You are on page 1of 33

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.

HỒ CHÍ MINH


KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI

MÔN HỌC: PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG VÀ


BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG
BÀI THẢO LUẬN THỨ SÁU:
BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG (Phần chung)

Giảng viên thảo luận: Lê Thanh Hà


Lớp: TM46A1
Nhóm thực hiện: Nhóm 02
Thành viên nhóm:

STT Họ và tên MSSV


1 Lê Thời Việt Anh 2153801011010
2 Nguyễn Hồng Anh 2153801011012
3 Huỳnh Thị Hồng Cẩm 2153801011026
4 Nguyễn Thị Quỳnh Chi 2153801011031
5 Kiều Nữ Quỳnh Diệp 2153801011034
6 Phạm Ngọc Diệu 2153801011035
7 Lâm Ngọc Gia Hân 2153801011058

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 10 năm 2022


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT TẮT NỘI DUNG ĐƯỢC VIẾT TẮT


BLDS Bộ luật Dân sự
BTTH Bồi thường thiệt hại
CSPL Cơ sở pháp lý
UBND Ủy ban nhân dân
TAND Tòa án nhân dân
MỤC LỤC
VẤN ĐỀ 1: CĂN CỨ PHÁT SINH TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
NGOÀI HỢP ĐỒNG....................................................................................................1
Tóm tắt Bản án số 20/2018/DS-ST ngày 23/4/2018 của Tòa án nhân dân Quận 2,
TP. Hồ Chí Minh:......................................................................................................1
Tóm tắt Bản án số 99/2021/HS-ST ngày 30/12/2021 của Tòa án nhân dân TP. Đà
Nẵng:.......................................................................................................................... 1
Câu 1: Cho biết các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng (thiệt hại do người gây ra) trong BLDS 2015?........................................2
Câu 2: Thay đổi về các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng giữa BLDS 2005 và BLDS 2015?..................................................3
Câu 3: Trong Bản án số 20 (về bồi thường thiệt hại do dùng facebook nêu trên),
theo Tòa án, các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng đã hội đủ chưa? Vì sao?.................................................................................5
Câu 4: Theo anh/chị, trong vụ việc trên, đã hội đủ các căn cứ làm phát sinh trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chưa? Vì sao? (anh/chị đánh giá từng
Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đã được đáp
ứng chưa)................................................................................................................5
Câu 5: Trong Bản án số 99 (về covid 19), các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đã hội đủ chưa? Vì sao?................................6
Câu 6: Việc Tòa án xác định Nguyễn Quang Trọng có trách nhiệm BTTH trong
Bản án số 99 có thuyết phục không? Vì sao?..........................................................7
VẤN ĐỀ 2: XÁC ĐỊNH TỔN THẤT VỀ TINH THẦN ĐƯỢC BỒI THƯỜNG....8
Tóm tắt Bản án số 08/2017/DS-ST ngày 30/6/2017 của Tòa án nhân dân huyện
IA Grai tỉnh Gia Lai:................................................................................................8
Tóm tắt Bản án số 26/2017/HSST ngày 29/5/2017 của Toà án nhân dân tỉnh
Vĩnh Phúc:.................................................................................................................8
Tóm tắt Bản án số 31/2019/HS-PT ngày 10/6/2019 của Toà án nhân dân tỉnh
Phú Yên:....................................................................................................................9
Câu 1: Những điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về tổn thất tinh thần
được bồi thường?....................................................................................................9
Câu 2: Khả năng bồi thường tổn thất về tinh thần khi tài sản bị xâm phạm trong
một hệ thống pháp luật nước ngoài.......................................................................11
Câu 3: Theo pháp luật hiện hành, tổn thất về tinh thần khi tài sản bị xâm phạm có
được bồi thường không? Vì sao?...........................................................................12
Câu 4: Đoạn nào của các bản án cho thấy Toà án đã áp dụng các quy định về tổn
thất tinh thần của BLDS 2015 trong các vụ việc trên?..........................................13
Câu 5: Cho biết suy nghĩ của anh chị về việc Toà án không áp dụng BLDS 2005
mà áp dụng BLDS 2015 trong các vụ việc trên liên quan đến tổn thất tinh thần...14
Câu 6: Trong Bản án số 31, đoạn nào cho thấy người bị hại vừa bị xâm phạm về
sức khoẻ vừa bị xâm phạm về danh dự, nhân phẩm?.............................................15
Câu 7: Theo Toà án trong Bản án số 31, thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm và
thiệt hại do danh dự, nhân phẩm bị xâm phạm có được kết hợp với nhau không? 15
Câu 8: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án trong Bản án số
31 về khả năng kết hợp các loại thiệt hại khi nhiều yếu tố nhân thân của một chủ
thể cùng bị xâm phạm............................................................................................16
VẤN ĐỀ 3: THAY ĐỔI MỨC BỒI THƯỜNG ĐÃ ĐƯỢC ẤN ĐỊNH..................17
Tình huống:.............................................................................................................17
Câu 1: Những khác biệt cơ bản giữa thay đổi mức bồi thường không còn phù hợp
với thực tế và giảm mức bồi thường do thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế. 17
Câu 2: Nêu rõ từng điều kiện được quy định trong BLDS để thay đổi mức bồi
thường không còn phù hợp với thực tế..................................................................18
Câu 3: Trong tình huống nêu trên, yêu cầu bồi thường thêm 70.000.000đ của phía
bị thiệt hại có được chấp nhận không? Vì sao?.....................................................18
VẤN ĐỀ 4: XÁC ĐỊNH NGƯỜI CÓ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG (CÙNG
GÂY THIỆT HẠI)......................................................................................................20
Tóm tắt Bản án số 19/2007/DSST ngày 16/4/2007 của Tòa án nhân dân Thành
phố Pleiku-tỉnh Gia Lai:.........................................................................................20
Tóm tắt Quyết định số 226/2012/DS-GĐT ngày 22/5/2012 của Tòa dân sự Tòa
án nhân dân tối cao:................................................................................................20
Câu 1: Trong phần “trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” của BLDS,
trách nhiệm dân sự liên đới bồi thường thiệt hại phát sinh trong những trường hợp
nào?....................................................................................................................... 21
Câu 2: Trong Bản án số 19, bà Khánh bị thiệt hại trong hoàn cảnh nào? Có xác
định chính xác được người gây thiệt hại cho bà Khánh không?............................22
Câu 3: Đoạn nào của Bản án số 19 cho thấy Tòa án đã theo hướng chị Tám, chị
Hiền và anh Hải liên đới bồi thường?...................................................................23
Câu 4: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết nêu trên của Tòa án về trách
nhiệm liên đới........................................................................................................23
Câu 5: Trong Quyết định số 226, ai là người trực tiếp gây thiệt hại cho bà Hộ?
Trong Quyết định số 226, ai là người phải liên đới bồi thường thiệt hại cho bà
Hộ?........................................................................................................................ 24
Câu 6: Hướng giải quyết trong Quyết định số 226 đã có tiền lệ chưa? Nếu có, nêu
tóm tắt tiền lệ đó....................................................................................................24
Câu 7: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án liên quan đến
trách nhiệm liên đới...............................................................................................25
Câu 8: Bản án số 19, bà Khánh đã yêu cầu bồi thường bao nhiêu và yêu cầu ai bồi
thường?.................................................................................................................26
Câu 9: Bản án số 19, Tòa án đã quyết định anh Hải bồi thường bao nhiêu?........26
Câu 10: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án liên quan đến anh
Hải......................................................................................................................... 26
VẤN ĐỀ 1: CĂN CỨ PHÁT SINH TRÁCH NHIỆM BỒI
THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG

Tóm tắt Bản án số 20/2018/DS-ST ngày 23/4/2018 của Tòa án nhân dân Quận 2,
TP. Hồ Chí Minh:

- Nguyên đơn: Bà Phan Thị Bích Ngọc

- Bị đơn: Ông Trần Quang Huy

- Nội dung: Bà Ngọc và ông Huy đều là giáo viên dạy môn Ngữ Văn tại trường THPT
Thủ Thiêm, quận 2. Vào lúc 2 giờ 14 phút ngày 3/3/2017, ông Huy có đăng dòng trạng
thái trên facebook cá nhân của ông với nội dung “Đề thi đã bị lộ” và tag tài khoản có
tên Linh Le và 7 người khác. Dòng trạng thái nhận được rất nhiều comment với những
nội dung rất phản cảm, thiếu căn cứ, cố ý xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bà Ngọc
và ông Huy đã tích cực tham gia bình luận với những lời thiếu văn hóa, bịa đặt, xúc
phạm danh dự và nhân phẩm của cô Ngọc và một giáo viên khác trong tổ. Bà Ngọc yêu
cầu ông Huy gỡ bài, đồng thời xin lỗi trên facebook nhưng ông Huy không chấp nhận.
Nay cô Ngọc yêu cầu ông Huy BTTH do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm, số
tiền bồi thường là 30.160.000 đồng.

- Quyết định: Chấp nhận một phần yêu cầu của bà Phan Thị Bích Ngọc, cụ thể là:

+ Buộc ông Trần Quang Huy BTTH cho bà Ngọc số tiền là 19.160.000 đồng (mười
chín triệu, một trăm sáu mươi ngàn đồng). Các bên giao nhận tiền tại cơ quan thi hành
án dân sự có thẩm quyền ngay sau khi bản án có hiệu lực pháp luật.

