You are on page 1of 5

Câu 9: Nội dung thuyết quản lý của Henry Fayol

1. Henri Fayol
- Henry Fayol (1841 – 1925) là đại diện xuất sắc nhất của thuyết quản lý hành chính, được
mệnh danh là “Taylor của Châu Âu”
- Tác phẩm nổi tiếng: “Quản lý hành chính chung và trong công nghiệp” (1915)
- Ông và các cộng sự đã xây dựng một học thuyết độc lập với học thuyết quản lý theo khoa
học gần như đồng thời
- được biết đến rộng rãi như là cha đẻ của phương pháp quản lý hiện đại
2. Quan điểm của Fayol về quản lý
- Theo quan điểm của Fayol thì: “Quản lý hành chính là dự đoán và lập kế hoạch, tổ chức,
điều khiển, phối hợp và kiểm tra”. Với ông, quản lý là một công việc đặc thù của tổ chức
khác với những công việc khác của tổ chức nhằm phát huy các nhân tố khác.
- Tư tưởng chủ yếu: nhìn vấn đề quản lý ở cả tổng thể tổ chức quản lý xí nghiệp, xem xét
hoạt động quản lý từ trên xuống, tập trung vào bộ máy lãnh đạo cao với các chức năng cơ
bản của nhà quản lý (keyword: tiếp cận quản lý theo góc độ từ trên xuống dưới, ngược với
Taylor)
3. Chức năng của quy trình quản lý
- 6 hoạt động cơ bản: hoạt động chuyên môn, hoạt động huy động vốn, hoạt động thương
mại, hoạt động an ninh, hoạt động kế toán – hạch toán, hoạt động quản lý
- Quản lý là hoạt động cơ bản là chức năng của nhà quản lý giữ vai trò là hoạt động kết
nối, phát huy thế mạnh và thúc đẩy các hoạt động khác phát triển. Trong đó, ông nhấn
mạnh nhà quản lý phải giỏi về quản lý hành chính và người công nhân phải giỏi về kỹ
thuật. -> Sự thành công của nhà quản lý là do phương pháp quản lý và những nguyên tắc
quản lý của anh ta.
- 5 chức năng của quy trình quản lý: Dự đoán và lập kế hoạch, Tổ chức, Điều khiển, Phối
hợp, Kiểm tra
4. Chức năng tổ chức:
- Tổ chức công việc kinh doanh là cung cấp mọi thứ có tác dụng cho hoạt động của nó
(như: nguyên liệu thô, công cụ, vốn, nhân sự…) -> chia làm hai bộ phận chính: tổ chức vật
chất và tổ chức con người
- 16 quy tắc “Những chức trách quản lý của một tổ chức”:
+ Chuẩn bị kế hoạch tốt và đảm bảo thực hiện theo đúng kế hoạch
+ Tổ chức vật chất, con người phải phù hợp với mục tiêu, lợi ích và yêu cầu của hãng
+ Thiết lập một cơ quan quản lý chỉ đạo duy nhất có năng lực và đủ mạnh
+ Phối hợp hài hòa các hoạt động
+ Quyết định đưa ra rõ ràng, dứt khoát, chính xác
+ Tổ chức tuyển chọn hiệu quả. Cần có một người đủ năng lực hoạt động đứng đầu mỗi
ban. Đồng thời sắp xếp nhân viên đúng vị trí mà họ có thể phát huy hết khả năng
+ Xác định rõ ràng các nhiệm vụ
+ Khuyến khích sự sáng tạo và tinh thần trách nhiệm
+ Khen thưởng lâu dài và thích đáng
+ Phạt những lỗi lầm và khuyết điểm
+ Chú ý việc duy trì kỷ luật
+ Đặt lợi ích chung, tập thể lên trước lợi ích riêng, cá nhân
+ Đặc biệt chú ý đến tính thống nhất của mệnh lệnh
+ Giám sát mọi trật tự
+ Kiểm tra mọi việc
+ Chống lại hiện tượng “vượt quyền” và tệ quan liêu, mệnh lệnh, giấy tờ
5. Chức năng điều khiển
- Điều khiển là khởi động tổ chức hoạt động và đưa nó đến mục tiêu theo kế hoạch đã định.
- Để thực hiện chức năng điều khiển, nhà quản lý cần phải gương mẫu, cần tạo môi trường
thuận lợi trong tổ chức nhằm thúc đẩy tính sáng tạo, sự tiến bộ, lòng trung thành…
6. Chức năng phối hợp
- Hình thức thực hiện đó là tổ chức các cuộc họp hàng tuần giữa lãnh đạo, quản lý của các
ban.
- Để thực hiện chức năng này nhà quản lý cần:
+ Kết hợp hài hòa các hoạt động
+ Cân bằng hợp lý các khía cạnh vật chất, xã hội và chức năng khác
+ Duy trì một cán cân tài chính
+ Làm cho một chức năng tương quan với chức năng khác
+ Chấp nhận cho mọi người có tỷ lệ đúng mức và áp dụng các biện pháp nhằm đạt được
mục đích
7. Chức năng kiểm tra
- Nghiên cứu những nhược điểm, những thất bại để từ đó không để chúng lặp lại. Kiểm tra
cần phải kịp thời, phù hợp với thực tế, duy trì kiểm tra thống nhất chỉ huy, thiết lập một
hệ thống kiểm tra hữu hiệu.
- 14 nguyên tắc của quản lý hành chính:
+ Chuyên môn hóa lao động
+ Quyền hạn tương xứng với trách nhiệm
+ Kỷ luật
+ Thống nhất chỉ huy
+ Thống nhất chỉ đạo
+ Lợi ích cá nhân phục tùng lợi ích tập thể
+ Trả công cho công nhân viên
+ Tập trung
+ Hệ thống cấp bậc
+ Trật tự
+ Công bằng
+ Ổn định trong bố trí, sắp xếp nhân lực
+ Tinh thần sáng tạo
+ Tinh thần đồng đội
8. Vấn đề con người và đào tạo trong quản lý
- Henry Fayol coi trọng yếu nhân tố con người trong quản lý, khẳng định con người không
phải nô lệ của máy móc
- Nhấn mạnh việc đào tạo đội ngũ công nhân có tay nghề để đáp ứng công việc và khuyến
khích sự sáng tạo và tài năng
- Về phía nhà quản lý, Fayol cho rằng nhà quản lý cần có đủ tài và đức. Họ cần có đủ sức
khỏe, trí tuệ, năng lực quản lý, kinh nghiệm…; có tính kiên quyết, sự can đảm, trách
nhiệm và quan tâm đến lợi ích chung

