You are on page 1of 113

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG


KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÁO CÁO CUỐI KỲ

MÔN HỌC: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


ĐỀ TÀI
“NGHIÊN CỨU VỀ TÌNH TRẠNG KINH TẾ VÀ SỰ HÀI LÒNG
CỦA NGƯỜI DÂN ĐỐI VỚI CHÍNH SÁCH THU HỒI, BỒI
THƯỜNG ĐẤT VÀ TÁI ĐỊNH CƯ BẮT BUỘC NHẰM PHÁT
TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI Ở VIỆT NAM: SỰ KỲ VỌNG VÀ GIÁ
TRỊ CẢM NHẬN CỦA NGƯỜI DÂN”

Nhóm Sinh Viên thực hiện: NHÓM 4

Nhóm lớp: N36

Lớp: 20070461

Giảng viên hướng dẫn: THS. PHẠM THỊ HOÀN NGUYÊN

Nha Trang, 30 Tháng 05 Năm 2022


DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 04

Mức độ
SST Họ & tên MSSV Công việc hoàn
thành

Đoàn Phân công nhiệm vụ + Tìm


Công bài báo + Khảo sát + kiểm
1 Danh 72001325 tra dữ liệu + làm nội dung 100%
(Nhóm 4.1, 4.4 + kiểm tra word,
trưởng) ppt

Nhập dữ liệu + Dịch bài báo


Lê Thị Mỹ
2 72001330 + Khảo sát + làm nội dung 98%
Dung
3.3, 3.4, 4.3

Nguyễn Dịch bài báo + Khảo sát +


3 Thùy 72001331 Lời mở đầu, lời cảm ơn,
97%
Dương phần 3.1, Chương 5 +
Thuyết trình

Dịch bài báo + Khảo sát +


Đỗ Tuấn
4 72001347 Nhập dữ liệu + Phần 2.2,
Hùng 97%
2.3 + Thuyết trình

Dịch bài báo + Khảo sát +


Dương
Chạy dữ liệu + làm nội
5 Tưởng 72001350
dung 4.5 + tổng hợp chỉnh 99%
Đình Huy
sửa Word

Dịch bài báo + Khảo sát +


Lê Thị
6 72000170 Làm nội dung 2.1, 3.2 +
Hoài Thảo 96%
PPT chương 4, 5

Dịch bài báo + Khảo sát +


Võ Đan
7 72000236 Nhập + chạy dữ liệu + làm 98%
Vy
nội dung 3.5, 4.2

Dịch bài báo + Khảo sát +


Trần Thị
8 72000125 Làm nội dung Chương 1 +
Ánh Nhật 97%
PPT Chương 1,2,3

Nhóm 4 BCCK Phương Pháp Nghiên Cứu 2


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

Nhóm 4 BCCK Phương Pháp Nghiên Cứu 3


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, nghiên cứu đề tài“ Nghiên cứu về tình trạng kinh tế và sự hài
lòng của người dân đối với chính sách thu hồi, bồi thường đất và tái định cư bắt buộc
nhằm phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam: Sự kỳ vọng và giá trị cảm nhận của người
dân ” nhóm em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình từ Ban giám hiệu nhà trường, thầy cô
trong khoa, đại học Tôn Đức Thắng. Nhân đây, cho phép chúng em bày tỏ lòng biết ơn
chân thành với các thầy cô. Đặc biệt, đối với cô Phạm Thị Hoàn Nguyên. Bởi cô đã
hướng dẫn giúp đỡ tận tình cho chúng em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Xin chân
thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã tạo điều kiện khảo sát nghiên cứu để hoàn
thành đề tài này. Trong quá trình khảo sát và nghiên cứu chúng em gặp khá nhiều khó
khăn, mặt khác do trình độ nghiên cứu còn hạn chế và những nguyên nhân khác nên dù
cố gắng song đề tài của chúng em vẫn không tránh khỏi những hạn chế thiếu sót. Vì thế,
chúng em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô trong Hội đồng bảo vệ đề tài,
các thầy cô trong trường cũng như các bạn đọc. Những ý kiến đóng góp của mọi người
sẽ giúp chúng em nhận ra hạn chế và qua đó chúng em có thêm những nguồn tư liệu
mới trên con đường học tập cũng như nghiên cứu sau này.

Một lần nữa chúng em xin chân thành cảm ơn!

LỜI MỞ ĐẦU

Chính sách thu hồi đất do Nhà nước đề ra để phục vụ cho trường hợp thật cần thiết do
luật quy định vì mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc
gia. Việc thu hồi đất đai phải công bằng, minh bạch và được bồi thường theo quy định
của pháp luật. Chính vì thế mà hiện nay vấn đề này đang được mọi người quan tâm rất
nhiều bởi vì chính sách nhà nước ban ra về thu hồi đất thường xuyên thay đổi nhưng
còn thiếu đồng bộ và hoàn chỉnh. Chính vì thế mà có thể người dân chưa nắm rõ về quy
định pháp luật nảy sinh ra nhiều vấn đề mà họ cảm thấy không hài long. Sau 1 thời gian
học tập và nghiên cứu cùng với việc được xem xét và tìm hiểu về tình hình hiện tại của
về tình trạng kinh tế và sự hài lòng của người dân đối với chính sách thu hồi, bồi thường
đất và tái định cư bắt buộc của Việt Nam hiện nay thì chúng em xin phép được trình
bày rõ hơn về những vấn đề cần thiết để mọi người hiểu rõ hơn về nó.

Nhóm 4 BCCK Phương Pháp Nghiên Cứu 4


MỤC LỤC

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 04 ..................................................................... 2

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN .................................................................................. 3

LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. 4

LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 4

MỤC LỤC ...................................................................................................................... 5

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................................... 11

DANH MỤC BẢNG .................................................................................................... 12

DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ ....................................................... 14

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU ................................................................. 15

1.1. Lý do chọn đề tài: ............................................................................................ 15

1.2. Mục đích nghiên cứu: ...................................................................................... 17

1.2.1. Mục đích chung: ...................................................................................... 17

1.2.2. Mục tiêu cụ thể: ....................................................................................... 17

1.3. Câu hỏi nghiên cứu: ......................................................................................... 17

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: .................................................................. 18

1.4.1. Đối tượng nghiên cứu và đối tượng khảo sát: ......................................... 18

1.4.2. Phạm vi nghiên cứu: ................................................................................ 18

1.5. Phương pháp nghiên cứu: ................................................................................. 18

1.5.1. Nghiên cứu sơ bộ: .................................................................................... 18

Nhóm 4 BCCK Phương Pháp Nghiên Cứu 5


1.5.2. Nghiên cứu chính thức: ........................................................................... 19

1.6. Ý nghĩa của đề tài: ........................................................................................... 20

1.6.1. Ý nghĩa về mặt học thuật: ........................................................................ 20

1.6.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn: ........................................................................ 20

1.7. Kết cấu nghiên cứu: ......................................................................................... 20

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................................................. 22

2.1. Tổng quan các lý thuyết liên quan đến đề tài .................................................... 22

2.1.1 Khái niệm về sự hài lòng ............................................................................. 22

2.1.2 Khái niệm về giá trị cảm nhận ..................................................................... 23

2.1.3 Khái niệm về sự kỳ vọng ............................................................................. 25

2.1.4 Khái niệm của sự mong đợi ......................................................................... 25

2.1.5 Khái niệm của sự thỏa mãn ......................................................................... 25

2.2. Các khái niệm/định nghĩa trong đề tài nghiên cứu ............................................ 26

2.2.1 Lý thuyết về tái định cư ............................................................................... 26

2.2.2 Lý thuyết về bồi thường đất ........................................................................ 26

2.2.3 Lý thuyết về giá trị cảm nhận ...................................................................... 27

2.2.4 Lý thuyết về việc thu hồi đất ....................................................................... 27

2.3 Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài: ........................................... 27

2.3.1 Bài nghiên cứu tham khảo của tác giả Đỗ Thị Tám, Đỗ Thị Đức Hạnh,
Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Đặng Tiến Sĩ. ............................................................... 27

Nhóm 4 BCCK Phương Pháp Nghiên Cứu 6


2.3.2 Bài nghiên cứu tham khảo của tác giả Pham Huu Ty , A. C. M. Van Westen
và Annelies Zoomers. ........................................................................................... 28

2.3.3 Bài tham khảo được trích và hướng dẫn với PGS.TS Phạm Hữu Nghị ...... 29

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................... 31

3.1. Quy trình nghiên cứu ......................................................................................... 31

3.2 Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ................................................... 31

3.3. Cơ sở hình thành thang đo ................................................................................. 32

3.4. Nghiên cứu sơ bộ ............................................................................................... 35

3.3.1 Khảo sát sơ bộ (Cỡ mẫu N= 102) ................................................................ 36

3.3.1.1 Về giới tính: .......................................................................................... 36

3.3.1.2 Về độ tuổi: ............................................................................................ 37

3.3.1.3 Về trình độ học vấn: ............................................................................. 38

3.3.1.4 Về số lượng thành viên trong gia đình : .............................................. 39

3.3.1.5 Về Số lượng lao động trong một hộ gia đình : ..................................... 40

3.3.1.6 Về thu nhập trung bình hàng tháng của các thành viên trong hộ gia đình:
.......................................................................................................................... 41

3.3.1.7 Về diện tích nhà ở của hộ gia đình (trước khi đền bù): ........................ 42

3.3.2 Đánh giá độ tin cậy bằng Cronbach’s Alpha ............................................... 43

3.3.2.1 Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo tình trạng kinh tế (KT) ........... 43

3.3.2.2 Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo kỳ vọng chính sách (KV) ....... 44

Nhóm 4 BCCK Phương Pháp Nghiên Cứu 7


3.3.2.3 Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo giá trị cảm nhận về chính sách
đền bù giải tỏa (GT) ......................................................................................... 45

3.3.2.4 Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo sự hài lòng về chính sách (HL)
.......................................................................................................................... 46

3.5. Phương pháp thu thập dữ liệu và chọn mẫu ngẫu nhiên cứu chính thức........... 46

3.4.1 Thu thập dữ liệu ........................................................................................... 46

3.4.2 Chọn mẫu nghiên cứu .................................................................................. 47

3.4.3 Kích thước mẫu nghiên cứu ........................................................................ 47

3.6. Phương pháp phân tích dữ liệu chính thức ........................................................ 48

3.6.1. Đánh giá độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha........................................ 48

3.6.2. Phân tích khám phá nhân tố EFA (Exploratory Factor Analysis) .............. 49

3.6.3. Phân tích nhân tố khẳng định CFA (Confirmatory Factor Analysis) ......... 50

3.6.4. Phân tích mô hình tuyến tính SEM............................................................. 50

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC .......................................... 52

4.1. Kết quả thống kê mô tả ...................................................................................... 52

4.1.1 Kết quả thống kê mô tả về giới tính: ........................................................ 52

4.1.2. Kết quả thống kê mô tả về độ tuổi: ....................................................... 53

4.1.3. Kết quả thống kê mô tả về trình độ học vấn:........................................... 54

4.1.4. Kết quả thống kê mô tả về số lượng thành viên trong một hộ gia đình: . 55

4.1.5. Kết quả thống kê mô tả về số lượng lao động trong một hộ gia đình: .... 55

Nhóm 4 BCCK Phương Pháp Nghiên Cứu 8


4.1.6. Kết quả thống kê mô tả về Thu nhập trung bình hàng tháng của các thành
viên trong hộ gia đình: .......................................................................................... 56

4.1.7. Kết quả thống kê mô tả về diện tích đất trước khi bị thu hồi .................. 57

4.2. Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng phương pháp kiểm định hệ số
Cronbach’s Alpha ..................................................................................................... 58

4.2.1. Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo tình trạng kinh tế (KT) ................. 58

4.2.2. Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo kỳ vọng chính sách (KV) ............. 59

4.2.3. Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo giá trị cảm nhận (GT) ................... 60

4.2.4. Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo hài lòng về chính sách (HL) ......... 61

4.3. Kết quả kiểm định khám phá EFA .................................................................... 62

4.4. Kết quả phân tích nhân tố khẳng định CFA ...................................................... 65

4.4.1 Kiểm định thang đo bằng CFA .................................................................... 65

4.4.2 Đánh giá độ tin cậy của thang đo, giá trị hội tụ Convergent Validity ......... 67

4.5. Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM ...................................................... 71

4.5.1 Kiểm định mô hình lý thuyết chính thức ..................................................... 71

4.5.2 Kết quả kiểm định mô hình giả thuyết ........................................................ 72

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ............................................................................................ 75

5.1 Kết luận............................................................................................................... 75

5.2 Kiến nghị ............................................................................................................ 76

5.3 Hạn chế của đề tài ............................................................................................... 77

5.4 Hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................................................... 77

Nhóm 4 BCCK Phương Pháp Nghiên Cứu 9


DANH MỤC THAM KHẢO ....................................................................................... 78

PHỤ LỤC 1. BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT .............................................................. 90

PHỤ LỤC 2. THỐNG KÊ MÔ TẢ .............................................................................. 94

PHỤ LỤC 3. KIỂM ĐỊNH CRONBACH’S ALPHA .................................................. 98

PHỤ LỤC 4. PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA ....................................... 101

PHỤ LỤC 5. PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KIỂM ĐỊNH CFA ....................................... 104

PHỤ LỤC 6. PHÂN TÍCH MÔ HÌNH TUYẾN TÍNH SEM .................................... 108

Nhóm 4 BCCK Phương Pháp Nghiên Cứu 10


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt


Analysis of Moment Phân tích cấu trúc mô
AMOS
Structures măng
Confirmator factor Phân tích nhân tố khẳng
CFA
analysis định
Exploratory Factor Phân tích nhân tố khám
EFA
Analysis phá
Phần mềm được sử dụng
Statistical Package for the
SPSS để phân tích thống kê cho
Social Sciences
khoa học xã hội
Kaiser – Mayer – Olkin
KMO Mesure of Sampling Hệ số KMO
Adequacy Index
Structural Equation Mô hình cấu trúc tuyến
SEM
Modeling tính
TVE Total Variance Explaneid Tổng phương sai trích
Observed significance
Sig. Mức ý nghĩa quan sát
level
Principal Component Phép phân tích thành phần
PAF
Analysis chính
CR Composite Reliability Độ tin cậy tổng hợp
P-value Probability value Trị số P

Nhóm 4 BCCK Phương Pháp Nghiên Cứu 11


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1 Thang đo các yếu tố về tình trạng kinh tế và sự hài lòng của người dân đối với
chính sách thu hồi, bồi thường đất và tái định cư bắt buộc nhằm phát triển kinh tế xã
hội ở Việt Nam: Sự kỳ vọng và giá trị cảm nhận của người dân. ................................ 33

Bảng 3.2 Kết quả thống kê tỉ lệ giới tính của 102 mẫu thử .......................................... 36

Bảng 3.3 Kết quả thống kê tỉ lệ độ tuổi của 102 mẫu thử ............................................ 37

Bảng 3.4 Kết quả thống kê tỷ lệ trình độ học vấn của 102 mẫu thử ............................ 38

Bảng 3.5 Kết quả thống kê tỉ lệ số lượng thành viên của 92 mẫu thử.......................... 39

Bảng 3.6 Kết quả thống kê tỉ lệ số lượng lao động của 102 mẫu thử: ......................... 40

Bảng 3.7 Kết quả thống kê thu nhập của 102 mẫu thử................................................. 41

Bảng 3.8 Kết quả thống kê diện tích nhà ở của 102 mẫu thử ....................................... 42

Bảng 3.9 Kết quả đánh giá độ tin cậy Cronbach’s alpha thang đo KT ........................ 43

Bảng 3.10 Kết quả đánh giá độ tin cậy Cronbach’s alpha thang đo KT sau khi loại bỏ
biến KT2 ....................................................................................................................... 44

Bảng 3.11 Kết quả đánh giá độ tin cậy Cronbach’s alpha thang đo KV ...................... 44

Bảng 3.12 Kết quả đánh giá độ tin cậy Cronbach’s alpha thang đo GT ...................... 45

Bảng 3.13 Kết quả đánh giá độ tin cậy Cronbach’s alpha thang đo HL ...................... 46

Bảng 4.1.1 Giới tính của đối tượng khảo sát ................................................................ 52

Bảng 4.1.2 Độ tuổi của đối tượng khảo sát .................................................................. 53

Bảng 4.1.3 Trình độ học vấn của đối tượng khảo sát ................................................... 54

Bảng 4.1.4 Số lượng thành viên trong gia đình của đối tượng khảo sát ...................... 55

Nhóm 4 BCCK Phương Pháp Nghiên Cứu 12


Bảng 4.1.5 Số lượng thành viên lao động trong gia đình của đối tượng khảo sát ....... 56

Bảng 4.1.6 Thu nhập trung bình hàng tháng của các thành viên trong hộ gia đình của
đối tượng khảo sát ........................................................................................................ 56

Bảng 4.1.7 Diện tích nhà ở của đối tượng khảo sát trước khi bị giải tỏa ..................... 57

Bảng 4.2.1 Kết quả đánh giá độ tin cậy Cronbach’s alpha thang đo KT ..................... 58

Bảng 4.2.2 Kết quả đánh giá độ tin cậy Cronbach’s alpha thang đo KV ..................... 59

Bảng 4.2.3 Kết quả đánh giá độ tin cậy Cronbach’s alpha thang đo GT ..................... 60

Bảng 4.2.4 Kết quả đánh giá độ tin cậy Cronbach’s alpha thang đo HL ..................... 61

Bảng 4.3.1 Kết quả KMO và Bartlett's Test thang đo .................................................. 63

Bảng 4.3.2 Kết quả phân tích EFA thang đo ................................................................ 64

Bảng 4.4.1 Kết quả hồi quy mô hình CFA .................................................................. 67

Bảng 4.4.2 Kết quả kiểm định độ tin cậy của các thang đo bằng CFA (chuẩn hóa) ... 70

Bảng 4.5.1 Kết quả kiểm định mô hình giả thuyết ...................................................... 72

Bảng 4.5.2 Sự tác động của các giả thuyết ................................................................... 73

Bảng 4.5.3 Trọng số hồi quy chuẩn hóa ....................................................................... 74

Nhóm 4 BCCK Phương Pháp Nghiên Cứu 13


DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ

Sơ Đồ 1: Quy trình nghiên cứu .................................................................................... 31

Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu ....................................................................................... 32

Biểu đồ 3.1 Kết quả thống kê tỉ lệ giới tính của 102 mẫu thử ...................................... 36

Biểu đồ 3.2 Kết quả thống kê tỉ lệ độ tuổi của 102 mẫu thử ........................................ 37

Biểu đồ 3.3 Kết quả thống kê tỷ lệ trình độ học vấn của 102 mẫu thử ........................ 38

Biểu đồ 3.4 Kết quả thống kê tỉ lệ số lượng thành viên của 102 mẫu thử ................... 39

Biểu đồ 3.5 Kết quả thống kê tỉ lệ số lượng lao động của 102 mẫu thử ...................... 40

Biểu đồ 3.6 Kết quả thống kê thu nhập của 102 mẫu thử ............................................ 41

Biểu đồ 3.7 Kết quả thống kê diện tích nhà ở của 102 mẫu thử .................................. 42

Hình 4.4.1 Kết quả mô hình CFA chuẩn hóa ............................................................... 66

Hình 4.4.2 Công tính tính độ tin cậy tổng hợp “ρc” ..................................................... 68

Hình 4.4.3 Công thức tính tổng phương sai trích pvc .................................................. 69

Hình 4.5.1 Mô hình cấu trúc SEM (chuẩn hóa) ........................................................... 72

Nhóm 4 BCCK Phương Pháp Nghiên Cứu 14


CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU

1.1. Lý do chọn đề tài:

Thu hồi đất là một trong những vấn đề nóng bỏng, gây ra nhiều bức xúc, khiếu
kiện, tranh chấp nhất hiện nay. Theo Báo cáo tổng kết thi hành Luật đất đai 2003, sau
gần 7 năm thực hiện, tổng diện tích đất đã thu hồi là 728 nghìn ha (trong đó có 536
nghìn ha đất nông nghiệp) của 826.012 hộ gia đình, cá nhân. Việc thu hồi đất mà chưa
có giải pháp phát triển bền vững dẫn đến tình trạng bần cùng hóa người nông dân, khiến
họ không có đất sản xuất, phải di cư tự phát tới các đô thị làm thuê, làm bốc vác, khai
thác khoáng sản hoặc đi xuất khẩu lao động… Điều này cho thấy, thu hồi đất không còn
chỉ là một bài toán về phát triển kinh tế mà còn đặt ra nhiều câu hỏi về xã hội, quản lý
dân cư, sự chênh lệch khoảng cách giàu nghèo… Do vậy, sửa đổi Luật đất đai lần này
cần phải quan tâm giải quyết vấn đề thu hồi đất, bảo đảm cho người dân có đất sản xuất,
sinh sống, đem lại phát triển bền vững cho quốc gia. Với một đất nước đang phát triển
đặc biệt là khi đất nước chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, Nhà nước thực hiện cơ
chế quản lý đất đai mới nhằm phục vụ cho việc phát triển các khu kinh tế mới, xây dựng
cầu đường,… để phát triển đất nước hoặc thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo
pháp luật. Chính sự thay đổi cơ chế quản lý này đã trả lại cho đất đai những giá trị vốn
có của nó: Đất đai ngày càng trở nên có giá và được đem trao đổi trên thị trường. Người
dân ngày càng nhận thức sâu sắc được giá trị to lớn của đất đai từ đó số lượng các khiếu
kiện, tranh chấp đất đai ngày càng gia tăng v.v…

Về thực trạng thực hiện thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, theo Báo cáo
kết quả Đề án hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về thu hồi đất, bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư để đầy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án đầu tư
của Tổng cục Quản lý đất đai (năm 2018), tổng diện tích đất đã thu hồi thực hiện các
dự án đầu tư là 2.188.577,22 ha (từ năm 2014 đến năm 2017), trong đó có:1.594.485,38
ha đất nông nghiệp, 591.787,73 ha đất phi nông nghiệp và 2.304,11 ha đất chưa sử dụng
(tổng hợp được từ 42/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương)

Nhóm 4 BCCK Phương Pháp Nghiên Cứu 15


Với việc đất đai ngày càng có giá thì vấn đề thu hồi đất, bồi thường, giải phóng
mặt bằng cũng gặp rất nhiều khó khăn, phức tạp. Trong nhiều trường hợp, người dân
do không đồng tình với phương án bồi thường của Nhà nước đã không chịu bàn giao
đất dẫn đến việc làm chậm tiến độ thi công công trình, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích
của chủ đầu tư và gây tác động tiêu cực đến môi trường đầu tư. Hơn nữa do không đồng
thuận với phương án bồi thường, người bị thu hồi đất tiến hành khiếu kiện kéo dài,
khiếu kiện đông người và khiếu kiện vượt cấp gây mất ổn định về chính trị, trật tự an
toàn xã hội v.v... Điển hình là việc cưỡng chế thu hồi đất thuộc Dự án đường Đông Tây
TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk năm 2022 hay ở TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên: Có dấu
hiệu nại cớ để “tước đoạt” quyền được đền bù đất thu hồi làm dự án và cưỡng chế, thu
hồi đất làm dự án du lịch sinh thái, cơ sở hạ tầng ở Kon Tum.

