You are on page 1of 9

ĐỀ CƯƠNG

Câu 1: Để giảm tính hàn của thuốc nên


A. Sao
B. Ủ
C. Ngâm
D. Thủy phi
Câu 2: Phụ liệu nào có tính kiềm
A. Cam thảo
B. Tro
C. Giấm
D. Đồng tiện
Câu 3: Mài thuốc trong nước, đây là kỹ thuật
A. Sao
B. Ủ
C. Ngâm
D. Thủy phi
Câu 4: Phương pháp gây nôn gọi là
A. Ôn pháp
B. Bổ pháp
C. Hạ pháp
D. Thổ pháp
Câu 5: Vị thuốc có tác dụng hành khí giải uất
A. Trần bì
B. San nhân
C. Cam thảo
D. Chỉ thực
Câu 6: Phương pháp sơ chế dược liệu là
A. Nung
B. Làm sạch
C. Lùi
D. Thủy phi
Câu 7: Chế biến thuốc dựa trên cơ sở
A. Bát cương
B. Bát pháp
C. Ngũ Hành
D. Thất tình
Câu 8: Với vị thuốc a giao thì chế biến bằng phương pháp
A. Thán sao
B. Vi sao
C. Sao với hoạt thạch
D. Sao với cát
Câu 9: Thuốc có tác dụng tân lương giải biểu
A. Cúc hoa
B. Sinh khương
C. Đinh hương
D. Tây qua
Câu 10: Vị thuốc nào sau đây có tính hàn
A. Quế chi
B. Hoàng liên
C. Ma hoàng
D. Đinh hương
Câu 11: Vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt táo thấp
A. Tang ký sinh
B. Hoàng bá
C. Đảng sâm
D. Ý dĩ
Câu 12: Ý nào sau đây là ĐÚNG
A. Vị sứ giúp điều hòa bài thuốc
B. Vị tá giúp vị quân tăng tác dụng
C. Vị thần giải quyết triệu chứng chính
D. Vị quân giải quyết triệu chứng phụ
Câu 13: Với dược liệu rắn chắc nên dùng phương pháp
A. Lùi
B. Sao
C. Ngâm
D. Hãm
Câu 14: Vị thuốc dùng để ôn trung tán hàn, NGOẠI TRỪ
A. Cao lương khương
B. Hạnh nhân
C. Thảo quả
D. Đinh hương
Câu 15: Quy luật âm dương nào sau đây cho thấy sự mâu thuẫn giữa âm dương
A. Đối lập
B. Hỗ căn
C. Tiêu trưởng
D. Bình hành
Câu 16: Theo học thuyết ngũ hành thì THẤP thuộc hành
A. Kim
B. Mộc
C. Thủy
D. Thổ
Câu 17: Theo y học cổ truyền thì nghĩ ngợi nhiều ảnh hưởng đến
A. Tâm
B. Tỳ
C. Can
D. Phế
Câu 18: Với nhung hươu ta nên dùng phương pháp
A. Lùi
B. Nung
C. Hơ
D. Sao
Câu 19: Phương pháp thủy hỏa kết hợp, NGOẠI TRỪ
A. Ủ
B. Đun
C. Chưng
D. Đồ
Câu 20: Cách uống thuốc nào sau đây là SAI
A. Bệnh cảm hàn uống lúc nóng
B. Bệnh phong thấp uống lúc nóng
C. Thuốc lý khí uống lúc ấm
D. Thuốc tiêu đạo uống lúc no
Câu 21: Vị thuốc có tính đại nhiệt
A. Can khương
B. Sinh khương
C. Nhục quế
D. Thảo quả
Câu 22: Công năng chủ trị của Kim ngân hoa là
A. Thanh nhiệt giải độc
B. Thanh nhiệt táo thấp
C. Thanh nhiệt lương huyết
D. Thanh nhiệt giáng hỏa
Câu 23: Cặp nhiệt – hàn để xác định
A. Khu vực bị bệnh
B. Tính chất của bệnh
C. Mối quan hệ của bệnh
D. Chính khí của cơ thể
Câu 24: Thuốc chỉ khái có tác dụng
A. Cầm máu
B. Giảm đau
C. Lợi tiểu
D. Giảm ho
Câu 25: Tân phương là
A. Bài thuốc ghi chép trong y văn
B. Bài thuốc mới về cách phối hợp
C. Bài thuốc theo kinh nghiệm
D. Bài thuốc gồm nhiều vị thuốc lạ