Câu 10: Ưu và nhược điểm thuyết quản lý của Luther G. & Lyndal U.

THUYẾT QUẢN ƯU ĐIỂM NHƯỢC ĐIỂM



HÀNH CHÍNH

Luther Gulick - Bất kì tổ chức nào cũng có thể tạo - Chưa phủ toàn bộ chức năng
7 nguyên tắc nền tảng từ quan điểm này điều hành hay công việc của các
POSDCORB: - Làm rõ được cơ cấu tổ chức hơn phòng ban trong một tổ chức
- planning so với mô hình bộ máy hành hiện đại
- organizing chính thư lại lý tưởng của Weber Ví dụ: Công tác xử lý thông tin,
- staffing - Có giá trị lâu bền dữ liệu và đánh giá chưa được
- directing - Không đi quá sâu vào chi tiết tính đưa vào POSDCORB
- coordinating năng suất của tổ chức như Taylor - Hạ thấp giá trị, vai trò của lãnh
- reporting và các nhà Quản lý Khoa học đạo (tuy nhiên quan điểm này
- budgeting khá phù hợp với bối cảnh bấy
giờ)

Lyndall Urwick Giúp nhiều cán bộ quản lý ở cả khu vực - Nội dung về khích lệ, tạo động
- Quản lý hành công và tư làm quen với những nguyên lực làm việc chưa hoàn thiện
chính như hoạt động tắc: - Chưa đánh giá đầy đủ, đúng
kỹ thuật - Sự phù hợp của con người với cơ mức vai trò của mâu thuẫn lợi
- Quản lý theo các cấu tổ chức ích nội bộ khi tìm hiểu hành vi
mảng: chức năng, - Yêu cầu về thống nhất mệnh lệnh tổ chức
chuyên môn, nhân và việc sử dụng nhân viên chuyên - Thiếu quan tâm tới những trở
sự môn sâu cũng như nhân viên ngại do hạn chế về hệ thống xử
phòng, ban lý thông tin phức hợp
- Tổ chức các đơn vị theo mục - Ít chú ý đến vai trò của nhận
đích, quy trình giải quyết công thức khi xác định và quyết định
việc, con người và địa điểm công giao nhiệm vụ
tác - Coi nhẹ sự hiện diện, vai trò,
- Trao quyền và cân đối thẩm địa vị hay hoạt động của phụ nữ
quyền với trách nhiệm
- Xác định phạm vi kiểm soát, quản

-> Nhận xét: Cả hai quan điểm đều có ưu, nhược điểm riêng nhưng chúng đều có những đóng góp quan
trọng nhất định. Các ý tưởng này mang tính tiên phong về nhận thức trong khoa học hành chính và được
lồng ghép trong các chương trình cơ cấu tổ chức cơ quan chính phủ nhiều nước.

