You are on page 1of 4

 Chẩn đoán bệnh nhân là suy giãn tĩnh mạch chi dưới vì

Tiểu chuẩn chẩn đoán dựa vào lâm sàng và cận lâm sàng

Yếu tố nguy cơ: Nữ, tuổi già, thể trạng béo

Lâm sàng: TC cơ năng: Đau, tê chân, chuột rút; TC thực thể: Chân phù mềm, ấn lõm, Thấy được các tĩnh
mạch với kích thước khoảng 4 cm ở 2 chân vùng cẳng chân và mu chân kèm theo có biến đổi sắc tố da

Cận lâm sàng: Siêu âm doppler mạch

 Chẩn đoán giai đoạn vì


Bệnh nhân có phù chân kèm biến đổi sắc tố da nhưng chưa loét: C4
Bệnh nhân xuất hiện suy giãn tĩnh mạch chưa rõ nguyên nhân: En
Trên siêu âm doppler mạch chỉ mới thấy tổn thương ở tĩnh mạch nông, tĩnh mạch sâu, tĩnh mạch
xuyên chưa có biểu hiện: As
Trên siêu âm doppler mạch có làm các nghiệm pháp bóp cơ trên tĩnh mạch có dấu hiệu dòng
trào ngược bệnh lý mà không phát hiện tắc nghẽn: Pr

