You are on page 1of 19

Vẻ đẹp trữ tình của

Sông Đà
a. Từ trên cao nhìn xuống
“Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như
một áng tóc trữ tình … một người bất
mãn bực bội gì mỗi độ thu về.”
a. Từ trên cao nhìn xuống
“Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây
trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương
xuân.”
Nội dung:
Bức tranh thủy mặc được vẽ nên với hình ảnh con Sông Đà thơ mộng mang dáng
hình người con gái → dòng sông hiện lên như một tuyệt sắc
giai nhân giữa núi rừng Tây Bắc
Nghệ thuật:
- Lời văn đậm chất trữ tình, lãng mạn và trẻ trung
- Nghệ thuật so sánh và liên tưởng độc đáo và ấn tượng
- Câu văn giàu nhạc điệu
a. Từ trên cao nhìn xuống
“Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây
trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương
xuân.”
Liên hệ:
- Sông Vân trong “Dục Thúy Sơn” của Nguyễn Trãi:
“Bóng tháp hình trâm ngọc
Gương sông ánh tóc huyền”
- Sông Hương trong “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường:
+ “người ta luôn luôn nhìn thấy dòng sông mềm như tấm lụa, với những chiếc thuyền
xuôi ngược chỉ bé vừa bằng con thoi”
+ “từ đây, như đã tìm đúng đường về, dòng sông vui tươi hẳn lên giữa những biền bãi
xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long”
a. Từ trên cao nhìn xuống
“Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên sông Đà, tôi đã xuyên qua
đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước sông Đà. Mùa xuân dòng xanh
ngọc bích, chứ nước sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông
Gâm Sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người
bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội
gì mỗi độ thu về.”
Nội dung: Màu sắc dòng nước phản chiếu trời mây theo mùa đầy
quyến rũ → Sông Đà có vẻ đẹp đa dạng, màu sắc biến đổi theo
mùa, đồng thời tiềm ẩn những sức mạnh ghê gớm, thoắt hiền lành
lại giận dữ, hung bạo
Nghệ thuật: Trí tưởng tượng phong phú, từ ngữ đặc sắc, sống động,
giàu hình ảnh, mang tính liên tưởng, so sánh độc đáo và tính gợi cảm
cao → Ca ngợi vẻ đẹp biến hóa đầy thơ mộng và trữ tình của con
sông Đà cứ mỗi độ xuân về hay thu đến
a. Từ trên cao nhìn xuống
“Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên sông Đà,
tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng
nước sông Đà. Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước
sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm
Sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt
một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở
một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về.”
Liên hệ: Nét tương đồng trong vẻ đẹp của Sông Đà trong “Nhớ
Sông Đà” (Quang Lâm):
“Đẹp ngàn đời biển trời sông bát ngát
Cá dầm xanh, anh vũ nhảy theo mùa
Khi mùa lũ thác reo gầm dữ dội
Thu chớm lạnh sóng nước lặng lờ trôi”
b. Từ trong rừng đi ra
“Con Sông Đà gợi cảm … rồi chốc lại
bẳn tính và gắt gỏng thác lũ ngay đấy.”
b. Từ trong rừng đi ra
“Con Sông Đà gợi cảm. Đối với mỗi người, Sông Đà lại gợi một cách. Đã có lần
tôi nhìn Sông Đà như một cố nhân. Chuyến ấy ở rừng đi núi cũng đã hơi lâu, đã
thấy thèm chỗ thoáng. Mải bám gót anh liên lạc, quên đi mất là mình sắp đổ ra
Sông Đà. Xuống một cái dốc núi, trước mắt thấy loang loáng như trẻ con nghịch
chiếu gương vào mắt mình rồi bỏ chạy.”
Nội dung: Con Sông Đà như một người bạn giàu tình nghĩa với
tác giả, khi đi xa thì nhớ khôn xiết, khi gặp lại thì “đằm đằm ấm
ấm”, mừng rỡ như gặp lại cố nhân
Nghệ thuật:
- Câu văn giàu nhịp điệu
- Cách so sánh mới lạ → Diễn tả tâm trạng vui thích của tác giả
- Lúc thì hối hả, gân guốc, khi thì chậm rãi, trữ tình
- Từ “loang loáng” đã góp phần tạo nên tính nhạc → Trở thành một
sinh thể có tâm hồn, tâm trạng
b. Từ trong rừng đi ra
“Tôi nhìn cái miếng sáng lóe lên một màu nắng tháng ba
Đường thi “Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu”. Bờ Sông
Đà, bãi Sông Đà, chuồn chuồn bươm bướm trên Sông Đà.
Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm
bao đứt quãng. Đi rừng dài ngày rồi lại bắt ra Sông Đà, đúng thế, nó đằm đằm ấm ấm như
gặp lại cố nhân, mặc dầu người cố nhân ấy mình biết là lắm bệnh lắm chứng, chốc dịu dàng
đấy, rồi chốc lại bẳn tính và gắt gỏng thác lũ ngay đấy.”
Nội dung:
- Gợi những vần thơ của Đường thi sương khói của Lý Bạch
- Màu nắng gợi cái đẹp vàng son, một vẻ đẹp phẳng lặng, trong sáng
⇒ Cảm xúc bất ngờ của tác giả trước cái đẹp
Nghệ thuật:
- Từ ngữ sắc sảo, cô đọng, giàu tính gợi hình gợi cảm
- Ngữ nghĩa, ngữ điệu được biến đổi, chuyển hóa thuần thục
c. Khi đi thuyền trên sông
“Thuyền tôi trôi trên Sông Đà … những
hòn đá thác xa xôi để lại trên thượng
nguồn Tây Bắc.”
c. Khi đi thuyền trên sông
“Thuyền tôi trôi trên sông Đà.”
→ Câu mở đầu toàn thanh bằng, gợi cảm giác nhẹ nhàng.