Để khắc phục tình trạng này, Nhà nước đã thường xuyên rà soát, sửa đổi và bổ
sung các quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Tuy nhiên, hiệu quả của những
giải pháp này chưa được như mong muốn; nhiều quy định mới được ban hành dường
như chưa phù hợp với thực tiễn (đặc biệt là các quy định về giá đất bồi thường; các quy
định về tái định cư cho người dân bị thu hồi đất ở; giải quyết vấn đề việc làm cho người
bị mất đất sản xuất v.v...). Các tranh chấp, khiếu kiện liên quan đến bồi thường khi Nhà
nước thu hồi đất có xu hướng gia tăng cả về số lượng và mức độ gay gắt, phức tạp về
nội dung. Điều này cho thấy chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu về cơ chế, chính
sách bồi thường nói chung và các quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà
nước thu hồi đất nói riêng nhằm hoàn thiện lĩnh vực pháp luật này.

Với những lí do trên nhóm em đã chọn đề tài: “ Nghiên cứu về tình trạng kinh
tế và sự hài lòng của người dân đối với chính sách thu hồi, bồi thường đất và tái
định cư bắt buộc nhằm phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam: Sự kỳ vọng và giá trị
cảm nhận của người dân ”

Nhóm 4 BCCK Phương Pháp Nghiên Cứu 16


1.2. Mục đích nghiên cứu:

1.2.1. Mục đích chung:

Nghiên cứu này nhằm nghiên cứu về tình trạng kinh tế và sự hài lòng của người
dân đối với chính sách thu hồi, bồi thường đất và tái định cư bắt buộc nhằm phát triển
kinh tế xã hội ở Việt Nam: Sự kỳ vọng và giá trị cảm nhận của người dân. Hay nói cách
khác là phân tích và đánh giá chính sách thu hồi đất, bồi thường đất, tái định cư ở Việt
Nam và nói lên cảm nhận, nhận xét của người dân đối với những vấn đề nêu trên.

Đo lường mức độ ảnh hưởng của những nhân tố làm ảnh hưởng đến các chính
sách nhằm nâng cao tính công bằng và sự hài lòng của người dân. Nhân tố nào ảnh
hưởng nhiều nhất? Nhân tố nào ảnh hưởng ít nhất? Từ đó đề xuất, kiến nghị các giải
pháp phù hợp để chính sách và người dân có thể hài hòa hơn.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể:

- Rà soát chính sách và thực trạng thu hồi, bồi thường đất và tái định cư bắt buộc
nhằm phát triển kinh tế xã hội tại một số tỉnh thành ở Việt Nam.

- Đánh giá tác động của việc thu hồi và đền bù đất nông nghiệp đến sinh kế của
người dân bị thu hồi đất thông qua các nghiên cứu tình huống tại các tỉnh tham gia khảo
sát.

- Đề xuất giải pháp chính sách đảm bảo duy trì sinh kế bền vững cho nông dân bị
thu hồi đất tại Việt Nam.

1.3. Câu hỏi nghiên cứu:

- Các nhân tố nào ảnh hưởng đến sự kỳ vọng về chính sách thu hồi đất, bồi thường
đất, tái định cư của người dân? Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến sự kỳ vọng
của người dân về chính sách như thế nào?

Nhóm 4 BCCK Phương Pháp Nghiên Cứu 17


- Các nhân tố nào ảnh hưởng đến giá trị cảm nhận về chính sách thu hồi đất, bồi
thường đất, tái định cư của người dân? Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến giá
trị cảm nhận của người dân về chính sách như thế nào?

- Đo lường mức độ ảnh hưởng của sự hài lòng về chính sách thu hồi đất, bồi thường
đất, tái định cư của người dân

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

1.4.1. Đối tượng nghiên cứu và đối tượng khảo sát:

- Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến tình trạng kinh tế và sự hài
lòng của người dân đối với chính sách thu hồi, bồi thường đất và tái định cư bắt buộc
nhằm phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam: Sự kỳ vọng và giá trị cảm nhận của người
dân.

- Đối tượng khảo sát: Các hộ dân nằm trong vùng quy hoạch, đền bù và giải tỏa tại
một số tỉnh thành ở Việt Nam.

1.4.2. Phạm vi nghiên cứu:

- Không gian: Nghiên cứu được hiện trên các khu vực thuộc khu quy hoạch, đền bù
và giải tỏa tại một số tỉnh thành ở Việt Nam.

- Thời gian: Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 2/2022 đến tháng 5/2022.

1.5. Phương pháp nghiên cứu:

1.5.1. Nghiên cứu sơ bộ:

Nghiên cứu định tính sơ bộ: Dựa trên việc xem xét các tài liệu hiện có. Mô hình
định lượng được phát triển và thử nghiệm bằng cách xác định các thang đo từ các nghiên
cứu trước đó. Các mức độ định lượng về tính thẩm mỹ và khả năng điều hướng được
điều chỉnh từ Yigit và Halil 20 (2015), trải nghiệm dịch vụ từ Collier và Bienstock
(2006), thang đo độ tin cậy được sửa đổi từ Gefen và cộng sự (2003), sự hiệu quả bản

Nhóm 4 BCCK Phương Pháp Nghiên Cứu 18


thân từ Webster và Martocchio (1992), sự hài lòng từ Brockman (1998), ý định tiếp tục
sử dụng từ Casaló và cộng sự (2008), và WOM từ Bansal và Voyer (2000). Hai học giả
với nền tảng nghiên cứu tương tự đã xem xét các thang đo cuối cùng. Dựa trên đầu vào
của họ, các thang đo đã được sửa đổi một chút trước khi thu thập dữ liệu. Công cụ cuối
cùng có 35 thang đo tự báo cáo liên quan đến tám công trình nghiên cứu.

Sau khi, nhóm kế thừa mô hình nghiên cứu và bảng câu hỏi khảo sát dựa trên các
bài nghiên cứu trước đây, bài viết của những tác giả, các chuyên gia trong lĩnh vực đất
đai ở trong và ngoài nước. Các thông tin này thường được thu thập thông qua phỏng
vấn, quan sát trực tiếp hay thảo luận nhóm tập trung sử dụng câu hỏi mở và thường
được áp dụng trong trường hợp mẫu nghiên cứu nhỏ, có tính tập trung. Thì dữ liệu sẽ
được nhóm biên tập, phân loại, phân tích, so sánh và tổng hợp lại để nhằm sử dụng mô
hình để làm rõ bối cảnh nghiên cứu và tìm ra mối quan hệ giữa sự kỳ vọng và giá trị
cảm nhận của người dân trong việc nghiên cứu tình trạng kinh tế và sự hài lòng đối với
chính sách thu hồi, bồi thường và tái định cư bắt buộc để phát triển kinh tế xã hội ở Việt
Nam.

Nghiên cứu định lượng sơ bộ: Thực hiện khảo sát trực tuyến (Google Form) và
khảo sát trực tiếp (phiếu khảo sát) nhằm thu thập các thông tin từ những người dân đã
từng bị thu hồi, bồi thường đất đai tại một số tỉnh thành ở Việt Nam.

1.5.2. Nghiên cứu chính thức:

Dữ liệu định lượng khi nghiên cứu được xử lý bằng phần mềm SPSS 21
(Statistical Package for the Social Sciences) để đánh giá độ tin cậy của thang đo thông
qua việc phân tích hệ số Cronbach’s Alpha nhằm loại bỏ các biến có hệ số tương quan
biến tổng nhỏ hơn 0,3 hay còn gọi biến rác. Sau đó dữ liệu sau khi đã bỏ đi các biến rác
được tiếp tục sử dụng để thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor
Analysis) nhằm loại bỏ các Item có hệ số nhân tố tải (Factor Loading) nhỏ hơn 0,5 và
kiểm tra các hệ số phải đủ điều kiện như hệ số KMO > 0,6; P Value nhỏ hơn 5% (Mức
ý nghĩa nhỏ hơn 5%); hệ số Sig.=0 và giá trị riêng phải lớn hơn 1. Từ đó, tạo ra bảng
câu hỏi hoàn chỉnh, phục vụ nghiên cứu chính thức.

Nhóm 4 BCCK Phương Pháp Nghiên Cứu 19


Nghiên cứu còn sử dụng phần mềm AMOS 21 (Analysis of Moment Structures),
dữ liệu thu thập được sẽ được đưa vào phân tích nhân tố khẳng định CFA (Confirmatory
Factor Analysis) để phân tích hệ số tương quan. Sau đó sử dụng phương pháp phân tích
cấu trúc tuyến tính SEM để kiểm định mô hình và kiểm định giả thuyết.

1.6. Ý nghĩa của đề tài:

1.6.1. Ý nghĩa về mặt học thuật:

Nghiên cứu này góp phần xây dựng mô hình lý thuyết nhằm đo lường các yếu tố
tác động đến chính sách thu hồi, bồi thường đất và tái định cư bắt buộc tại Việt Nam
nhằm phân tích để hiểu rõ hơn về cảm nhận và mong muốn của người dân đối với các
chính sách ở Việt Nam.

1.6.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn:

Nhằm hiểu rõ hơn về cấu trúc và cách vận hành của các chính sách liên quan đến
vấn đề nghiên cứu từ đó qua những kết quả nghiên cứu đó có thể xem qua và đánh giá
những lỗ hổng của chính sách.

Kết quả nghiên cứu cũng giúp cho chúng ta có cách nhìn tổng thể bao quát hơn
về chính sách mà nhà nước đề ra. Từ đó chúng ta sẽ không thắc mắc về các vấn đề liên
quan đến chính sách thu hồi đất. Và từ đó cũng nói lên sự cảm nhận và đánh giá của
người dân đối với chính sách, để có thể hiểu hơn mong muốn, sự kỳ vọng của người
dân từ đó đưa ra các giải pháp hợp lý hài hòa hơn giữa các “nhân tố” ảnh hưởng. Góp
phần cải thiện chính sách mang tính phát triển và công bằng ngày càng cao và tốt hơn.

1.7. Kết cấu nghiên cứu:

Cấu trúc của bài nghiên cứu gồm 5 chương, được trình bày theo thứ tự và nội dung như
sau:

Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu

Nhóm 4 BCCK Phương Pháp Nghiên Cứu 20


- Trình bày lý do nghiên cứu đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, ý
nghĩa thực tiễn của đề tài và kết cấu nghiên cứu.

Chương 2: Cơ sở lý thuyết

- Trình bày các cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài để làm nền tảng nghiên cứu.

- Trình bày các lý thuyết về các yếu tố tác động đến sự hài lòng của người dân đối
với các chính sách đối với chính sách thu hồi, bồi thường đất và tái định cư bắt buộc
nhằm phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam.

- Trình bày các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài.

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

- Trình bày quy trình nghiên cứu, cơ sở hình thành thang đo, thực hiện nghiên cứu
sơ bộ, các phương pháp thu nhập dữ liệu và chọn mẫu ngẫu nhiên, xây dựng bảng câu
hỏi cho điều tra nghiên cứu sơ bộ, trình bày kết quả nghiên cứu sơ bộ: đánh giá độ tin
cậy Cronbach's Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA.

Chương 4: Kết quả nghiên cứu chính thức

- Trình bày kết quả nghiên cứu chính thức, cụ thể bao gồm: thống kê mô tả nghiên
cứu, đánh giá độ tin cậy bằng Cronbach's Alpha, kết quả phân tích nhân tố khám phá
EFA, kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố khẳng định CFA, phân tích phương
trình cấu trúc tuyến tính SEM.

Chương 5: Kết luận

- Trình bày tóm tắt kết luận và nêu ra khuyến nghị. Làm rõ các hạn chế của đề tài
và định hướng nghiên cứu tiếp theo.

Nhóm 4 BCCK Phương Pháp Nghiên Cứu 21


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1. Tổng quan các lý thuyết liên quan đến đề tài

Nghiên cứu này tập trung vào việc xác định sự hài lòng của nông dân đối với
chính sách thu hồi đất trồng trọt và tái định cư bắt buộc nhằm phát triển kinh tế xã hội
ở Việt Nam. Nghiên cứu đã điều tra mối quan hệ giữa tình trạng kinh tế của nông dân
(ES), kỳ vọng chính sách (PE), giá trị cảm nhận về chính sách (PPV) và xem xét tác
động trung gian của PE và PPV đối với mối quan hệ giữa ES và PS.

Đầu tiên, Phân tích yếu tố xác nhận (CFA) được sử dụng để đo lường độ tin cậy
nhất quán nội bộ, hiệu lực hội tụ và hiệu lực phân biệt của các cấu trúc trong mô hình
đề xuất của chúng tôi. Sau đó, phương pháp SEM được áp dụng để định lượng mức độ
tương tác giữa bốn biến tiềm ẩn (ES, PE, PPV và PS). Trên cơ sở phân tích lý thuyết ở
trên, chúng tôi đã xây dựng một mô hình khái niệm phân tích mối quan hệ giữa ES, PE,
PPV và PS.

Kết quả của chúng tôi đã cung cấp thông tin chi tiết mới để cải thiện sự hài lòng
của nông dân với các triển khai trong tương lai của chính sách thu hồi và bồi thường đất
cho nhà dân.

2.1.1 Khái niệm về sự hài lòng

Có nhiều quan điểm khác nhau đánh giá về mức độ thỏa mãn cũng như sự hài
lòng của khách hàng.

Sự hài lòng là một đánh giá tâm lý chủ quan về niềm vui và hạnh phúc khi một
cái gì đó đáp ứng được mong đợi của mọi người. Sự hài lòng của nông dân đối với chính
sách thu hồi đất trồng trọt là giá trị định lượng của đánh giá tâm lý về cuộc sống và sinh
kế của nông dân sau khi thu hồi nhà ở. Trong những năm gần đây, lý thuyết về sự hài
lòng của khách hàng đã được sử dụng rộng rãi trong việc đánh giá việc thực hiện các
chính sách công

Theo Ferh và Russell (1984), Sự hài lòng là sự phản ứng của chủ thể sử dụng
dịch vụ đối với việc được đáp ứng những mong muốn mà họ đã định hình từ đầu

Nhóm 4 BCCK Phương Pháp Nghiên Cứu 22


Còn Philip Kotler và Keller (2004) định nghĩa "Sự hài lòng của khách hàng là
trạng thái cảm nhận của một người thông qua việc tiêu dùng sản phẩm về mức độ lợi
ích mà một sản phẩm thực tế mang lại so với những gì người đó kỳ vọng mong đợi".

Theo Hoyer và cộng sự (2010), thì sự hài lòng của khách hàng là cảm giác khi
đưa ra một kết quả nào đó mà khách hàng đánh giá tích cực hoặc cảm thấy vui vẻ với
quyết định của họ.

Theo Hoyer và MacInnis (2001), sự hài lòng có thể gắn liền với cảm giác chấp
nhận, hạnh phúc, giúp đỡ, phấn khích, vui sướng.

Theo Philip Kotler (2001), sự hài lòng là mức độ của trạng thái của một người
bắt nguồn từ việc so sánh nhận thức về một sản phẩm so với mong đợi của người đó.
Theo đó sự hài lòng có ba cấp độ khác nhau: nếu nhận thức của khách hàng nhỏ hơn kỳ
vọng thì khách hàng cảm nhận không thỏa mãn; nếu nhận thức bằng kỳ vọng thì khách
hàng cảm nhận thỏa mãn; nếu nhận thức lớn hơn kỳ vọng thì khách hàng cảm nhận là
thỏa mãn hoặc thích thú

Từ những định nghĩa ở trên, chúng ta có thể hiểu được rằng sự hài lòng của khách
hàng chính là kết quả đạt được khi mà giá trị cảm nhận của sản phẩm hoặc dịch vụ đáp
ứng được sự mong đợi của khách hàng.

Như vậy, có nhiều định nghĩa khác nhau về sự hài lòng của khách hàng nhưng
nhìn chung sự hài lòng của khách hàng là sự so sánh chủ quan giữa mức độ mong muốn,
kỳ vọng của khách hàng với thực tế. Do vậy, để đánh giá mức độ hài lòng của khách
hàng, người ta đem so sánh kết quả thực tế thu được so với kỳ vọng khách hàng.

2.1.2 Khái niệm về giá trị cảm nhận

Giá trị cảm nhận của khách hàng là một khái niệm rất rộng trong kinh tế,
marketing, tâm lý học, tâm lý xã hội, … và đã được nghiên cứu từ nhiều năm trước, có
nhiều định nghĩa khác nhau về giá trị cảm nhận của khách hàng như

Day (1990) cho rằng: “Giá trị cảm nhận của khách hàng là phần thặng dư giữa
những lợi ích được cảm nhận bởi khách hàng và những chi phí được cảm nhận bởi

Nhóm 4 BCCK Phương Pháp Nghiên Cứu 23


khách hàng”. “Giá trị cảm nhận của khách hàng biểu thị chênh lệch giữa chất lượng và
những lợi ích mà khách hàng cảm nhận trong sản phẩm và những hy sinh mà họ cảm
nhận bởi việc phải trả giá cho sản phẩm” (Monroe, 1990)

Theo Zeithaml (1988): “Giá trị cảm nhận là sự đánh giá tổng thể của người tiêu
dùng về tiện ích của một sản phẩm hay dịch vụ dựa vào nhận thức của họ về những gì
nhận được và những gì phải bỏ ra”. Zeithaml đánh giá như một sự so sánh giữa hai
thành phần “nhận được” và “bỏ ra” của sản phẩm, dịch vụ.

Theo Woodruff (1997:142), “giá trị cảm nhận của khách hàng là sự yêu thích,
cảm nhận và đánh giá của khách hàng về các đặc tính của sản phẩm, sự thể hiện của đặc
tính và những kết quả đạt được từ việc sử dụng để đạt được một cách dễ dàng (hoặc gây
trở ngại) ý định và mục tiêu của khách hàng trong các trường hợp sử dụng”. Khái niệm
này kết hợp chặt chẽ giá trị mong muốn với giá trị nhận được và nhấn mạnh rằng giá trị
xuất phát từ nhận thức, sự ưa thích và đánh giá của khách hàng. Nó cũng liên kết sản
phẩm với các trường hợp sử dụng và hiệu quả đạt được qua quá trình sử dụng bởi các
khách hàng.

Theo Sheth, Newman và Gross (1991) thì giá trị cảm nhận bao gồm 5 thành
phần: giá trị chức năng, giá trị tri thức, giá trị xã hội, giá trị cảm xúc, giá trị có điều
kiện. Kết quả kiểm định của Sheth, Newman và Gross (1991) cho thấy các thành phần
giá trị cảm nhận cũng chính là các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn của khách hàng.

Cronin và cộng sự (1997) định nghĩa rằng: “Giá trị cảm nhận là sự kết hợp của
chất lượng dịch vụ và những lợi ích của nó (lợi ích chức năng, xã hội, kinh tế) và những
hy sinh (thời gian, công sức, tiền bạc) mà một cá nhân phải trả để có được dịch vụ. Nó
cũng dựa trên những trải nghiệm từ những dịch vụ đã nhận được”.

Theo Woodruff (1997) nhận định rằng giá trị cảm nhận của khách hàng là sự yêu
thích, cảm nhận và đánh giá của khách hàng về các đặc tính của sản phẩm, sự thể hiện
của đặc tính và những kết quả đạt được từ việc sử dụng để đạt được một cách dễ dàng
(hoặc gây trở ngại) ý định và mục tiêu của khách hàng trong các trường hợp sử dụng.

