You are on page 1of 27

HỘI CHỨNG BỆNH

Câu 1. Hội chứng bệnh về, trừ

A. Khí

B. Huyết

C. Tân dịch

D. Thần

Câu 2. Người già yếu thời kỳ phục hồi sau bệnh nặng thì

A. Khí trệ

B. Khí hư

C. Khí nghịch

D. Huyết hư

Câu 3. Có mấy hội chứng về khí

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 4. Khí trệ ở thượng vị gây

A. Đau tức ngực sườn

B. Phúc thống

C. Vị quản thống

D. Cả 3

Câu 5. Khí trệ ở ruột gây

A. Đau tức ngực sườn

B. Phúc thống

C. Vị quản thống

D. Cả 3

Câu 6. Đặc tính cơn đau do khí trệ (Đ/S)


A. Kèm đầy trướng

B. Đau nặng hơn đầy trướng

C. Đau lúc nhiều lúc ít

D. Có vị trí nhất định (nơi ứ trệ)

E. Ợ, trung tiện thì giảm đau

Câu 7. Khí nghịch hay thấy ở (Đ/S)

A. Tâm

B. Can

C. Tỳ

D. Phế

E. Thận

Câu 8. Can khí uất kết thì khí

A. Hư

B. Trệ

C. Nghịch

D. Thịnh

Câu 9. HC bệnh về huyết gồm

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 10. Thở gấp, mệt mỏi do

A. Khí hư

B. Huyết hư

C. Khí huyết đều hư

D. Cả 3 sai

Câu 11. Đau dữ dội như dùi đâm

A. Khí trệ
B. Khí hư

C. Huyết hư

D. Huyết ứ

Câu 12. Đặc điểm huyết ứ (Đ/S)

A. Đau tại vị trí nhất định (nơi ứ huyết)

B. Đau lúc nhiều lúc ít

C. Có sưng, trướng

D. Sắc mặt xanh tối, miệng môi tím

E. Chất lưỡi đen có điểm ứ huyết

Câu 13. Huyết nhiệt thì

A. Ngày nóng hơn đêm

B. Ngày nóng bằng đêm

C. Đêm nóng hơn ngày

D. Cả 3 sai

Câu 14. Có mấy nguyên nhân chảy máu

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 15. Huyết ứ thì máu có màu

A. Đỏ tươi

B. Nhạt

C. Tím

D. Cả 3 sai

Câu 16. Tỳ hư thì máu có màu

A. Đỏ tươi

B. Nhạt

C. Tím
D. Đỏ sẫm

Câu 17. Huyết nhiệt thì máu có màu

A. Đỏ tươi

B. Nhạt

C. Tím

D. Cả 3 sai

Câu 18. Chữa chảy máu do Tỳ hư

A. Lương huyết chỉ huyết

B. Bổ khí nhiếp huyết

C. Hoạt huyết chỉ huyết

D. Bổ huyết nhiếp huyết

Câu 19. Chữa chảy máu do huyết ứ

A. Lương huyết chỉ huyết

B. Bổ khí nhiếp huyết

C. Hoạt huyết chỉ huyết

D. Thanh nhiệt lương huyết

Câu 20. Chữa chảy máu do huyết nhiệt (Đ/S)

A. Lương huyết chỉ huyết

B. Bổ khí nhiếp huyết

C. Hoạt huyết chỉ huyết

D. Thanh nhiệt lương huyết

E. Bổ huyết nhiếp huyết

Câu 21. Có mấy dạng HC bệnh tân dịch

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 22. Tân dịch liên quan tạng, trừ