Câu 11: Phân tích quan điểm của Max Weber


1. Max Weber
- Max Weber (1846-1920) là một nhà xã hội học người Đức khởi xướng thuyết tổ chức
quản lý.
- Tác phẩm nổi tiếng về quản lý: ”Đạo đức và tinh thần của chủ nghĩa tư bản, kinh tế và xã
hội”, trong đó ông nêu ra thuyết “Tổ chức hành chính lý tưởng”. Max Weber coi toàn bộ
tổ chức như một trung tâm để phân tích, đề ra mô hình quản lý các xí nghiệp có quy mô
lớn.
2. Quan điểm của Max Weber:
Nội dung quan điểm của Max Weber nêu lên các nguyên tắc quản lý hành chính hiệu
quả:
- Phân công lao động hợp lý và rõ ràng dẫn đến chuyên môn cao tinh thông nghề nghiệp
- Sắp xếp các vị trí trong tổ chức theo hệ thống thứ bậc về quyền lực, cấp dưới chịu sự
quản lý của cấp cao hơn, chức vụ khác nhau có phạm vi thẩm quyền xác định
- Có hệ thống nội quy, thủ tục chính thức được viết thành văn bản, chi phối các quyết định
và hành động
- Lựa chọn người một cách nghiêm ngặt, định hướng cho phát triển theo thành tích và thâm
niên
3. Đánh giá:
Ưu điểm:
- Hiệu quả chuyên môn cao
- Loại trừ được sự thiên vị
- Bảo đảm công ăn việc làm
- Năng lực chuyên môn tốt
- Giảm thiểu nhu cầu chỉ đạo trực tiếp
Nhược điểm:
- Coi con người là một công cụ bị động
- Nguyên tắc cứng nhắc và máy móc làm mất đi tính năng động
- Che giấu khuyết điểm, nịnh bợ cấp trên

Câu 12: Phân tích quan niệm của Chester Barnard


1. Chester Barnard
- Chester Barnard (1886 – 1961) nghiên cứu quá trình ra quyết định, các mối quan hệ
giữa cơ cấu tổ chức chính thức và cơ cấu tổ chức không chính thức cũng như vai trò,
chức năng của cán bộ
- Quan niệm tổ chức như là một hệ thống của Barnard mang tính cách mạng, bởi vì:
+ Vạch ra những mối liên hệ giữa các yếu tố, các bộ phận của hệ thống và giữa hệ thống
này với hệ thống khác
+ Theo nguyên tắc “tính trồi” của hệ thống, một tổ chức sẽ tạo ra sức mạnh lớn hơn tổng
số các bộ phận của nó
2. Nội dung thuyết quản lý tổ chức
Ba yếu tố phổ biến của một tổ chức:
- Sự sẵn sàng hợp tác: đóng vai trò quan trọng thúc đẩy quá trình hoàn thành mục
tiêu
+ 4 nguyên nhân thúc đẩy: Các yếu tố về vật chất, Các cơ hội cá nhân,
Điều kiện làm việc, Điều kiện thỏa mãn lý tưởng
+ 4 kiểu động cơ phổ biến: Mức độ hấp dẫn của công việc, Sự thích ứng
với điều kiện làm việc, Cơ hội được trải nghiệm và danh tiếng, Mối quan
hệ tốt đẹp trong tổ chức
- Mục tiêu chung: là yếu tố phổ biến tiếp theo và là yếu tố tiên quyết xác định sự
tồn tại của một tổ chức
- Thông tin: là yếu tố kết nối giữa mục tiêu chung của tổ chức với sự sẵn sàng hợp
tác giữa các cá nhân trong tổ chức
Các nguyên tắc thông tin chính thức:
+ Thông tin phải rõ ràng, cụ thể;
+ Thông tin là khác nhau đối với những vị trí, cấp bậc khác nhau trong tổ chức;
+ Tuyến thông tin cần trực tiếp và ngắn gọn;
+ Cần đảm bảo sự hoạt động thường xuyên, liên tục, không bị ngắt quãng của
tuyến thông tin;
+ Đảm bảo sự tương xứng giữa năng lực thông tin của người quản lý hoạt động
thông tin;
+ Thông tin phải xác thực

You might also like