Nhóm 4 BCCK Phương Pháp Nghiên Cứu 24


Như vậy, tùy vào những người tiêu dùng khác nhau, sẽ có cảm nhận khác nhau
về giá trị mà một sản phẩm hay dịch vụ mang lại cho họ cao hay thấp.

2.1.3 Khái niệm về sự kỳ vọng

Kỳ vọng là mong muốn của con người đối với một sự vật, hiện tượng có thể diễn
ra trong bất kỳ hiện tượng, sự vật nào của đời sống xã hội.

Kỳ vọng là nhận định về các sự kiện tương lai nhằm định hướng hành vi kinh tế
hiện tại.

Kỳ vọng là những điều mong mỏi, và nó đều sự hy vọng đối với ai đó hoặc là
điều gì đó. Đó là sự nhận định về những điều gì đó ở trong những sự kiện tương lai,
nhất lại là khi mà các cá nhân sẽ có được sự nhận thức khác nhau, những kỳ vọng đẹp
nhất ở trong tương lai.

Kỳ vọng được sử dụng để giúp cho con người có thể đưa ra các nhận định đối
với các sự kiện có thể diễn ra trong tương lai gần, từ đó có thể giúp cho mỗi chúng ta
có thể định hướng được những hành vi của kinh tế hiện tại.

2.1.4 Khái niệm của sự mong đợi

Mong đợi là một phạm trù hoạt động tinh thần đề cập đến các mục tiêu hoặc lợi
ích của con người, dựa trên kinh nghiệm của họ, mong muốn đạt được hoặc có được
trong một tình huống nhất định.

Một đánh giá về các tài liệu cho thấy rằng kỳ vọng đóng một vai trò quan trọng
trong sự hài lòng.

2.1.5 Khái niệm của sự thỏa mãn

Thỏa mãn là một trạng thái cảm xúc thỏa mãn có thể được xem là trạng thái tinh
thần, có thể có được từ sự thoải mái trong tình huống, cơ thể và tâm trí của một người.

Nhóm 4 BCCK Phương Pháp Nghiên Cứu 25


Thỏa mãn là mức độ thuộc về trạng thái cảm giác của khách hàng bắt nguồn từ
việc so sánh kết quả sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp so với những
kỳ vọng mà họ đặt ra.

2.2. Các khái niệm/định nghĩa trong đề tài nghiên cứu

2.2.1 Lý thuyết về tái định cư

Tái định cư là việc di chuyển đến một nói khác với nói ở trước đây để sinh sống
và làm ăn. Tái định cư bắt buộc đó là sự di chuyển không thể tránh khỏi khi Nhà nước
thu hồi hoặc trưng thu đất đai để thực hiện các dự án phát triển.

Tái định cư được hiểu là một quá trình từ bồi thường thiệt hại về đất, tài sản; di
chuyển đến nơi ở mới và các hoạt động hỗ trợ để xây dựng lại cuộc sống, thu nhập, có
sở vật chất, tinh thần tại đó. Như vậy, TĐC là hoạt động nhằm giảm nhẹ các tác động
xấu về kinh tế - xã hội đối với một bộ phận dân cư đã gánh chịu vì sự phát triển chung.

Hiện nay ở nước ta, khi Nhà nước thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ ở thì người
sử dụng đất được bố trí TĐC bằng một trong các hình thức sau:

- Bồi thường bằng nhà ở.

- Bồi thường bằng giao đất ở mới.

- Bồi thường bằng tiền để người dân tự lo chỗ ở. TĐC là một bộ phận không thể
tách rời và giữ vị trí rất quan trọng trong chính sách GPMB. Các dự án TĐC cũng được
coi là các dự án phát triển và phải được thực hiện như các dự án phát triển khác.

2.2.2 Lý thuyết về bồi thường đất

Bồi thường: Có nghĩa là trả lại tương xứng giá trị hoặc công lao động cho một
chủ thể nào đó bị thiệt hại vì một hành vi của chủ thể khác.

Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất:“Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là
việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho người
bị thu hồi đất”.

Nhóm 4 BCCK Phương Pháp Nghiên Cứu 26


2.2.3 Lý thuyết về giá trị cảm nhận

Giá trị cảm nhận trên thế giới không còn là một thuật ngữ xa lạ, đã có rất nhiều
nghiên cứu khác nhau được thực hiện trong nhiều thập niên qua.

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng nhiều thuật ngữ khác nhau để định nghĩa giá trị
cảm nhận của khách hàng như: giá trị cảm nhận (perceived value), giá trị cảm nhận của
khách hàng (customer perceived value), giá trị khách hàng cảm nhận (perceived
customer value). Zeithaml (1988) đã đưa ra định nghĩa về giá trị cảm nhận của khách
hàng “là sự đánh giá tổng quát về tính hữu dụng của một sản phẩm dựa vào nhận thức
của họ về những gì nhận được và những gì bỏ ra”.

Trong khi đó, Anderson Sullivan (1993) định nghĩa giá trị cảm nhận của khách
hàng là giá trị được cảm nhận tính theo đơn vị tiền tệ của lợi ích về mặt kỹ thuật, kinh
tế, dịch vụ và xã hội mà khách hàng có thể nhận được so với giá mà họ trả cho một sản
phẩm, đặt trong việc xem xét giá cả và chào hàng của các nhà cung cấp sẵn có.

2.2.4 Lý thuyết về việc thu hồi đất

Thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người
được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm
pháp luật về đất đai

2.3 Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài:

2.3.1 Bài nghiên cứu tham khảo của tác giả Đỗ Thị Tám, Đỗ Thị Đức Hạnh,
Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Đặng Tiến Sĩ.

Nghiên cứu nhằm xác định ảnh hưởng của chính sách thu hồi đất, bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư đến sự phát triển kinh tế - xã hội huyện Vân Đồn. Sử dụng phương
pháp lấy mẫu ngẫu nhiên để chọn 450 tổ chức, hộ gia đình từ 3 xã đại diện cho 3 vùng.
Sử dụng thang đo 5 mức của Likert để đánh giá tình hình thực hiện chính sách thu hồi

Nhóm 4 BCCK Phương Pháp Nghiên Cứu 27


đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và sự phát triển kinh tế - xã hội. Sử dụng ANOVA
và Post-hoc để so sánh sự khác biệt về giá trị trung bình của một số chỉ tiêu giữa các
đối tượng sử dụng đất và giữa 3 vùng. Sử dụng hệ số tương quan Spearman Ranking (r)
để đánh giá mức độ ảnh hưởng của chính sách đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Tình
hình thực hiện chính sách thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được đánh giá ở
mức trung bình và có sự khác nhau rất rõ giữa hộ sử dụng đất nông nghiệp với các đối
tượng sử dụng đất khác; có sự khác nhau giữa vùng 1 và vùng 3. Chính sách thu hồi
đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư có ảnh hưởng ở mức độ cao đến sự hình thành và
phát triển thị trường bất động sản, thu hút vốn đầu tư; mức độ đô thị hóa và công nghiệp
hóa; thu nhập và mức sống của người dân. Để tăng cường ảnh hưởng tích cực của chính
sách thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cần xây dựng cơ chế tiếp cận đất đai
theo nguyên tắc kinh tế thị trường; hạn chế thu hồi đất có hiệu quả kinh tế cao; quản lý
việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất; quy định rõ về trách nhiệm của các bên đối với
đào tạo nghề và tạo việc làm cho người bị thu hồi đất.

Kết luận:

Bài nghiên cứu đánh giá về mức độ ảnh hưởng của chính sách đến sự phát triển
kinh tế-xã hội. Tình hình thực hiện chính sách thu hồi đất để từ đó đưa ra các biện pháp,
giải pháp và nhằm để đánh giá vấn đề, mức độ ảnh hưởng của chính sách.

2.3.2 Bài nghiên cứu tham khảo của tác giả Pham Huu Ty , A. C. M. Van
Westen và Annelies Zoomers.

Theo chế độ sở hữu nhà nước về đất đai của Việt Nam, Chính phủ nắm quyền
tối cao thẩm quyền thu hồi đất bắt buộc. Kết quả cho thấy nhiều cải tiến trong các chính
sách thu hồi đất đã được thực hiện, nhưng các biện pháp thực hiện kém, phần lớn không
thể ngăn chặn hoặc thậm chí giảm thiểu các tác động tiêu cực đến những người phải di
dời. Đặc biệt, các biện pháp đền bù không hiệu quả và thiếu đất sản xuất và sinh kế các
giải pháp thay thế làm đẩy nhanh sự phản kháng của các cộng đồng bị di dời do kết quả
của sự phát triển thủy điện. Sự liên minh chặt chẽ giữa chính quyền địa phương và nhà
đầu tư bị coi là “nhóm lợi ích”, là tác nhân chính dẫn đến sự không hiểu biết về lợi ích
của những người phải di dời trong quá trình thu hồi đất bắt buộc.

Nhóm 4 BCCK Phương Pháp Nghiên Cứu 28


Kết luận: Nghiên cứu điển hình cho thấy phần lớn hộ gia đình thất vọng với
mức bồi thường các và kế hoạch tái định cư. Khiếu nại thường đề cập đến việc thiếu đất
canh tác, chất lượng đất kém, lương thực mất an ninh, mất thu nhập và việc làm, mất
khả năng tiếp cận rừng, đền bù không đầy đủ và không công bằng, và khu tái định cư
khó khăn. Nỗ lực của Nhà nước nhằm cải thiện chính sách bằng cách ban hành luật đất
đai tốt hơn và hướng dẫn cụ thể cho việc thu hồi đất bắt buộc để xây dựng đập thủy điện
là không đủ,để có được các chính sách bồi thường và tái định cư hiệu quả. Quá trình
đầu tư và đất đai mua lại đập thủy điện A Lưới cho thấy chính quyền địa phương đang
thực hiện từ trên xuống cách tiếp cận để thu hồi đất bắt buộc bằng cách áp đặt các quyết
định quy hoạch và xây dựng, giá đền bù thiệt hại cho người dân bị ảnh hưởng và việc
lựa chọn địa điểm tái định cư. Sự tham gia cơ chế trong quá trình bồi thường, tái định
cư cho người dân mất đất cũng như các địa phương khác. Các tổ chức phi chính phủ và
các tổ chức dựa vào cộng đồng không được xác định rõ ràng. Sự tham gia của những
người bị ảnh hưởng trong việc ra quyết định không phải là bắt buộc trong việc thu hồi
đất bắt buộc. Không có chỗ cho thương lượng vì tất cả các quyết định đều được xác
định trước mà không có sự minh bạch. Có sự tham vấn, cộng tác rất kém, và có ít sự
lựa chọn mở ra cho những người bị ảnh hưởng trong phương án bồi thường và tái định
cư. Hàng trăm các đập thủy điện đang được xây dựng và lên kế hoạch trong những năm
tới, và do đó tốt các biện pháp quản lý thu hồi đất phải được khẩn trương đi vào thực
tiễn.

2.3.3 Bài tham khảo được trích và hướng dẫn với PGS.TS Phạm Hữu Nghị

Vấn đề thực hiện pháp luật về thu hồi đất có ý nghĩa rất lớn đối với khu vực đang
tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhất là đối với một huyện đang phát
triển như huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. Việc thu hồi đất đã đụung chạm đến
lợi ích của chủ thể bị thu hồi đất, lợi ích của nhà nước, lợi ích của chủ đầu tư nên đã
nhận được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học.

Trong thời gian gần đây, với tốc độ thị hóa tăng nhanh, nhu cầu phát triển kinh
tế-xã hội, an ninh-quốc phòng lớn do vậy rất cần đến mặt bằng đất để xây dựng cơ sở
hạ tầng cho các dự án phát triển kinh tế-xã hội, an ninh-quốc phòng. Việc thu hồi đất

Nhóm 4 BCCK Phương Pháp Nghiên Cứu 29


kéo theo nhiều hậu quả tiêu cực đã tạo nên sự bức xúc trong xã hội. Nhiều vụ cưỡng
chế thu hồi đất xả ra, nhiều vụ khiếu kiện cũng do nguyên nhân thu hồi đất gây ra. Do
đó, hiện nay vấn đề thu hồi đất và pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp đang được các
nhà khoa học, nhà quản lý quan tâm.

Kết luận:

Từ việc nghiên cứu thực trạng pháp luật thu hồi đất nông nghiệp, kết hợp với
thực tiễn áp dụng pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp, đặc biệt từ số liệu cụ thể của
huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội, tác giả đã nghiên cứu một cách nghiêm túc để
từ đó phân tích và đưa ra nhận định, đánh giá của mình về thực trạng thu hồi đất nông
nghiệp trong thực tiễn, từ đó đưa ra những kiến nghị và giải pháp nhằm góp phần khắc
phục những khó khăn, bất cập trong việc thu hồi đất nông nghiệp ở nước ta hiện nay.

Nhóm 4 BCCK Phương Pháp Nghiên Cứu 30


CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Quy trình nghiên cứu

Sơ Đồ 1: Quy trình nghiên cứu

3.2 Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

H1: Tình trạng kinh tế của gia đình có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng về chính sách
của người dân.

H2: Sự kỳ vọng về chính sách có ảnh hưởng tiêu cực đến sự hài lòng về chính sách của
người dân.

H3: Giá trị cảm nhận về chính sách đền bù giải tỏa có tác động tích cực đến sự hài lòng
về chính sách của người dân.

Nhóm 4 BCCK Phương Pháp Nghiên Cứu 31


H4: Tình trạng kinh tế của gia đình có ảnh hưởng tiêu cực đến sự kỳ vọng về chính sách
của người dân.

H5: Tình trạng kinh tế của gia đình có tác động tích cực đến sự cảm nhận về chính sách
của người dân.

H6: Sự kỳ vọng về chính sách có ảnh hưởng tiêu cực đến sự cảm nhận về chính sách
của người dân.

Trên cơ sở hình thành các giả thuyết nghiên cứu, mô hình nghiên cứu chính thức của
tác giả được hình thành như sau:

Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu

3.3. Cơ sở hình thành thang đo

Bài nghiên cứu được kế thừa các biến quan sát từ bài báo tham khảo chính:
“Farmers’ Economic Status and Satisfaction with Homestead Withdrawal Policy:
Expectation and Perceived Value” của Yaoyang Zhao, Scott Cloutier and Hongqing Li
mà nhóm đã chọn.

Thiết kế bảng câu hỏi gồm 3 phần:

Phần 1: Câu hỏi gạn lọc

Nhóm 4 BCCK Phương Pháp Nghiên Cứu 32


Phần 2: Nội dung khảo sát chính thức. Phần này cũng được thiết kế dựa trên bài báo của
tác giả Yaoyang Zhao, Scott Cloutier và Hongqing Li. Dựa trên việc xem xét các tài
liệu hiện có. Mô hình định lượng được phát triển và thử nghiệm bằng cách xác định các
thang đo từ các nghiên cứu trước đó. Dựa trên đầu vào của họ, các thang đo đã được
sửa đổi một chút trước khi thu thập dữ liệu. Công cụ cuối cùng có 4 thang đo tự báo cáo
liên quan đến 2 công trình nghiên cứu.

Tất cả các biến quan sát trong bảng thang đo sử dụng thang đo Likert 5 điểm
với 5 cấp độ đo lường như sau: (1 = rất không hài lòng; 2 = không hài lòng; 3 = vừa
phải; 4 = hài lòng; và 5 = rất hài lòng). Thông tin chi tiết của tất cả các đối tượng điều
tra được liệt kê dưới đây trong Bảng 3.1.

Thang đo từng biến cụ thể như sau:

Bảng 3.1 Thang đo các yếu tố về tình trạng kinh tế và sự hài lòng của người dân
đối với chính sách thu hồi, bồi thường đất và tái định cư bắt buộc nhằm phát
triển kinh tế xã hội ở Việt Nam: Sự kỳ vọng và giá trị cảm nhận của người dân.

Thang đo Ký hiệu Các yếu tố

KT1 Diện tích đất tái định cư bắt buộc

KT2 Khu vực định cư của hộ gia đình


Tình trạng kinh tế
(KT)
KT3 Thu nhập ròng hàng năm của hộ gia đình

KT4 Phần trăm đất thuộc nông nghiệp

Kỳ vọng chính sách Kỳ vọng chung về các chính sách đền bù


KV1
(KV) giải tỏa

Nhóm 4 BCCK Phương Pháp Nghiên Cứu 33


KV2 Kỳ vọng về tỷ lệ bồi thường

KV3 Kỳ vọng về chất lượng cuộc sống

GT1 Thay đổi việc làm

Giá trị cảm nhận về GT2 Thay đổi thu thập


chính sách đền bù
giải tỏa (GTCN) GT3 Những thay đổi về môi trường sống

GT4 Những thay đổi về an sinh xã hội

Nhìn chung, tôi đều hài lòng về các chính


HL1
sách đền bù giải tỏa

Sự hài lòng về chính


HL2 Tôi hài lòng hơn so với sự mong đợi
sách (HL)

Hài lòng hơn so với các chính sách thu hồi


HL3
đất khác

Phần 3: Thông tin khảo sát nhân khẩu học (hay còn gọi là thông tin khảo sát thống Kê)

Thông tin khảo sát thống kê phù hợp để hỗ trợ trong việc phân tích, mô tả các
nhân tố và giả thuyết chính. Thông tin về người khảo sát trong các yếu tố nhân khẩu
học cụ thể như sau:

- Giới tính: Nam/Nữ

- Độ tuổi: Từ dưới 25 tuổi đến trên 65 tuổi.

Nhóm 4 BCCK Phương Pháp Nghiên Cứu 34


- Trình độ học vấn: Trung học phổ thông hoặc thấp hơn; Cao đẳng, Đại học; trên Đại
học; Khác

- Số lượng thành viên trong gia đình: Từ 1 đến trên 10 người

- Số lượng lao động trong một hộ gia đình: Từ 1 đến trên 10 người

- Thu thập trung bình hàng tháng trong một hộ gia đình: Từ dưới 5 triệu đến trên 30
triệu

- Diện tích nhà ở của hộ gia đình (trước khi đền bù): Từ dưới 30m2 đến trên 100 m2

3.4. Nghiên cứu sơ bộ

Trước khi tiến hành nghiên cứu chính thức nhóm tiến hành kiểm định lại thang đo.
Để xem thang đo của các nghiên cứu trước đó có phù hợp với bối cảnh tại Việt Nam
hay không?

❖ Được tiến hành từ 25/02/2022 đến 20/03/2022.

- Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua phương pháp định lượng. Thông qua
phương pháp nghiên cứu của nhóm và khảo sát quy mô nhỏ và sử dụng bảng câu hỏi
với mức độ hoàn toàn không hài lòng đến hoàn toàn hài lòng. Nhóm đã khảo sát được
147 mẫu khảo sát sơ bộ, sau khi lọc các câu trả lời còn lại 102 mẫu khảo sát phù hợp
điều kiện.

- Dựa vào mô hình nghiên cứu lý thuyết cũng như mục tiêu nghiên cứu xác định các
thang đo của những yếu tố được xác định dựa vào các nghiên cứu trước đây của các nhà
nghiên cứu trong và ngoài nước. Để phù hợp hơn với bối cảnh nghiên cứu tại Việt Nam
và để đa dạng đối tượng nên nhóm nghiên cứu định lượng bằng cách khảo sát trực tiếp
rồi đưa dữ liệu vào rồi phân tích xử lý Cronbach’s Alpha bằng phần mềm SPSS 21.0 để
xử lý, phân tích, kiểm tra độ tin cậy.

❖ Nghiên cứu chính thức: Nghiên cứu chính thức vẫn sử dụng phương pháp định
lượng. Sau khi pretest thang đo đạt yêu cầu, nhóm tiến hành nghiên cứu chính
thức theo dự kiến từ 20/03/2022 đến 20/05/2022.

Nhóm 4 BCCK Phương Pháp Nghiên Cứu 35


3.3.1 Khảo sát sơ bộ (Cỡ mẫu N= 102)

Để đánh giá sơ bộ về tình trạng kinh tế và sự hài lòng và giá trị cảm nhận của
người dân đối với chính sách thu hồi, bồi thường và tái định cư bắt buộc để phát triển
kinh tế xã hội, nhóm chúng tôi đã tiến hành phân tích dữ liệu định tính số mẫu thu được
là 102 mẫu thử với đặc điểm nhân khẩu học như sau:

3.3.1.1 Về giới tính:

Nam: 64,7% Nữ: 35,3%

Bảng 3.2 Kết quả thống kê tỉ lệ giới tính của 102 mẫu thử

Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ (%)

Nam 66 64,7
Giới Tính
Nữ 36 35,3

Tổng 102 100

Nguồn: Kết quả của nhóm nghiên cứu (2022)

Biểu đồ 3.1 Kết quả thống kê tỉ lệ giới tính của 102 mẫu thử

Nguồn: Kết quả của nhóm nghiên cứu (2022)

Về giới tính, các đáp viên thực hiện khảo sát là nam chiếm tỉ lệ cao khoảng 64,7% và
về đáp viên là nữ chiếm 35,3%. Mặt bằng các đáp viên đa số là nam bởi vì liên quan
đến đất đai, nhà ở của từng hộ dân thì người nam là chủ hộ nên sẽ hiểu rõ các vấn đề

Nhóm 4 BCCK Phương Pháp Nghiên Cứu 36


này hơn nữ, qua đó cho thấy mức độ hiểu các câu hỏi và trả lời sẽ có phần khách quan
hơn.