A. Tỳ

B. Phế

C. Thận

D. Can

Câu 23. Chữa tân dịch thiếu do sốt cao

A. Ích khí sinh tân

B. Sinh tân, thanh nhiệt dưỡng âm

C. Ôn Thận lợi thuỷ

D. Kiện Tỳ hoá thấp

Câu 24. Chữa tân dịch thiếu do khí âm đều hư

A. Ích khí sinh tân

B. Sinh tân, thanh nhiệt dưỡng âm

C. Ôn Thận lợi thuỷ

D. Kiện Tỳ hoá thấp

Câu 25. Chữa tân dịch ứ đọng do Phế khí không tuyên giáng

A. Thông dương hoá ẩm

B. Kiện Tỳ hoá thấp

C. Ôn Thận lợi thuỷ

D. Thanh nhiệt dưỡng âm

Câu 26. Chữa tân dịch ứ đọng do Thận không khí hoá bài tiết

A. Thông dương hoá ẩm

B. Kiện Tỳ hoá thấp

C. Ôn Thận lợi thuỷ

D. Thanh nhiệt dưỡng âm

Câu 27. Chữa tân dịch ứ đọng do Tỳ không vận hoá thuỷ thấp

A. Thông dương hoá ẩm

B. Kiện Tỳ hoá thấp

C. Ôn thận lợi thuỷ


D. Thanh nhiệt dưỡng âm

Câu 28. Hội chứng tạng phủ hay gặp ở người già

A. Thận âm hư

B. Thận dương hư

C. Tâm dương hư, Tâm khí hư

D. Tâm âm hư, Tâm huyết hư

Câu 29. Triệu chứng chung của Tâm dương hư, Tâm khí hư (Đ/S)

A. Trống ngực

B. Thở dài

C. Không ra mồ hôi

D. Khi hoạt động, bệnh tăng lên

E. Thở ngắn

Câu 30. Chữa Tâm dương hư thoát

A. Bổ ích Tâm khí

B. Ôn thông Tâm dương

C. Dưỡng Tâm huyết, an thần

D. Dưỡng Tâm âm, an thần

Câu 31. Chữa Tâm khí hư

A. Bổ ích Tâm khí

B. Ôn thông Tâm dương

C. Dưỡng Tâm huyết, an thần

D. Dưỡng Tâm âm, an thần

Câu 32. Triệu chứng chung của Tâm âm hư, Tâm huyết hư (Đ/S)

A. Trống ngực

B. Hồi hộp

C. Khó kinh sợ

D. Thở ngắn

E. Vật vã, mất ngủ, hay quên


Câu 33. Chữa Tâm huyết hư

A. Bổ ích Tâm khí

B. Ôn thông Tâm dương

C. Dưỡng Tâm huyết, an thần

D. Dưỡng Tâm âm, an thần

Câu 34. Chữa Tâm âm hư

A. Bổ ích Tâm khí

B. Ôn thông Tâm dương

C. Dưỡng Tâm huyết, an thần

D. Dưỡng Tâm âm, an thần

Câu 35. Nguyên nhân gây Tâm hoả thịnh (Đ/S)

A. Do tình chí, lục dâm

B. Tâm khí hư, Tâm dương hư

C. Đàm trọc ngưng tụ

D. Ăn đồ cay béo

E. Uống nhiều thuốc nóng

Câu 36. Nguyên nhân gây Tâm huyết ứ đọng (Đ/S)

A. Do tình chí, lục dâm

B. Tâm khí hư, Tâm dương hư

C. Đàm trọc ngưng tụ

D. Do nóng

E. Uống nhiều thuốc nóng

Câu 37. Chữa Tâm hoả thịnh

A. Trừ đàm khai khiếu

B. Thanh tả Tâm hoả

C. Hồi dương cấp cứu

D. Dưỡng Tâm huyết, an thần

Câu 38. Chữa tâm huyết ứ đọng (Đ/S)


A. Trừ đàm khai khiếu

B. Thanh tả Tâm hoả

C. Hồi dương cấp cứu

D. Dưỡng Tâm huyết, an thần

E. Thông dương hoá ứ

Câu 39. Đặc điểm đàm hoả nhiễu Tâm và đàm mê Tâm khiếu (Đ/S)

A. Do tình chí làm khí kết lại sinh thấp, thấp hoá đàm

B. Tinh thần khác thường, thần chí hỗn loạn

C. Đàm mê tâm khiếu gây vật vã, mất ngủ, rêu lưỡi vàng dày, mạch hoạt hữu lực

D. Đàm hoả nhiễu tâm gây đần độn, rêu lưỡi trắng dày, mạch trầm huyền hoạt

E. Nói huyên thuyên, thao cuồng, đánh mắng người là do đàm hoả nhiễu tâm

Câu 31. Nói một mình, đột nhiên ngã lăn, đờm khò khè

A. Đàm hoả nhiễu Tâm

B. Tâm huyết ứ đọng

C. Đàm mê Tâm khiếu

D. Tâm hoả thịnh

Câu 32. Nguyên nhân Phế khí hư (Đ/S)