+ Buộc ông Trần Quang Huy phải xin lỗi công khai đối với bà Phan Thị Bích Ngọc tại
trụ sở Trường Trung học phổ thông Thủ Thiêm, ngay sau khi bản án có hiệu lực pháp
luật. Thi hành dưới sự giám sát của cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền.

Tóm tắt Bản án số 99/2021/HS-ST ngày 30/12/2021 của Tòa án nhân dân TP. Đà
Nẵng:

- Nguyên đơn dân sự: Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng, Ủy ban nhân dân tỉnh
Quảng Trị, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam
và Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk

- Bị cáo: Nguyễn Quang Trọng

1
- Nội dung: Bị cáo là giám đốc Công ty TNHH quốc tế Amida, có địa chỉ tại thành phố
Đà Nẵng. Cuối tháng 4/2021, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, bị cáo
biết tình hình dịch bệnh Covid-19 đang bùng phát trở lại nên đã ý thức hơn trong việc
phòng chống Covid-19 cho bản thân cũng như nhân viên trong công ty. Vào tối 02/5 bị
cáo cùng 1 người nữa đã triệu tập 36 nhân viên của công ty để mở cuộc họp phát
thưởng, khen tặng 30/4 - 1/5. Đến tiết mục truyền lửa do bị cáo chủ trì thì bị cáo đã yêu
cầu các nhân viên bỏ khẩu trang và hô to khẩu hiệu trong thời gian 5-10 phút. Việc tụ
tập 40 người trong phòng họp nhỏ và không đeo khẩu trang đã dẫn đến tình trạng chùm
ca bệnh dịch Covid-19 tại thành phố Đà Nẵng và các tỉnh lân cận do các nhân viên
công ty tiếp xúc với người bệnh. Thiệt hại xảy ra liên quan đến chùm ca bệnh trên lên
đến hơn 11 tỷ đồng và Viện Kiểm sát thành phố Đà Nẵng đã truy tố bị cáo Nguyễn
Quang Trọng về tội “Vi phạm quy định về an toàn ở nơi đông người” theo điểm c
khoản 3 Điều 295 Bộ luật Hình sự.

- Quyết định: Tuyên bố Nguyễn Quang Trọng phạm tội “Vi phạm quy định về an toàn
ở nơi đông người”; xử phạt bị cáo 03 năm tù và buộc bị cáo bồi thường cho UBND các
tỉnh, thành phố Đà Nẵng, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đắk Lắk số tiền
thiệt hại do COVID-19.

Câu 1: Cho biết các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng (thiệt hại do người gây ra) trong BLDS 2015?

Trả lời:

- Khoản 1 Điều 584 Bộ luật Dân sự năm 2015 (BLDS 2015) quy định: “Người nào có
hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi
ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường
hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác”.

- Như vậy, các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng (thiệt hại do
người gây ra) trong BLDS 2015 gồm 3 tiêu chí:

(1) Có thiệt hại xảy ra.

Thiệt hại là một yếu tố tiên quyết cấu thành trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng. Trách
nhiệm BTTH chỉ phát sinh khi có sự thiệt hại về tài sản hoặc sự thiệt hại về tinh thần.

Sự thiệt hại về tài sản là sự mất mát hoặc giảm sút về một lợi ích vật chất được pháp
luật bảo vệ; thiệt hại về tài sản có thể tính toán được thành một số tiền nhất định.
2
Thiệt hại về tinh thần được hiểu là do tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, uy tin
bị xâm phạm mà người bị thiệt hại phải chịu đau thương, buồn phiền, mất mát về tình
cảm, giảm sút hoặc mất uy tín, tín nhiệm, lòng tin,… và cần phải được bồi thường một
khoản tiền bù đắp tổn thất mà họ phải chịu.

(2) Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật.

Hành vi trái pháp luật trong trách nhiệm dân sự là những xử sự cụ thể của chủ thể được
thể hiện thông qua hành động hoặc không hành động xâm phạm đến lợi ích của nhà
nước, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

Hành vi trái pháp luật bao gồm: Làm những việc mà pháp luật cấm, không làm những
việc mà pháp luật buộc phải làm, thực hiện vượt quá giới hạn pháp luật cho phép hoặc
thực hiện hông đầy đủ nghĩa vụ mà pháp luật quy định.

(3) Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra.

Thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật và ngược lại hành vi
trái pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại. Hành vi trái pháp luật sẽ là nguyên nhân
của thiệt hại nếu giữa hành vi đó và thiệt hại có mối quan hệ tất yếu có tính quy luật
chứ không phải ngẫu nhiên. Thiệt hại sẽ là kết quả tất yếu của hành vi nếu trong bản
thân hành vi cùng với những điều kiện cụ thể khi xảy ra chứa đựng một khả năng thực
tế làm phát sinh thiệt hại.

Câu 2: Thay đổi về các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng giữa BLDS 2005 và BLDS 2015?

Trả lời:

- CSPL:

+ Khoản 1 Điều 584 BLDS 2015 quy định: “Người nào có hành vi xâm phạm tính
mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của
người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác
có liên quan quy định khác”.

+ Khoản 1 Điều 604 Bộ luật Dân sự năm 2005 (BLDS 2005) quy định: “Người nào do
lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài
sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của
pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường".

3
- Thay đổi:

+ Thứ nhất, theo quy định trước đây tại Điều 604 BLDS 2005, trách nhiệm BTTH
ngoài hợp đồng, yêu cầu người gây thiệt hại phải có "lỗi cố ý hoặc vô ý". Với quy định
như vậy, ngoài việc chứng minh người gây thiệt hại có hành vi trái pháp luật, người bị
thiệt hại cần phải chứng minh người gây thiệt hại có lỗi. BLDS 2015 đã quy định căn
cứ làm phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng theo hướng có lợi cho người bị
thiệt hại. Theo đó, trách nhiệm BTTH phát sinh không phụ thuộc vào yếu tố lỗi. Theo
một số chuyên gia, “sự thay đổi này là hợp lý, vi lỗi luôn gắn với hành vi trái pháp
luật, và không thể có lỗi tồn tại ngoài hành vi trái pháp luật của một chủ thể. Hơn nữa,
lỗi trong trách nhiệm dân sự nói chung, trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng nói riêng
là lỗi suy đoán Tức là không cần phải chứng minh lỗi, mà chỉ cần chứng minh hành vi
gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật là đủ”.1

+ Thứ hai, nếu như BLDS 2005 quy định đối với cá nhân có phạm vi áp dụng trách
nhiệm rất rộng còn đối với pháp nhân thì chỉ liệt kê ba đối tượng bị xâm phạm là “danh
dự, uy tín, tài sản thì tại BLDS 2015 đã mở rộng phạm vi áp dụng. Cụ thể là, BLDS
2015 quy định đối tượng bị xâm phạm làm phát sinh trách nhiệm BTTH của cá nhân và
pháp nhân bao gồm “tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền
và lợi ích hợp pháp khác”.

+ Thứ ba, BLDS năm 2015 đã quy định phạm vi điều chỉnh trong trường hợp đối
tượng tài sản gây ra thiệt hại mà BLDS 2005 đã không đề cập đến. Các quy định của
BLDS 2015 đã khái quát các trường hợp khi đối tượng gây ra thiệt hại là tài sản đó là
súc vật, cây cối, nhà cửa, công trình xây dựng và nguồn nguy hiểm cao độ. Nếu gây ra
thiệt hại thì trách nhiệm BTTH sẽ được áp dụng dựa trên căn cứ là tài sản gây thiệt hại
chứ không phải là thiệt hại do người gây ra. Theo đó, theo khoản 3 Điều 584 BLDS
2015 quy định về căn cứ phát sinh bồi thường thiệt hại: “Trường hợp tài sản gây thiệt
hại thì chủ sỡ hữu, người chiếm hữu tải sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại,
trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này”.

1
Nguyễn Văn Cừ và Trần Thị Huệ (Đồng chủ biên) (2017), Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự năm 2015 của
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb, Công an nhân dân, Hà Nội, tr.872.
4
Câu 3: Trong Bản án số 20 (về bồi thường thiệt hại do dùng facebook nêu trên),
theo Tòa án, các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng đã hội đủ chưa? Vì sao?

Trả lời:

- Trong bản án về BTTH do dùng facebook nêu trên, theo Tòa án, các căn cứ làm phát
sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng đã hội đủ.

- Vì: “Xét về mặt nội dung, ông Huy không chỉ đăng tải thông tin về việc đề thi bị lộ,
mà còn khẳng định bà Lẽ và bà Ngọc đã cho học sinh của mình chép đề và lời giải
Đọc - Hiểu trong đề thi vào hai ngày trước khi thi. Từ cách sử dụng câu, chữ của ông
Huy đủ để người đọc hiểu rằng chính bà Lẽ và bà Ngọc là những người làm lộ đề thi
[...] Xét thấy việc ông Huy đăng các thông tin chưa được kiểm chứng trên phương tiện
thông tin được nhiều người truy cập đã gây ảnh hưởng danh dự của bà Ngọc. Chẳng
những vậy, từ những thông tin do ông Huy đăng tải về việc lộ đề thi, những người truy
cập thông tin đã đưa ra ý kiến nhận xét, trong số đó có những ý kiến có tính chất phê
phán. Rõ ràng hành vi trái pháp luật của ông Huy chính là nguyên nhân dẫn đến hậu
quả làm tổn hại đến danh dự, uy tín của bà Ngọc. Nay bà Ngọc yêu cầu ông Huy bồi
thường thiệt hại là có cơ sở”.