- Máu trở về tim nhờ cơ chế: Do hệ thống gan tĩnh mạch bàn chân (lòng bàn chân như một hồ
máu khi mà ép bàn chân xuống thì máu được đẩy lên); do sự co bóp khi co bóp cơ chân và đùi;
Lực hút tạo ra khi hít thở ( Cơ hoành khi hít thở giúp kéo máu từ dưới chân lên); Hệ thống van
tĩnh mạch
- Sinh lý bệnh: Bình thường, mọi cử động của chân sẽ đẩy máu từ tĩnh mạch nông vào sâu và từ
dưới lên trên qua một loạt các van. Khi di chuyển áp lực bình thường trong hệ tĩnh mạch chi gần
như bằng không. Khi đứng lại, động mạch đổ đầy các tĩnh mạch ở chân một cách từ từ và nguồn
áp lực tĩnh mạch duy nhất là áp lực thủy tĩnh của cột máu cao ngnag mức van gần nhất.
 Khi bị bệnh: các van tĩnh mạch bị hở, áp lực trong hệ tĩnh mạch khi đứng vẫn duy trì cao. Áp
lực thủy tĩnh tăng trong và ngay sau khi đi. Làm tăng áp lực lên mao mạch và xuất hiện phản
ứng viêm
- Nguyên nhân
o Suy tĩnh mạch nông thường do suy các van trong một tĩnh mạch xuyên nối giữa hệ tĩnh
mạch nông và sâu (bẩm sinh, chấn thương, huyết khối, yếu tố môi trường (đứng lâu)
o Suy tĩnh mạch sâu thường gặp do huyết khối tĩnh mạch
- Triệu chứng cơ năng
o Bỏng rát; sưng chân; chuột rút; đau chân; nặng chân; mỏi chân
o Đau thường giảm khi bệnh nhân đi bộ hoặc gác chân cao
- Triệu chứng thực thể:
o Phù; da sẫm màu; viêm da tĩnh mạch; viêm mô tế bào; loét
o Có thể nhìn tháy các tĩnh mạch nổi ở bàn chân, cổ chân,…
- Phân biệt suy động mạch và suy tĩnh mạch
o Suy động mạch đau tăng khi ngâm chân với nước lạnh nặng lên khi đi lại hoặc gác chân
cao, tăng lên khi dùng băng ép
o Suy tĩnh mạch đau tăng khi ngâm chân với nước nóng nặng lên khi đi lại nhưng giảm khi
gác chân và ngâm nước lạnh, giảm khi dùng băng ép
 Suy động mạch đau tăng khi ngâm nước lạnh vì máu chảy từ tim về chân khi gặp lạnh mạch
sẽ co lại càng làm tăng khó khăn cho máu di chuyển
 Suy động mạch đau tăng khi đi lại và gác chân cao tương tự
 Suy động mạch đau tăng khi sử dụng băng ép vì băng ép được cấu tạo là càng lên trên càng
giảm áp lực nên máu càng khó di chuyển về chân
- Phân độ suy giãn tĩnh mạch theo CEAP ( C: Clinical: biểu hiện lâm sàng; E: Etiology: yếu tố bệnh
nguyên; A: Anatomy: phân bố giải phẫu; P: Pathology: Biến đổi sinh lý bệnh)
o C1: Giãn mao mạch mạng nhện hoặc mạng lưới nhưng Ø <3mm
o C2: Giãn TM Ø >3mm
o C3: Phù chi dưới nhưng chưa có biến đổi sắc tố da
o C4: Biến đổi trên da do bệnh lý TM, rối loạn sắc tố/ chàm/ xơ mỡ da
o C5: Loét đã liền sẹo
o C6: Loét đang tiến triển
E: Yếu tố bệnh nguyên
o Ec: Bẩm sinh
o Ep: Nguyên phát do cơ chế không xác định
o Es: Thứ phát do một nguyên nhân đã được xác định
o En: Không có nguyên nhân được xác định
A: Phân bố giải phẫu
o As: Tĩnh mạch nông
o Ad: Tĩnh mạch sâu
o Ap: Tĩnh mạch xuyên
P: Biến đổi sinh lý bệnh
o Pr: Dòng chảy ngược bệnh lý
o Po: Do tắc nghẽn
o Pr,o: Do phối hợp cả 2
o Pn: Trường hợp không có xác định biến đổi sinh lý bệnh
- Ngâm chân nước nóng làm tăng tình trạng bệnh vì nước nóng làm giãn các tĩnh mạch làm tăng
tình trạng nặng của bệnh
- Nghiệm pháp Trendelenburg giúp phân biệt giãn tĩnh mạch ở chân là suy tĩnh mạch nông hay sâu
o Nâng cao chân bệnh nhân cho đến khi tất cả tĩnh mạch nông xẹp hết
o Buộc garo để gây tắc tĩnh mạch nông dưới điểm nghi ngờ dòng chảy ngược từ hệ tĩnh
mạch sâu đổ vào các tĩnh mạch nông bị giãn
o Cho bệnh nhân đứng, vẫn để garot tại chỗ
 Nếu tĩnh mạch giãn ở xa vẫn xẹp và khi tháo garot đột ngột, tĩnh mạch đổ dầy
ngay lập tức, điểm áp lực cao đổ vào hệ nông được xđ chính xác
 Nếu tĩnh mạch phồng lên khi vẫn garrot chứng tỏ điểm áp lực cao đổ vào hệ
nông xác định sai hoặc có nhiều dòng chảy ngược
 Nếu tĩnh mạch đổ đầy cực nhanh khi vẫn garrot chứng tỏ có hở các van của hệ
tĩnh mạch sâu
- Siêu âm duplex là phương pháp chủ yếu sử dụng vì có độ nhạy và đặc hiệu cao trong đánh giá
dòng chảy ngược tĩnh mạch
- Chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch sâu dùng siêu âm duplex nếu không thấy có thể dùng phương
pháp chụp tĩnh mạch cản quang
- Chụp tĩnh mạch cổng hưởng từ (MRV) là phương pháp đánh giá tốt nhất suy tĩnh mạch nông và
sâu
o Nội khoa tập luyện: C0-C6
o Tất áp lực: C2-C6
o Thuốc bôi da: C0, C6
o Phẫu thuật: C2- C6
 Stripping tĩnh mạch với thắt quai tĩnh mạch hiển
 Thắt đơn giản và phân chia các tĩnh mạch bị hở
o Can thiệp nội mạch (Laser nội mạch, tiêm xơ, RFA (Lấy bỏ tĩnh mạch bằng sóng radio),
keo sinh học): C2-C6; CCĐ: Bệnh nhân không có khả năng đi lại, dị dạng mạch máu, có
thai, huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới
o Tiêm xơ: C1-C4
o >4mm có chỉ định can thiệp
- Biến chứng thường gặp:
o Loét không liền sẹo, chảy máu, viêm mô tế bào, huyết khối tĩnh mạch, nhồi máu phổi, tử
vong
o Biến chứng sau phẫu thuật lấy bỏ tĩnh mạch chảy ngược
 Nhiễm trùng
 Tổn thương thàn kinh
 Tổn thương động mạch
 Các vấn đề về thẩm mỹ
o Biến chứng do thủ thuật RFA hay laser
 Bỏng da
 Nhiệt độ làm tổn thương các tổ chức kế cận
 Tổn thương hệ tĩnh mạch sâu
o Biến chứng do gây xơ tĩnh mạch
 Dị ứng với thuốc gây xơ
 Hoại tử da do thuốc thoát ra tổ chức ung quanh
 Tiêm nhầm vào động mạch
- Diosimin: Giảm tính căng giãn và ứ trệ của tĩnh mạch, bình thường hóa tính thấm của mao mạch,
tăng sức bền mao mạch trong vi tuần hoàn
- Hesperidin: Giảm tính căng giãn và ứ trệ của tĩnh mạch, bình thường hóa tính thấm của mao
mạch, tăng sức bền mao mạch trong vi tuần hoàn, chống kết dính tiểu cầu, chống oxy hóa và ức
chế sản xuất cytokin gây viêm
- Aescin: NSAIDs
- Dùng omeprazol (PPI) để phòng loét dạ dày tá tràng ở bệnh nhân có sử dụng thuốc NSAIDs
- Sử dụng vitamin nhóm B vì vitamin nhóm B có tác dụng ngăn ngừa huyết khối, tăng sức bền
thành mạch
- Sử dụng amlodipin vì ở bệnh nhân này mới phát hiện tăng huyết áp 2 năm và khuyến cáo sử
dụng thuốc hạ huyết áp ở người già là thuốc chẹn kênh Canxi hoặc thuốc lợi tiểu. Ở bệnh nhân
này đang sử dụng thuốc amlodipin và có đáp ứng tốt với thuốc nên tiếp tục sử dụng
- Nếu sau này không còn đáp ứng có thể kết hợp thuốc ức chế men chuyển hoặc ức chế thụ thể
với thuốc chẹn kênh Ca
- Nếu siêu âm cho ra kết quả không có ngược dòng có thể là trường hợp giãn tĩnh mạch mạng
nhện hoặc giãn tĩnh mạch lưới hoặc suy tĩnh mạch chưa có ngược dòng tĩnh mạch
- Tĩnh mạch nông: Tĩnh mạch hiển lớn và tĩnh mạch hiển bé
- Tĩnh mạch sâu: Cùng tên và đi cùng động mạch
- Tĩnh mạch xuyên: Nối tĩnh mạch nông và sâu

You might also like