Câu 26: Phương pháp vi sao dùng nhiệt độ
A. < 80oC
B. 100 – 160oC
C. 180 – 240oC
D. 200 – 250oC
Câu 27: Với dược liệu mỏng manh ta dùng kỹ thuật
A. Nung
B. Hãm
C. Hầm
D. Chưng
Câu 28: Vị thuốc có tác dụng ôn hóa đàm hàn
A. Thanh bì
B. Ngư tinh thảo
C. Hà thủ ô đỏ
D. Cát cánh
Câu 29: Vị thuốc có tác dụng bổ âm
A. Bách bộ
B. Bách hợp
C. Ba kích
D. Sa nhân
Câu 30: Với bài thuốc có kinh giới thì cần kiêng ăn
A. Thịt heo
B. Thịt bò
C. Thịt gà
D. Thịt cá
Câu 31: Cao lương khương còn có tên gọi là
A. Gừng tươi
B. Gừng khô
C. Củ nghệ
D. Củ riềng
Câu 32: Bệnh do chính tạng phủ đó gây ra gọi là
A. Chính tà
B. Hư tà
C. Thực tà
D. Tặc tà
Câu 33: Sự phối hợp làm giảm tác dụng phụ của thuốc chính gọi là
A. Tương tu
B. Tương sử
C. Tương úy
D. Tương phản
Câu 34: Công năng chủ trị của phụ tử
A. Ôn phế chỉ khái
B. Ôn lương giải biểu
C. Ôn trung tán hàn
D. Hồi dương cứu nghịch
Câu 35: Công năng chủ trị của bạc hà
A. Hồi dương cứu nghịch
B. Tân lương giải biểu
C. Tân ôn giải biểu
D. Phá khí giáng nghịch
Câu 36: Công năng chủ trị của thường sơn
A. Thanh nhiệt hóa đờm
B. Hóa thấp
C. Thanh nhiệt hóa thấp
D. Tân ôn giải biểu
Câu 37: Công năng chủ trị của chỉ thực
A. Bổ huyết
B. Bổ dương
C. Phá khí giáng nghịch
D. Hóa ứ chỉ huyết
Câu 38: Công năng chủ trị của ý dĩ
A. Hóa thấp
B. Lợi thấp
C. Trừ thấp
D. Khử hàn
Câu 39: Công năng chủ trị của đương quy
A. Bổ huyết
B. Bổ dương
C. Bổ âm
D. Bổ khí
Câu 40: Công năng chủ trị của Chi tử
A. Thanh nhiệt giải thử
B. Thanh nhiệt táo thấp
C. Thanh nhiệt lương huyết
D. Thanh nhiệt giáng hỏa
Câu 41: Huyết hư thì nên dùng thuốc
A. Bổ khí
B. Bổ huyết
C. Hành khí
D. Hành huyết
Câu 42: Trong bài thuốc ma hoàng thang, quế chi đóng vai trò
A. Vị quân
B. Vị thần
C. Vị tá
D. Vị sứ
Câu 43: Vị thuốc nào sau đây quy kinh phế
A. Tang chi
B. Sa nhân
C. Sinh địa
D. Râu ngô
Câu 44: Trong phương thuốc quế chi thang, cam thảo đóng vai trò
A. Vị quân
B. Vị thần
C. Vị tá
D. Vị sứ
Câu 45: Phối hợp thuốc nào sau đây là đúng
A. Bổ khí + hành huyết
B. Bổ huyết + hành khí
C. Bổ huyết + hành huyết
D. Tất cả đều đúng
Câu 46: Phương pháp tẩy xổ, nhuận tràng được gọi là
A. Hạ pháp
B. Ôn pháp
C. Thổ pháp
D. Thanh pháp
Câu 47: Bị cảm mạo phong hàn thì nên dùng thuốc
A. Tân lương giải biểu
B. Tân ôn giải biểu
C. Ôn trung tán hàn
D. Khử hàn
Câu 48: Gừng sao cháy gọi là
A. Can khương
B. Bào khương
C. Cao lương khương
D. Thán khương
Câu 49: Vị thuốc nào sau đây được dùng trị sốt rét
A. Cúc hoa
B. Hạnh nhân
C. Thảo quả
D. Đinh hương
Câu 50: Gừng được chế biến bằng phương pháp lùi gọi là
A. Bào khương
B. Thán khương
C. Hoàng khương
D. Ổi khương