Vẻ đẹp hiền hoà, tĩnh lặng: “Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như từ đời Lí đời Trần đời Lê,
quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi.”
Nội dung: Gợi không khí cổ kính tĩnh lặng mang tính huyền thoại, những nỗi niềm sâu thẳm, cảm
xúc về hồn thiêng sông núi trong lịch sử đất Việt về thời Lý, Lê một cách đầy mơ mộng, lặng lẽ.
Nghệ thuật:
- Nhiều thanh bằng, gợi cảm giác êm đềm và mềm mại
→ Nhịp chèo êm ả của con thuyền đang nhẹ lướt trên sông
- Đưa người đọc đến gần hồn thiêng sông núi hơn với cách dùng những từ ngữ đối lập đan xen
nhau
- Dùng từ trùng điệp “đời Lý đời Trần đời Lê”
- So sánh thời các triều đại xưa của nước Việt
→ Khẳng định bản chất lặng tờ của dòng sông xuyên suốt chiều dài lịch sử
c. Khi đi thuyền trên sông
Vẻ đẹp hiền hoà, tĩnh lặng: “Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như từ
đời Lí đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi.”
Liên hệ: Hồ Xuân Hương cũng sử dụng một nét chấm phá bình
lặng, đơn sơ để miêu tả Tràng giang trong “Cảnh thu”:
“Xanh um cổ thụ tròn xoe tán
Trắng xóa Tràng giang phẳng lặng tờ.”
c. Khi đi thuyền trên sông
Vẻ đẹp hoang dại, cổ kính: “Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử.
Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa.”
Nội dung: Dòng sông gợi lên một nỗi niềm cổ tích trong “những cái
‘ngày xửa ngày xưa’ mẹ thường hay kể”, mang lại một cảm giác cổ
kính đến hoang dại của thiên nhiên
Nghệ thuật:
- Cấu trúc câu trùng điệp kết hợp với nhiều từ ngữ thanh bằng giúp
câu văn mang âm điệu lãng mạn hơn
- So sánh cái độc đáo, gần gũi của “cổ tích tuổi xưa” với cái xa
xăm, trừu tượng của “một bờ tiền sử”
Vẻ đẹp tươi tắn, đầy sức sống:
- Mùa xuân Sông Đà được miêu tả e ấp qua mấy lá
non mới nhú trên nương ngô và mấy búp cỏ gianh
- Hình ảnh “đàn hươu … sương đêm” hiện lên vừa
hoang dã, vừa nên thơ

“Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tịnh không một bóng người, cỏ
gianh đồi núi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp có gianh đẫm sương đêm (...) Đàn cá
dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi thoi”
- “Đàn cá dầm … rơi thoi” => nhà văn ● Nghệ thuật:
thưởng ngoạn cảnh sông nước miền Tây rất - Thủ pháp lấy động tả tĩnh, dùng động là tiếng
hoang sơ, bình yên, giàu có “quẫy” đuôi của đàn cá dầm xanh để tả tĩnh là mặt
→ Bức tranh thiên nhiên hài hòa mang vẻ trong Sông Đà.
trẻo nguyên sơ, kỳ thú về cả thực vật lẫn động - Giữa sắc biếc của dòng sông và sắc trắng của thoi
vật sinh sống gần sông được khắc hoạ chỉ bằng bạc là dáng hình thon dài của “những con cá dầm
hai câu văn nhưng lại rất cụ thể sinh động, căng xanh”. Câu văn vừa mang âm thanh vừa mang
tràn sức sống màu sắc.
“Chao ôi, thấy thèm được giật mình vì một tiếng còi xúp lê của một chuyến xe
lửa đầu tiên trên đường sắt Phú Thọ – Yên Bái – Lai Châu”
● Nội dung:
- Ước muốn có tiếng còi kéo mình ra khỏi sự quấn chặt giấc mơ xưa
- Tạo nên một cái cớ để biến đoạn văn thành một bài thơ mà trong đó giữa
người với cảnh có sự tương thông huyền nhiệm và cái hư phút chốc biến
thành cái thực
“Dòng sông quãng này lững lờ như nhớ thương những hòn đá thác xa xôi để lại trên
thượng nguồn Tây Bắc.”

● Vẻ đẹp tình tứ
Sông Đà không vô tri vô giác mà mang vóc dáng, tình cảm như một con người
⇒ Con sông trở nên đầy nghĩa tình, gửi gắm niềm thương nhớ về cội nguồn, đồng thời
còn là niềm khao khát được hòa nhập với cuộc sống mới mẻ xung quanh mình

● Nghệ thuật:
Kết hợp nhiều hình ảnh liên tưởng và âm thanh, khiến dòng
sông hiện lên sống động hơn.
TIỂU KẾT

Nội dung Nghệ thuật


Sông Đà hiện lên như: - Vận dụng tri thức nhiều ngành nghệ thuật như điện
- một giai nhân tuyệt sắc, dịu dàng ảnh, thơ ca, hội họa để miêu tả tính chất hiền hòa, trữ
- một sông Đà như một cố nhân tình của dòng sông
- một người tình nhân chưa quen biết - Nghệ thuật nhân hoá, so sánh táo bạo và độc đáo,
nhiều hình ảnh liên tưởng giúp độc giả dễ dàng hình
dung được cái thơ mộng trữ tình của sông Đà
- Ngôn ngữ vô cùng phong phú, sống động, đặc sắc,
cô đọng, mang tính gợi hình, gợi cảm, câu văn giàu
tính tạo hình, giàu nhạc điệu
So sánh vẻ đẹp hình tượng dòng sông qua
“Người lái đò sông đà” và “Ai đã đặt tên cho dòng sông”

Giống nhau:
- Được miêu tả như một nhân vật trữ tình, có tính cách, với những vẻ đẹp đặc trưng =>
tác giả thầm gửi gắm niềm tự hào, tình yêu dòng sông quê hương, thiên nhiên, đất
nước.
- Mang vẻ đẹp hùng vĩ, dữ dội và thơ mộng, trữ tình.
- Được phát hiện trên các phương diện địa lí, văn hóa, điện ảnh… => miêu tả ngòi bút tài
hoa, uyên bác của tác giả
- Tình yêu quê hương và niềm tự hào của tác giả => nhắc nhở mn trân trọng và giữ gìn
nét đẹp thiên nhiên
So sánh vẻ đẹp hình tượng dòng sông qua
“Người lái đò sông đà” và “Ai đã đặt tên cho dòng sông”

Khác nhau:
Sông Đà Sông Hương
- Được tô đậm ở nét cá tính hung bạo - Được tô đậm ở nét thơ mộng, trữ tình

- Được cảm nhận ở bình diện thiên nhiên - Được cảm nhận ở cả bình diện thơ ca, âm
nhạc, văn hóa Huế.

- Khi xét về nét đối lập với tính hung bạo:


Sông Đà dùng nghệ thuật nhân hoá, còn sông Hương dùng phép so sánh và liên tưởng
- Nổi bật hình ảnh của người lao động - Là lời ngợi ca mà tác giả dành cho
vùng đất Huế

You might also like