A. Mắc bệnh lâu ngày

B. Ho lâu ngày

C. Tỳ khí hư

D. Tâm, Thận khí hư

E. Bệnh mới mắc

Câu 33. Chữa Phế khí hư

A. Tư âm dưỡng phế

B. Tư âm giáng hoả

C. Bổ ích Phế khí

D. Tán hàn tuyên phế

Câu 34. Phế âm hư có mấy mức độ


A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 35. Chữa Phế âm hư (Đ/S)

A. Thanh Tâm tả hỏa

B. Tư âm giáng hoả

C. Bổ ích Phế khí

D. Tán hàn tuyên Phế

E. Thanh nhiệt tuyên Phế

Câu 36. Thực chứng trong HC bệnh Phế kinh (Đ/S)

A. Phong hàn thúc phế

B. Phong nhiệt phạm phế

C. Phế khí hư

D. Phế âm hư

E. Đàm trọc làm trở ngại phế

Câu 37. Phương pháp chữa phong hàn thúc Phế

A. Tư âm giáng hoả

B. Bổ ích Phế khí

C. Tán hàn tuyên Phế

D. Thanh nhiệt tuyên Phế

Câu 38. Phương pháp chữa phong nhiệt phạm Phế

A. Tư âm giáng hoả

B. Bổ ích Phế khí

C. Tán hàn tuyên Phế

D. Thanh nhiệt tuyên Phế

Câu 39. Phương pháp chữa đàm trọc làm trở ngại Phế

A. Tư âm giáng hoả
B. Táo thấp hoá đàm

C. Tán hàn tuyên Phế

D. Thanh nhiệt tuyên Phế

Câu 40. Chứng bệnh do Tỳ khí hư (Đ/S)

A. Tỳ mất kiện vận

B. Tỳ hư hạ hãm

C. Tỳ dương hư

D. Tỳ bị hàn thấp

E. Tỳ không thống huyết

Câu 41. Đầy bụng, ăn xong càng đầy, đại tiện lỏng do

A. Tỳ mất kiện vận

B. Tỳ hư hạ hãm

C. Tỳ dương hư

D. Tỳ không thống huyết

Câu 42. Đại tiện ra máu, kinh nguyệt quá nhiều, rong kinh do

A. Tỳ mất kiện vận

B. Tỳ hư hạ hãm

C. Tỳ dương hư

D. Tỳ không thống huyết

Câu 43. Ỉa chảy, lỵ mạn tính, sa trực tràng, sa dạ con do

A. Tỳ mất kiện vận

B. Tỳ hư hạ hãm

C. Tỳ dương hư

D. Tỳ không thống huyết

Câu 44. Tỳ khí hư thì mạch

A. Mạch trầm trì

B. Mạch hư nhược

C. Mạch tế sác
D. Mạch hồng đại

Câu 45. Tỳ dương hư thì mạch

A. Mạch trầm trì

B. Mạch hư nhược

C. Mạch tế sác

D. Mạch hồng đại

Câu 46. Tỳ dương hư sinh ra do

A. Do Tỳ khí hư

B. Do ăn đồ lạnh

C. A và B đúng

D. A, B sai

Câu 47. Nguyên nhân Tỳ khí hư (Đ/S)