Câu 51: Phương thuốc hoàng liên giải độc thang không có vị thuốc nào sau đây
A. Hoàng bá
B. Hoàng cầm
C. Chi tử
D. Chỉ xác
Câu 52: Vị thuốc nào có bộ phận dùng là giò phơi khô
A. Ô tặc cốt
B. Ba kích
C. Mẫu lệ
D. Bách hợp
Câu 53: Với mẫu lệ ta dùng kỹ thuật
A. Hơ
B. Nung
C. Đốt
D. Lùi
Câu 54: Kỹ thuật sao thuốc mặt ngoài đen, bên trong màu nâu đen gọi là
A. Hoàng sao
B. Hắc sao
C. Thán sao
D. Vi sao
Câu 55: Phương thuốc Ma hoàng thang có tác dụng
A. Phát tán phong hàn
B. Bổ thận âm
C. Bổ khí huyết
D. Thanh nhiệt giải biểu
Câu 56: Các vị thuốc bạch giới tử, cát cánh, bách bộ quy kinh ở
A. Tỳ
B. Tâm
C. Phế
D. Thận
Câu 57: Các vị thuốc đỗ trọng, ba kích, cẩu tích quy kinh ở
A. Thận
B. Tỳ
C. Tâm
D. Can
Câu 58: Thuốc thanh nhiệt giáng hỏa có tác dụng chữa trị
A. Cảm mạo phong hàn
B. Cảm mạo phong nhiệt
C. Sốt cao
D. Nhiễm khuẩn
Câu 59: Các vị thuốc nào sau đây có tác dụng ôn trung tán hàn
A. Sinh khương, thuyền thoái, bạc hà
B. Cao lương khương, ké đầu ngựa, hoàng liên
C. Nhục quế, phụ tử, kinh giới
D. Can khương, thảo quả, đinh hương
Câu 60: Thuốc nào sau đây quy kinh phế
A. Sa nhân
B. Hương phụ
C. Bạch giới tử
D. Thục địa
Câu 61: Thuốc nào sau đây quy kinh tâm vị
A. Hà diệp
B. Kim ngân hoa
C. Tây qua
D. Chi tử
Câu 62: Thuốc nào sau đây có vị ngọt
A. Chi tử
B. Ý dĩ
C. Bạc hà
D. Chỉ xác
Câu 63: Phương thuốc nào sau đây là phức phương
A. Hoàng liên giải độc thang
B. Ma hoàng thang
C. Quế chi thang
D. Bát trân thang
Câu 64: Phương thuốc ma hoàng thang bao gồm
A. Ma hoàng, đan sâm, quế chi, cam thảo
B. Ma hoàng, cam thảo, quế chi, sa nhân
C. Ma hoàng, quế chi, hạnh nhân, cam thảo
D. Ma hoàng, hạnh nhân, cam thảo, đan sâm
Câu 65: Phương thuốc tứ vật thang bao gồm các vị thuốc
A. Nhân sâm, bạch linh, bạch truật, cam thảo
B. Thục địa, bạch thược, đương quy, xuyên khung
C. Đảng sâm, bạch linh, bạch truật, xuyên khung
D. Đinh hương, thị đế, đẳng sâm, sinh khương
Câu 66: Để dẫn thuốc vào kinh tỳ, vị thì cần dùng phụ liệu
A. Cam thảo
B. Đậu đen
C. Gừng
D. Giấm
Câu 67: Bạch hổ là tên gọi khác của vị thuốc
A. Mẫu lệ
B. Thạch cao
C. Bạch phục linh
D. Sắn dây
Câu 68: Các vị thuốc nào sau đây là cùng nhóm tác dụng
A. Hoàng liên, sa nhân
B. Tang ký sinh, ké đầu ngựa
C. Bạch giới tử, hương phụ
D. Sinh khương, cao lương khương
Câu 69: Củ gấu là tên gọi khác của vị thuốc
A. Hoàng liên
B. Củ sắn
C. Hương phụ
D. Củ gừng
Câu 70: Thuốc tân ôn giải biểu phần lớn quy kinh
A. Can
B. Thận
C. Phế
D. Tỳ
Câu 71: Chọn câu SAI
A. Nhục quế có tác dụng hồi dương cứu nghịch
B. Huyền sâm có tác dụng thanh nhiệt giải độc
C. Thảo quả có tác dụng ôn trung tán hàn