Câu 4: Theo anh/chị, trong vụ việc trên, đã hội đủ các căn cứ làm phát sinh trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chưa? Vì sao? (anh/chị đánh giá từng
Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đã được đáp
ứng chưa).

Trả lời:

- Theo quy định tại Điều 584 BLDS 2015, căn cứ làm phát sinh trách nhiệm BTTH
ngoài hợp đồng có thể hiểu như sau: Đã có thiệt hại cụ thể xảy ra, thiệt hại do hành vi
trái pháp luật gây ra và thiệt hại là hậu quả của hành vi trái pháp luật.

- Các sự kiện pháp lý xảy ra trong bản án cho thấy đã đủ căn cứ làm phát sinh trách
nhiệm BTTH ngoài hợp đồng. Ông Huy là chủ thể đã thực hiện hành vi xâm phạm đến
danh dự, nhân phẩm, uy tín đối với người khác (cụ thể là bà Ngọc) căn cứ tại Điều 584
BLDS 2015.

+ Thứ nhất, thiệt hại cụ thể đã xảy ra đối với bà (qua chi tiết “Dòng trạng thái nhận
được rất nhiều comment với những nội dung rất phản cảm, thiếu căn cứ, cố ý xúc
5
phạm danh dự, nhân phẩm của bà Ngọc và ông Huy đã tích cực tham gia bình luận với
những lời thiếu văn hóa, bịa đặt, xúc phạm danh dự và nhân phẩm của cô Ngọc và
giáo viên khác trong tổ”).

+ Thứ hai, thiệt hại do hành vi trái pháp luật của ông Huy là hành vi xâm phạm danh
dự nhân phẩm, uy tín của bà Ngọc. Khoản 1 Điều 34 BLDS 2015 quy định: “Danh dự,
nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.”. Hành
vi đăng tải thông tin chưa được kiểm chứng lên mạng xã hội Facebook làm ảnh hưởng
đến danh dự, nhân phẩm uy tín của bà Ngọc là hành vi trái pháp luật, có thể bị xử lý
hành chính hoặc hình sự.

+ Thứ ba, thiệt hại là hậu quả của hành vi trái pháp luật của ông Huy (bà Ngọc bị xúc
phạm danh dự nhân phẩm là hậu quả của hành vi đăng tải bài viết sai sự thật của ông
Huy).

Câu 5: Trong Bản án số 99 (về covid 19), các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đã hội đủ chưa? Vì sao?

Trả lời:

- Theo quy định tại Điều 584 BLDS 2015, căn cứ làm phát sinh trách nhiệm BTTH
ngoài hợp đồng có thể hiểu như sau: Đã có thiệt hại cụ thể xảy ra, thiệt hại do hành vi
trái pháp luật gây ra và thiệt hại là hậu quả của hành vi trái pháp luật.

- Các sự kiện pháp lý xảy ra trong bản án cho thấy đã đủ căn cứ làm phát sinh trách
nhiệm BTTH ngoài hợp đồng. Bị cáo Nguyễn Quang Trọng là chủ thể đã thực hiện
hành vi yêu cầu các nhân viên bỏ khẩu trang và hô to khẩu hiệu trong một khoảng thời
gian dẫn đến thiệt hại trực tiếp đến thành phố Đà Nẵng cũng như các tỉnh lân cận khác.
Cụ thể như sau:

+ Thứ nhất, thiệt hại cụ thể đã xảy ra với thành phố Đà Nẵng và các tỉnh lân cận khác.
Trong bản án đã nêu: “1. Ngày 11/9/2021, Sở Y tế thành phố Đà Nẵng có văn bản số
4270 xác định tổng số tiền thiệt hại xảy ra tại thành phố Đà Nẵng liên quan đến Công
ty Amida là: 8.388.827.240 đồng, cụ thể: Chi phí điều trị thực tế các bệnh nhân Covid-
19: 2.580.972.701 đồng; Chi phí cách ly đối với trường hợp F1: 1.687.531.300 đồng;
Chi phí tổ chức truy vết: 4.031.530.500 đồng; Chi phí chuyển các bệnh nhân:
88.792.739 đồng… Tổng số tiền thiệt hại liên quan đến chùm ca bệnh dịch Covid-1 tại

6
222 đường Phan Châu Trinh, thành phố Đà Nẵng là 11.823.302.738 đồng (mười một
tỷ, tám trăm hai mươi ba triệu, ba trăm linh hai nghìn, bảy trăm ba mươi tám đồng)”.

+ Thứ hai, thiệt hại do hành vi trái pháp luật của bị cáo là tổ chức cuộc họp công ty với
khoảng 40 người trong phòng họp có kích thước nhỏ, không có ngăn cách giữa người
với người, bị cáo đã yêu cầu các nhân viên dự họp bỏ khẩu trang để hô to mục tiêu
kinh doanh là vi phạm quy định phòng, chống dịch Covid-19; cụ thể là vi phạm yếu tố
“Khẩu trang”, “Khoảng cách” và “Không tụ tập” trong quy định 5K của Bộ Y tế và
quy định hạn chế các hoạt động tập trung đông người không cần thiết, trong trường hợp
tổ chức phải thực hiện nghiêm các biện pháp bảo đảm an toàn phòng, chống dịch bệnh
Covid-19 theo quy định tại Công văn số 2519/UBND-SYT ngày 29/4/2021 của Chủ
tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng.

+ Thứ ba, thiệt hại là hậu quả của hành vi trái pháp luật của bị cáo là việc bùng phát
chùm ca bệnh dịch Covid-19 liên quan đến công ty Amida, gây thiệt hại lớn về tài sản
cho thành phố Đà Nẵng cùng các tỉnh lân cận.

Câu 6: Việc Tòa án xác định Nguyễn Quang Trọng có trách nhiệm BTTH trong
Bản án số 99 có thuyết phục không? Vì sao?

Trả lời:

Việc Tòa án xác định Nguyễn Quang Trọng trách nhiệm BTTH trong Bản án số 99 là
hợp lý và thuyết phục. Căn cứ vào các sự kiện pháp lý đã diễn ra và lập luận tại câu 5 ở
trên ta thấy đã hội đủ các căn cứ để làm phát sinh trách nhiệm BTTH của bị cáo. Hành
vi yêu cầu nhân viên dự họp bỏ khẩu trang và hô to khẩu hiệu kinh doanh đã khiến cho
chùm ca bệnh dịch lan tràn và bùng phát nhanh chóng trong địa bàn thành phố Đà
Nẵng cùng các tỉnh lân cận, gây ra thiệt hại lớn về tài sản (cụ thể là tổng số tiền thiệt
hại liên quan đến chùm ca bệnh dịch Covid-1 tại 222 đường Phan Châu Trinh, thành
phố Đà Nẵng là 11.823.302.738 đồng) nên cần xử phạt bị cáo thỏa đáng để răn đe và
phòng ngừa chung. Hành vi của bị cáo đã phạm vào tội “Vi phạm quy định về an toàn
ở nơi đông người” theo điểm c khoản 3 Điều 295 Bộ luật Hình sự. Như vậy với hành
vi của mình cùng thiệt hại xảy ra thì bị cáo hoàn toàn có trách nhiệm BTTH đối với
UBND thành phố Đà Nẵng và các tỉnh lân cận.

7
VẤN ĐỀ 2: XÁC ĐỊNH TỔN THẤT VỀ TINH THẦN ĐƯỢC
BỒI THƯỜNG

Tóm tắt Bản án số 08/2017/DS-ST ngày 30/6/2017 của Tòa án nhân dân huyện IA
Grai tỉnh Gia Lai:

- Nguyên đơn: Bà Vũ Thị Nhị

- Bị đơn: Anh Vũ Minh Hiếu

- Nội dung: Anh Hiếu đã đánh gãy tay trái của bà Nhị với tổng tỷ lệ phần trăm tổn
thương cơ thể do thương tích là 23%. Do vậy, bà Nhị đã yêu cầu anh Hiếu BTTH cho
bà bao gồm chi phí chữa bệnh, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe chức năng bị mất, bị
giảm sút, thu nhập thực tế bị mất, chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế của người
chăm sóc người bị thiệt hại, khoản tiền bù đắp về mặt tinh thần (cụ thể là 80.440.000
đồng).

- Quyết định: Chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn, buộc anh Hiếu phải BTTH cho bà
Nhị với số tiền 80.440.000 đồng, trong trường hợp anh Hiếu không đủ tài sản để bồi
thường thì ông Vũ Kim Dữ và bà Nguyễn Thị Huyền (tức cha mẹ của anh Hiếu) phải
bồi thường phần còn thiếu cho bà Nhị.

Tóm tắt Bản án số 26/2017/HSST ngày 29/5/2017 của Toà án nhân dân tỉnh Vĩnh
Phúc:

- Bị cáo: Nguyễn Văn A (tên gọi khác: A cong)

- Bị hại: Anh Chu Văn D

- Nội dung: Do mâu thuẫn ở trong buồng giam mà anh A đã đá một cái trúng vào vùng
ngực của anh D làm anh D bất tỉnh. Anh D trước đó đang bị bệnh xơ vữa tắc hẹp mạch
vành mức độ nặng, nhiều sẹo xơ hóa do nhồi máu cơ tim để lại, sức khỏe yếu. Do vậy
anh A dùng chân đá vào ngực của anh D làm anh D chấn thương ngực kín, bất tỉnh dẫn
đến tử vong.