3.3.1.2 Về độ tuổi:

Bảng 3.3 Kết quả thống kê tỉ lệ độ tuổi của 102 mẫu thử

Đặc điểm Số lượng Tỉ lệ (%)


Từ 18-25 tuổi 17 16,7
Độ tuổi Từ 26-35 tuổi 27 26,5
Từ 36-45 tuổi 43 42,2
Từ 46-55 tuổi 15 14,7
Tổng 102 100,0

Nguồn: Kết quả của nhóm nghiên cứu (2022)

Biểu đồ 3.2 Kết quả thống kê tỉ lệ độ tuổi của 102 mẫu thử

Nguồn: Kết quả của nhóm nghiên cứu (2022)

Độ tuổi từ 18 - 25 tuổi chỉ chiếm 16,7%, từ 26 - 35 tuổi chiếm 26,5%, từ 36 - 45


tuổi chiếm 42,2% và từ 46 – 55 chiếm 14,7%. Nhìn chung, các đáp viên chủ yếu là
những ngườ có độ tuổi trung niên là từ 36 – 45 tuổi nên việc trải nghiệm các vấn đề liên
quan đến đền bù, bồi thường đất để phát triển kinh tế hơn.

Nhóm 4 BCCK Phương Pháp Nghiên Cứu 37


3.3.1.3 Về trình độ học vấn:

Bảng 3.4 Kết quả thống kê tỷ lệ trình độ học vấn của 102 mẫu thử

Đặc điểm Số lượng Tỉ lệ (%)


Dưới trung học phổ thông 15 14,7
Trung học phổ thông 31 30,4
Học vấn Cao đẳng / đại học 52 51,0
Trên đại học 0 0
Khác 4 3,9
Tổng 92 100,0

Nguồn: Kết quả của nhóm nghiên cứu (2022)

Biểu đồ 3.3 Kết quả thống kê tỷ lệ trình độ học vấn của 102 mẫu thử

Nguồn: Kết quả của nhóm nghiên cứu (2022)

Về trình độ học vấn, các đáp viên có trình độ dưới trung học phổ thông chiếm
14,7%; trình độ trung học phổ thông chiếm 30,4%, trình độ cao đẳng, đại học khá cao
chiếm 51% và trên đại học rất ít hoặc không có ai nên chiếm 0% và trình độ khác ngoài

Nhóm 4 BCCK Phương Pháp Nghiên Cứu 38


các trình độ trên chiếm 3,9%. Mặt bằng trình độ của các đáp viên cơ bản là cao, qua đó
cho thấy mức độ hiểu các câu hỏi và trả lời sẽ có phần khách quan hơn.

3.3.1.4 Về số lượng thành viên trong gia đình :

Bảng 3.5 Kết quả thống kê tỉ lệ số lượng thành viên của 92 mẫu thử

Đặc điểm Số lượng Tỉ lệ (%)


Từ 1 - 2 12 11,8
Thành viên Từ 3 – 4 71 69,6
Từ 5 – 7 19 18,6
Tổng 102 100,0

Nguồn: Kết quả của nhóm nghiên cứu (2022)

Biểu đồ 3.4 Kết quả thống kê tỉ lệ số lượng thành viên của 102 mẫu thử

Nguồn: Kết quả của nhóm nghiên cứu (2022)

Về số lượng thành viên trong gia đình, các đáp viên có từ 1-2 thành viên chiếm
11,8%; số lượng từ 3-4 chiếm đa số là 69,6% và số lượng 5-7 thành viên chiếm 18,6%.
Đa số các gia đình từ 3 người trở lên đều là người đã từng trải cho thấy mức độ hiểu các

Nhóm 4 BCCK Phương Pháp Nghiên Cứu 39


câu hỏi và trả lời sẽ có phần khách quan hơn và hiện nay, các gia đình đều thích sự tự
do, riêng tư và độc lập nên việc số lượng nhiều người cùng sống trong một gia đình rất
ít gặp.

3.3.1.5 Về Số lượng lao động trong một hộ gia đình :

Bảng 3.6 Kết quả thống kê tỉ lệ số lượng lao động của 102 mẫu thử:

Đặc điểm Số lượng Tỉ lệ (%)


Từ 1 – 2 83 81,4
Lao động Từ 3 – 4 19 18,6
Từ 5 – 7 0 0
Trên 10 0 0
Tổng 102 100,0

Nguồn: Kết quả của nhóm nghiên cứu (2022)

Biểu đồ 3.5 Kết quả thống kê tỉ lệ số lượng lao động của 102 mẫu thử

Nguồn: Kết quả của nhóm nghiên cứu (2022)

Từ bảng thống kê trên, 81,4% là số lượng người lao động trong một hộ gia đình
chiếm tỉ trọng cao nhất là 1-2 người, số lượng người lao động trong một hộ gia đình là

Nhóm 4 BCCK Phương Pháp Nghiên Cứu 40


3-4 người chiếm 18,6%. Và cuối cùng số lượng lao động từ 5 - 7 và trên 10 người hầu
như rất ít hoặc không có nên chiếm 0 %. Để có kết luận chính xác cần khảo sát thêm
nhiều mẫu thử.

3.3.1.6 Về thu nhập trung bình hàng tháng của các thành viên trong hộ gia đình:

Bảng 3.7 Kết quả thống kê thu nhập của 102 mẫu thử

Đặc điểm Số lượng Tỉ lệ (%)


Dưới 5 triệu VND 0 0
Từ 5-10 triệu VND 50 49,0
Thu nhập Từ 10-20 triệu VND 52 51,0
Từ 20-30 triệu VND 0 0
Trên 30 triệu VND 0 0
Tổng 102 100,0

Nguồn: Kết quả của nhóm nghiên cứu (2022)

Biểu đồ 3.6 Kết quả thống kê thu nhập của 102 mẫu thử

Nguồn: Kết quả của nhóm nghiên cứu (2022)

Từ bảng thống kê thu nhập trên, 51% cao nhất thuộc thu nhập từ 10-20 triệu
đồng/ tháng, kế tiếp là từ 5 – 10 triệu đồng/ tháng chiếm 49%, và các thu nhập dưới 5

Nhóm 4 BCCK Phương Pháp Nghiên Cứu 41


triệu, từ 20 – 30 triệu và trên 30 triệu đồng/ tháng hầu như rất ít hoặc không có nên
chiếm 0%. Như vậy, với bảng thống kê này cho thấy sự liên quan giữa độ tuổi, nghề
nghiệp và thu nhập. Vì thế cần tăng kích thước mẫu điều tra và trải đều các phân khúc
đối tượng.

3.3.1.7 Về diện tích nhà ở của hộ gia đình (trước khi đền bù):

Bảng 3.8 Kết quả thống kê diện tích nhà ở của 102 mẫu thử

Đặc điểm Số lượng Tỉ lệ (%)


Dưới 30m2 10 9,8
Từ 30m2 – 50m2 36 35,2
Diện tích Từ 50m2 – 70m2 51 50,0
Từ 70m2 – 100m2 5 4,9
Tổng 102 100,0

Nguồn: Kết quả của nhóm nghiên cứu (2022)

Biểu đồ 3.7 Kết quả thống kê diện tích nhà ở của 102 mẫu thử

Nguồn: Kết quả của nhóm nghiên cứu (2022)

Qua bảng trên, thống kê diện tích nhà ở từ 102 mẫu, được biết mẫu tập trung
nhiều vào diện tích từ 50m2 đến 70m2 chiếm tới 50%. Diện tích từ 30m2 đến 50m2 chiếm

Nhóm 4 BCCK Phương Pháp Nghiên Cứu 42


diện tích cũng không nhỏ 35,2%. Còn lại diện tích nhà ở dưới 30m2 chiếm 9,8% và từ
70m2 đến 100m2 chiếm tỉ lệ ít nhất là 4,9%. Có thể thấy, diện tích nhà ở của các đối
tượng đang phân bổ không đồng đều. Việc chênh lệch lớn giữa diện tích về nhà ở có
thể ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu sẽ thiên vị.

3.3.2 Đánh giá độ tin cậy bằng Cronbach’s Alpha

Phương pháp thực hiện Cronbach (1951) đã đưa ra hệ số tin cậy cho thang đo,
Cronbach’s alpha chỉ đo lường độ tin cậy của thang đo có tối thiểu ba biến quan sát.
Phương pháp này không tính được độ tin cậy cho từng biến quan sát. Sử dụng hệ số
tương quan biến tổng (Item – total correlation) để kiểm tra các biến đo lường. Hệ số này
lấy tương quan của biến quan sát xem xét với tổng các biến còn lại của thang đo. Theo
Nunnally và Bernstein (1994), có hai tiêu chuẩn để đánh giá biến quan sát và thang đo
là: (1) Nếu một biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng ≥ 0,3 thì biến đó đạt yêu
cầu; (2) Nếu Cronbach’s alpha ≥ 0,6 thì thang đo có thể chấp nhận về độ tin cậy. Nếu
hệ số Cronbach’s alpha quá lớn (α > 0,95), không có sự khác biệt về các biến trong
thang đo. Hiện tượng này gọi là sự trùng lặp trong đo lường.

3.3.2.1 Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo tình trạng kinh tế (KT)

Bảng 3.9 Kết quả đánh giá độ tin cậy Cronbach’s alpha thang đo KT

Trung bình Phương sai


Tương quan Alpha nếu loại
Biến quan sát thang đo nếu thang đo nếu
biến tổng biến
loại biến loại biến
Tình trạng kinh tế (KT)
Cronbach’s alpha: 0,722
KT1 9,96 5,979 0,598 0,604
KT2 11,35 9,359 0,275 0,768
KT3 10,19 4,193 0,743 0,502
KT4 9,53 7,935 0,550 0,660

Nguồn: Kết quả của nhóm nghiên cứu (2022)

Nhóm 4 BCCK Phương Pháp Nghiên Cứu 43


Từ kết quả trong bảng 3.9 cho thấy hệ số Cronbach’s alpha của thành phần KT
là: 0,722 > 0,6. Các hệ số tương quan biến tổng trong các thành phần thang đo > 0,3
nhưng KT2 = 0,275 < 0,3 nên không đạt yêu cầu. Vì vậy loại bỏ biến rác KT2.

Bảng 3.10 Kết quả đánh giá độ tin cậy Cronbach’s alpha thang đo KT sau khi
loại bỏ biến KT2

Biến quan sát Trung bình Phương sai Tương quan Alpha nếu loại
thang đo nếu thang đo nếu biến tổng biến
loại biến loại biến

Tình trạng kinh tế (KT)

Cronbach’s alpha: 0,768

KT1 7,64 4,649 0,588 0,704

KT3 7,86 3,030 0,752 0,526

KT4 7,21 6,244 0,590 0,756

Nguồn: Kết quả của nhóm nghiên cứu (2022)

Sau khi loại bỏ biến KT2, ta thấy hệ số Cronbach’s alpha của KT là: 0,768 > 0,6.
Các hệ số tương quan biến tổng > 0,3. Vì vậy các biến đo lường trong thành phần thang
đo KT này đều đạt yêu cầu để phân tích EFA (Nunnally và Bernstein, 1994).

3.3.2.2 Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo kỳ vọng chính sách (KV)

Bảng 3.11 Kết quả đánh giá độ tin cậy Cronbach’s alpha thang đo KV

Trung bình Phương sai


Tương quan Alpha nếu loại
Biến quan sát thang đo nếu thang đo nếu
biến tổng biến
loại biến loại biến
Kỳ vọng chính sách (KV)

Nhóm 4 BCCK Phương Pháp Nghiên Cứu 44


Cronbach’s alpha: 0,879
KV1 7,43 6,109 0,737 0,856
KV2 7,50 6,569 0,753 0,842
KV3 7,40 5,748 0,813 0,786

Nguồn: Kết quả của nhóm nghiên cứu (2022)

Từ kết quả trong Bảng 3.11 cho thấy các thành phần trong thang đo đều có hệ số
Cronbach’s alpha đạt yêu cầu. Cụ thể: hệ số Cronbach’s alpha của kỳ vọng chính sách
(KV) là 0,879 > 0,6. Các hệ số tương quan biến tổng trong các thành phần thang đo >
0,3. Các hệ số tương quan biến tổng đều tăng và lớn hơn 0,3. Vì vậy các biến đo lường
trong thành phần thang đo KV này đều đạt yêu cầu để phân tích EFA (Nunnally và
Bernstein, 1994)

3.3.2.3 Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo giá trị cảm nhận về chính sách đền bù
giải tỏa (GT)

Bảng 3.12 Kết quả đánh giá độ tin cậy Cronbach’s alpha thang đo GT

Biến quan sát Trung bình Phương sai Tương quan Alpha nếu loại
thang đo nếu thang đo nếu biến tổng biến
loại biến loại biến
Giá trị cảm nhận về chính sách đền bù giải tỏa (GT)
Cronbach’s alpha: 0,921
GT1 11,19 12,292 0,891 0,872
GT2 10,97 14,187 0,787 0,908
GT3 10,98 13,881 0,892 0,876
GT4 10,86 14,159 0,722 0,930

Nguồn: Kết quả của nhóm nghiên cứu (2022)

Từ kết quả trong Bảng 3.12, cho thấy hệ số Cronbach’s alpha của thành phần GT
là: 0,921 > 0,6. Các hệ số tương quan biến tổng trong các thành phần thang đo là GT1,
GT2, GT3, GT4 đều lớn > 0,3. Ngoài ra có hệ số Cronbach’s Alpha khi loại biến GT4

Nhóm 4 BCCK Phương Pháp Nghiên Cứu 45


là 0,930 > 0,921, nhưng không cần thiết phải loại, vì hệ số Cronbach’s Alpha = 0,921
đã là rất đạt yêu cầu, nếu loại biến GT4 thì cũng không thay đổi đáng kể. Vì vậy các
biến đo lường trong thành phần thang đo GT này đều đạt yêu cầu để phân tích EFA
(Nunnally và Bernstein, 1994).

3.3.2.4 Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo sự hài lòng về chính sách (HL)

Bảng 3.13 Kết quả đánh giá độ tin cậy Cronbach’s alpha thang đo HL

Biến quan sát Trung bình Phương sai Tương quan Alpha nếu loại
thang đo nếu thang đo nếu biến tổng biến
loại biến loại biến
Đo sự hài lòng về chính sách (HL)
Cronbach’s alpha: 0,813
HL1 7,60 2,461 0,700 0,708
HL2 7,30 2,748 0,716 0,691
HL3 7,37 3,107 0,586 0,818

Nguồn: Kết quả của nhóm nghiên cứu (2022)

Từ kết quả Bảng 3.13, ta thấy hệ số Cronbach’s alpha là 0,813 > 0,6 hệ số tương
quan biến tổng HL1, HL2, HL3, đều lớn hơn > 0,3. Ngoài ra có hệ số Cronbach’s Alpha
khi loại biến HL3 là 0,818 > 0,813, nhưng không cần thiết phải loại, vì hệ số Cronbach’s
Alpha = 0,813 đã là rất đạt yêu cầu, nếu loại biến HL3 thì cũng không thay đổi đáng kể.
Vì vậy, các biến đo lường trong các thành phần thang đo HL này đều được sử dụng để
phân tích EFA (Nunnally và Bernstein, 1994).

3.5. Phương pháp thu thập dữ liệu và chọn mẫu ngẫu nhiên cứu chính thức

3.4.1 Thu thập dữ liệu

Nguồn dữ liệu thứ cấp chính: Thu thập các thông tin, số liệu của bài nghiên cứu
nhóm thực hiện.

Nhóm 4 BCCK Phương Pháp Nghiên Cứu 46


Nguồn dữ liệu sơ cấp: Trong bài nghiên cứu này, phương pháp điều tra xã hội
học sử dụng phiếu khảo sát để thu thập thập dữ liệu sơ cấp về tình trạng kinh tế và sự
hài lòng của người dân đối với chính sách thu hồi, bồi thường và tái định cư bắt buộc
để phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam. Phiếu khảo sát được thiết kế sử dụng phối hợp
câu hỏi đóng - mở, các thang đo và thang điểm likert 5.

Đối tượng khảo sát là khách hàng người đã từng trải nghiệm về sự kỳ vọng và
giá trị cảm nhận của người dân đối với chính sách thu hồi, bồi thường và tái định cư bắt
buộc để phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam.

3.4.2 Chọn mẫu nghiên cứu

Để thực hiện nghiên cứu này, chúng tôi dựa trên các dữ liệu thu thập được từ
những mẫu khảo sát và chúng tôi đã sử dụng bảng câu hỏi khảo sát thông qua một ít từ
Google Form và thông qua phỏng vấn trực tiếp để thu thập dữ liệu. Đối với bảng câu
hỏi khảo sát bằng Google Form, nhóm chúng tôi đã gửi qua ứng dụng Messenger, Zalo
để thu thập dữ liệu từ những mối quan hệ người thân, thầy cô và từ nhiều nguồn khác
có liên quan. Và đối với bảng câu hỏi khảo sát thông qua phỏng vấn trực tiếp thì các
thành viên của nhóm khảo sát đã đi tới các khu được di dời, tái định cư tại các vùng
khác nhau để tiến hành thu thập dữ liệu. Sau khi lấy được thông tin 312 mẫu, chúng tôi
tiến hành chọn lọc những thông tin phù hợp, cũng như loại bỏ những dữ liệu không đạt
yêu cầu, chúng tôi thu được 285 mẫu đạt chuẩn để tiếp tục trong quá trình nghiên cứu.

3.4.3 Kích thước mẫu nghiên cứu

Theo Hair và cộng sự (2014), kích thước mẫu tối thiểu để sử dụng EFA là 50, tốt
hơn là từ 100 trở lên, tỷ lệ số quan sát trên một biến phân tích là 5:1. Từ đó, bảng khảo
sát của chúng ta có 13 câu hỏi sử dụng thang đo Likert 5 mức độ (tương ứng với 13 biến
quan sát thuộc 4 nhân tố khác nhau). Mặt khác, theo Roger (2006) cỡ mẫu tối thiểu áp
dụng được trong các nghiên cứu thực hành là 100 đến 150 quan sát, Như vậy, áp dụng
tỷ lệ 5:1, cỡ mẫu tối thiểu sẽ là 13 x 5 = 65. Nhóm quyết định khảo sát lớn hơn 65 mẫu
để đảm bảo tính khách quan cũng như tăng độ chính xác của thang đo.

Nhóm 4 BCCK Phương Pháp Nghiên Cứu 47


Bên cạnh đó, để thực hiện phân tích hồi quy hội thì Tabachnick và Fidell (1991)
cho rằng kích cỡ mẫu phải thỏa mãn công thức N >= 8m + 50 (m: số biến độc lập của
mô hình). Nghiên cứu này được thực hiện với 07 biến độc lập do đó, kích thước mẫu là
n= 2 x 7 + 50 = 64 mẫu. Nhằm đảm bảo tính đại diện cho nghiên cứu, nhóm cố gắng
thu thập một số lượng lớn phiếu khảo sát. Tuy nhiên, vì vấn đề hạn chế thời gian và bị
trì hoãn do việc điều chỉnh lại bảng câu hỏi cho phù hợp với việc phân tích SPSS 21.0
nên khả năng tiếp cận chỉ thực hiện được với 312 phiếu khảo sát và thu về được 285
phiếu trả lời hợp lệ.

3.6. Phương pháp phân tích dữ liệu chính thức

3.6.1. Đánh giá độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha

Cronbach’s Alpha (1951): là công cụ giúp kiểm tra xem các biến quan sát của
nhân tố bố mẹ có đáng tin cậy hay không, có tốt không. Phép kiểm định này phản ánh
mức độ tương quan chặt chẽ giữa các biến quan sát trong cùng 1 nhân tố. Nó cho biết
trong các biến quan sát của một nhân tố, biến nào đã đóng góp vào việc đo lường khái
niệm nhân tố, biến nào không. Thông qua việc tính toán hệ số tương quan giữa biến
tổng sẽ giúp loại ra những biến quan sát nào không đóng góp nhiều cho sự mô tả của
khái niệm cần đo (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).

+ Hệ số Cronbach’s Alpha có giá trị biến thiên trong đoạn [0;1].

+ Loại các biến quan sát có hệ số tương quan biến - tổng nhỏ (nhỏ hơn 0,3); tiêu chuẩn
chọn thang đo khi có độ tin cậy Alpha lớn hơn 0,6 (Alpha càng lớn thì độ tin cậy nhất
quán nội tại càng cao) (Nunally & Burnstein 1994; dẫn theo Nguyễn Đình Thọ &
Nguyễn Thị Mai Trang, 2009).

+ Tuy nhiên, hệ số Cronbach’s Alpha quá lớn (khoảng từ 0.95 trở lên) cho thấy có nhiều
biến trong thang đo không có khác biệt gì nhau, hiện tượng này gọi là trùng lắp trong
thang đo (Nguyễn Đình Thọ, Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, NXB
Tài chính, Tái bản lần 2, Trang 364).