D. Hoàng bá có tác dụng thanh nhiệt táo thấp
Câu 72: Chọn câu ĐÚNG
A. Thuốc có màu trắng vị chua à hành mộc
B. Thuốc có màu đỏ vị cay à hành hỏa
C. Thuốc có màu đen vị mặn à hành thủy
D. Thuốc có màu vàng vị chua à hành thổ
Câu 73: Chọn câu SAI
A. Hãn pháp là làm ra mồ hôi
B. Thanh pháp là dùng thuốc mát để chữa bệnh nhiệt
C. Ôn pháp là dùng thuốc nhiệt để chữa bệnh hàn
D. Bổ pháp là phương pháp chữa các chứng bệnh do chính khí hư
Câu 74: Chọn câu ĐÚNG
A. Ngũ hành bao gồm Can, tâm, tỳ, phế, vị
B. Lục tà bao gồm Phong, hàn, thử, thấp, táo, thống
C. Lục phủ bao gồm Vị, đởm, tiểu tràng, đại tràng, bàng quang, thận
D. Thât tình bao gồm hỉ, nộ, ưu, tư, bi, khủng và kinh
Câu 75: Chọn câu ĐÚNG
A. Quế chi, hành có tác dụng tân lương giải biểu
B. Hà diệp, Tây qua có tác dụng thanh nhiệt giải độc
C. Sa nhân, Thương truật có tác dụng hóa thấp
D. Cát cánh, bạch giới tử có tác dụng chỉ khái
Câu 76: Chọn câu SAI
A. Phương pháp chế thuốc với rượu gọi là tửu chế
B. Phương pháp chế thuốc với muối gọi là diêm chế
C. Phương pháp chế thuốc với gừng gọi là hoàng chế
D. Phương pháp chế thuốc với hoàng thổ gọi là hoàng thổ chế
Câu 77: Chọn câu ĐÚNG
A. Tương sử (ức chế độc tính của nhau)
B. Tương sát (tiêu trừ độc tính của nhau)
C. Tương ác (tác dụng hiệp đồng của hai vị thuốc)
D. Tương úy (kiềm chế tính năng, tác dụng của nhau)
Câu 78: Vị thuốc bồ công anh (Herba Lactucae) có bộ phận dùng là
A. Rễ
B. Vỏ thân
C. Toàn cây
D. Lá
Câu 79: Chọn câu SAI
A. Thanh bì có tác dụng hành khí giảm đau
B. Cam thảo có tác dụng ích khí dưỡng huyết
C. Tang bạch bì có tác dụng ôn phế chỉ khái
D. Hà thủ ô đỏ có tác dụng bổ khí huyết
Câu 80: Chọn câu SAI
A. Tây qua họ bí
B. Thảo quả họ cà phê
C. Hà diệp họ sen
D. Cát căn họ đậu
Câu 81: Theo y học cổ truyền thì Thận là cơ quan nào trong cơ thể
A. Gan
B. Thận
C. Tim
D. Dạ dày
Câu 82: Thuốc có tác dụng tân ôn giải biểu
A. Đinh hương
B. Sinh khương
C. Cúc hoa
D. Tây qua
Câu 83: Theo học thuyết ngũ hành thì PHONG thuộc hành
A. Mộc
B. Hỏa
C. Thổ
D. Thủy
Câu 84: Theo y học cổ truyền thì vui quá hại
A. Tâm
B. Tỳ
C. Can
D. Phế
Câu 85: Thủy chế là kỹ thuật nào sau đây
A. Chưng
B. Đun
C. Ủ
D. Đồ
Câu 86: Thuốc chỉ huyết có tác dụng
A. Cầm máu
B. Giảm ho
C. Giảm đau
D. Lợi tiểu
Câu 87: Phương pháp hoàng sao dùng nhiệt độ
A. < 80oC
B. 100 - 160 oC
C. 180 - 240 oC
D. 200 - 250 oC
Câu 88: Vị thuốc có tác dụng bổ dương
A. Bách bộ
B. Bách hợp
C. Ba kích
D. Sa nhân
Câu 89: Bệnh do tạng sau nó gây ra gọi là
A. Hư tà
B. Chính tà
C. Thực tà
D. Tặc tà
Câu 90: Hai thuốc cùng tác dụng vào một nơi gọi là
A. Tương tu
B. Tương sử
C. Tương úy
D. Tương phản

You might also like