- Quyết định: Về trách nhiệm dân sự, buộc anh A phải có trách nhiệm bồi thường đối
với anh D như sau: tiền chi phí mai táng, tiền cấp dưỡng cho con anh D và tiền bù đắp
về tinh thần đối với gia đình anh D.

8
Tóm tắt Bản án số 31/2019/HS-PT ngày 10/6/2019 của Toà án nhân dân tỉnh Phú
Yên:

- Bị cáo: Ksor Y Ký

- Bị hại: Kpá Hờ Miên

- Nội dung: Khoảng 20 giờ ngày 25/02/2018, Miên cùng Nhang là bạn từ tiệm Internet
Duy Tùng về nhà, Miên đi sau và đã bị Ký từ phía sau tới nắm tai Miên kéo ra sau làm
Miên ngã xuống đường. Đến cổng trường tiểu học thì Ký nảy sinh ý định giao cấu với
Miên nên nắm tay Miên kéo vào khu vực trường học và thực hiện hành vi giao cấu trái
với ý muốn của Miên, khi Miên mới 14 tuổi 2 tháng 25 ngày. Ký đã đe doạ Miên
không được kể chuyện này cho ai biết, Miên đã gặp Nhang tại nhà văn hóa và đã kể
cho Nhang nghe. Đến ngày 26/2 thì Nhang đến nhà kể lại sự việc cho mẹ của Miên
nghe. Gia đình Miên đã làm đơn tố cáo hành vi của Ký, cơ quan điều tra Công an
huyện Sơn Hòa đã bắt Ký để điều tra làm rõ và Ký đã thành khẩn khai nhận toàn bộ
hành vi phạm tội của mình.

- Quyết định: Về trách nhiệm dân sự, buộc bị cáo phải BTTH do sức khỏe bị xâm
phạm cho bị hại số tiền 71.100.000 đồng. Bị cáo đã bồi thường 15.000.000 đồng nên
phải tiếp tục bồi thường số tiền còn lại là 56.100.000 đồng.

Câu 1: Những điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về tổn thất tinh thần
được bồi thường?

Trả lời:

Trên thực tế, khi phát sinh thiệt hại không những thiệt hại vật chất hiện hữu mà còn cả
thiệt hại về cả tinh thần, cụ thể như sau:

- Thiệt hại khi sức khỏe bị xâm phạm:

+ Khoản 2 Điều 609 BLDS 2005 quy định: “Người xâm phạm sức khỏe của người
khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền
khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp
tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa
không quá ba mươi lần tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định”.

+ Khoản 2 Điều 590 BLDS 2015 quy định: “Người chịu trách nhiệm bồi thường trong
trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy

9
định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà
người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa
thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm
phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định”.

 Người bồi thường ở BLDS 2005 là “người xâm phạm” đã được thay bằng “người
chịu trách nhiệm BTTH ”. Sự thay đổi này đã mở rộng các đối tượng, bao hàm cả các
đối tượng không là người xâm hại nhưng lại là đối tượng chịu trách nhiệm bồi thường
trên thực tế. BLDS 2015 đã bổ sung thêm một điểm mới là bên gây thiệt hại khi xâm
phạm đến sức khỏe của bên bị thiệt hại thì phải bồi thường thêm cho bên bị thiệt hại
một khoản thiệt hại khác do luật quy định (điểm d khoản 1 Điều 590 BLDS 2015).
Điểm mới này đã giúp tăng thêm quyền của bên bị thiệt hại trong trường thiệt hại thêm
một số điều khác.

- Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm:

+ Khoản 2 Điều 610 BLDS 2005 quy định: “Người xâm phạm tính mạng của người
khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền
khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế
thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị
thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại
được hưởng tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa
thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa không quá sáu mươi lần tháng lương
tối thiểu do nhà nước quy định”.

+ Khoản 2 Điều 591 BLDS 2015 quy định: “Người chịu trách nhiệm bồi thường trong
trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy
định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho
những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không
có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã
trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được khoảng được hưởng khoản tiền này. Mức
bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận
được thì mức tối đa cho một người có tính lại bị xâm phạm không quá một trăm lần
mức lương cơ sở do nhà nước quy định”.

 BLDS 2015 quy định mức phạt BTTH ở các trường hợp trên đều có chiều hướng
tăng lên nhằm tăng cao tính răn đe của pháp luật. Cụ thể, ở các trường hợp có quy định

10
bồi thường tổn thất về tinh thần mức phạt bồi thường khi các bên không có sự thỏa
thuận có sự thay đổi như sau mức bồi thường tổn thất về tinh thần do thiệt hại về tính
mạng bị xâm phạm được nâng lên mức tối đa không quá 60 lần tháng lương tối thiểu
do Nhà nước quy định đến mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không
quá 100 lần mức cơ sở mức lương cơ sở Nhà nước quy định là phù hợp với tình hình
phát triển kinh tế và xã hội hiện nay và cũng có tính răn đe hơn đối với các hành vi vi
phạm.

- Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm hại:

+ Khoản 2 Điều 611 BLDS 2005 quy định: “Người xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy
tín của người khác phải chịu bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này
và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức
bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận nếu không thỏa thuận
được thì mức tối đa không quá mười lần tháng lương tối thiểu do nhà nước quy định”.

+ Khoản 2 Điều 592 BLDS 2015 quy định: “Người chịu trách nhiệm bồi thường trong
trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường
thiệt hại theo quy định tại khoản 1 điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất
về tinh thần mà người đó gánh chịu mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do
các bên thỏa thuận Nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh
dự nhân phẩm uy tín bị xâm phạm không quá 10 lần mức lương cơ sở do nhà nước quy
định”.

 BLDS 2015 cũng đã quy định chặt chẽ hơn về mức bồi thường tổn thất về tinh thần
do thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm hại được nâng lên từ “mức tối đa
không quá mười lần tháng lương tối thiểu” lên “mức tối đa không quá mười lần cho
một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương
cơ sở do Nhà nước quy định”.

Câu 2: Khả năng bồi thường tổn thất về tinh thần khi tài sản bị xâm phạm trong
một hệ thống pháp luật nước ngoài.

Trả lời:

Ở nước ngoài, chẳng hạn như ở Pháp, bên cạnh chấp nhận bồi thường thiệt hại về vật
chất, Tòa án không hiếm cơ hội buộc người xâm phạm tài sản phải bồi thường tổn thất
về tinh thần. Trong vụ việc Cheval Lunus vào năm 1962, lần đầu tiên Tòa án tối cao

11
Pháp đã chấp nhận cho bồi thường tổn thất về tinh thần đối với chủ sở hữu một súc vật
(con ngựa) bị xâm phạm. Từ đó đến nay, án lệ Pháp ổn định đối với người làm chết
động vật gần gũi với người như chó, ngựa đua và được mở rộng cho cả những trường
hợp xâm phạm tới tài sản không phải là súc vật. Ví dụ, Tòa án Pháp đã chấp nhận cho
bồi thường tổn thất về tinh thần khi một người phải rời bỏ căn nhà và một công ty được
bồi thường tổn thất về tinh thần khi quần áo mà họ sản xuất được sử dụng trong một bộ
phim kích dục. Ở châu Âu, Tòa án châu Âu về quyền con người đã cho rằng tổn thất về
tinh thần có thể tồn tại khi tài sản bị xâm phạm.2

Câu 3: Theo pháp luật hiện hành, tổn thất về tinh thần khi tài sản bị xâm phạm
có được bồi thường không? Vì sao?

Trả lời:

- Theo pháp luật hiện hành, tổn thất về tinh thần khi tài sản bị xâm phạm không được
bồi thường. Căn cứ vào điểm b, mục 1.1, mục 1 Chương 1 Nghị quyết số 03/2006/NQ-
HĐTP của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao không quy định việc bồi thường về
tinh thần khi tài sản bị xâm phạm, cụ thể như sau:

“b) Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của cá nhân được hiểu là do sức khỏe , danh dự
nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm mà người bị thiệt hại hoặc tính mạng bị thiệt bị xâm
phạm mà người thân thích gần gũi nhất của nạn nhân phải chịu đau thương, buồn
phiền, mất mát về tình cảm, bị giảm sút hoặc mất uy tín, bị bạn bè xa lánh do bị hiểu
nhầm và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà họ phải chịu.
Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của pháp nhân và các chủ thể khác không phải là
pháp nhân (gọi chung là tổ chức) được hiểu là do danh dự, uy tín bị xâm phạm, tổ
chức đó bị giảm sút hoặc mất đi sự tín nhiệm, lòng tin, vì bị hiểu nhầm cần phải được
bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất và tổ chức đã phải chịu”.

- Tuy nhiên, BLDS 2015 không quy định BTTH về mặt tinh thần khi tài sản bị xâm
phạm nhưng thực tế thì tổn thất về mặt tinh thần là hoàn toàn có đối với mồ mả ông bà,
người có mồ mả bị người khác xâm phạm, thay đổi vị trí của mồ mả và BLDS 2015 có
quy định tại Điều 607 về BTTH xâm phạm mồ mả  có thể hiểu rằng BLDS 2015 đã
thừa nhận tổn thất tinh thần đối với người có mồ mả bị xâm phạm.