Nhóm 4 BCCK Phương Pháp Nghiên Cứu 48


+ Mức giá trị hệ số Cronbach’s Alpha (Nguồn: Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc
(2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS Tập 2, NXB Hồng Đức, Trang 24):

(1) Từ 0.8 đến gần bằng 1: thang đo lường rất tốt.

(2) Từ 0.7 đến gần bằng 0.8: thang đo lường sử dụng tốt.

(3) Từ 0.6 trở lên: thang đo lường đủ điều kiện.

Kết quả Cronbach Alpha của nhân tố tốt thể hiện rằng các biến quan sát chúng
ta liệt kê là rất tốt, thể hiện được đặc điểm của nhân tố mẹ, chúng ta đã có được một
thang đo tốt cho nhân tố mẹ này.

3.6.2. Phân tích khám phá nhân tố EFA (Exploratory Factor Analysis)

Sau khi kiểm tra hệ số Cronbach Alpha, các quan sát có ý nghĩa và đạt được độ
tin cậy nhất định sẽ tiếp tục đưa vào phân tích EFA để đánh giá sơ bộ tính đơn hướng,
giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của thang đo. Trong nghiên cứu này, phân tích EFA sử
dụng để đánh giá sơ bộ thang đo cho từng khái niệm bằng phương pháp trích Principal
Axis Factoring với phép xoay Promax (phương pháp trích này phản ánh cấu trúc dữ liệu
chính xác hơn phương pháp trích Principal Components với phép xoay Varimax). Thu
nhỏ phạm vi nghiên cứu bằng cách loại bỏ một số biến. Điều này tiết kiệm thời gian và
kinh phí.

Các tiêu chí trong phân tích EFA:

+ Hệ số tải nhân tố (Factor loading): Được định nghĩa là trọng số nhân tố, giá trị này
biểu thị mối quan hệ tương quan giữa biến quan sát với nhân tố.

• Nếu Factor loading > 0.3 được xem là đạt mức tối thiểu

• Nếu Factor loading > 0.4 được xem là quan trọng

• Nếu Factor loading > 0.5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn

+ Kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê: (Sig.< 0.05) thì các biến quan sát có mối
tương quan với nhau trong tổng thể.

Nhóm 4 BCCK Phương Pháp Nghiên Cứu 49


+ Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin): Trị số của KMO phải đạt giá trị 0.5 trở lên (0.5 ≤
KMO ≤ 1) là điều kiện đủ để phân tích nhân tố là phù hợp.

+ Phần trăm phương sai trích (Percentage of variance) > 50%: Nó thể hiện phần trăm
biến thiên của các biến quan sát. Nghĩa là xem biến thiên là 100% thì giá trị này cho
biết phân tích nhân tố giải thích được bao nhiêu %.

+ Trị số Eigenvalue là một tiêu chí sử dụng phổ biến để xác định số lượng nhân tố trong
phân tích EFA. Với Eigenvalue ≥ 1 mới được giữ lại trong mô hình phân tích.

3.6.3. Phân tích nhân tố khẳng định CFA (Confirmatory Factor Analysis)

Sau khi có kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA, ta tiến hành bước tiếp theo
là phân tích nhân tố khẳng định CFA. Sử dụng dữ liệu nghiên cứu ta phân tích bằng
phần mềm SPSS bằng phương pháp principal axis factoring với promax và kết quả đạt
được ta lấy ma trận xoay các thang đo độc lập.

Phân tích nhân tố khám phá EFA, bao gồm:

+ Thiết kế để xác định

+ Kiểm nghiệm

+ Điều chỉnh các mô hình đo lường một cách độc lập

Nhằm thiết lập các mô hình đo lường phù hợp tốt được dùng để kiểm định mô
hình cấu trúc. Kiểm định giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của thang đo một cách rất đơn
giản, trực quan, nhanh chóng mà không cần nhiều thủ tục như các phương pháp truyền
thống khác.

3.6.4. Phân tích mô hình tuyến tính SEM

Mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) được dùng để mô tả mối quan hệ giữa các
biến quan sát được (observed variables) với mục tiêu cơ bản là kiểm định các giả thuyết
thống kê. Cụ thể hơn, SEM có thể được sử dụng để kiểm định mối quan hệ giữa các
khái niệm (constructs).

Nhóm 4 BCCK Phương Pháp Nghiên Cứu 50


Mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) được thực hiện bằng phần mềm SPSS 21.0
để kiểm định mức độ phù hợp của các giả thuyết và mối quan hệ giữa các biến quan sát.
Phân tích SEM cho phép kết hợp các khái niệm tiềm ẩn đo lường của chúng và có thể
xem xét các đo lường độc lập hay kết hợp chung với mô hình lý thuyết cùng một lúc
(Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2009).

Nhóm 4 BCCK Phương Pháp Nghiên Cứu 51


CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC

4.1. Kết quả thống kê mô tả

Sau khi khảo sát người dân bằng 2 hình thức: trực tiếp và trực tuyến (google form) trong

bối cảnh đất đai ngày càng có giá thì vấn đề thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt

bằng cũng gặp rất nhiều khó khăn, phức tạp tại Việt Nam. Nhóm nhận được 315 mẫu

khảo sát, sau khi tiến hành sàng lọc và kiểm tra thì nhận thấy có bị lỗi, không tương

thích với nội dung nghiên cứu vì thế không đạt yêu cầu nên nhóm đã loại bỏ. Do đó,

toàn bộ số mẫu mà nhóm đưa vào để thực hiện nghiên cứu chính thức là 285 mẫu. Dưới

đây là những mẫu khảo sát có câu trả lời hoàn chỉnh và bám sát nội dung nghiên cứu.

4.1.1 Kết quả thống kê mô tả về giới tính:

Sau khi nhóm chúng tôi chạy dữ liệu thống kê mô tả thì nhận thấy tỷ lệ nam chiếm 66%,

nữ chiếm 34%. Tỷ lệ này cho thấy nam giới chiếm tối đa vì thông thường nam giới là

người trụ cột trong gia đình, người giúp cho kinh tế gia đình ngày càng phát triển và sự

hiểu biết của nam giới đưa ra được nhiều thông tin hơn so với nữ giới.

Bảng 4.1.1 Giới tính của đối tượng khảo sát

Đặc điểm Số lượng Tỉ lệ (%)

Giới tính Nam 188 66.0

Nữ 97 34.0

Tổng 285 100.0

Nhóm 4 BCCK Phương Pháp Nghiên Cứu 52


Nguồn: kết quả của nhóm nghiên cứu (2022)

4.1.2. Kết quả thống kê mô tả về độ tuổi:

Theo thống kê về độ tuổi cho thấy, độ tuổi từ 35 đến 45 tuổi chiếm số lượng

nhiều nhất là 138 mẫu và chiếm 48,4%. Ở độ tuổi này được gọi là độ tuổi trung niên,

họ sở hữu tài sản liên quan đến đất đai nhiều nhất so với hiện nay vì thế mà những người

này thường bị thu hồi đất nhiều hơn so với các độ tuổi khác. Độ tuổi từ 18 đến 25 tuổi

ít nhất với 29 người, chiếm 10.2%. Còn lại độ tuổi từ 26 đến 35 tuổi và độ tuổi từ 46

đến 55 tuổi lần lượt chiếm 28,1% và 13,3%. Nhìn chung những người tham gia khảo

sát là những người có độ tuổi trung niên vì họ tiếp cận được nhiều chính sách, tài sản

về đất đai hơn. Tuy nhiên, sự chênh lệch số lượng độ tuổi từ 18 tuổi đến 25 tuổi còn khá

nhiều. Điều này cũng chỉ ra rằng đây để độ tuổi trẻ họ thường học tập và làm việc nhiều

hơn so với các độ tuổi khác vì thế số lượng người đã từng bị thu hồi đối với tài sản về

đất đai còn khá thấp.

Bảng 4.1.2 Độ tuổi của đối tượng khảo sát

Đặc điểm Số lượng Tỉ lệ (%)

Độ tuổi Từ 18 đến 25 29 10.2

26 đến 35 80 28.1

36 đến 45 138 48.4

46 đến 55 38 13.3

Nhóm 4 BCCK Phương Pháp Nghiên Cứu 53


Tổng 285 100.0

Nguồn: kết quả của nhóm nghiên cứu (2022)

4.1.3. Kết quả thống kê mô tả về trình độ học vấn:

Bảng thống kê trình độ học vấn cho thấy trình độ cao đẳng hoặc Đại học có tỉ lệ

cao nhất 48,1%. Sau đó trình độ trên đại học là thấp nhất với số lượng khảo sát là 4 cho

ra tỉ lệ 1.4%. Cuối cùng là trình độ dưới trung học phổ thông và khác lần lượt chiếm tỉ

lệ 10,9% và 6%. Mặt bằng trình độ của các đáp viên cơ bản là cao, qua đó cho thấy mức

độ hiểu các câu hỏi và trả lời sẽ có phần khách quan hơn.

Bảng 4.1.3 Trình độ học vấn của đối tượng khảo sát

Đặc điểm Số lượng Tỉ lệ (%)

Dưới trung học phổ thông 31 10.9

Trung học phổ thông 96 33.7

Cao đẳng/đại học 137 48.1


Học vấn
Trên đại học 4 1.4

Khác 17 6.0

Tổng 285 100.0

Nhóm 4 BCCK Phương Pháp Nghiên Cứu 54


Nguồn: kết quả của nhóm nghiên cứu (2022)

4.1.4. Kết quả thống kê mô tả về số lượng thành viên trong một hộ gia
đình:

Theo thống kê về số lượng thành viên trong gia đình, cho thấy số lượng thành
viên từ 3 đến 4 trong một gia đình chiếm tỷ lệ phần trăm cao nhất với 71,2% và tỷ lệ về
thành viên trong đình thấp nhất là 9.8% với số lượng từ 1 đến 2 thành viên. Cuối cùng,
số lượng thành viên từ 5 đến 7 thành viên chiếm 18,9%. Số liệu này cũng chỉ ra rằng
một gia đình thường sẽ có 2 con, vì số lượng thành viên từ 3 đến 4 chiếm số lượng tối
đa.

Bảng 4.1.4 Số lượng thành viên trong gia đình của đối tượng khảo sát

Đặc điểm Số lượng Tỉ lệ (%)

Số lượng Từ 1 đến 2 28 9.8


thành viên

Từ 3 đến 4 203 71.2

Từ 5 đến 7 54 18.9

Tổng 285 100.0

Nguồn: kết quả của nhóm nghiên cứu (2022)

4.1.5. Kết quả thống kê mô tả về số lượng lao động trong một hộ gia đình:

Theo thống kê về số lượng lao động trong một hộ gia đình cho thấy rằng tỷ lệ
lao động từ 1 đến 2 người trong một gia đình chiếm tối đa với 81.1%. Vì theo Bảng 4.3
ở trên số lượng thành viên trong gia đình từ 3 đến 4 người chiếm tỷ lệ cao nhất, cũng
có thể thấy rằng trong một gia đình thường có 1 đến 2 con và vì thế người lao động từ

Nhóm 4 BCCK Phương Pháp Nghiên Cứu 55


1 đến 2 người cũng nhiều hơn so với các số lượng lao động khác. Cuối cùng là số lượng
từ 3 đến 4 thành viên là thấp nhất với tỷ lệ 18,9%.

Bảng 4.1.5 Số lượng thành viên lao động trong gia đình của đối tượng khảo sát

Đặc điểm Số lượng Tỉ lệ (%)

Số lượng lao Từ 1 đến 2 231 81.1


động

Từ 3 đến 4 54 18.9

Tổng 285 100.0

Nguồn: kết quả của nhóm nghiên cứu (2022)

4.1.6. Kết quả thống kê mô tả về Thu nhập trung bình hàng tháng của các
thành viên trong hộ gia đình:

Theo thống kê thu nhập từ bảng trên, 53,7% cao nhất thu nhập thuộc thu nhập từ
10 triệu đến 20 triệu đồng/tháng, từ 20 triệu đến 30 triệu đồng/tháng chiếm 1.4% và trên
30 triệu đồng chỉ chiếm 03% (thấp nhất), từ 5 triệu đến 10 triệu đồng/tháng chiếm 44.6.
Như vậy, từ bảng thống kê nhu nhập đã phần nào làm rõ các đánh giá thống kê trước,
sự liên quan giữa độ tuổi và thu nhập.

Bảng 4.1.6 Thu nhập trung bình hàng tháng của các thành viên trong hộ gia đình

của đối tượng khảo sát

Đặc điểm Số lượng Tỉ lệ (%)

Từ 5 triệu đến 10 triệu VND 127 44.6

Nhóm 4 BCCK Phương Pháp Nghiên Cứu 56


Thu Từ 10 triệu đến 20 triệu VND 153 53.7
nhập

Từ 20 triệu đến 30 triệu VND 4 1.4

Trên 30 triệu VND 1 0.3

Total 285 100.0

Nguồn: kết quả của nhóm nghiên cứu (2022)

4.1.7. Kết quả thống kê mô tả về diện tích đất trước khi bị thu hồi

Theo thống kê về diện tích nhà ở của đối tượng khảo sát trước khi bị giải tỏa cho
thấy rằng tỷ lệ diện tích đất từ 30 m2 đến 50 m2 và diện tích đất từ 50 m2 đến 70 m2 lần
lượt có tỷ lệ cao nhất, tỷ lệ phần trăm tương đối với nhau lần lượt 37,9% và 35,1%. Sau
đó là diện tích từ 30 m2 đến 50 m2 có tỷ lệ là 22,1% và tỷ lệ thấp nhất là 4,9% khi diện
tích đất trên 100 m2.

Bảng 4.1.7 Diện tích nhà ở của đối tượng khảo sát trước khi bị giải tỏa

Đặc điểm Số lượng Tỉ lệ (%)

Diện tích Từ 30 m2 đến 50 m2 63 22.1

Từ 50 m2 đến 70 m2 100 35.1

Từ 70 m2 đến 100 m2 108 37.9

Nhóm 4 BCCK Phương Pháp Nghiên Cứu 57


Trên 100 m2 14 4.9

Total 285 100.0

Nguồn: kết quả của nhóm nghiên cứu (2022)

4.2. Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng phương pháp kiểm định hệ
số Cronbach’s Alpha

4.2.1. Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo tình trạng kinh tế (KT)

Bảng 4.2.1 Kết quả đánh giá độ tin cậy Cronbach’s alpha thang đo KT

Biến quan sát Trung bình Phương sai Tương quan Cronbach’s
thang đo nếu thang đo nếu biến tổng Alpha nếu loại
loại biến loại biến biến

TÌNH TRẠNG KINH TẾ (KT) Cronbach’s alpha: 0,736

KT1 7,92 3,902 0,534 0,683

KT3 8,08 2,938 0,643 0,563

KT4 7,59 4,989 0,582 0,677

Nguồn: Kết quả của nhóm nghiên cứu (2022)

Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo bảng trên cho thấy các thành phần trong thang
đo KT có hệ số Cronbach’s alpha đạt yêu cầu. Cụ thể: hệ số Cronbach’s alpha của thành
phần: Tình trạng kinh tế (KT) là 0,736 > 0,6. Hệ số tương quan biến tổng trong các

Nhóm 4 BCCK Phương Pháp Nghiên Cứu 58


thành phần thang đo đều > 0,3. Vì vậy các biến đo lường trong các thành phần thang đo
KV này đều được sử dụng để phân tích EFA (Nunnally và Bernstein, 1994).

4.2.2. Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo kỳ vọng chính sách (KV)

Bảng 4.2.2 Kết quả đánh giá độ tin cậy Cronbach’s alpha thang đo KV

Biến quan sát Trung bình Phương sai Tương quan Cronbach’s
thang đo nếu thang đo nếu biến tổng Alpha nếu loại
loại biến loại biến biến

KỲ VỌNG CHÍNH SÁCH (KV) Cronbach’s alpha: 0,871

KV1 7,42 5,195 0,726 0,843

KV2 7,46 5,425 0,739 0,832

KV3 7,35 4,875 0,797 0,777

Nguồn: Kết quả của nhóm nghiên cứu (2022)

Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo bảng trên cho thấy các thành phần trong thang
đo KV có hệ số Cronbach’s alpha đạt yêu cầu. Cụ thể: hệ số Cronbach’s alpha của thành
phần: Kỳ vọng chính sách (KV) là 0,871 > 0,6. Hệ số tương quan biến tổng trong các
thành phần thang đo đều > 0,3. Vì vậy các biến đo lường trong các thành phần thang đo
KV này đều được sử dụng để phân tích EFA (Nunnally và Bernstein, 1994).

Nhóm 4 BCCK Phương Pháp Nghiên Cứu 59


4.2.3. Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo giá trị cảm nhận (GT)

Bảng 4.2.3 Kết quả đánh giá độ tin cậy Cronbach’s alpha thang đo GT

Biến quan sát Trung bình Phương sai Tương quan Cronbach’s
thang đo nếu thang đo nếu biến tổng Alpha nếu loại
loại biến loại biến biến

GIÁ TRỊ CẢM NHẬN (GT) Cronbach’s alpha: 0,870

GT1 11,73 9,620 0,782 0,809

GT2 11,64 9,937 0,770 0,815

GT3 11,64 10,233 0,819 0,798

GT4 11,62 11,659 0,541 0,903

Nguồn: Kết quả của nhóm nghiên cứu (2022)

Từ kết quả trong bảng cho thấy các thành phần trong thang đo đều có hệ số
Cronbach’s alpha đạt yêu cầu. Cụ thể: hệ số Cronbach’s alpha của thành phần: Giá trị
cảm nhận (GT) là 0,870 > 0,6. Các hệ số tương quan biến tổng trong các thành phần
thang đo đều > 0,3. Ngoài ra có hệ số khi loại biến GT4 là 0,903 > 0,870, nhưng không
cần thiết phải loại vì hệ số Cronbach’s Alpha = 0,870 đã là rất cao. Vì vậy các biến đo
lường trong thành phần thang đo GT này đều đạt yêu cầu để phân tích EFA (Nunnally
và Bernstein, 1994).

Nhóm 4 BCCK Phương Pháp Nghiên Cứu 60


4.2.4. Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo hài lòng về chính sách (HL)

Bảng 4.2.4 Kết quả đánh giá độ tin cậy Cronbach’s alpha thang đo HL

Biến quan sát Trung bình Phương sai Tương quan Cronbach’s
thang đo nếu thang đo nếu biến tổng Alpha nếu loại
loại biến loại biến biến

HÀI LÒNG VỀ CHÍNH SÁCH (HL) Cronbach’s alpha: 0,859

HL1 7,52 3,412 0,734 0,808

HL2 7,33 3,899 0,756 0,784

HL3 7,37 3,959 0,720 0,815

Nguồn: Kết quả của nhóm nghiên cứu (2022)

Từ kết quả trong bảng cho thấy các thành phần trong thang đo đều có hệ số
Cronbach’s alpha đạt yêu cầu. Cụ thể: hệ số Cronbach’s alpha của thành phần: Hài lòng
về chính sách (HL) là 0,859 > 0,6. Các hệ số tương quan biến tổng trong các thành phần
thang đo > 0,3. Vì vậy các biến đo lường trong thành phần thang đo HL này đều đạt yêu
cầu để phân tích EFA (Nunnally và Bernstein, 1994).

Nhóm 4 BCCK Phương Pháp Nghiên Cứu 61


4.3. Kết quả kiểm định khám phá EFA

Theo kết quả kiểm định Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, tất cả các biến thành
phần đều được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA trừ KT2.

Phân tích EFA dựa trên cơ sở mối quan hệ giữa các biến đo lường, vì vậy, trước
khi quyết định sử dụng EFA, chúng ta cần xem xét mối quan hệ giữa các biến đo lường
này. Sử dụng ma trận hệ số tương quan (correlation matrix), chúng ta có thể nhận biết
được mức độ quan hệ giữa các biến. Nếu các hệ số tương quan nhỏ hơn 0,3 khi đó sử
dụng EFA không phù hợp (Hair và cộng sự, 2009).

Sau đây là một số tiêu chí đánh giá mối quan hệ giữa các biến:

Kiểm định Bartlett: Kiểm định Bartlett dùng để xem xét ma trận tương quan có
phải là ma trận đơn vị (identity matrix) hay không? Ma trận đơn vị ở đây được hiểu là
ma trận có hệ số tương quan giữa các biến bằng 0, và hệ số tương quan với chính nó =
1. Nếu phép kiểm định Bartlett có p<5%, chúng ta có thể từ chối giả thuyết H0 (ma trận
tương quan là ma trận đơn vị), có nghĩa là các biến có quan hệ với nhau.

Kiểm định KMO: Kiểm định KMO (Kaiser – Meyer - Olkin) là chỉ số dùng để
so sánh độ lớn của hệ số tương quan giữa 2 biến Xi và Xj với hệ số tương quan riêng
phần của chúng. Để sử dụng EFA, thì KMO phải lớn hơn 0,50. Theo Kaiser (1974) đề
nghị: KMO >= 0,90: Rất tốt; 0,80 <= KMO < 0,90: Tốt; 0,70 <= KMO <0,80: Được;
0,60 <= KMO <0,70: Tạm được; 0,50 <= KMO <0,60: Xấu; KMO <0,50: Không chấp
nhận được.