A. Do ăn đồ lạnh

B. Tạng người yếu

C. Lao động quá sức

D. Ăn uống kém dinh dưỡng

E. Do ăn đồ nóng

Câu 48. Chữa Tỳ khí hư do Tỳ mất kiện vận

A. Kiện Tỳ nhiếp huyết

B. Ôn trung kiện Tỳ

C. Kiện Tỳ ích khí

D. Ích khí thăng đề

Câu 49. Chữa Tỳ khí hư do Tỳ hư hạ hãm

A. Kiện Tỳ nhiếp huyết

B. Ôn trung kiện Tỳ

C. Kiện Tỳ ích khí

D. Ích khí thăng đề

Câu 50. Chữa Tỳ khí hư do Tỳ không thống huyết


A. Kiện Tỳ nhiếp huyết

B. Ôn trung kiện Tỳ

C. Kiện Tỳ ích khí

D. Ích khí thăng đề

Câu 51. Chữa Tỳ dương hư

A. Kiện Tỳ nhiếp huyết

B. Ôn trung kiện Tỳ

C. Kiện Tỳ ích khí

D. Ích khí thăng đề

Câu 52. Ăn phải đồ lạnh, cảm mưa, lạnh ẩm, thấp làm Tỳ mất chức năng vận hoá

A. Tỳ bị thấp nhiệt

B. Tỳ dương hư

C. Tỳ khí hư

D. Tỳ bị hàn thấp

Câu 53. Chữa Tỳ bị hàn thấp

A. Kiện Tỳ trừ thấp

B. Thanh nhiệt

C. Ôn trung hoá thấp

D. A và B

Câu 54. Chữa Tỳ bị thấp nhiệt

A. Kiện Tỳ trừ thấp

B. Thanh nhiệt

C. Ôn trung hoá thấp

D. A và B

Câu 55. Chữa Can khí uất kết

A. Thanh Can tả hoả

B. Sơ Can giải uất

C. Thanh thấp nhiệt ở Can Đởm


D. Tán hàn noãn Can

Câu 56. Chữa Can hoả thượng viêm

A. Thanh Can tả hoả

B. Sơ Can giải uất

C. Thanh thấp nhiệt ở Can Đởm

D. Tán hàn noãn Can

Câu 57. Chữa thấp nhiệt ở Can kinh

A. Thanh Can tả hoả

B. Sơ Can giải uất

C. Thanh thấp nhiệt ở Can Đởm

D. Tán hàn noãn Can

Câu 58. Chữa Can phong nội động do Can dương vượng

A. Thanh Can tả hoả

B. Sơ Can giải uất

C. Thanh nhiệt tức phong

D. Dưỡng huyết tức phong

Câu 59. Chữa Can phong nội động do Can huyết hư

A. Thanh Can tả hoả

B. Sơ Can giải uất

C. Thanh nhiệt tức phong

D. Dưỡng huyết tức phong

Câu 60. Nguyên nhân Can phong nội động (Đ/S)

A. Can Thận âm hư

B. Hàn trệ ơ kinh Can

C. Can khí uất kết

D. Can huyết hư

E. Thấp nhiệt ở Can

Câu 61. Đau bụng hạ vị lan xuống tinh hoàn, tinh hoàn sưng to sa xuống, rêu lưỡi trắng, chất
lưỡi nhuận, mạch trầm huyền
A. Can phong nội động

B. Can hoả thượng viêm

C. Hàn trệ ở kinh Can

D. Thấp nhiệt ở kinh Can

Câu 62. Tạng Thận có 2 chứng bệnh thực và hư

A. Đ

B. S

Câu 63. Chữa di tinh, di niệu, ỉa lỏng do Thận khí hư

A. Ôn bổ Thận dương, cổ nhiếp Thận khí

B. Ôn dương lợi thuỷ

C. Ôn bổ Thận khí

D. Bổ Thận âm

Câu 64. Chữa phù thũng do Thận dương hư

A. Ôn bổ Thận dương, cổ nhiếp Thận khí

B. Ôn dương lợi thuỷ

C. Ôn bổ Thận khí

D. Bổ Thận âm

Câu 65. Chữa Thận hư không nạp Phế khí

A. Ôn bổ Thận dương, cổ nhiếp Thận khí

B. Ôn dương lợi thuỷ

C. Ôn bổ Thận khí

D. Bổ Thận âm

Câu 66. Chữa Thận âm hư

A. Ôn bổ Thận dương, cổ nhiếp Thận khí

B. Ôn dương lợi thuỷ

C. Ôn bổ Thận khí

D. Bổ Thận âm

Câu 67. Ở Vị có mấy hội chứng bệnh


A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 68. Các hội chứng bệnh ở Vị (Đ/S)

A. Vị hàn

B. Vị nhiệt (hoả)

C. Vị dương hư

D. Vị âm thực

E. Tích trệ đồ ăn

Câu 69. Chữa Vị hàn

A. Thanh tả Vị hoả

B. Tiêu thực đạo trệ

C. Tư dưỡng Vị âm

D. Ôn Vị tán hàn

Câu 70. Chữa Vị nhiệt (Vị hoả)

A. Thanh tả Vị hoả

B. Tiêu thực đạo trệ

C. Tư dưỡng Vị âm

D. Ôn Vị tán hàn

Câu 71. Chữa ứ đọng thức ăn ở Vị

A. Thanh tả Vị hoả

B. Tiêu thực đạo trệ

C. Tư dưỡng Vị âm

D. Ôn Vị tán hàn

Câu 72. Chữa Vị âm hư

A. Thanh tả Vị hoả

B. Tiêu thực đạo trệ


C. Tư dưỡng Vị âm

D. Ôn Vị tán hàn

Câu 73. Tiểu trường hư hàn giống với

A. Tâm khí hư

B. Tâm huyết hư

C. Tỳ hư

D. Hàn phạm vào Can kinh

Câu 74. Tiểu trường khí thống giống với

A. Tâm khí hư

B. Tâm huyết hư

C. Tỳ hư

D. Hàn phạm vào Can kinh

Câu 75. Thấp nhiệt ở Đại trường gặp vào mùa

A. Xuân

B. Hạ

C. Thu

D. Đông

Câu 76. Chữa Đại trường thấp nhiệt (Đ/S)

