You are on page 1of 2

Tóm tắt Bản án số 05/2019/DS-PT ngày 16/1/2019 của Toà án nhân dân tỉnh Sóc

Trăng.
 Đối với Bản án số 05

Nguyên đơn: Ông Nguyễn Văn A


Bị đơn: Nguyễn Văn B

Ông Nguyễn Văn A là chủ cơ sở đóng tàu, còn Nguyễn Văn B là người làm công,
cùng làm với B là Bùi Xuân C. Ông B đã tự ý cắt sắt để hàn bàn để trái cây trên tàu,
nhưng việc làm của B không được ông A phân công, khi B dùng mỏ hàn cắt sắt làm
văng lửa xuống thùng sơn do Bùi Xuân C đang sơn dưới hầm tàu làm bùng cháy thùng
sơn dẫn đến Bùi Xuân C bị bỏng với tỷ lệ thương tích qua giám định là 51%. Bản án
hình sự đã tuyên xử A có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho Bùi Xuân C tổng cộng
là 166.647.678 đồng (kể cả số tiền 10.000.000 đồng A đã hỗ trợ cho C lúc điều trị) và
dành quyền khởi kiện cho A đối với B. Nay A khởi kiện yêu cầu buộc Nguyễn Văn B
có trách nhiệm thanh toán lại cho A số tiền tổng cộng là 165.647.678 đồng (khấu trừ
số tiền 1.000.000 đồng mà B đã nộp trước). Bị đơn ông Nguyễn Văn B làm đơn kháng
cáo không đồng ý đối với quyết định của bản án sơ thẩm về việc buộc ông phải trả
cho ông A 165.647.500 đồng.

Tòa án sơ thẩm: chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của ông A, buộc ông B hoàn trả lại
cho ông A tổng số tiền 165.647.678 đồng mà ông A phải bồi thường cho ông Bùi Xuân C.

Tòa án phúc thẩm: không chấp nhận kháng cáo của ông B và giữ nguyên bản bản án sơ
thẩm.

Lỗi của người làm công trong Điều 622 BLDS 2005 (nay là Điều 600 BLDS 2015) cần
được hiểu như thế nào? Vì sao?
Trong Điều 622 BLDS 2005 “Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác phải bồi thường
thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra trong khi thực hiện công việc
được giao và có quyền yêu cầu người làm công, người học nghề có lỗi trong việc gây
thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.”, không có quy
định cụ thể thế nào là lỗi. Tuy nhiên khi đưa vào mối quan hệ giữa người làm công, người
sử dụng người làm công (người bồi thường), người bị thiệt hại, ta có thể hiểu theo ba cách
sau:

Thứ nhất, lỗi của người làm công đối với người bị thiệt hại.
Thứ hai, lỗi của người làm công đối với người sử dụng người làm công. Đó là trường
hợp người làm công có lỗi với người sử dụng người làm công (có thể là không thực
hiện hoặc thực hiện không đúng yêu cầu của người sử dụng người làm công và gây ra
thiệt hại)
Thứ ba,có thể là lỗi tổng hợp. Tức là lỗi của người làm công có cả lỗi
của người bị thiệt hại và người sử dụng người làm công. Ta thấy, theo
tinh thần của điều 622 và theo hướng có lỗi của người làm công mà ta
đã phân tích, người sử dụng người làm công có quyền yêu cầu người
làm công hoàn trả một khoản tiền thì người sử dụng người làm công là
người bồi thường cho bên bị thiệt hại.

Theo Tòa án, ông B có lỗi theo Điều 622 BLDS 2005 (nay là Điều 600
BLDS 2015) không? Vì sao?

Đoạn trong phần nhận định của Tòa “Nguyễn Văn B có lỗi hoàn toàn trong việc gây
thiệt hại cho Bùi Xuân C và đã bị xử lý hình sự về tội vô ý gây thương tích, nên bản án
sơ thẩm chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của ông A, buộc ông B hoàn trả lại cho
ông A tổng số tiền 165.647.678 đồng mà ông A phải bồi thường cho ông Bùi Xuân C
là có căn cứ và đúng quy định Điều 622 Bộ luật Dân sự năm 2005.”
Theo Tòa án, thì ông B có lỗi theo Điều 622 BLDS 2005.Vì B đã tự ý cắt sắt để hàn
bàn để trái cây trên tàu, nhưng việc làm của B không được ông A phân công, nên B đã
thực hiện không đúng công việc được giao và gây ra thiệt hại. Khi B dùng mỏ hàn cắt
sắt làm văng lửa xuống thùng sơn do C đang sơn dưới hầm tàu làm bùng cháy thùng
sơn, hành vi của B dẫn đến hậu quả là C bị bỏng với tỷ lệ thương tích qua giám định là
51%.

You might also like