Với các thang đo đơn hướng thì sử dụng phương pháp trích yếu tố Princial
components. Tiến hành loại các biến số có trọng số nhân tố (còn gọi là hệ số tải nhân
tố) nhỏ hơn 0,4 và tổng phương sai trích TVE (Total Variance Explained) được bằng
hoặc lớn hơn 50% (thang đo được chấp nhận) có nghĩa là phần chung phải lớn hơn phần
riêng và sai số (từ 60% trở lên là tốt). Thỏa điều kiện này, kết luận mô hình EFA phù
hợp (Gerbing và Anderson, 1988; Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2009).

Nhóm 4 BCCK Phương Pháp Nghiên Cứu 62


Theo Hair và cộng sự (2009, 116), Multivariate Data Analysis, Prentice-Hall
International, Inc, Factor loading (hệ số tải nhân tố) là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa
thiết thực của EFA:

- Nếu 0,3 ≤ Factor loading ≤ 0,4 được xem là đạt được mức tối thiểu
- Nếu Factor loading ≥ 0,5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn.

Sau khi chạy phân tích EFA, nhóm đã loại ra biến KT2 vì nó không hội tụ.

Các kết quả kiểm định các điều kiện như sau:

Bảng 4.3.1 Kết quả KMO và Bartlett's Test thang đo

KMO and Bartlett's Test


Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. 0,751
Approx. Chi-Square 1754,162
Bartlett's Test of Sphericity df 78
Sig 0,000

Nguồn: Kết quả của nhóm nghiên cứu (2022)

Xem xét các giá trị giá trị KMO: 0,5 ≤ KMO ≤ 1 thì phân tích nhân tố là thích
hợp với dữ liệu; ngược lại KMO≤ 0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích
hợp với các dữ liệu (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005) và kiểm định
Bartlett's có mức ý nghĩa sig < 0,05 để chứng tỏ dữ liệu dùng phân tích nhân tố là thích
hợp và giữa các biến có tương quan với nhau.

Từ bảng kết quả KMO và bartlett's Test trên cho thấy chỉ số KMO là 0,751 > 0,5
điều này chứng tỏ dữ liệu dùng để phân tích nhân tố là thích hợp.

Kết quả kiểm định Bartlett's là 1754,162 với mức ý nghĩa thống kê Sig là 0,000 < 0,05;
chứng tỏ các biến có mối tương quan với nhau trong tổng thể.

Kết quả phân tích EFA được trình bày như bảng bên dưới:

Nhóm 4 BCCK Phương Pháp Nghiên Cứu 63


Bảng 4.3.2 Kết quả phân tích EFA thang đo

Rotated Component Matrixa


Nhân tố
1 2 3 4
GT3 0,908
GT2 0,896
GT1 0,895
HL2 0,882
HL3 0,878
HL1 0,872
KV3 0,914
KV2 0,884
KV1 0,868
KT3 0,867
KT4 0,807
KT1 0,778

Nguồn: Kết quả của nhóm nghiên cứu (2022)

Phép trích nhân tố được sử dụng là: Principal Component Analysis (PAF) với
phép xoay Varimax. Kết quả phân tích được thực hiện một lần duy nhất, các hệ số tải
của các biến đều lớn hơn 0,5 đạt từ 0,671 đến 0,914. Các nhân tố không có sự xáo trộn,
điều này có nghĩa rằng các câu hỏi của nhân tố này không nằm xáo trộn với câu hỏi của
nhân tố kia, các nhóm nhân tố được giữ nguyên, đạt được giá trị hội tụ và giá trị phân
biệt.

Như vậy, sau khi pilot testing thang đo mối quan hệ giữa sự kỳ vọng và giá trị
cảm nhận của người dân trong việc nghiên cứu tình trạng kinh tế và sự hài lòng đối với
chính sách thu hồi, bồi thường và tái định cư bắt buộc để phát triển kinh tế xã hội ở Việt
Nam gồm 7 nhân tố, với tổng số biến quan sát là 13 biến thỏa mãn các chỉ số kiểm định
đánh giá thang đo Cronbach's Alpha và EFA ( biến KT2 đã bị loại vì không thỏa mãn

Nhóm 4 BCCK Phương Pháp Nghiên Cứu 64


điều kiện), sau đó được đưa vào kiểm định tiếp theo với phân tích nhân tố khẳng định
CFA.

4.4. Kết quả phân tích nhân tố khẳng định CFA

4.4.1 Kiểm định thang đo bằng CFA

Phân tích nhân tố khẳng định (CFA) là bước kiểm tra sau phân tích EFA. CFA

bao gồm: Độ tin cậy tổng hợp (CR), Phương sai trung bình quan trọng.

Mục đích của phân tích CFA (Confirmator factor analysis) là kiểm định sự phù

hợp của thang đo (đo độ tin cậy tổng hợp, phương sai trích, tính đơn hướng, hội tụ và

phân biệt).

Theo Hu & Bentler (1999), các tiêu chí thông thường so với các lựa chọn thay

thế mới, các chỉ số của mô hình Model Fit được xem xét để đánh giá mô hình CFA

gồm: CMIN/df ≤ 3 là tốt, CMIN/df ≤ 5 là chấp nhận được; CFI ≥ 0.9 là tốt, CFI ≥ 0.95

là rất tốt, CFI ≥ 0.8 là chấp nhận được (CFA dao động trong vùng 0 đến 1); GFI ≥ 0.9

là tốt, GFI ≥ 0.95 là rất tốt; TLI ≥ 0.9 là tốt; RMSEA ≤ 0.06 là tốt, RMSEA ≤ 0.08 là

chấp nhận được.

Theo Hair et al. (2010), Multivariate Data Analysis, 7th editon các chỉ số được

xem xét để đánh giá như sau: CMIN/df ≤ 2 là tốt, CMIN/df ≤ 5 là chấp nhận được; CFI

≥ 0.9 là tốt, CFI ≥ 0.95 là rất tốt, CFI ≥ 0.8 là chấp nhận được (CFA dao động trong

vùng 0 đến 1); GFI ≥ 0.9 là tốt, GFI ≥ 0.95 là rất tốt; RMSEA ≤ 0.08 là tốt, RMSEA ≤

0.03 là rất tốt.

Nhóm 4 BCCK Phương Pháp Nghiên Cứu 65


Hình 4.4.1 Kết quả mô hình CFA chuẩn hóa

Nguồn: Kết quả xử lý chạy số liệu điều tra bằng AMOS 21.0

Sử dụng dữ liệu từ nghiên cứu định lượng chính thức đưa vào mô hình thì kết
quả một số mô hình chưa đạt yêu cầu. Sau khi điều chỉnh mô hình, mô hình cho ra kết
quả CFA hoàn chỉnh. Trọng số các biến quan sát đều đạt chuẩn cho phép và có ý nghĩa
thống kê các giá trị p đều <0,001. CFA cho thấy mô hình có giá trị kiểm định Chi-square
= 82,453. Tuy nhiên, kết quả CFA thu được thể hiện trên hình có chi-square/df = 1.398
< 3 đạt yêu cầu với mẫu nghiên cứu 285 mẫu và các chỉ số đều phù hợp với mô hình
(GFI = 0,958 > 0,95; CFI =0,986 > 0,9; TLI = 0,982 > 0,9; và RMSEA = 0,037 < 0,08),
tất cả các kết quả nhận được cho thấy dữ liệu phù hợp với dữ liệu thực tế trên thị trường.

Nhóm 4 BCCK Phương Pháp Nghiên Cứu 66


Bảng 4.4.1 Kết quả hồi quy mô hình CFA

Estimate S.E. C.R. P

GT3 <--- KTCN 1.000

GT2 <--- KTCN 1.048 .055 19.027 ***

GT1 <--- KTCN 1.077 .057 18.855 ***

GT4 <--- KTCN .679 .065 10.530 ***

HL2 <--- HL 1.000

HL3 <--- HL .945 .067 14.094 ***

HL1 <--- HL 1.109 .077 14.365 ***

KV3 <--- KV 1.000

KV2 <--- KV .842 .055 15.315 ***

KV1 <--- KV .870 .058 15.000 ***

KT3 <--- KT 1.000

KT4 <--- KT .504 .059 8.537 ***

KT1 <--- KT .632 .078 8.150 ***

Nguồn: Kết quả chạy dữ liệu bằng AMOS 21.0

Ghi chú: Giá trị P-value: *** tương ứng p<0,001

4.4.2 Đánh giá độ tin cậy của thang đo, giá trị hội tụ Convergent Validity

Mức độ phù hợp của mô hình đo lường với dữ liệu thị trường cho chúng ta điều
kiện cần và đủ để tập biến quan sát đạt được tính đơn hướng (Steenkamp & van

Nhóm 4 BCCK Phương Pháp Nghiên Cứu 67


Trijp,1991).Đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số tin cậy tổng hợp (CR)
≥0,7 và tổng phương sai trích (Pvc) ≥ 0,5 (Hair và cộng sự,2010). Trong trường hợp
AVE nhỏ hơn 0,5 nhưng độ tin cậy tổng hợp cao hơn 0,6; giá trị hội tụ của cấu trúc vẫn
còn đầy đủ (Fornell & Larcker, 1981).

Thang đo được giá trị hội tụ khi các trọng số chuẩn hóa của thang đo đề cao (>
0,5) và có ý nghĩa thống kê (P < 0,05) (Gerbing & Anderson, 1988), hoặc theo
(Steenkamp và van Trijp, 1991) thì trọng số này phải lớn hơn 0,57 và có ý nghĩa thì
thang đo đạt giá trị hội tụ.

Để đo lường sự khác biệt và các khái niệm thì xem xét sự tương quan giữa các
thành phần của khái niệm hoặc giữa các khái niệm thực sự khác biệt so với 1 (Steenkamp
ang van Trijp, 1991).

Đánh giá độ tin cậy:

Độ tin cậy của thang đo được đánh giá thông qua ba chỉ tiêu sau: (1) hệ số tin
cậy tổng hợp (composite reliability), (2) tổng phương sai trích (variance extracted) và
(3) Cronbach’s Alpha.

Theo Hair và cộng sự, Multivariate Data Analysis, 2010, 7th edition như sau: Độ
tin cậy (Reliability) hệ số hồi quy >= 0,5 có thể chấp nhận đc (lý tưởng là > 0,7). Theo
(Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2009) những nhân tố có phương sai trích
lớn hơn 30% thì nhân tố đó vẫn nằm trong miền giá trị chấp nhận được.Độ tin cậy tổng
hợp (ρc) được tính theo công thức sau:

Hình 4.4.2 Công tính tính độ tin cậy tổng hợp “ρc”

Nguồn: Joreskog (1971)

Nhóm 4 BCCK Phương Pháp Nghiên Cứu 68


Tổng phương sai trích (ρvc) được tính theo công thức sau:

Hình 4.4.3 Công thức tính tổng phương sai trích pvc

Nguồn: Fornell & Larcker (1981)

Phương sai trích (Variance Extracted) là một chỉ tiêu đo lường độ tin cậy của
một thang đo (khái niệm). Nó phản ánh lượng biến thiên chung của các biến quan sát
được tính toán bởi biến tiềm ẩn. Theo Hair và cộng sự (1998): “Phương sai trích của
mỗi khái niệm nên lớn hơn 0.5”. Thông thường các nhà nghiên cứu ứng dụng hệ số
Cronbach’s Alpha, vì hệ số này đo lường tính kiên định xuyên suốt tập hợp các biến
quan sát trong cùng một thang đo.

Giá trị hội tụ:

Theo Gerbing & Anderson (1988), thì thang đo sẽ đạt giá trị hội tụ nếu các trọng
số chuẩn hóa đều cao (lớn hơn 0.50) và có ý nghĩa thống kê (p-value < 0.05). Trọng số
CFA (chuẩn hóa) của biến quan sát.

Hệ số tương quan giữa các khái niệm cùng với sai lệch chuẩn của chúng cho thấy
các hệ số tương quan này đều khác đơn vị, khẳng định giá trị phân biệt giữa các khái
niệm. Kết quả cũng cho thấy các thang đo đều đạt yêu cầu về hệ số tin cậy tổng hợp và
hệ số tổng phương sai trích, vì vậy các thang đo đạt giá trị và độ tin cậy.

Nhóm 4 BCCK Phương Pháp Nghiên Cứu 69


Bảng 4.4.2 Kết quả kiểm định độ tin cậy của các thang đo bằng CFA (chuẩn
hóa)

THANG ĐO BIẾN QUAN HỆ SỐ HỒI


ĐỘ TIN PHƯƠNG
SÁT QUY
CẬY TỔNG SAI TRÍCH
CHUẨN
HỢP (Pc) (Pvc)
HÓA

GT3 0.894

GT2 0.861
GTCN 0.879 0.652
GT1 0.856

GT4 0.577

HL2 0.852

HL HL3 0.795 0.862 0.675

HL1 0.817

KV3 0.902

KV KV2 0.808 0.873 0.698

KV1 0.791

KT KT3 0.839 0.762 0.521

Nhóm 4 BCCK Phương Pháp Nghiên Cứu 70


KT4 0.697

KT1 0.611

Nguồn: Tính toán của nhóm dựa trên hệ số tải nhân tố của phân tích CFA (2021)

Kết quả đánh giá độ tin cậy của từng thang đo bằng cách tính độ tin cậy tổng hợp
(CR) và tổng phương sai trích (Pvc) bảng 4.4.2 chỉ ra rằng. Các thang đo có độ tin cậy
tốt (độ tin cậy tổng hợp của mỗi thang đo đều ≥ 0,7 độ tin cậy được đảm bảo (Hair và
cộng sự 2010). Ta có thể thấy từ bảng trên, Pvc đều lớn hơn 0,5 chứng tỏ các thang đo
đều đảm bảo được tính hội tụ (Anderson và Gebring, 1988). Điều này cho thấy các
thang đo nhân tố ở phân tích mẫu chính thức cũng đạt tính tin cậy cần thiết. Do đó, các
thành phần của thang đo được giữ lại để thực hiện nghiên cứu ở bước tiếp theo. Từ mô
hình gốc tất cả các nhân tố đều tác động tích cực (tác động +), mô hình nghiên cứu giữ
nguyên các giả thuyết không bác bỏ thêm biến nào sau khi chạy CFA.

4.5. Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM

Sau khi có kết quả kiểm tra sự phù hợp của toàn bộ mô hình, tác giả tiến hành
đưa toàn bộ các quan sát và biến tiềm ẩn đã thỏa mãn vào mô hinh để phân tích SEM
và tiến hành kiểm định các giả thuyết.

4.5.1 Kiểm định mô hình lý thuyết chính thức

Kết quả phân tích SEM mô hình lý thuyết (Hình 4.5.1) được thể hiện trên hình,
Chi-square/df = 1.398< 3 là tốt, GFI= 0,958 > 0,95 là rất tốt; TLI= 0,982 > 0,9 là tốt;
CFI= 0.986 > 0,95 là rất tốt và RMSEA= 0,037 < 0,03 là tốt, chứng tỏ mô hình lý thuyết
phù hợp với các dữ liệu thực tế.

Nhóm 4 BCCK Phương Pháp Nghiên Cứu 71


Hình 4.5.1 Mô hình cấu trúc SEM (chuẩn hóa)

Nguồn: Mô hình SEM dựa trên giả thuyết của nhóm nghiên cứu (2022)

4.5.2 Kết quả kiểm định mô hình giả thuyết

Bảng 4.5.1 Kết quả kiểm định mô hình giả thuyết

Giả Mối quan hệ Estimate S.E. C.R. P KẾT


thuyết LUẬN

H4 KV <--- KT -0.069 0.07 -0.992 0.321 Không


chấp nhận

H5 GTCN <--- KT 0.034 0.063 0.545 0.586 Không


chấp nhận

H6 GTCN <--- KV 0.136 0.06 2.261 0.024 Chấp nhận

Nhóm 4 BCCK Phương Pháp Nghiên Cứu 72


H3 HL <--- GTCN 0.094 0.056 1.689 0.091 Chấp nhận

H2 HL <--- KV 0.024 0.051 0.474 0.635 Không


chấp nhận

H1 HL <--- KT 0.07 0.053 1.321 0.187 Không


chấp nhận

Bảng 4.5.1 cho thấy kết quả SEM, sau khi kiểm định sự phù hợp của mô hình,
kết quả của kiểm định giả thuyết nghiên cứu được thể hiện qua bảng trọng số hồi quy –
Regression Weights và trọng số hồi quy chuẩn hóa – Standardized Regression Weights).

Kết quả các trọng số hồi quy cho thấy với 6 giả thuyết, có tất cả 2 giả thuyết phù
hợp và được chấp nhận. Trong đó có có 01 giả thuyết được chấp nhận ở mức ý nghĩa
thông kê 5% (p< 0,05). Cụ thể là: H6. Trong những năm gần đây, một số tài liệu chấp
nhận các giả thuyết ở mức ý nghĩa thống kê 10% (p < 0,1), như nghiên cứu của Su và
cộng sự (2016. Tr.88). Dựa vào tài liệu này, có 1 giả thuyết được chấp nhận ở mức ý
nghĩa thống kê. Cụ thể là: H3.

Bảng 4.5.2 Sự tác động của các giả thuyết

Giả thuyết Nội dung Tác động/ Ảnh hưởng

H1 Tình trạng kinh tế của gia đình có ảnh


hưởng tích cực đến sự hài lòng về chính Không có sự tác động
sách của người dân.

H2 Sự kỳ vọng về chính sách có ảnh hưởng


tiêu cực đến sự hài lòng về chính sách của Không có sự tác động
người dân.

Nhóm 4 BCCK Phương Pháp Nghiên Cứu 73


H3 Sự cảm nhận về chính sách có tác động tích
cực đến sự hài lòng về chính sách của Có sự tác động
người dân.

H4 Tình trạng kinh tế của gia đình có ảnh


hưởng tiêu cực đến sự hài lòng về chính Không có sự tác động
sách của người dân.

H5 Tình trạng kinh tế của gia đình có tác động


tích cực đến sự cảm nhận về chính sách của Không có sự tác động
người dân.

H6 Sự mong đợi về chính sách có ảnh hưởng


tiêu cực đến sự cảm nhận về chính sách của Có sự tác động
người dân.

Nguồn: Tổng hợp kết quả nghiên cứu của nhóm (2022)

Bảng 4.5.3 Trọng số hồi quy chuẩn hóa

Mối quan hệ Estimate

KV <--- KT -0.07

GTCN <--- KT 0.038

GTCN <--- KV 0.149

HL <--- GTCN 0.114

HL <--- KV 0.032

HL <--- KT 0.094

Nguồn: Tổng hợp kết quả nghiên cứu của nhóm (2022)

Nhóm 4 BCCK Phương Pháp Nghiên Cứu 74


Dựa vào kết quả trên, ta có thể thấy các nhân tố có sự tác động khác nhau. Cụ
thể: biến KV có sự tác động lên GTCN với mức tác động lớn nhất là 14,9%, lớn hơn
mức độ tác động của GTCN đối với HL là 11,4%.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN

5.1 Kết luận

Hiện nay Quốc hội Việt Nam đang xem xét việc ban hành Luật khiếu nại và Luật
Tố cáo thay thế cho Luật Khiếu nại, tố cáo hiện hành nhằm giải quyết các bức xúc của
dân trên thực tế. Việc sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai cũng bắt đầu được tiến hành để
Quốc hội có thể thông qua vào năm 2013, trong đó việc đổi mới cơ chế giải quyết khiếu
nại hành chính về đất đai là một trong những trọng tâm. Hiện tại, tình trạng khiếu nại
hành chính của những người bị thiệt hại do các dự án đầu tư gây ra đang chiếm tỷ lệ rất
cao (khoảng 90%) tổng số tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai. Một mặt do cơ chế
giải quyết khiếu nại về đất đai nói chung hiện nay chưa phù hợp nên những khiếu nại
cũ chưa giải quyết xong thì khiếu nại mới lại tăng lên cùng với diện tích đất bị thu hồi.
Mặt khác, hệ thống giải quyết khiếu nại hành chính của Việt Nam cũng chưa phân định
rõ các loại khiếu nại khác nhau do các cơ quan có thẩm quyền khác nhau giải quyết nên
làm cho bức tranh khiếu nại của dân càng trở nên phức tạp. Người khiếu nại có nhận
thức pháp luật chưa cao nên cũng không biết rõ điều mình khiếu nại cần chuyển tới đâu
để giải quyết. Nghiên cứu này cũng thảo luận và đề xuất lộ trình đổi mới Luật Khiếu
nại của Việt Nam theo hướng tiếp cận từng bước tới hệ thống tài phán hành chính. Tiếp
theo nghiên cứu này cũng đã đề xuất những nội dung của pháp luật hiện hành về khiếu
nại cần sửa đổi, bổ sung ngay nhằm tạo hệ thống hiệu quả hơn trong giải quyết khiếu
nại hành chính của dân. Nghiên cứu này được coi như một đóng góp chung cho quá
trình xây dựng hệ thống pháp luật về khiếu nại hành chính và giải quyết khiếu nại hành
chính ở Việt Nam. Nghiên cứu còn có mục đích xây dựng một cơ chế phù hợp để giải
quyết bức xúc của người bị thiệt hại do dự án gây ra ở mức phù hợp, nhằm làm giảm
các khiếu nại của dân trước khi trở thành một khiếu nại hành chính và tạo điều kiện thực
hiện dự án thuận lợi hơn, đúng tiến độ hơn.

