You are on page 1of 1

Mặt đối lập: là các mặt, yếu tố có tính chất, khuynh hướng trái ngược nhau nhưng đồng

thời cũng là
điều kiện tồn tại cho nhau
Mâu thuẫn biện chứng là sự thống nhất, đấu tranh và chuyển hóa lẫn nhau giữa các mặt đối lập. Mâu
thuẫn biện chứng có tính khái quát và tính phổ biến
Trong quan điểm DVSH thì mâu thuẫn khách quan không tồn tại, mâu thuẫn là thứ phi logic và chỉ tồn
tại trong tư duy, không thể chuyển hóa
Đấu tranh là sự tác động lẫn nhau giữa các mặt đối lập theo khuynh hướng bài trừ, phủ định lẫn nhau
Thống nhất là sự nương tựa vào nhau, sự cùng tồn tại mà không thể tách rời giữa các mặt đối lập
Trong mỗi một sự vật hiện tượng đều tồn tại những mặt đối lập thống nhất, đấu tranh và chuyển hóa
lẫn nhau tạo nên mâu thuẫn biện chứng. Mâu thuẫn biện chứng có tính khách quan và phổ biến
Tầm quan trọng của thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập
Thống nhất giữa các mặt đối lập giúp cho sự vật hiện tượng ở trạng thái đứng im tương đối, cân bằng
tạm thời, giúp phân biệt sự vật hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác
Đấu tranh giữa các mặt đối lập nhằm duy trì quá trình vận động và phát triển, biến đổi liên tục của sự
vật hiện tượng
Qúa trình thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập
Giai đoạn 1: sự khác nhau giữa các mặt đối lập (thống nhất giữa các mặt đối lập đóng vai trò chủ đạo)
Giai đoạn 2: các mặt đối lập xung đột gay gắt (đấu tranh giữa các mặt đối lập giữ vai trò chủ đạo)
Giai đoạn 3: Sự chuyển hóa của các mặt đối lập: mâu thuẩn biện chứng được giải quyết, sự vật hiện
tượng mới được sinh ra
Các hình thức chuyển hóa giữa các mặt đối lập
- Mặt đối lập này chuyển hóa thành mặt đối lập kia do có sự thay đổi cơ bản về chất
- Cả hai mặt đối lập đồng thời chuyển hóa để lên hình thức mới cao hơn, các mặt đối lập mới xuất
hiện
Tại sao mâu thuẫn biện chứng lại là động lực và nguồn gốc của sự phát triển?
Mâu thuẫn cũ mất đi, mâu thuẫn mới được hình thành. Quá trình thống nhất và đấu tranh giữa các
mặt đối lập liên tục diễn ra, dẫn đến sự hình thành của các sự vật hiện tượng mới. Vì thế quá trình vận
động và phát triển thực chất là quá trình liên tục hình thành và giải quyết mâu thuẫn của bản thân các
sự vật hiện tượng
Phân loại mâu thuẫn;
Theo vai trò của mâu thuẫn: mâu thuẫn chủ yếu mâu thuẫn thứ yếu
Theo quan hệ giữa các mặt đối lập: mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài
Theo tính chất của lợi ích đấu tranh giai cấp: mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng
Ý nghĩa phương pháp luận:
- Mâu thuẫn biện chứng có tính khách quan và phổ biến --> phải tôn trọng mâu thuẫn
- Nắm vững quy tắc giải quyết mâu thuẫn bằng đấu tranh giữa các mặt đối lập, không điều hòa mâu
thuẫn cũng không nóng vội hay bảo thủ
- Phải cụ thể từng loại mâu thuẫn để tìm ra cách giải quyết phù hợp; xem xét vai trò, vị trí và mối quan
hệ giữa các mâu thuẫn và điều kiện chuyển hóa giữa chúng, tránh rập khuôn máy móc.

Tại sao:
Mâu thuẫn cũ mất đi, mâu thuẫn mới được hình thành. Quá trình thống nhất và đấu tranh giữa các
mặt đối lập diễn ra liên tục tạo ra các sự vật hiện tượng mới. --> quá trình vận động và phát triển của
sự vật hiện tượng thực chất chính là liên tục nảy sinh và giải quyết mâu thuẫn của chính bản thân sự
vật hiện tượng đó

You might also like