A. Nhuận trường

B. Thông tiện

C. Thanh nhiệt trừ thấp

D. Hành khí

E. Thanh tâm tả hoả

Câu 76. Chữa táo bón do dịch Đại trường giảm (Đ/S)

A. Nhuận trường

B. Thông tiện

C. Thanh nhiệt trừ thấp

D. Hành khí
E. Bổ ích Tâm Phế

Câu 77. Ho lâu ngày, thở ngắn, trống ngực, sắc mặt trắng, môi xanh tím, chất lưỡi nhạt, mạch
tế nhược là do

A. Tâm Tỳ hư

B. Tâm Thận bất giao

C. Tâm Phế khí hư

D. Phế Thận âm hư

Câu 78. Trống ngực, hồi hộp, ngủ ít, hay mê, hay quên, ăn kém, bụng đầy, đại tiện lỏng, mệt
mỏi vô lực, chất lưỡi nhạt bệu, mạch tế nhược

A. Tâm Tỳ hư

B. Tâm Thận bất giao

C. Tâm Phế khí hư

D. Phế Thận âm hư

Câu 79. Vật vã trằn trọc, mất ngủ, trống ngủ, hay quên, hoa mắt, ù tai, miệng khô, lưng gối
mềm yếu, hay mê, di tinh, triều nhiệt, đạo hãn, tiểu tiện ngắn đỏ, mạch tế sác

A. Tâm Tỳ hư

B. Tâm Thận bất giao

C. Tâm Phế khí hư

D. Phế Thận âm hư

Câu 80. Ho lâu ngày, thở ngắn không có sức, đờm nhiều, trắng loãng, ăn kém, bụng đầy ỉa chảy,
có khi mặt nề, rêu lưỡi trắng, chất lưỡi nhạt, mạch tế nhược

A. Phế Thận âm hư

B. Phế Tỳ khí hư

C. Tâm Phế khí hư

D. Tỳ Thận dương hư

Câu 81. Ho đờm ít, thở gấp, lưng gối mềm yếu, gầy, triều nhiệt, nhức xương, đạo hãn, di tinh, gò
má đỏ, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít, mạch tế sác

A. Phế Thận âm hư

B. Phế Tỳ khí hư

C. Tâm Phế khí hư

D. Tỳ Thận dương hư
Câu 82. Ngực sườn đầy tức, tinh thần uất ức, tình chí xúc động, ăn kém, bụng trướng, sôi bụng,
trung tiện nhiều, đại tiện lỏng

A. Can Vị bất hoà

B. Can Thận âm hư

C. Can Tỳ bất hoà

D. Tỳ Thận dương hư

Câu 83. Ngực sườn đầy tức, thượng vị đau tức, ợ hơi, ợ chua, rêu lưỡi vàng, mạch huyền

A. Can Vị bất hoà

B. Can Thận âm hư

C. Can Tỳ bất hoà

D. Tỳ Thận dương hư

Câu 84. Sợ lạnh, tay chân lạnh, người mệt mỏi, đại tiện lỏng, ngũ canh tả, phù thũng, cổ trướng,
chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng nhuận, mạch tế nhược

A. Can Vị bất hoà

B. Can Thận âm hư

C. Can Tỳ bất hoà

D. Tỳ Thận dương hư

Câu 85. Chóng mặt, hoa mắt, ù tai, đau mạn sườn, lưng gối mềm yếu, họng khô má đỏ, đạo hãn,
ngũ tâm phiền nhiệt, di tinh, kinh nguyệt không đều, lưỡi đỏ không rêu, mạch tế sác