Nhóm 4 BCCK Phương Pháp Nghiên Cứu 75


5.2 Kiến nghị

Về chính sách nhà nước ban hành hiện nay vẫn còn một số vấn đề cần giải quyết
trong việc thu hồi đất, bồi thường và tái định cư. Các vấn đề này đòi hỏi cần sự quan
tâm một cách nhiệt tình từ nhà nước và được tham khảo ý kiến từ người dân để từ đó
Nhà nước có thể ban hành ra các chính sách mới để làm hài lòng người dân hơn. Nhà
nước nên có những biện pháp cụ thể bằng cách khảo sát và điều tra, phân tích những
khu vực bị thu hồi, tái định cư và bồi thường đất để có thể trực tiếp đưa ra quyết định
một cách đúng đắn nhất hài hòa giữa người dân và nhà nước.

Khi người dẫn khiếu nại lên thì Nhà nước nên lắng nghe và tìm hiểu lý do tại sao
người dân lại khiếu nại, nguyên nhân sâu xa là gì. Nhà nước nên ra quy định chặt chẽ
xuống các cán bộ luôn lắng nghe người dân chứ không nên phớt lờ chỉ vì một vài đơn
khiếu nại không ảnh hưởng nhiều đến các tổ chức hoặc doanh nghiệp. Và bên cạnh đó,
nhà nước nên để thanh tra kiểm tra thường xuyên toàn bộ các hoạt động, giấy tờ,... trong
cơ cấu tổ chức để luôn có tính công bằng, minh bạch.

Đối với Chính phủ cần sớm hoàn thiện về chính sách bồi thường, thu hồi, tái
định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Trong đó cần tập trung giải quyết những vấn đề sau:

Một là: Tiếp thu các nguyên tắc của trong xây dựng chính sách bồi thường trên
cơ sở đúc kết kinh nghiệm của nhiều nước đã thực hiện và tổ chức.

Hai là: Kiến nghị Chính phủ điều chỉnh giá bồi thường đất được tính bằng “giá
thay thế” thay cho “giá chuyển nhượng thực tế trên thị trường trong điều kiện bình
thường”.

Ba là: Xem xét hoàn thiện chính sách hỗ trợ đối với đất nông nghiệp, các khoản
hỗ trợ khác, đảm bảo nguyên tắc: đồng bộ về chính sách, theo hướng dựa trên cơ sở thị
trường để giải quyết vấn đề bồi thường cho người bị thu hồi đất. Tăng cường phân cấp
cho địa phương trong việc thực hiện chính sách bồi thường; phát huy vai trò, trách
nhiệm của địa phương các cấp công minh, minh bạch.

Nhóm 4 BCCK Phương Pháp Nghiên Cứu 76


5.3 Hạn chế của đề tài

Đây là một đề tài đòi hỏi rất nhiều về chuyên môn và thời gian, đồng thời cũng
cần rất nhiều sự hợp tác của khu vực được khảo sát. Bởi vì thế mà chúng em cũng còn
một số hạn chế nhất định. Và cũng vì trình độ của nhóm em vẫn còn hạn chế nên chưa
thể phân tích và đưa ra các giải pháp tốt nhất của bài nghiên cứu này nên có thể có vài
thiếu sót.

Đồng thời, hiện nay dịch Covid 19 đang hoành hành nên các khu vực được khảo
sát cũng rất ái ngại khi tiếp xúc trực tiếp khiến việc khảo sát của nhóm em hơi gặp trắc
trở.

Và cuối cùng là khi kiểm định mô hình tuyến tính SEM với bộ dữ liệu thu nhập
được thì cũng gặp rất nhiều bất trở vì chạy dữ liệu cronbach không đủ điều kiện nên
phải tìm và loại bỏ bớt đề phù hợp hơn. Sau đó đi tìm người phù hợp để thu thập dữ liệu
cho ra các kết quả chuẩn và đẹp.

5.4 Hướng nghiên cứu tiếp theo

Từ các hạn chế đã nếu trên thì chúng em đã rút được nhiều kinh nghiệm và có
được hướng nghiên cứu tiếp theo để cải thiện hơn về đề tài này.

Đầu tiên là về khu vực khảo sát. Chúng em nên khảo sát kĩ hơn, tìm kiếm thêm
nhiều mẫu để tăng kích thước mẫu cho bài nghiên cứu thêm ý nghĩa và cụ thể hơn. Khai
thác nhiều hơn những nhân tố tiềm ẩn để hoàn thiện và phát triển bài nghiên cứu thêm
sinh động hơn.

Kết hợp nhiều mô hình để khám phá và rút ra nhiều kết quả có ý nghĩa, kết hợp
các nghiên cứu định tính và định lượng chặt chẽ hơn để tăng mức độ phù hợp cho đề tài
cũng như quan hệ tác động tới nhân tố phù hợp hơn.

Nhóm 4 BCCK Phương Pháp Nghiên Cứu 77


DANH MỤC THAM KHẢO

Tài liệu tham khảo trong nước:

1. Đỗ Thị Tám, Lưu Tiến Sỹ, Nguyễn Thị Thanh Huyền, Nguyễn Đắc Lực, Nguyễn Bá
Long, 2022. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ
KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT ĐỂ XÂY DỰNG KHU HÀNH CHÍNH TỈNH TẠI
THÀNH PHỐ SƠN LA, TỈNH SƠN LA. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp.

2. Phạm Hữu Tỵ, Phạm Minh Hiếu, Trần Trọng Tấn, 2020. Thực trạng sử dụng đất và
sinh kế của người dân sau khi tái định cư để xây dựng thủy điện bình điền tại Thừa
Thiên Huế.

3. Đào Danh Dũng. (2018). Thu hồi đất nông nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi
ích quốc gia, công cộng theo pháp luật đất đai từ thực tiễn huyện Chương Mỹ, thành
phố Hà Nội.

4. Bộ Công Thương. (2013). Kết quả rà soát về xây dựng thủy điện ở Việt Nam.
Bộ Công Thương: Hà Nội, Việt Nam.

5. Viện Tư vấn phát triển - CODE. (2010). Di dân, tái định cư và ổn định cuộc sống,
bảo vệ môi trường trong các dự án thủy điện ở Việt Nam. CODE: Hà Nội, Việt Nam.

Tài liệu tham khảo nước ngoài:

1. Long, H.; Li, Y.; Liu, Y.; Woods, M.; Zou, J. Accelerated restructuring in rural China
fueled by ‘increasing

vs. decreasing balance’ land-use policy for dealing with hollowed villages. Land Use
Policy 2012, 29, 11–22.

[CrossRef]

2. Long, H.; Zou, J.; Liu, Y. Differentiation of rural development driven by


industrialization and urbanization

Nhóm 4 BCCK Phương Pháp Nghiên Cứu 78


in eastern coastal China. Habitat Int. 2009, 33, 454–462. [CrossRef]

3. Gui, H. Inefficient Utilizing of the Residential Land in the Process of Urbanization


and Its Solution—Ideas of

Village Update. J. Yunnan Adm. Coll. 2017, 5, 18–24.

4. Zhang, B. The Dilemma of “Hollow Village” and Ways to Solve It. Henan Soc. Sci.
2016, 12, 108–112.

(In Chinese)

5. Hu, X.; Feng, J. Renovation Planning System Construction of Hollow Village in Less
Developed Ecological

Mountainous Areas: A Case Study of Xiji County, Ningxia Province. Urban Dev. Stud.
2016, 12, 91–99.

6. Wei, H.; Huang, B. Analysis and Forecast on China’s Rural Economy (2018–2019);
Social Sciences Academic

Press (China): Beijing, China, 2019; pp. 228–248.

Int. J. Environ. Res. Public Health 2020, 17, 7110 13 of 15

7. Huang, X.; Li, Y.; Yu, R.; Zhao, X. Reconsidering the Controversial Land Use Policy
of “Linking the Decrease

in Rural Construction Land with the Increase in Urban Construction Land”: A Local
Government Perspective.

China Rev. 2014, 14, 175–198.

8. Tian, C.; Fang, L. The Impossible in China’s Homestead Management: Free Access,
Marketization

and Settlement Containment. Sustainability 2018, 10, 798. [CrossRef]

Nhóm 4 BCCK Phương Pháp Nghiên Cứu 79


9. Chen, H.; Zhao, L.; Zhao, Z. Influencing Factors of Farmers’ Willingness to
Withdraw from Rural Homesteads:

A Survey in Zhejiang, China. Land Use Policy 2017, 68, 524–530. [CrossRef]

10. Wu, J. Practical Exploration and Path Selection of Withdrawal of Residential Land
Access: Based on Initial

Stage of Rural Revitalization. Jianghai Acad. J. 2020, 3, 84–90.

11. Sun, Y.; Xu, J. Analysis on Withdrawal of Rural Homestead in China under the
Background of Urban

and Rural Overall Development—A Case Study of Centralized Residence. In


Proceedings of the 2018

International Seminar on Education Research and Social Science (ISERSS 2018), Kuala
Lumpur, Malaysia,

27–29 July 2018; Atlantis Press: Paris, France, 2018; pp. 482–485.

12. Cheng, C. Analysis of Compensation for Exiting Rural Homestead and Construction
of Interest Mechanism.

Rural Econ. 2014, 31, 441–442.

13. Wu, Y.; Wang, D.; MI, C. The influence of livelihood assets difference on farmers’
willingness to exit from

rural residential land—An empirical study in Tianjin City. J. Arid Land Resour.
Environ. 2017, 9, 26–31.

14. Zhang, G. How to avoid “pushing the gourd down and floating the boat” in
grassroots governance.

Governance 2020, 3, 29–31.

Nhóm 4 BCCK Phương Pháp Nghiên Cứu 80


15. Liu, L. Effective measure to improve the migrant farmers’ ability to buy house—
Linking mechanism of rural

residential land and buying house in the city. J. Northwest A&F Univ. (Soc. Sci. Ed.)
2017, 17, 1–6.

16. Zhang, Y.; Bao, T. An Analysis of the Driving Force of the Exit of Rural
Homestead—Based on the Perspective

of Push-Pull Theory. Rural Econ. 2017, 4, 18–23.

17. Cao, Q.; Sarker, M.N.I.; Sun, J. Model of the influencing factors of the withdrawal
from rural homesteads in

China: Application of grounded theory method. Land Use Policy 2019, 85, 285–289.
[CrossRef]

18. Fan, W.; Zhang, L. Does cognition matter? Applying the push-pull-mooring model
to Chinese farmers’

willingness to withdraw from rural homesteads. Pap. Reg. Sci. 2019, 98, 2355–2369.
[CrossRef]

19. Song, G.; Xu, S.; Gao, J. Value-added Income Distribution of Homestead Exit
Compensation in Major Grain

Producing Areas in Northeast China from the Perspective of Land Development Right.
J. Nat. Resour. 2017,

32, 1883–1891.

20. Hu, Y.; Wang, C.; Liao, C.; Wu, X. Study on mode of paid exit in rural homestead
under different governance

structures—Based on three typical pilot projects in Jinzhai, Jizhou and Yiwu. Resour.
Dev. Mark. 2017, 33,

Nhóm 4 BCCK Phương Pháp Nghiên Cứu 81


1411–1416.

21. Zhu, Y. Empirical research on satisfaction of farmers with different income status
in homestead exchange

project. J. Anhui Agric. Sci. 2008, 10, 4314–4326.

22. Fu, W.; Guo, J.; Ou, M.; Meng, L.; Yin, S. Cost-benefit, policy recognition and
households’compensation

satisfaction of rural settlements consolidation. China Popul. Resour. Environ. 2017, 27,
138–145.

23. Yang, X.; Yong, Y.; Wang, X. A Study of Satisfaction Evaluation System of
Residents in Replacement

Residential Homestead Plot. Huazhong Archit. 2010, 1, 54–56.

24. Zhang, X.; Hu, Y.; Liao, C. Research on satisfaction of farmers’ living environment
in the Chinese rural

homestead exit—A case study of the four quardrant analysis method. In Proceedings of
the 2016 China

New Era Land Resource Science and New Normal Innovation Development Strategy
Seminar and the 30th

Anniversary Commemorative Meeting of the Land Resources Research Professional


Committee of the Chinese

Natural Resources Society, Shenyang, China, 23–25 July 2016; pp. 280–288.

25. Hu, X.; Liu, L.; Zhang, Y.; Qi, L. Satisfaction of the Rural Homestead Readjustment
in the Context of the New

Urbanization: A Survey of Pengdun Village in Hubei Province. China Land Sci. 2014,
28, 63–70.

Nhóm 4 BCCK Phương Pháp Nghiên Cứu 82


26. Zhao, Z.; Zhang, W. Study on the Evaluation of Farmer Satisfaction with the Rural
Homestead

Reform—An Example of Chengdu’s Surrounding Counties. World Surv. Res. 2013, 9,


37–41.

27. Hu, Y.; Wu, X.; Wang, C.; Yu, Y.; Dong, W.; Xu, X. The Impact Factors of Rural
Household Decision-making

Behavior of Rural Residential Land Paid-exit and Paid-use: Evidence from the
Traditional Agricultural

Regions of Yicheng City. China Land Sci. 2018, 32, 22–29.

28. Li, M.; Feng, Y.; Tang, P. Study on Influential Factors of Farmers’ Satisfaction with
Rural Homestead

Withdrawal: Based on the Survey Data of Typical Areas in Sichuan Province. West
Forum. 2019, 29, 45–54.

Int. J. Environ. Res. Public Health 2020, 17, 7110 14 of 15

29. Liu, C.; Wang, K.; Ou, M. Study on the Welfare Level of Farmers’ Exiting from
Homestead and Living in

Concentration from the Perspective of Farmers’ Differentiation. Resour. Environ.


Yangtze Basin 2020, 29,

748–757.

30. Peng, X. The Perfection of Rural Homestead Withdrawal Mechanism from the
Perspective of Farmers’ Rights

Protection. Rural Econ. 2015, 4, 9–13.

31. Liu, X.; Liu, Y.; Yang, Z.; Wang, H. The constrcucion of a new customer
satisfaction index model based on

Nhóm 4 BCCK Phương Pháp Nghiên Cứu 83


the analysis of SCSB, ACSI and ECSI. Nankai Bus. Rev. 2003, 6, 52–56.

32. Ni, A.; Zhang, C.; Hu, Y.; Lu, W.; Li, H. Influence mechanism of the corporate
image on passenger satisfaction

with public transport in China. Transp. Policy 2020, 94, 54–65. [CrossRef]

33. Zhang, C.; Wang, D.; Ni, A.; Ni, X.; Xiao, G. Different Effects of Contractual Form
on Public Transport

Satisfaction: Evidence from Large- and Medium-Sized Cities in China. Sustainability


2019, 11, 5453. [CrossRef]

34. Zhang, C.; Liu, Y.; Lu, W.; Xiao, G. Evaluating passenger satisfaction index based
on PLS-SEM model:

Evidence from Chinese public transport service. Transp. Res. A-Pol. 2019, 120, 149–
164. [CrossRef]

35. Chen, L.; Gan, C.; Mei, Y.; Zhang, M. Analysis on Influential Factors of Farmers’
Satisfaction with Land

Transfer based on the CSI Theory: A Case Study of Wuhan Metropolitan Area. China
Land Sci. 2017, 31, 67–76.

36. Johnson, D.M.; Fornell, C. A framework for comparing customer satisfaction across
individuals and product

categories. J. Econ. Psychol. 1991, 12, 267–286. [CrossRef]

37. Zhang, H.; Liang, Y.; Ni, Q. Satisfaction Analysis of Rural Land Credit
Cooperatives—Based on a questionnaire

survey of farmers in Pingluo County, Ningxia Hui Autonomous Region. Qinghai Soc.
Sci. 2011, 6, 43–47.

Nhóm 4 BCCK Phương Pháp Nghiên Cứu 84


38. Lian, Y.; Li, W.; Huang, B. The impact of children migration on the health and life
satisfaction of parents left

behind. China Econ. Q. 2015, 14, 185–202.

39. Luo, W.; Timothy, D.J. An assessment of farmers’ satisfaction with land
consolidation performance in China.

Land Use Policy 2017, 61, 501–510. [CrossRef]

40. Gao, M.; Zhang, L.; Chen, D. Policy cognition, characteristics of farmland and
farmers’ satisfaction with land

rights confirmation. Mod. Econ. Res. 2017, 10, 104–110.

41. Cao, J.; He, D.; Zhu, Y. Satisfaction of framers to accurate poverty alleviation policy
and its influencing

factors. J. Northwest A&F Univ. (Soc. Sci. Ed.) 2017, 4, 16–23.

42. Zhang, T.; Zhang, A.; Deng, S. Expected return, risk expectation and residential
land quitting behavior

among farmers in Songjiang and Jinshan Districts, Shanghai. Resour. Sci. 2016, 38,
1503–1514.

43. Oliver, L.R. Effect of Expectation and Disconfirmation on Postexposure Product


Evaluations: An Alternative

Interpretation. J. Appl. Psychol. 1977, 62, 480–486. [CrossRef]

44. Oliver, L.R. A cognitive model of the antecedents and consequences of satisfaction
decisions. J. Mark. Res.

1980, 17, 460–469. [CrossRef]

Nhóm 4 BCCK Phương Pháp Nghiên Cứu 85


45. Tversky, A.; Kahneman, D. Loss aversion in riskless choice: A reference-dependent
model. Q. J. Econ. 1991,

106, 1039–1061. [CrossRef]

46. Li, J.; Yang, Y.; Tang, P. Policy Incentives and Choice of Exit Methods for Farmers’
Homesteads—Based on

Investigation of Typical Areas in Sichuan Province. J. Sichuan Agric. Univ. 2019, 37,
734–742.

47. Yang, Y. How Does Perceived Value Affect Travelers’ Satisfaction and Loyalty?
Soc. Behav. Personal. 2014, 42,

1733–1744. [CrossRef]

48. Zeithaml, V. Consumer perceptions of price, quality, and value: A means-end model
and synthesis of

evidence. J. Mark. 1988, 52, 2–22. [CrossRef]

49. Petrick, J.F.; Backman, S.J. An Examination of the Construct of Perceived Value
for the Prediction of Golf

Travelers’ Intentions to Revisit. J. Travel Res. 2002, 41, 38–45. [CrossRef]

50. Gallarza, M.G.; Gil Saura, I. Value dimensions, perceived value, satisfaction and
loyalty: An investigation of

university students’ travel behaviour. Tour. Manag. 2006, 27, 437–452. [CrossRef]

51. Chen, C.; Tsai, D. How destination image and evaluative factors affect behavioral
intentions? Tour. Manag.

2007, 28, 1115–1122. [CrossRef]

Nhóm 4 BCCK Phương Pháp Nghiên Cứu 86


52. Cronin, J.J.; Brady, M.K.; Hult, G.T.M. Assessing the effects of quality, value, and
customer satisfaction on

consumer behavioral intentions in service environments. J. Retail. 2000, 76, 193–218.


[CrossRef]

53. Eid, R.; El-Gohary, H. Muslim Tourist Perceived Value in the Hospitality and
Tourism Industry. J. Travel Res.

2015, 54, 774–787. [CrossRef]

54. Chen, G.; Li, S. How can the government make people happy? An empirical study
on the influence of

government quality on residents’ happiness. Manag. Worl 2012, 8, 55–67.

Int. J. Environ. Res. Public Health 2020, 17, 7110 15 of 15

55. Hair, J.F.; Hult, G.T.M.; Ringle, C.M.; Sarstedt, M. A Primer on Partial Least
Squares Structural Equation Modelling

(PLS–SEM); Sage Publications: California, CA, USA, 1993.

56. Chin, W.W.; Peterson, R.A.; Brown, S.P. Structural Equation Modeling in
Marketing: Some Practical

Reminders. J. Mark. Theory Pract. 2008, 16, 287–298. [CrossRef]

57. Bagozzi, R.P.; Yi, Y. On the evaluation of structural equation models. J. Acad.
Mark. Sci. 1988, 16, 74–94.

[CrossRef]

58. Muthén, L.K.; Muthén, B.O. Mplus User’s Guide, 8th ed.; Muthén & Muthén: Los
Angeles, CA, USA,

1998–2017.

Nhóm 4 BCCK Phương Pháp Nghiên Cứu 87


59. Hair, J.F.; Tatham, R.L.; Anderson, R.E.; Black, W.C. Multivariate Data Analysis,
5th ed.; Pearson Prentice Hall:

Upper Saddle River, NJ, USA, 1998.

60. Bentler, P.M. Comparative fit indexes in structural models. Psychol. Bull. 1990,
107, 238–246. [CrossRef]

[PubMed]

61. McDonald, R.P.; Ho, M.R. Principles and practice in reporting structural equation
analysis. Psychol. Methods

2002, 7, 64–82. [CrossRef]

62. Cheng, L.; Liu, Y.; Brown, G.; Searle, G. Factors affecting farmers’ satisfaction
with contemporary China’s

land allocation policy—The Link Policy: Based on the empirical research of Ezhou.
Habitat Int. 2018, 75,

38–49. [CrossRef]

63. Zheng, F.; Ding, D. Land Issues in Village Relocation and Combination: Status,
Causes and Countermeasures.

Mod. Urban Res. 2013, 6, 20–24.