2
Đỗ Văn Đại, Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam – Bản án và bình luận bản án, Nxb. Hồng
Đức, xuất bản lần thứ năm, tr.505.
12
Câu 4: Đoạn nào của các bản án cho thấy Toà án đã áp dụng các quy định về tổn
thất tinh thần của BLDS 2015 trong các vụ việc trên?

Trả lời:

- Tại bản án số 08/2017/DS-ST ngày 30/6/2017 của Tòa án nhân dân huyện IA Grai
tỉnh Gia Lai: “Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 156 của Luật Ban hành văn bản
quy phạm pháp luật, Hội đồng xét xử sẽ áp dụng quy định tại khoản 2 Điều 590 Bộ
luật Dân sự 2015 để xác định mức bù đắp tổn thất về tinh thần.” và đoạn “Tại Điều 3
Nghị định số 47/2016/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định mức
lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang là 1.210.000
đồng/tháng vì vậy mức tổn thất về tinh thần do sức khỏe bị xâm phạm mà bà Nhị yêu
cầu là 24.200.000 đồng tương đương 20 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định
là 1.210.000 đồng”.

- Tại bản án số 26/2017/HSST ngày 29/5/2017 của Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc:

“Nguyễn Văn A phải bồi thường cho gia đình bị hại Chu Văn D bao gồm: chi phí mai
táng cho gia đình người bị hại; tiền bồi thường tổn thất về tinh thần do tính mạng bị
xâm phạm cho gia đình người bị hại; tiền cấp dưỡng cho con chưa thành niên của
người bị hại Chu Văn An D” và trong phần Quyết định đã có nêu: “Áp dụng Điều 42
Bộ luật Hình sự năm 1999; Điều 584; Điều 585; Điều 586; Điều 589 và Điều 591 Bộ
luật Dân sự 2015: Buộc bị cáo bồi thường chi phí mai táng đối với người bị hại, bồi
thường tổn thất về tinh thần do tính mạng bị xâm phạm cho gia đình bị hại Chu Văn D
là 151.000.000 đồng”.

- Tại bản án số 31/2019/HS-PT ngày 10/6/2019 của Tòa án nhân dân tỉnh Phú Yên:

“Trong trường hợp này theo quy định tại Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015 thì người gây
thiệt hại phải bồi thường cho người bị thiệt hại các khoản, gồm: Chi phí hợp lý cho
việc chữa trị, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe; Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị
mất của người chăm sóc người bị hại trong thời gian điều trị; và một khoản tiền khác
để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người bị hại. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về
tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho người
có sức khỏe bị xâm phạm không quá 50 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Mặt khác, ngoài quy định về mức bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm tại
Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015 như trên, thì bị cáo còn phải bồi thường thiệt hại do

13
danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm cho người bị hại một khoản tiền tại Điều 592
Bộ luật Dân sự 2015 quy định, nhưng không quá mười lần mức lương cơ sở”.

Câu 5: Cho biết suy nghĩ của anh chị về việc Toà án không áp dụng BLDS 2005
mà áp dụng BLDS 2015 trong các vụ việc trên liên quan đến tổn thất tinh thần.

Trả lời:

Việc áp dụng quy định của BLDS 2005 hay BLDS 2015 sẽ còn phụ thuộc vào những
yếu tố khách quan như thời điểm xảy ra vụ việc, thời điểm giải quyết tranh chấp cũng
như mức xử lý vi phạm được quy định cụ thể trong mỗi bộ luật. Do đó, theo nhóm em
việc Tòa án không áp dụng quy định của BLDS 2005 mà thay vào đó là áp dụng quy
định của BLDS 2015 về việc liên quan đến tổn thất tinh thần là có cơ sở và hoàn toàn
hợp lý.

- Theo Điều 2 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 quy định:
“Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật được ban hành
theo đúng thẩm quyền hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong luật này”. Như vậy,
văn bản quy phạm pháp luật là sản phẩm quyền lực Nhà nước thể hiện khả năng của
mỗi cơ quan trong việc tác động vào các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội nên vị
trí thứ bậc của văn bản quy phạm của phụ thuộc vào vị trí của cơ quan ban hành, văn
bản trong bộ máy nhà nước; chẳng hạn như cơ quan nào có vị trí cao trong bộ máy nhà
nước thì văn bản quy phạm do cơ quan này ban hành cũng có vị trí cao trong hệ thống
pháp luật và ngược lại. Đối với những quan hệ pháp luật cũng chịu nhiều văn bản pháp
luật điều trị thì áp dụng theo nguyên tắc hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản pháp
luật nào đang có hiệu lực tại thời điểm đó.

- Theo quy định tại khoản 3 Điều 156 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
quy định thì: “Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật Do cùng một cơ
quan ban hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của
văn bản quy phạm pháp luật ban hành sau”. Vì vậy, đối với cùng một vấn đề mà
BLDS 2015 quy định khác BLDS 2005 thì Tòa án sẽ áp dụng quy định của BLDS 2015
để giải quyết.

Như vậy, trong các vụ án hình sự bị cáo phải chịu trách nhiệm bồi thường tổn thất tinh
thần do sức khỏe bị xâm hại. Đối với mức bồi thường để bù đắp tổn thất về tinh thần
do sức khỏe bị xâm hại thì BLDS 2005 quy định nếu không được thỏa thuận thì mức
tối đa không quá 30 lần tháng lương tối thiểu do nhà nước quy định còn BLDS 2015 thì
14
nêu là trường hợp không thỏa thuận được thì mức tối đa bồi thường không quá 50 lần
mức lương cơ sở Nhà nước quy định. Có thể thấy việc Tòa án áp dụng các quy định
của BLDS 2015 về bồi thường tổn thất tinh thần trong các khu vực trên là hoàn toàn
hợp lý. Bởi vì, nếu áp dụng theo quy định của BLDS 2005 sẽ phát sinh rất nhiều bất
cập cũng như để thỏa mãn quyền lợi tổn thất về tinh thần cho người bị hại hay người
thân của người bị hại phải được đền bù thỏa đáng. Cụ thể, tại bản án số 08 Tòa án đã
sử dụng quy định tại khoản 2 Điều 590 BLDS 2015, bản án số 26 tòa án áp dụng quy
định tại Điều 591 BLDS 2015 và cuối cùng là bản án số 31 tòa án áp dụng quy định tại
Điều 590 BLDS 2015 về bồi thường tổn thất về tinh thần cho người bị hại và gia đình.

Câu 6: Trong Bản án số 31, đoạn nào cho thấy người bị hại vừa bị xâm phạm về
sức khoẻ vừa bị xâm phạm về danh dự, nhân phẩm?

Trả lời:

- Trong Bản án số 31, đoạn 2.1 phần Nhận định của Tòa án có nêu: “Hành vi của bị
cáo không chỉ xâm phạm trực tiếp đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người bị
hại; còn gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển tâm sinh lý tự nhiên của trẻ em, là đối
tượng được pháp luật đặc biệt quan tâm, bảo vệ, nên cần xử lý nghiêm.”

Câu 7: Theo Toà án trong Bản án số 31, thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm và
thiệt hại do danh dự, nhân phẩm bị xâm phạm có được kết hợp với nhau không?

Trả lời:

- Theo Tòa án trong Bản án số 31, thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm và thiệt hại do
danh dự, nhân phẩm được kết hợp với nhau. Được thể hiện ở mục 2.2 phần Nhận định
của Hội đồng xét xử: “Bị cáo đã thực hiện hành vi hiếp dâm rách màng trinh của
người bị hại, khi người bị hại mới 14 tuổi 02 tháng 25 ngày; là đã xâm phạm đến sức
khỏe, danh dự, nhân phẩm của người bị hại”.

- Đồng thời Tòa án không có ý kiến gì về yêu cầu BTTH của người bị hại, người bị hại
yêu cầu bồi thường các khoản sau theo quy định tại Điều 590 BLDS 2015 do sức khỏe
bị xâm phạm: Chi phí điều trị thương tích là 1.000.000 đồng, chi phí bồi thường là
600.000 đồng, bồi thường khoản tiền tổn thất tinh thần bằng 50 lần mức lương cơ sở x
1.390.000đ/tháng là 69.500.00 đồng. Tổng cộng là 71.100.000 đồng.

15
- Và trên thực tế, bị cáo còn phải BTTH do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm
cho người bị hại một khoản tiền tại Điều 592 BLDS 2015 quy định nhưng không quá
10 lần mức lương cơ sở.

Có thể thấy, Tòa án đã gộp mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần ở Điều 592
vào mức bồi thường tổn thất do sức khỏe bị xâm phạm tại Điều 590 lại với nhau.

Câu 8: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án trong Bản án số
31 về khả năng kết hợp các loại thiệt hại khi nhiều yếu tố nhân thân của một chủ
thể cùng bị xâm phạm.

Trả lời:

Hướng giải quyết của Tòa án về khả năng kết hợp các loại thiệt hại khi nhiều yếu tố
nhân thân của một chủ thể cùng bị xâm phạm là hợp lý. Bởi vì, người bị hại không
những bị xâm phạm về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm mà họ còn bị ảnh hưởng đến
sự phát triển tâm lý do lúc bị hại chủ thể còn khá nhỏ, chỉ mới 14 tuổi. Trong khi đó,
trẻ em là đối tượng được pháp luật đặc biệt quan tâm và bảo vệ vì vậy hành vi của bị
cáo cần phải được xử lý nghiêm. Bị cáo Y Ký đã thực hiện hành vi giao cấu với người
dưới 16 tuổi và đe dọa người bị xâm phạm dẫn đến thiệt hại về sức khỏe, danh dự, đặc
biệt là về tinh thần của người bị xâm phạm. Như vậy, Tòa án đã kết hợp các loại thiệt
hại để giải quyết vụ án là hoàn toàn thuyết phục.