A. Can Vị bất hoà

B. Can Thận âm hư

C. Can Tỳ bất hoà

D. Tỳ Thận dương hư

Câu 86. Chản đoán bệnh ngoại cảm có sốt, trừ

A. HC bệnh tạng phủ

B. HC bệnh lục kinh

C. HC bệnh dinh, vệ, khí, huyết

D. HC bệnh Tam tiêu

Câu 87. HC bệnh lục kinh do ai viết

A. Diệp Thiên Sỹ
B. Ngô Cúc Thông

C. Lê Hữu Trác

D. Trương Trọng Cảnh

Câu 88. HC dinh vệ khí huyết do ai viết

A. Diệp Thiên Sỹ

B. Ngô Cúc Thông

C. Lê Hữu Trác

D. Trương Trọng Cảnh

Câu 89. HC Tam tiêu do ai viết

A. Diệp Thiên Sỹ

B. Ngô Cúc Thông

C. Lê Hữu Trác

D. Trương Trọng Cảnh

Câu 90. Trong ôn bệnh, giữ vai trò chủ yếu là

A. Hàn thấp

B. Phong thấp

C. Thấp nhiệt

D. Phong hàn

Câu 91. Tam dương kinh lấy bệnh ở ngũ tạng làm cơ sở

A. Đ

B. S

Câu 92. Tam âm kinh lấy bệnh ở lục phủ làm cơ sở

A. Đ

B. S

Câu 93. Chọn đúng sai

A.Tà khí truyền từ ngoài vào trong, từ nhẹ sang nặng gọi là trực trúng

B. Tà khí có thể vào ngay 1 kinh bên trong gọi là truyền kinh

C. Bệnh của 2 kinh trở lên gọi là hợp bệnh


D. Nhẹ là bệnh ở đường kinh (kinh chứng)

E. Nặng là bệnh thuộc phủ mang tên kinh đó (phủ chứng)

Câu 94. Hội chứng Thái dương có đặc điểm (Đ/S)

A. Vào phủ Bàng Quang

B. Có 2 loại trong đó biểu hư là thương hàn

C. Có 2 loại trong đó biểu thực là trúng phong

D. Có 2 loại trong đó biểu hư là trúng phong

E. Có 2 loại trong đó biểu thực là thương hàn

Câu 95. Đặc điểm chứng biểu hư (trúng phong) ở hội chứng bệnh Thái dương (Đ/S)

A. Phát sốt, nhức đầu, đau mình, đau khớp, suyễn

B. Mạch phù khẩn

C. Lưỡi trắng mỏng

D. Sợ gió, có mồ hôi

E. Sợ lạnh, không có mồ hôi

Câu 96. Đặc điểm chứng biểu thực (thương hàn) ở HC bệnh Thái dương (Đ/S)

A. Phát sốt, nhức đầu, gáy chứng

B. Mạch phù hoãn

C. Lưỡi trắng mỏng

D. Sợ lạnh, không có mồ hôi

E. Sợ gió, có mồ hôi

Câu 97. Đặc điểm hội chứng Dương minh (Đ/S)

A. Do tà vào lý

B. Do mất tân dịch gây táo kết ở Trường vị

C. Có 2 mức độ, nhẹ là Dương minh phủ chứng: Trường vị táo nhiệt, đại tiện bí

D. Có 2 mức độ, nặng là Dương minh kinh chứng: Sốt cao nhưng chưa táo

E. Có 2 mức độ, nhẹ là Dương minh kinh chứng: Sốt cao nhưng chưa táo

Câu 98. Đặc điểm Dương minh kinh chứng (Đ/S)

A. Sốt cao, không sợ rét, sợ nóng, ra mồ hôi, khát, vật vã


B. Mạch trầm, hữu lực

C. Lưỡi vàng khô hoặc đen sạm, khô

D. Chưa có táo bón

E. Mạch hồng

Câu 99. Đặc điểm Dương minh phủ chứng (Đ/S)

A. Sốt từng cơn, ra mồ hôi liên miên, cự án, nói sảng

B. Mạch trầm, hữu lực

C. Lưỡi có rêu vàng

D. Chưa có táo bón

E. Táo bón, bụng trướng đầy

Câu 100. Miệng đắng, họng khô, hoa mắt, lúc sốt lúc rét, ngực sườn đầy tức, buồn nôn, trong
tâm bứt rứt, không muốn ăn, mạch huyền

A. HC Thái dương

B. HC Thái âm

C. HC Dương minh

D. HC Thiếu dương

Câu 101. Điều trị HC Thiếu dương

A. Ôn trung tán hàn

B. Hòa giải

C. Liễm âm tiết nhiệt

D. Hồi dương cứu nghịch

Câu 102. Đầy bụng, nôn mửa, không ăn được, ỉa chảy, đau bụng, thiện án, không khát, lưỡi
nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch trầm trì hoãn