64. Yang, L.; Zhu, C.; Yuan, S.; Li, S. Analysis on Farmers’ Willingness to Rural
Residential Land Exit and Welfare

Change based on the Supply-side Reform: A Case of Yiwu City in Zhejiang Province.
China Land Sci. 2018,

32, 35–41.

Nhóm 4 BCCK Phương Pháp Nghiên Cứu 88


65. Hu, Q.; Zhang, L.; Zhang, W.; Zhang, S. Empirical Study on the Evaluation Model
of Public Satisfaction With

Local Government Budget Transparency: A Case From China. SAGE Open. 2020, 10.
[CrossRef]

66. Lisec, A.; Primožiˇc, T.; Ferlan, M.; Šumrada, R.; Drobne, S. Land owners’
perception of land consolidation

and their satisfaction with the results—Slovenian experiences. Land Use Policy 2014,
38, 550–563. [CrossRef]

67. Tian, B.; Wang, L. Obstacles and pathways to community participation for urban
and rural residents.

Study Pract. 2017, 12, 86–105.

© 2020 by the authors. Licensee MDPI, Basel, Switzerland. This article is an open
access

article distributed under the terms and conditions of the Creative Commons Attribution

(CC BY) license (http://creativecommons.org/licenses/by/4.0/)

Nhóm 4 BCCK Phương Pháp Nghiên Cứu 89


PHỤ LỤC 1. BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT

Kính chào quý Anh/Chị!


Chúng tôi là sinh viên, khoa Quản trị kinh doanh, chuyên ngành Marketing của Phân
hiệu tại tỉnh Khánh Hòa – Trường Đại học Tôn Đức Thắng, hiện tại chúng tôi đang thực
hiện một khảo sát về: “NGHIÊN CỨU VỀ TÌNH TRẠNG KINH TẾ VÀ SỰ HÀI LÒNG
CỦA NGƯỜI DÂN ĐỐI VỚI CHÍNH SÁCH THU HỒI, BỒI THƯỜNG ĐẤT VÀ TÁI
ĐỊNH CƯ BẮT BUỘC NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI Ở VIỆT NAM: SỰ KỲ
VỌNG VÀ GIÁ TRỊ CẢM NHẬN CỦA NGƯỜI DÂN”.
Để hoàn thành tốt đề tài, kính mong quý Anh/chị vui lòng giúp chúng tôi hoàn
thành bảng khảo sát dưới đây. Những phản hồi của quý Anh/chị đóng góp rất lớn trong
bài nghiên cứu này.
Xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ của quý Anh (Chị)! Trân trọng.
Anh (chị) vui lòng đánh dấu để trả lời những câu hỏi sau:

Phần 1. Câu hỏi gạn lọc


Gia đình của Anh/chị đã từng bị thu hồi đất và được nhà nước áp dụng chính sách
đền bù và giải tỏa hay không?
Có Không
(Nếu Có, Anh/chị vui lòng tham gia các câu hỏi tiếp theo, nếu Không Anh/chị vui
lòng bỏ qua khảo sát này).

Phần 2. Nội dung khảo sát chính thức


2.1. Tình trạng kinh tế (KT)
Quý Anh/chị vui lòng tích vào ô thể hiện đúng nhất với những quan điểm của Anh/chị
qua các câu hỏi dưới đây:
Diện tích đất tái định cư bắt buộc (KT1)
Dưới 30 m2 Từ 30 m2 đến 50 m2
Từ 50 m2 đến 70 m2 Từ 70 m2 đến 100 m2
Trên 100 m2
Khu vực định cư của hộ gia đình (KT2)
Miền Bắc Miền Trung
Miền Nam Miền Tây
Khu vực khác
Thu nhập ròng hàng năm của hộ gia đình (KT3)
Dưới 100 triệu VND Từ 100 triệu đến 150 triệu VND
Từ 150 triệu đến 200 triệu VND Từ 200 triệu đến 250 triệu VND
Trên 250 triệu VND

Nhóm 4 BCCK Phương Pháp Nghiên Cứu 90


Phần trăm đất thuộc nông nghiệp (KT4)
Dưới 10% Từ 10% đến 30%
Từ 30% đến 60% Từ 60% đến 80%
Từ 80% đến 100%

2.2. Kỳ vọng chính sách (KV)


Quý Anh/chị hãy thể hiện mức độ kỳ vọng của mình về chính sách bằng cách đánh
dấu X ô có số thích hợp (số càng lớn thể hiện mức độ kỳ vọng càng cao).

MỨC ĐỘ KỲ VỌNG

CÁC PHÁT BIỂU
HIỆU
1 2 3 4 5

KỲ VỌNG CHÍNH SÁCH (KV)

Kỳ vọng chung về các chính


KV1 sách đền bù giải tỏa

KV2 Kỳ vọng về tỷ lệ bồi thường

Kỳ vọng về chất lượng cuộc


KV3 sống

2.3. Giá trị cảm nhận về chính sách đền bù giải tỏa (GT)
Quý Anh/chị hãy thể hiện mức độ cảm nhận về sự thay đổi của mình về chính sách
bằng cách đánh dấu X vào ô có số thích hợp (số càng lớn thể hiện mức độ cảm nhận
về sự thay đổi càng cao).

MỨC ĐỘ CẢM NHẬN VỀ SỰ THAY


KÝ ĐỔI
CÁC PHÁT BIỂU
HIỆU
1 2 3 4 5

GIÁ TRỊ CẢM NHẬN VỀ CHÍNH SÁCH ĐỀN BÙ GIẢI TỎA (GT)

GT1 Thay đổi việc làm

Nhóm 4 BCCK Phương Pháp Nghiên Cứu 91


GT2 Thay đổi thu nhập

Những thay đổi về môi trường


GT3 sống

Những thay đổi về an sinh xã


GT4 hội

2.4. Sự hài lòng về chính sách (HL)


Quý Anh/chị hãy thể hiện mức độ hài lòng của mình về chính sách bằng cách chọn
vào ô có số thích hợp (số càng lớn thể hiện mức độ hài lòng càng cao).

MỨC ĐỘ HÀI LÒNG



CÁC PHÁT BIỂU
HIỆU
1 2 3 4 5

SỰ HÀI LÒNG VỀ CHÍNH SÁCH (HL)

Nhìn chung, tôi đều hài lòng về


HL1 các chính sách đền bù giải tỏa

Tôi hài lòng hơn so với sự


HL2 mong đợi

Hài lòng hơn so với các chính


HL3 sách thu hồi đất khác

Phần 3. Thông tin cá nhân

1. Giới tính: Nam Nữ


2. Độ tuổi:
Từ 18 đến 25 tuổi Từ 26 đến 35 tuổi
Từ 36 đến 45 tuổi Từ 46 đến 55 tuổi
Từ 56 đến 65 tuổi Trên 65 tuổi
3. Trình độ học vấn
Dưới trung học phổ thông

Nhóm 4 BCCK Phương Pháp Nghiên Cứu 92


Trung học phổ thông
Cao đẳng / Đại học
Trên đại học
Khác (Vui lòng ghi rõ)……………………………………

4. Số lượng thành viên trong gia đình


1 đến 2 3 đến 4
5 đến 7 8 đến 10
Trên 10
5. Số lượng lao động trong một hộ gia đình
1 đến 2 3 đến 4
5 đến 7 8 đến 10
Trên 10
6. Thu nhập trung bình hàng tháng của các thành viên trong hộ gia đình
(khoảng VND)
Dưới 5 triệu
Từ 5 triệu đến 10 triệu
Từ 10 triệu đến 20 triệu
Từ 20 triệu đến 30 triệu
Trên 30 triệu
7. Diện tích nhà ở của hộ gia đình (trước khi đền bù)
Dưới 30 m2
Từ 30 m2 đến 50 m2
Từ 50 m2 đến 70 m2
Từ 70 m2 đến 100 m2
Trên 100 m2

XIN CHÂN THÀNH CÁM ƠN!

Nhóm 4 BCCK Phương Pháp Nghiên Cứu 93


PHỤ LỤC 2. THỐNG KÊ MÔ TẢ

Statistics

SEX DT HV TV LD TN DTGD

Valid 285 285 285 285 285 285 285


N
Missing 0 0 0 0 0 0 0

Mean 1.34 2.65 2.58 2.09 1.19 2.58 3.26

25 1.00 2.00 2.00 2.00 1.00 2.00 3.00

Percentiles 50 1.00 3.00 3.00 2.00 1.00 3.00 3.00

75 2.00 3.00 3.00 2.00 1.00 3.00 4.00

Gioitinh

Frequency Percent Valid Percent Cumulative


Percent

Nam 188 66.0 66.0 66.0

Valid Nu 97 34.0 34.0 100.0

Total 285 100.0 100.0

Dotuoi

Frequency Percent Valid Percent Cumulative


Percent

18 den 25 29 10.2 10.2 10.2


Valid
26 den 35 80 28.1 28.1 38.2

Nhóm 4 BCCK Phương Pháp Nghiên Cứu 94


36 den 45 138 48.4 48.4 86.7

46 den 55 38 13.3 13.3 100.0

Total 285 100.0 100.0

Hocvan

Frequency Percent Valid Cumulative


Percent Percent

Duoi trung hoc pho 31 10.9 10.9 10.9


thong

Trung hoc pho thong 96 33.7 33.7 44.6

Cao dang/dai hoc 137 48.1 48.1 92.6


Valid
Tren dai hoc 4 1.4 1.4 94.0

Khac 17 6.0 6.0 100.0

Total 285 100.0 100.0

Thanhvien

Frequency Percent Valid Percent Cumulative


Percent

1 den 2 28 9.8 9.8 9.8

3 den 4 203 71.2 71.2 81.1


Valid
5 den 7 54 18.9 18.9 100.0

Total 285 100.0 100.0

Nhóm 4 BCCK Phương Pháp Nghiên Cứu 95


Soluonglaodong

Frequency Percent Valid Percent Cumulative


Percent

1 den 2 231 81.1 81.1 81.1

Valid 3 den 4 54 18.9 18.9 100.0

Total 285 100.0 100.0

Thunhap

Frequency Percent Valid Cumulative


Percent Percent

Tu 5 trieu den 10 trieu 127 44.6 44.6 44.6


VND

Tu 10 trieu den 20 trieu 153 53.7 53.7 98.2


VND
Valid
Tu 20 trieu den 30 trieu 4 1.4 1.4 99.6
VND

Tren 30 trieu VND 1 .4 .4 100.0

Total 285 100.0 100.0

Dientich

Frequency Percent Valid Percent Cumulative


Percent

Valid Tu 30m2 den 50m2 63 22.1 22.1 22.1

Nhóm 4 BCCK Phương Pháp Nghiên Cứu 96


Tu 50m2 den 70m2 100 35.1 35.1 57.2

Tu 70m2 den 100m2 108 37.9 37.9 95.1

Tren 100m2 14 4.9 4.9 100.0

Total 285 100.0 100.0

Nhóm 4 BCCK Phương Pháp Nghiên Cứu 97


PHỤ LỤC 3. KIỂM ĐỊNH CRONBACH’S ALPHA

TÌNH TRẠNG KINH TẾ (KT)

Reliability Statistics

Cronbach's N of Items
Alpha

.713 4

Item-Total Statistics

Scale Mean if Scale Corrected Squared Cronbach's


Item Deleted Variance if Item-Total Multiple Alpha if Item
Item Deleted Correlation Correlation Deleted

KT1 10.34 5.140 .564 .319 .609

KT2 11.80 7.839 .331 .134 .736

KT3 10.49 4.131 .646 .451 .558

KT4 10.01 6.584 .547 .363 .638

KỲ VỌNG CHÍNH SÁCH (KV)

Reliability Statistics

Cronbach's N of
Alpha Items

.871 3

Nhóm 4 BCCK Phương Pháp Nghiên Cứu 98


Item-Total Statistics

Scale Mean if Scale Corrected Squared Cronbach's


Item Deleted Variance if Item-Total Multiple Alpha if Item
Item Deleted Correlation Correlation Deleted

KV1 7.42 5.195 .726 .537 .843

KV2 7.46 5.425 .739 .560 .832

KV3 7.35 4.876 .797 .636 .777

GIÁ TRỊ CẢM NHẬN VỀ CHÍNH SÁCH ĐỀN BÙ GIẢI TỎA (GT)

Reliability Statistics

Cronbach's N of Items
Alpha

.870 4

Item-Total Statistics

Scale Mean if Scale Corrected Squared Cronbach's


Item Deleted Variance if Item-Total Multiple Alpha if Item
Item Deleted Correlation Correlation Deleted

GT1 11.73 9.620 .782 .647 .809

GT2 11.64 9.937 .770 .659 .815

GT3 11.64 10.233 .819 .688 .798

GT4 11.62 11.659 .541 .310 .903

Nhóm 4 BCCK Phương Pháp Nghiên Cứu 99


SỰ HÀI LÒNG VỀ CHÍNH SÁCH (HL)

Reliability Statistics

Cronbach's N of Items
Alpha

.859 3

Item-Total Statistics

Scale Mean if Scale Corrected Squared Cronbach's


Item Deleted Variance if Item-Total Multiple Alpha if Item
Item Deleted Correlation Correlation Deleted

HL1 7.52 3.412 .734 .543 .808

HL2 7.33 3.899 .756 .572 .784

HL3 7.37 3.959 .720 .522 .815

Nhóm 4 BCCK Phương Pháp Nghiên Cứu 100


PHỤ LỤC 4. PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .751

Approx. Chi-Square 1754.162

Bartlett's Test of Sphericity df 78

Sig. .000

Communalities

Initial Extraction

KT1 1.000 .609

KT3 1.000 .752

KT4 1.000 .671

KV1 1.000 .772

KV2 1.000 .790

KV3 1.000 .839

GT1 1.000 .806

GT2 1.000 .805

GT3 1.000 .834

GT4 1.000 .547

HL1 1.000 .770

HL2 1.000 .788

HL3 1.000 .775

Nhóm 4 BCCK Phương Pháp Nghiên Cứu 101


Extraction Method: Principal
Component Analysis.

Total Variance Explained

Compon Initial Eigenvalues Extraction Sums of Rotation Sums of


ent Squared Loadings Squared Loadings

Tot % of Cumulati Tot % of Cumulati Tot % of Cumulati


al Varian ve % al Varian ve % al Varian ve %
ce ce ce

3.26 25.099 25.099 3.26 25.099 25.099 2.90 22.373 22.373


1
3 3 8

2.45 18.877 43.976 2.45 18.877 43.976 2.43 18.741 41.114


2
4 4 6

2.17 16.691 60.667 2.17 16.691 60.667 2.39 18.405 59.519


3
0 0 3

1.87 14.397 75.065 1.87 14.397 75.065 2.02 15.545 75.065


4
2 2 1

5 .601 4.619 79.684

6 .564 4.341 84.025

7 .406 3.127 87.152

8 .377 2.900 90.052

9 .314 2.415 92.467

10 .286 2.202 94.669

11 .248 1.909 96.578

12 .239 1.842 98.420

13 .205 1.580 100.000

Nhóm 4 BCCK Phương Pháp Nghiên Cứu 102


Extraction Method: Principal Component Analysis.

Rotated Component Matrixa

Component

1 2 3 4

GT3 .908

GT2 .896

GT1 .895

GT4 .671

HL2 .882

HL3 .878

HL1 .872

KV3 .914

KV2 .884

KV1 .868

KT3 .867

KT4 .807

KT1 .778

Extraction Method: Principal Component Analysis.

Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.

a. Rotation converged in 5 iterations.

Nhóm 4 BCCK Phương Pháp Nghiên Cứu 103


PHỤ LỤC 5. PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KIỂM ĐỊNH CFA

Hệ số hồi quy chuẩn hóa

Regression Weights: (Group number 1 - Default model)

Estimate S.E. C.R. P Label

GT3 <--- 1 1.000

GT2 <--- 1 1.048 .055 19.027 ***

Nhóm 4 BCCK Phương Pháp Nghiên Cứu 104


Estimate S.E. C.R. P Label

GT1 <--- 1 1.077 .057 18.855 ***

GT4 <--- 1 .679 .065 10.530 ***

HL2 <--- 2 1.000

HL3 <--- 2 .945 .067 14.094 ***

HL1 <--- 2 1.109 .077 14.365 ***

KV3 <--- 3 1.000

KV2 <--- 3 .842 .055 15.315 ***

KV1 <--- 3 .870 .058 15.000 ***

KT3 <--- 4 1.000

KT4 <--- 4 .504 .059 8.537 ***

KT1 <--- 4 .632 .078 8.150 ***

Standardized Regression Weights: (Group number 1 - Default model)

Estimate

GT3 <--- 1 .894

GT2 <--- 1 .861

GT1 <--- 1 .856

GT4 <--- 1 .577

HL2 <--- 2 .852

HL3 <--- 2 .795

HL1 <--- 2 .817

KV3 <--- 3 .902

Nhóm 4 BCCK Phương Pháp Nghiên Cứu 105


Estimate

KV2 <--- 3 .808

KV1 <--- 3 .791

KT3 <--- 4 .839

KT4 <--- 4 .697

KT1 <--- 4 .611

Variances: (Group number 1 - Default model)

Estimate S.E. C.R. P Label

1 1.072 .115 9.322 ***

2 .726 .088 8.223 ***

3 1.293 .143 9.025 ***

4 1.319 .200 6.594 ***

e1 .270 .040 6.832 ***

e2 .411 .050 8.215 ***

e3 .455 .054 8.401 ***

e4 .990 .087 11.319 ***

e5 .274 .042 6.457 ***

e6 .377 .045 8.378 ***

e7 .443 .058 7.696 ***

e8 .297 .063 4.711 ***

e9 .488 .058 8.412 ***

e10 .587 .066 8.884 ***

Nhóm 4 BCCK Phương Pháp Nghiên Cứu 106


Estimate S.E. C.R. P Label

e11 .553 .140 3.943 ***

e12 .354 .045 7.886 ***

e13 .888 .092 9.695 ***

Nhóm 4 BCCK Phương Pháp Nghiên Cứu 107


PHỤ LỤC 6. PHÂN TÍCH MÔ HÌNH TUYẾN TÍNH SEM

Regression Weights: (Group number 1 - Default model)

Estimate S.E. C.R. P Label

KV <--- KT -.069 .070 -.992 .321

GTCN <--- KT .034 .063 .545 .586

GTCN <--- KV .136 .060 2.261 .024

HL <--- GTCN .094 .056 1.689 .091

HL <--- KV .024 .051 .474 .635

Nhóm 4 BCCK Phương Pháp Nghiên Cứu 108


Estimate S.E. C.R. P Label

HL <--- KT .070 .053 1.321 .187

GT3 <--- GTCN 1.000

GT2 <--- GTCN 1.048 .055 19.027 ***

GT1 <--- GTCN 1.077 .057 18.855 ***

GT4 <--- GTCN .679 .065 10.530 ***

HL2 <--- HL 1.000

HL3 <--- HL .945 .067 14.094 ***

HL1 <--- HL 1.109 .077 14.365 ***

KV3 <--- KV 1.000

KV2 <--- KV .842 .055 15.315 ***

KV1 <--- KV .870 .058 15.000 ***

KT3 <--- KT 1.000

KT4 <--- KT .504 .059 8.537 ***

KT1 <--- KT .632 .078 8.150 ***

Nhóm 4 BCCK Phương Pháp Nghiên Cứu 109


Standardized Regression Weights: (Group number 1 - Default model)

Estimate

KV <--- KT -.070

GTCN <--- KT .038

GTCN <--- KV .149

HL <--- GTCN .114

HL <--- KV .032

HL <--- KT .094

GT3 <--- GTCN .894

GT2 <--- GTCN .861

GT1 <--- GTCN .856

GT4 <--- GTCN .577

HL2 <--- HL .852

HL3 <--- HL .795

HL1 <--- HL .817

KV3 <--- KV .902

Nhóm 4 BCCK Phương Pháp Nghiên Cứu 110


Estimate

KV2 <--- KV .808

KV1 <--- KV .791

KT3 <--- KT .839

KT4 <--- KT .697

KT1 <--- KT .611

Variances: (Group number 1 - Default model)

Estimate S.E. C.R. P Label

KT 1.319 .200 6.594 ***

e15 1.287 .143 9.012 ***

e16 1.047 .113 9.286 ***

e14 .708 .087 8.185 ***

e1 .270 .040 6.832 ***

e2 .411 .050 8.215 ***

e3 .455 .054 8.401 ***

e4 .990 .087 11.319 ***

Nhóm 4 BCCK Phương Pháp Nghiên Cứu 111


Estimate S.E. C.R. P Label

e5 .274 .042 6.457 ***

e6 .377 .045 8.378 ***

e7 .443 .058 7.696 ***

e8 .297 .063 4.711 ***

e9 .488 .058 8.412 ***

e10 .587 .066 8.884 ***

e11 .553 .140 3.943 ***

e12 .354 .045 7.886 ***

e13 .888 .092 9.695 ***

Squared Multiple Correlations: (Group number 1 - Default model)

Estimate

KV .005

GTCN .023

HL .024

KT1 .373

Nhóm 4 BCCK Phương Pháp Nghiên Cứu 112


Estimate

KT4 .486

KT3 .705

KV1 .626

KV2 .652

KV3 .813

HL1 .668

HL3 .633

HL2 .726

GT4 .333

GT1 .732

GT2 .741

GT3 .799

Nhóm 4 BCCK Phương Pháp Nghiên Cứu 113

You might also like