16
VẤN ĐỀ 3: THAY ĐỔI MỨC BỒI THƯỜNG ĐÃ ĐƯỢC ẤN
ĐỊNH

Tình huống:

Nghĩa vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ gây thiệt hại
cho bà Muối. Sau khi thương lượng khắc phục hậu quả với số tiền 60.000.000đ, phía bị
thiệt hại đã cam kết “bãi nại về dân sự không yêu cầu thắc mắc khiếu nại gì về sau”,
“không yêu cầu khiếu nại gì về sau”. Tuy nhiên, nay phía bị thiệt hại yêu cầu bồi
thường thêm 70.000.000đ, chi phí điều trị phát sinh phải thay khớp.

Câu 1: Những khác biệt cơ bản giữa thay đổi mức bồi thường không còn phù hợp
với thực tế và giảm mức bồi thường do thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế.

Trả lời:

Đặc điểm Thay đổi mức bồi thường không Giảm mức bồi thường do thiệt
còn phù hợp với thực tế hại quá lớn so với khả năng kinh
tế
CSPL Khoản 3 Điều 585 BLDS 2015. Khoản 2 Điều 585 BLDS 2015.

Đối Người bị thiệt hại hoặc người gây Người gây thiệt hại.
tượng thiệt hại.

Hình thức Không xét đến yếu tố lỗi. Lỗi vô ý hoặc không có lỗi.
lỗi

Điều kiện - Mức bồi thường không còn phù - Không có lỗi hoặc có lỗi vô ý.
hợp với thực tế (do sự thay đổi của - Thiệt hại quá lớn so với khả năng
vật giá, sự thay đổi hay diễn biến kinh tế (như không có tài sản có giá
khác đi của thiệt hại theo hướng tốt trị lớn, thu nhập thấp hoặc không
hơn hoặc xấu hơn,...). ổn định, phải nuôi cha mẹ già hoặc
- Khi có yêu cầu từ một bên hoặc con nhỏ,...).
các bên.
Cách thức Yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà Do Tòa án xác định mức bồi
nước có thẩm quyền khác thay đổi thường, sau đó Tòa sẽ xem xét yêu
mức bồi thường sao cho phù hợp cầu giảm mức bồi thường của
với tình hình thực tế hoặc thiệt hại người gây thiệt hại.
phát sinh.

17
Hoàn Áp dụng trong quá trình giải quyết Áp dụng khi Tòa đã xác định rõ
cảnh áp việc bồi thường và khắc phục hậu mức bồi thường và xin giảm so với
dụng quả. mức bồi thường đó.

Câu 2: Nêu rõ từng điều kiện được quy định trong BLDS để thay đổi mức bồi
thường không còn phù hợp với thực tế.

Trả lời:

CSPL: Khoản 3 Điều 585 BLDS 2015 quy định: “Khi mức bồi thường không còn phù
hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án
hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường”. Từ đó, rút ra
được các điều kiện để thay đổi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế gồm:

- Mức bồi thường đã quy định trước đó không còn phù hợp với thực tế.

Nghị quyết số 03 năm 2006 của Hội đồng Thẩm phán đã có quy định về một số nguyên
nhân khiến mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế: “Mức bồi thường thiệt hại
không còn phù hợp với thực tế, có nghĩa là do có sự thay đổi về tình hình kinh tế, xã
hội, sự biến động về giá cả mà mức bồi thường đang được thực hiện không còn phù
hợp trong điều kiện đó hoặc do có sự thay đổi về tình trạng thương tật, khả năng lao
động của người bị thiệt hại cho nên mức bồi thường thiệt hại không còn phù hợp với
sự thay đổi đó hoặc do có sự thay đổi về khả năng kinh tế của người gây thiệt hại…”.

- Khi bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại hoặc cả hai bên có yêu cầu đến Tòa án
hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác về việc thay đổi mức bồi thường sao cho
phù hợp với thực tế, nếu không bên nào có yêu cầu muốn thay đổi thì mức bồi thường
sẽ được giữ nguyên.

Câu 3: Trong tình huống nêu trên, yêu cầu bồi thường thêm 70.000.000đ của phía
bị thiệt hại có được chấp nhận không? Vì sao?

Trả lời:

- Trong tình huống nêu trên, yêu cầu bồi thường thêm 70.000.000 đồng của phía bị
thiệt hại được chấp nhận. Vì tại thời điểm đó, mức bồi thường tương ứng với thiệt hại.
Bà Muối cũng đã cam kết “bãi nại về dân sự không yêu cầu thắc mắc khiếu nại gì về
sau”, “không yêu cầu khiếu nại gì về sau”. Tuy nhiên, việc phát sinh về sau bà không

18
biết trước được và mức bồi thường này đã không còn phù hợp với thực tế. Số tiền phía
bị thiệt hại yêu cầu được bồi thường thêm sau này chính là chi phí điều trị phát sinh
phải thay khớp.

- CSPL: Khoản 3 Điều 585 BLDS 2015, Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP

+ Khoản 3 Điều 585 BLDS 2015 quy định: “Khi mức bồi thường không còn phù hợp
với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ
quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.”

+ Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP quy định: “Mức bồi thường thiệt hại không còn phù
hợp với thực tế, có nghĩa là do có sự thay đổi về tình hình kinh tế, xã hội, sự biến động
về giá cả mà mức bồi thường đang được thực hiện không còn phù hợp trong điều kiện
đó hoặc do có sự thay đổi về tình trạng thương tật, khả năng lao động của người bị
thiệt hại cho nên mức bồi thường thiệt hại không còn phù hợp với sự thay đổi đó hoặc
do có sự thay đổi về khả năng kinh tế của người gây thiệt hại”.

19
VẤN ĐỀ 4: XÁC ĐỊNH NGƯỜI CÓ TRÁCH NHIỆM BỒI
THƯỜNG (CÙNG GÂY THIỆT HẠI)

Tóm tắt Bản án số 19/2007/DSST ngày 16/4/2007 của Tòa án nhân dân Thành phố
Pleiku-tỉnh Gia Lai:

- Nguyên đơn: Chị Hiền, bà Khánh

- Bị đơn: Anh Lễ, chị Hà (vợ anh Lễ), anh Hải (em vợ anh Lễ)

- Nội dung: 17 giờ 15 phút ngày 23/02/2001, chị Tám bán hàng có xả rác bừa bãi trước
nhà anh Lễ nên vợ chồng anh đã yêu cầu bà dọn rác và không được bán hàng trước nhà
anh. Tuy nhiên, chị Tám không những không nghe mà còn có thái độ xúc phạm vì thế
dẫn đến xô xát, chị Hiền (chị ruột của Tám) thấy vậy đã chạy lại giúp em mình, sau đó
thì ai về nhà nấy. Đến 18 giờ cùng ngày, anh Hải có đến mua thuốc lá tại nhà chị Hiền,
hai bên xảy ra mâu thuẫn nên anh Hải, chị Hiền, chị Tám giằng co với nhau thì đã làm
bể một số trứng, gãy hai chiếc ghế gỗ của bà Khánh (mẹ của chị Hiền, chị Tám).
Nguyên đơn cho rằng bị đơn đã đánh chị Hiền gây thương tích, hiện tàn tật và gây thiệt
hại đối với một số tài sản của bà Khánh do vậy nguyên đơn khởi kiện yêu cầu bị đơn
phải BTTH do sức khỏe bị vi phạm (3.200.000 đồng) và buộc anh Hải phải bồi thường
toàn bộ tiền gây thiệt hại về tài sản (800.000 đồng).

- Quyết định:

+ Bác toàn bộ yêu cầu của chị Hiền về việc kiện đòi bị đơn bồi thường 3.200.000 đồng
về thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm (tiền cơm thuốc, tiền công cho người chăm sóc,
khoản thu nhập bị mất của chị Hiền).

+ Anh Hải phải bồi thường cho bà Khánh phần tiền do thiệt hại về tài sản với số tiền
267.000 đồng (bị đơn phải liên đới với nhau để trả phần tiền này nhưng xét thấy
nguyên đơn chỉ yêu cầu anh Hải trả nên anh Hải phải bồi thường 1/3 của số tiền
800.000 đồng).

Tóm tắt Quyết định số 226/2012/DS-GĐT ngày 22/5/2012 của Tòa dân sự Tòa án
nhân dân tối cao:

- Nguyên đơn: Bà Trần Thị Hộ

20
- Bị đơn: Bà Lan, ông Bảo, bà Hồng, bà Tuyết (Hạnh), ông Dũng, bà Trang, bà Trinh,
bà Thu, ông Phùng

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh An Giang

- Vụ việc: BTTH do sức khỏe bị xâm hại

- Nội dung: Ông Bảo và nguyên đơn có xích mích vì vậy ông kêu các con của mình
(các bị đơn) đánh nguyên đơn. Tuy nhiên, người trực tiếp gây ra thương tích cho
nguyên đơn là bà Lan. Vì vậy, nguyên đơn khởi kiện yêu cầu các bị đơn BTTH cho bà
các khoản tiền thuốc, chi phí điều trị, chi phí điều trị tiếp tục sau khi mổ mắt,... tổng số
tiền là 227.734.150 đồng. Bị đơn là bà Lan thừa nhận nhưng bà yêu cầu Bệnh viện đa
khoa khu vực thị xã Châu Đốc cũng phải chịu trách nhiệm trong việc bồi thường vì đã
không cứu chữa kịp thời, bà chỉ chịu chấp nhận BTTH cho nguyên đơn theo phần lỗi
của cá nhân bà.

