghế)
2,Khách thể trực tiếp mà hành vi của Trung xâm phạm tới là : quyền nhân thân của
Vy( tính mạng), quyền nhân thân của Xuân (sức khỏe), quyền sở hữu căn nhà của chủ
sở hữu.
3,Xét về hình thức thể hiện thì hành vi phạm tội của Trung thuộc loại Hành động
phạm tội.Cụ thể là thông qua hành động mua xăng quẹt lửa đốt nhà của Trung đã gây
thiệt hại đến những khách thể trực tiếp như đã nêu trên.
4,Loại hậu quả do hành vi phạm tội của Trung gây ra là :
- Thiệt hại về vật chất : Cháy một phần vách nhà và tài sản trong nhà gồm giường
tủbàn ghế. Mức độ thiệt hại là 10 triệu đồng.
- Thiệt hại về thể chất : Bé Vy bị bỏng nặng và tử vong, chị Xuân bị bỏng với
thương tật 41%.
5,Dạng quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của tội phạm trong vụ án này thuộc
Dạng đơn trực tiếp - Một hành vi là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hậu quả. Hành vi
đốt nhà của Trung đã gây ra hậu quả nghiêm trọng là những thiệt hại về vật chất và
thể chất như đã nêu trên.
6,
- Đối với Thiệt hại về vật chất :
+ Lỗi của Trung là lỗi cố ý trực tiếp. Trung nhận thức được hành vi đốt nhà của mình
là nguy hiểm, rõ ràng có thể thấy trước được những hậu quả nhưng vẫn mong muốn
hậu quả cháy xảy ra ( Dù vợ Trung là chị Xuân đã can ngăn nhưng Trung vẫn hung
hăng và quát : “Tao đốt nhà rồi trả cho bà Liêu” )
- Đối với thiệt hại về thể chất :
+ Lỗi của Trung là lỗi Cố ý gián tiếp. Trung nhận thức được hành vi đốt nhà của mình
có thể gây ảnh hưởng đến những người khác trong gia đình nhưng Trung vẫn bỏ mặc
cho nó xảy ra và hậu quả là bé Vy chết, chị Xuân bị bỏng nặng.
Bài tập 12:
1. Đối tượng tác động của hành vi phạm tội do A thực hiện?

Đối tượng tác động của hành vi phạm tội của A là : Sợi dây chuyền của chị X
và chị X

2. Hành vi của A đã xâm phạm đến khách thể trực tiếp nào?

Khách thể trực tiếp mà hành vi của A xâm phạm tới là : Tính mạng của chị X
và quyền sở hữu sợi dây chuyền của chị X.

3. Loại hậu quả của hành vi phạm tội do A thực hiện?

- Thiệt hại về vật chất : Chị X bị mất sợi dây chuyền.


- Thiệt hại về thể chất : Chị X bị chấn thương sọ não và tử vong.

4. Thái độ tâm lý đối với hành vi cướp giật tài ản và gây ra cái chết
cho nạn nhân của A trong vụ án này có phải trường hợp “ hỗn hợp
lỗi” hay không? Tại sao?
- Thái độ tâm lý đối với hành vi cướp giật tài sản và gây ra cái chết cho nạn
nhân của A trong vụ án này là trường hợp hỗn hợp lỗi.
- Vì đây là trường hợp trong cấu thành tội phạm có 2 loại lỗi: cố ý và vô ý
được quy định đối với những tình tiết khách quan khác nhau của mặt khách
quan.
+ Cố ý đối với hành vi chiếm đoạt tài sản của chị X.
+ Vô ý đối với hành vi gây thương tích dẫn đến tử vong của nạn
nhân
BÀI TẬP 14:
Câu 1: Đối tượng tác động và khách thể bị xâm phạm trong vụ án trên?
- Đối tương tác động trong vụ án trên là: Nạn nhân chết tại chỗ - người mà A
nhận nhầm là X.
- Khách thể bị xâm phạm trong vụ án trên là: Quyền được bảo vệ tính mạng
của nạn nhân bị chết tại chỗ.
Câu 2: Trong trường hợp trên có sai lầm thực tế hay không? Nếu có thì đó là sai lầm
gì? Tại sao?
Sai lầm thực tế là sự hiểu lầm của chủ thể về những tình tiết thực tế của hành vi
của mình.
- Trong trường hợp trên có sai lầm thực tế. Đó là sai lầm về đối tượng.
+ Sai lầm đối tượng là sai lầm về đối tượng tác động khi thực hiện hành vi
phạm tội.
Trong tình huống này, đối tượng mà A muốn tác động gây án là X, nhưng vì không
biết mặt của X nên A đã nhận nhầm người và đã đâm vào một người khác không phải
là X và làm cho nạn nhân tử vong tại chỗ.Đây là trường hợp người phạm tội sai lầm
về đối tượng.
Câu 3: Quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của tội phạm trong vụ án trên thuộc
dạng nào? Tại sao?
Trong vụ án này, quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của tội phạm A thuộc
dạng kép trực tiếp: Nhiều hành vi => Hậu quả.
Vì: A thực hiện hai hành vi liên tiếp là xông vào đánh và sau đó rút dao đâm hai
nhát ngay tim và hậu quả là làm nạn nhân chết ngay tại chỗ.

You might also like