A. HC Thái dương

B. HC Thái âm

C. HC Dương minh

D. HC Thiếu dương

Câu 103. Mạch của HC Thiếu dương

A. Phù hoãn
B. Phù khẩn

C. Huyền

D. Trầm trì hoãn

Câu 104. Mạch của HC Thái âm

A. Phù hoãn

B. Phù khẩn

C. Huyền

D. Trầm trì hoãn

Câu 105. HC Thiếu âm chủ yếu là

A. Hư nhiệt

B. Hư hàn

C. Thực nhiệt

D. Thực hàn

Câu 106. Đặc điểm chứng hư hàn (hoá hàn) trong HC bệnh Thiếu âm (Đ/S)

A. Mạch vi tế

B. Chỉ muốn ngủ

C. Lưỡi đỏ, rêu trắng

D. Mạch huyền tế sác

E. Chất lưỡi nhạt, rêu trắng

Câu 107. Đặc điểm chứng hư nhiệt (hoá nhiệt) trong HC bệnh Thiếu âm (Đ/S)

A. Mạch vi tế

B. Tâm phiền, nằm không yên

C. Lưỡi đỏ, rêu trắng

D. Mạch huyền tế sác

E. Chất lưỡi nhạt, rêu trắng

Câu 108. Điều trị chứng hư hàn (hoá hàn) trong HC bệnh Thiếu âm

A. Tư thuỷ tả hoả (dưỡng âm thanh nhiệt)

B. Liễm âm tiết nhiệt


C. Hồi dương cứu nghịch

D. Ôn Thiếu âm (ôn thận dương)

Câu 109. Điều trị chứng hư nhiệt (hoá nhiệt) trong HC bệnh Thiếu âm

A. Tư thuỷ tả hoả (dưỡng âm thanh nhiệt)

B. Liễm âm tiết nhiệt

C. Hồi dương cứu nghịch

D. Ôn Thiếu âm (ôn thận dương)

Câu 110. Đặc điểm chứng hàn quyết trong HC bệnh Quyết âm (Đ/S)

A. Tay chân quyết lạnh

B. Không sốt, sợ rét

C. Lưỡi vàng

D. Mạch hoạt

E. Chữa bằng liễm âm tiết nhiệt

Câu 111. Đặc điểm chứng hàn quyết trong HC bệnh Quyết âm (Đ/S)

A. Tay chân quyết lạnh

B. Không sốt, sợ rét

C. Lưỡi vàng

D. Mạch hoạt

E. Chữa bằng hồi dương cứu nghịch

Câu 112. Chứng đau bụng giun, giun chui ống mật

A. Hàn quyết

B. Nhiệt quyết

C. Hồi quyết

D. Hư quyết

Câu 113. Đặc điểm hội chứng vệ khí dinh huyết (Đ/S)

A. Phần vệ là giai đoạn toàn phát

B. Phần khí, dinh, huyết là giai đoạn khởi phát

C. Có biến chứng khi ôn bệnh vào phần khí


D. Không có biến chứng khi ôn bệnh vào phần khí

E. Có biến chứng khi bệnh vào dinh, huyết

Câu 114. Ôn bệnh do

A. Phong, hàn, thử, thấp

B. Hàn, thử, thấp, táo

C. Phong, thử, táo, nhiệt

D. Hàn, thử, táo, hoả

Câu 115. Đặc điểm chung của ôn bệnh

A. Gây sốt nhẹ, ảnh hưởng đến tạng phủ

B. Gây sốt nhẹ, không ảnh hưởng tạng phủ

C. Gây sốt cao, ảnh hưởng đến tạng phủ

E. Gây sốt cao, không ảnh hưởng tạng phủ

Câu 116. Đặc điểm nổi bật của bệnh phần vệ (Đ/S)

A. Sốt cao, không sợ lạnh

B. Phát sốt, hơi lạnh, sợ gió

C. Mạch sác

D. Tà tại bì mao chữa bằng tuyên phế tán nhiệt

E. Tà tại phế chữa bằng thanh tán giải biểu (vừa dùng thuốc thanh vừa dùng thuốc phát tán như Ngân
kiều tán)

Câu 117. Đặc điểm nổi bật của bệnh phần khí (Đ/S)