- Quyết định:

+ Tòa sơ thẩm ngày 7/9/2006: Buộc bà Lan BTTH số tiền 7.659.500 đồng, quy một
phần lỗi về nguyên đơn (phải tự chịu 20% phí), bác yêu cầu nguyên đơn đòi các đồng
bị đơn bồi thường, bác yêu cầu bà Lan đồi Bệnh viện đa khoa bồi thường. Tuy nhiên,
tại Quyết định GĐT ngày 18/6/2008 đã hủy bản án trên vì Tòa sơ thẩm xác định mức
bồi thường là chưa tương xứng với thiệt hại.

+ Tòa sơ thẩm ngày 4/12/2008: Buộc bà Lan bồi thường số tiền 21.182.400 đồng,
không chấp nhận yêu cầu đòi đồng bị đơn và bệnh viện phải liên đới bồi thường.

+ Tòa phúc thẩm: Tăng thêm khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho nguyên đơn,
buộc bà Lan bồi thường 26.582.400 đồng, giữ các quyết định khác của Tòa sơ thẩm.

+ Tòa tối cao: Cần phải xem xét đến ông Bảo - người khởi xướng vụ việc, cần buộc
ông Bảo chịu trách nhiệm dân sự cùng bà Lan. Đồng thời, việc Tòa 2 cấp áp dụng cho
rằng nguyên đơn chịu 20% lỗi là thiếu căn cứ, xem xét tính hợp lệ của các khoản hóa
đơn,... Từ đó, Tòa hủy bản sơ thẩm và phúc thẩm, giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân
dân thị xã Châu Đốc xét xử lại theo quy định của pháp luật.

21
Câu 1: Trong phần “trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” của BLDS,
trách nhiệm dân sự liên đới bồi thường thiệt hại phát sinh trong những trường
hợp nào?

Trả lời:

Điều 616 BLDS 2005 quy định về “Bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra”
như sau: “Trong trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải
liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường của từng người
cùng gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người; nếu không
xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau”.

Như vậy, trách nhiệm dân sự liên đới BTTH có thể phát sinh trong trường hợp nhiều
người cùng gây thiệt hại, cụ thể như sau:

- Cùng cố ý gây ra thiệt hại: ở đây có thể hiểu là có cùng ý chí, cùng nhau thực hiện
một hành vi hoặc là những người này không cùng ý chí nhưng đều có thể nhận thức
được hành vi đó là trái pháp luật, có thể gây ra thiệt hại nhưng vẫn thực hiện hành vi
đó. Nếu người bị gây ra thiệt hại không có lỗi thì đương nhiên những người gây ra thiệt
hại phải bồi thường, còn nếu người bị thiệt hại cũng có lỗi thì sẽ BTTH theo quy định
tại Điều 617 BLDS 2005: “Khi người bị thiệt hại cũng có lỗi trong việc gây thiệt hại
thì người gây thiệt hại chỉ phải bồi thường phần thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của
mình; nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại thì người gây thiệt
hại không phải bồi thường”.

- Cùng vô ý gây ra thiệt hại: Trường hợp này xảy ra nếu người bị thiệt hại cũng có lỗi
thì những người gây ra thiệt hại bồi thường theo quy định tại Điều 617 BLDS 2005.
Nhưng nếu người gây ra thiệt hại hoàn toàn không có lỗi thì trách nhiệm BTTH ngoài
hợp đồng cùng gây ra thiệt hại được xác định trong hai trường hợp sau:

+ Liên đới BTTH của chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ khi chủ sở hữu để người
khác chiếm hữu sử dụng trái pháp luật nguồn nguy hiểm cao độ (khoản 4 Điều 623
BLDS 2005).

+ Trách nhiệm liên đới BTTH của chủ sở hữu súc vật và người thứ ba khi họ cùng có
lỗi để súc vật gây thiệt hại cho người khác (khoản 2 Điều 625 BLDS 2005).

- Vừa cố ý vừa vô ý gây thiệt hại: trường hợp này là gộp lại giữa hai trường hợp trên.
Hướng giải quyết sẽ tách ra thành từng bên có lỗi vô ý và có lỗi cố ý để giải quyết.
22
Câu 2: Trong Bản án số 19, bà Khánh bị thiệt hại trong hoàn cảnh nào? Có xác
định chính xác được người gây thiệt hại cho bà Khánh không?

Trả lời:

- Bà Khánh bị thiệt hại trong hoàn cảnh anh Hải, chị Tám và chị Hiền đang xô xát,
giằng co với nhau. Cụ thể tại phần Xét thấy, đoạn: “Đến khoảng 18 giờ cùng ngày,
anh Nguyễn Nam Hải (là em vợ anh Lễ) từ 16 Lê Lợi đến chơi nhà chị Hà và có đến
mua thuốc lá tại nhà chị Hiền… và có bể một số trứng và gãy hai chiếc ghế gỗ của bà
Khánh”.

- Không thể xác định chính xác người gây thiệt hại cho bà Khánh, mà chỉ có thể buộc
những người này phải liên đới bồi thường cho bà.

Câu 3: Đoạn nào của Bản án số 19 cho thấy Tòa án đã theo hướng chị Tám, chị
Hiền và anh Hải liên đới bồi thường?

Trả lời:

Tại phần Xét thấy, đoạn: “Xét thiệt hại về tài sản của bà Khánh do xô xát giữa chị
Tám và chị Hiền với anh Khánh đã dẫn đến là 02 chiếc ghế gỗ bị gãy chân và các loại
bánh, trứng tại quán bị đổ, bể… trong quá trình xô xát là có thật. Do vậy, cần buộc
những người này phải liên đới bồi thường cho bà Khánh,...” cho thấy Tòa án theo
hướng chị Tám, chị Hiền và anh Hải liên đới bồi thường.

Câu 4: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết nêu trên của Tòa án về trách
nhiệm liên đới.

Trả lời:

- Theo nhóm em, hướng giải quyết của Tòa là hợp lý.

- Căn cứ Điều 587 BLDS 2015:

“Điều 587. Bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra

Trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải liên đới bồi
thường cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây thiệt
hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người; nếu không xác định được
mức độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau.”

23
Khi hai bên là chị Tám, chị Hiền với anh Hải xảy ra xô xát, trong quá trình giằng co hai
bên đã làm gãy hai chiếc ghế gỗ và một số trứng của bà Khánh. Thế nên, không thể xác
định cụ thể và chính xác được ai là người gây ra thiệt hại mỗi loại là bao nhiêu, loại
nào,... của bà Khánh. Vì vậy, những người này phải liên đới chịu trách nhiệm bồi
thường cho bà Khánh, mỗi người phải chịu trách nhiệm bằng nhau, tức 1/3 số tiền bà
Khánh yêu cầu là 267.000 đồng.

Câu 5: Trong Quyết định số 226, ai là người trực tiếp gây thiệt hại cho bà Hộ?
Trong Quyết định số 226, ai là người phải liên đới bồi thường thiệt hại cho bà Hộ?

Trả lời:

- Trong Quyết định số 226, bà Lan là người trực tiếp gây thiệt hại cho bà Hộ. Trong
phần Nhận định có đoạn: “Ngày 13/9/2003, bà Trần Thị Hộ đã bị bà Nguyễn Huệ Lan
đánh vào mặt gây thương tích ở mắt trái làm cho bà Hộ loét giác mạc mắt trái và phải
khoét bỏ nhãn cầu mắt trái”.

- Trong Quyết định số 226, ông Bảo (cha chồng của bà Lan) là người phải liên đới
BTTH cho bà Hộ. Trong phần Xét thấy có đoạn: “...song cũng cần phải xem xét trách
nhiệm dân sự của người khởi xướng trong vụ án cố ý gây thương tích là ông Trần Thúc
Bảo, người đã kêu các con đánh bà Hộ, việc bà Hộ bị thương dẫn đến hỏng mắt có
quan hệ nhân quả với ông Bảo. Do đó cần buộc ông Bảo phải chịu trách nhiệm dân sự
cùng với Nguyễn Huệ Lan”.

Câu 6: Hướng giải quyết trong Quyết định số 226 đã có tiền lệ chưa? Nếu có, nêu
tóm tắt tiền lệ đó.

Trả lời:

Hướng giải quyết trong Quyết định số 226 đã có tiền lệ. Đó là: Bản án 06/2020/DS-ST
ngày 12/02/2020 về tranh chấp BTTH do sức khỏe bị xâm phạm của Tòa án nhân dân
huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp3, tóm tắt bản án như sau:

- Nguyên đơn: Ông Thi

- Bị đơn: Ông G, anh S

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan


3
“Bản án 06/2020/DS-ST ngày 12/02/2020 về tranh chấp bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm”,
https://thuvienphapluat.vn/banan/ban-an/ban-an-062020dsst-ngay-12022020-ve-tranh-chap-boi-thuong-thiet-hai-
do-suc-khoe-bi-xam-pham-154434, truy cập ngày 21/10/2022.
24
- Nội dung: Khoảng 08h30 ngày 29/10/2017, bà Nhiễn (em ruột của ông Thi) thuê
Kobe do anh B lái để cải tạo đất làm vườn, thì ông ngăn cản không cho máy Kobe cạp
đất lên vườn vì phần đất đang tranh chấp. Khi anh B cho máy Kobe hoạt động thì ông
ngăn cản không cho anh B cạp đất, lúc này ông G (cháu ruột ông) dùng tay đánh 01 cái
trúng vào vùng hông phía bên phải của ông, sau đó anh G dùng 02 tay ôm chặt ông rất
lâu, ông vùng vẫy, la lên thì anh Nh, anh S (con ông G) chạy đến nắm 02 tay ông lại,
rồi cả ba lôi kéo ông đến trước cửa nhà bà Nhiễn tiếp tục ôm chặt ông lại khoảng 02
phút thì anh N từ phía sau đi đến dùng tay phải vòng qua cây cột và mặt ông siết chặt,
hậu quả làm ông gãy 04 cái răng (02 răng giả, 02 răng thật), lúc này ông đuối sức nên
không phản kháng, sau đó G, S và N buông ra. Đến khoảng 16 giờ cùng ngày con ông
đưa ông đến trạm xá, rồi chuyển đến bệnh viện đa khoa S điều trị từ ngày 29/10 -
02/11/2017 thì xuất viện. Đến ngày 06/11/2017 ông tiếp tục đến bệnh viện S điều trị
đến ngày 13/11/2017 thì xuất viện. Đến ngày 11/12/2017, ông tái khám tại bệnh viện
đa khoa Sa Đéc. Nay ông yêu cầu Ông G, anh S, anh N và anh Nh có trách nhiệm liên
đới bồi thường tiền thuốc điều trị, tiền xe, tiền ăn uống, thu nhập thực tế bị mất và tổn
thất tinh thần cho ông.

- Quyết định:

+ Chấp nhận một phần yêu cầu của ông Nguyễn Văn T.

+ Chấp nhận sự tự nguyện của ông G, đồng thời là đại diện hợp pháp cho anh S, cùng
anh N và anh Nh có trách nhiệm liên đới bồi thường tiền thuốc, tiền xe, tiền thu nhập
thực tế bị mất cho ông Thi.

+ Buộc những cá nhân trên có trách nhiệm liên đới bồi thường tiền tổn thất tinh thần
cho ông Thi.

Câu 7: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án liên quan đến
trách nhiệm liên đới.

Trả lời:

- Theo nhóm em, hướng giải quyết của Tòa là hợp lý.

- Căn cứ Điều 587 BLDS 2015:

“Điều 587. Bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra

25
Trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải liên đới bồi
thường cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây thiệt
hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người; nếu không xác định được
mức độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau.”

Theo bản án, do bà Hộ và ông Bảo có xảy ra xích mích nên ông Bảo kêu các con đánh
bà Hộ, điều đó là hành vi trái pháp luật và gây hậu quả bà Hộ bị chấn thương mắt, mà
vết thương này là do bà Lan (con dâu của ông Bảo) đã gây ra. Vì vậy, ông Bảo cũng
phải chịu trách nhiệm liên đới cùng bà Lan BTTH cho bà Hộ, do ông Bảo đã gián tiếp
và có lỗi trong việc này, là động cơ cho bà Lan để bà thực hiện hành vi trái pháp luật.
Việc Tòa xem xét mức độ lỗi để đưa ra mức phạt là hợp lý và phù hợp với Điều 587 đã
nêu trên, nhằm đảm bảo quyền lợi cho các bên.

Câu 8: Bản án số 19, bà Khánh đã yêu cầu bồi thường bao nhiêu và yêu cầu ai bồi
thường?

Trả lời:

Trong Bản án số 19, đối với phần thiệt hại về tài sản của bà Khánh do chị Hiền, chị
Tám, anh Hải trong lúc xô xát, giằng co đã làm bể một số trứng, gãy hai chiếc ghế gỗ
thì ban đầu bà Khánh yêu cầu bị đơn bao gồm anh Lễ, chị Hà, anh Hải phải bồi thường
cho bà 800.000 đồng. Tuy nhiên, sau đó bà đã yêu cầu anh Hải phải bồi thường toàn bộ
số tiền nói trên.

Câu 9: Bản án số 19, Tòa án đã quyết định anh Hải bồi thường bao nhiêu?

Trả lời:

Trong bản án số 19, tại phần Xét thấy, có đoạn: “Về phần thiệt hại tài sản, bà Khánh
trước đây yêu cầu 324.000đ (ba trăm hai mươi bốn ngàn đồng), nhưng sau đó bà yêu
cầu 800.000đ (tám trăm ngàn đồng) và yêu cầu anh Hải phải bồi thường cho bà toàn
bộ số tiền này. Xét thiệt hại về tài sản của bà Khánh do xô xát giữa chị Tám và chị
Hiền với anh Hải đã dẫn đến là 02 chiếc ghế gỗ bị gãy chân và các loại bánh, trứng
tại quán bà Khánh bị đổ, bể... trong quá trình xô xát là có thật. Do vậy, cần buộc
những người này phải liên đới bồi thường cho bà Khánh, tuy nhiên bà Khánh chỉ khởi
kiện yêu cầu đối với anh Hải, do vậy tòa án chỉ xem xét phần trách nhiệm của anh Hải,
buộc anh Hải phải bồi thường thiệt hại về tài sản cho bà Khánh bằng 1/3 số tiền bà
yêu cầu là 267.000đ (hai trăm sáu mươi bảy ngàn đồng)”.

26
Câu 10: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án liên quan đến anh
Hải.

Trả lời:

- Đối với phần BTTH cho chị Hiền cụ thể là thiệt hại về sức khỏe, tuy giữa anh Hải,
chị Hiền, chị Tám có giằng co, vật lộn với nhau nhưng việc anh Hải có phải là người
gây ra thương tích cho chị Hiền thì vẫn chưa xác định được rõ ràng. Căn cứ khoản 1
Điều 584 BLDS 2015, ta thấy các điều kiện để phát sinh trách nhiệm BTTH là: Có
thiệt hại trên thực tế, có hành vi vi phạm, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi
phạm và thiệt hại trên thực tế. Ta thấy rằng, đúng là chị Hiền có bị thương tích và anh
Hải, chị Hiền, chị Tám có hành vi xô xát với nhau nhưng liệu hành vi của anh Hải thật
sự có mối quan hệ nhân quả với thương tích của chị Hiền hay không. Cụ thể ở biên bản
làm việc tại Công an phường ngày 04/04/2001, chị Hiền và chị Tám đều không xác
định được cụ thể ai là người trực tiếp đánh hai chị và hai chị cũng không đề cập tới vết
thương của chị Hiền. Bên cạnh đó, lời khai của các nhân chứng có nhiều mâu thuẫn và
khác nhau, có người trông thấy anh Hải đánh nhưng có người lại không. Hơn nữa sau
sự việc xô xát đến 10 ngày, chị Hiền mới nhập viện, mặc dù có cung cấp hóa đơn tiền
thuốc, chi phí điều trị… nhưng vẫn không đủ các tài liệu, chứng cứ để chứng minh anh
Hải là người gây ra thiệt hại cho chị Hiền.

Vì vậy, Tòa án giải theo hướng không buộc anh Hải bồi thường phần thiệt của chị Hiền
là hợp lý, thuyết phục.

- Về phần thiệt hại tài sản của bà Khánh do chị Hiền, chị Tám, anh Hải trong lúc xô
xát, giằng co đã làm hai chiếc ghế gỗ gãy chân và các loại bánh, trứng bị đổ, bể tại
quán bà. Áp dụng theo Điều 587 BLDS 2015, đây là trường hợp nhiều người cùng gây
thiệt hại vì vậy phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại và do không xác định
được mức độ lỗi như thế nào nên ba người phải BTTH theo phần bằng nhau (tức mỗi
người sẽ trả 1/3 số tiền 800.000 đồng mà bà Khánh yêu cầu bồi thường). Tuy nhiên, bà
Khánh (bên có quyền) đã yêu cầu anh Hải bồi thường toàn bộ thiệt hại trên với số tiền
800.000 đồng cho nên căn cứ theo khoản 1 Điều 288 BLDS 2015 lẽ ra anh Hải phải bồi
thường toàn bộ nhưng Tòa án chỉ buộc anh Hải phải bồi thường cho bà Khánh bằng 1/3
số tiền bà yêu cầu là 267.000 đồng chứ không phải bồi thường toàn bộ.

Do đó, hướng giải quyết của Tòa là thỏa đáng bởi trong vụ án trên cả chị Hiền, chị
Tám, anh Hải là những người có mâu thuẫn, xô xát với nhau nên dẫn đến thiệt hại tài

27
sản của bà Khánh, cả ba đều có lỗi. Mặc khác, bà Khánh lại là mẹ của chị Hiền, chị
Tám vì thế việc bà Khánh yêu cầu anh Hải bồi thường toàn bộ là chưa thật sự khách
quan, công bằng và cũng không đảm bảo được quyền và lợi ích của anh Hải.

28

You might also like