A. Sốt cao, không sợ lạnh, sợ nóng

B. Phát sốt, hơi lạnh, sợ gió

C. Mạch sác

D. Bệnh có thể ở Phế, Vị, Trường, Can, Đởm

E. Bệnh có thể ở phần vệ truyền đến hoặc tà trực trúng ngay phần khí

Câu 118.Chữa ôn nhiệt tại Phế (Đ/S)

A. Tuyên giáng phế nhiệt

B. Thanh nhuận giáng phế

C. Thanh nhiệt sinh tân


D. Nhuận táo thông tiện

E. Thanh nhiệt giải uất

Câu 119. Chữa ôn nhiệt tại Vị

A. Tuyên giáng phế nhiệt

B. Thanh nhuận giáng phế

C. Thanh nhiệt sinh tân

D. Nhuận táo thông tiện

Câu 120. Chữa táo bón do ôn nhiệt tại Trường

A. Tuyên giáng phế nhiệt

B. Thanh nhuận giáng phế

C. Thanh nhiệt sinh tân

D. Nhuận táo thông tiện

Câu 121. Chữa ỉa chảy do ôn nhiệt tại Trường

A. Tuyên giáng phế nhiệt

B. Thanh nhiệt giải uất

C. Thanh nhiệt sinh tân

D. Nhuận táo thông tiện

Câu 122. Ôn nhiệt vào dinh là đến tạng phủ

A. Phế, Vị, Trường, Can, Đởm

B. Tâm, Bào lạc

C. Can, Thận

D. Cả 3

Câu 123. Chứng trạng chủ yếu của phần dinh (Đ/S)

A. Huyết nhiệt

B. Động huyết (chảy máu)

C. Động phong (nội phong)

D. Thương âm hay vong âm (mất nước)

E. Triệu chứng tinh thần


Câu 124. Dinh vệ hợp tà là

A. Bệnh phần vệ mà mọc ban chẩn ở ngoài

B. Bệnh phần vệ mà không mọc ban chẩn

C. Bệnh phần dinh mà mọc ban chẩn ở ngoài

D. Bệnh phần dinh mà không mọc ban chẩn

Câu 125. Bệnh phần dinh do

A. Phần vệ truyền

B. Phần khí truyền

C. Tà trực trúng

D. Cả 3

Câu 126. Chữa nhiệt nhập tâm bào

A. Thanh dinh thấu nhiệt

B. Dưỡng âm thanh nhiệt

C. Thanh tâm khai khiếu

D. Thanh nhiệt giải uất

Câu 127. Hôn mệ, nói lảm nhảm, vật vã, lưỡi đỏ giáng, mạch hoạt hoặc tế sác

A. Nhiệt làm tổn thương dinh âm

B. Đàm mê tâm khiếu

C. Nhiệt nhập tâm bào

D. Tâm huyết hư

Câu 128. Chất lưỡi đỏ giáng, sốt, đêm sốt cao hơn, vật vã không ngủ, nói lảm nhảm, mạch tế sác

A. Nhiệt làm tổn thương dinh âm

B. Đàm mê tâm khiếu

C. Nhiệt nhập tâm bào

D. Tâm huyết hư

Câu 129. Bệnh phần huyết do (Đ/S)

A Từ dinh phận truyền

B. Trực trúng
C. Từ khí phận truyền

D. Từ vệ truyền

E. Không truyền được từ phần vệ

Câu 130. Bệnh phần huyết gồm (Đ/S)

A. Nhiệt nhập tâm bào

B. Huyết nhiệt gây chảy máu

C. Can nhiệt động phong

D. Huyết nhiệt thương tâm

E. Đàm mê tâm khiếu

Câu 131. Chữa huyết nhiệt gây chảy máu

A. Tư âm dưỡng tân

B. Tư âm tiết hoả

C. Thanh Can tức phong

D. Lương huyết tán ứ

Câu 132. Chữa Can nhiệt động phong

A. Tư âm dưỡng tân

B. Tư âm tiết hoả

C. Thanh Can tức phong

D. Lương huyết tán ứ

Câu 133. Chũa huyết nhiệt thương tâm (Đ/S)

A. Tư âm dưỡng tân

B. Lương hưyết tán ứ

C. Thanh Can tức phong

D. Tư âm tiết hoả (nếu tâm phiền không ngủ)

E. Dưỡng tâm thanh nhiệt (sáng mát chiều nóng)

You might also like