You are on page 1of 11

I.

PHẦN HÀNH CHÍNH:


1. Họ và tên BN: Hồ Thị C
2. Tuổi: 67
3. Giới: Nữ
4. Nghề nghiệp: Cán bộ về hưu
5. Địa chỉ: 5/14 La Sơn Phu Tử, Tây Lộc, TP Huế
6. Ngày vào viện: 9h 19/06/2023
7. Ngày làm bệnh án: 20h 27/06/2023
II. BỆNH SỬ:
1. Lý do vào viện: Đau vùng cổ gáy lan xuống vai + kèm tê tay (T)
2. Quá trình bệnh lý:
- Bệnh khởi phát cách đây 3 năm với các triệu chứng đau âm ỉ vùng vai gáy bên
trái không lan, không kèm sưng, nóng, đỏ, đau tăng lên khi vận động, khi thay
đổi thời tiết, về đêm, gặp lạnh; giảm khi nghỉ ngơi xoa bóp, chườm ấm. Bệnh
nhân có đến khám tại bệnh viện Trung ương Huế được chẩn đoán là thoái hóa
cột sống cổ, điều trị giảm đau bằng thuốc tây y không rõ loại.
- Cách đây 2 tháng bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng đau nhức vùng cổ gáy
bên trái nhiều hơn so với lúc trước, đau có lan xuống cánh tay(T), cẳng tay, bàn
ngón tay 2,3,4 bên trái, kèm tê bì, với tính chất đau như trên. Bệnh nhân có
mua thuốc tây về uống nhưng không thấy giảm đau (thuốc không rõ loại).
- Cách ngày nhập viện 2 ngày, các triệu chứng trên trở nặng hơn làm BN hạn chế
các động tác cúi, ngửa, nghiêng, xoay cổ(T), ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng
ngày nên BN nhập viện tại Bệnh viện YHCT tỉnh Thừa Thiên Huế để theo dõi
và điều trị.
 Ghi nhận lúc vào viện: Mạch: 80 lần/phút
- Thể trạng trung bình
- Bệnh tỉnh, tiếp xúc tốt Nhiệt độ: 370C
- Da niệm mạc hồng nhạt Huyết áp: 120/70 mmHg
- Tuyến giáp không lớn
Tần số thở: 18 lần/phút
- Hạch ngoại biên không sờ thấy
- Không phù, không xuất huyết dưới da Cân nặng: 57 kg
- Không ho, không khó thở, không khạc đàm Chiều cao: 155 cm
 Chẩn đoán tại bệnh phòng:
- YHHĐ: Đau vai gáy (T) BMI: 23,73 Kg/m2
- YHCT: Hạng kiên thống (T)
 Các cận lâm sàng được chỉ định:
- CTM, Sinh hóa máu ( Ure, Creatinine, glucose máu, AST, ALT), Điện giải đồ,
ECG, Xquang cột sống cổ thẳng nghiêng.
III. TIỀN SỬ:
1. Bản thân:
- THA cách đây 3 năm điều trị thường xuyên với Losartan 50mg
- ĐTĐ type 2 cách đây 3 năm điều trị thường xuyên với Gliclazide 30mg+
Metformin 850mg
- Mổ thoát vị đĩa đệm CSTL L4-S1 cách đây 5 năm
- Không có tiền sử mắc lao
- Không có tiền sử chấn thương vùng cột sống cổ
- Sản phụ khoa:
 Có kinh năm 14 tuổi, kinh nguyệt đều, chu kỳ kinh 28 ngày, hành kinh 4
ngày, lượng vừa, màu đỏ, màu đỏ sẫm, không đông cục. Mãn kinh năm
49 tuổi.
 PARA: 2002
2. Gia đình: Chưa mắc các bệnh lý liên quan
Mạch: 80 lần/phút
3. Hoàn cảnh sinh hoạt
- Tinh thần: thoải mái, vui vẻ, lạc quan Nhiệt độ: 370C
- Kinh tế - gia đình: Khá giả Huyết áp: 120/80 mmHg
- Môi trường làm việc: Trước đây ngồi máy tính nhiều
( cán bộ văn phòng ). Tần số thở: 18 lần/phút
IV. THĂM KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ THEO YHHĐ: Cân nặng: 57 kg
1. Toàn thân:
Chiều cao: 155 cm
- Thể trạng trung bình
- Bệnh tỉnh tiếp xúc tốt BMI: 23,73 Kg/m2
- Da niêm mạc hồng nhạt
- Không phù, không xuất huyết dưới da
- Tuyến giáp không lớn
- Hạch ngoại biên không sờ thấy
2. Cơ quan:
a. Cơ xương khớp:
- Đau nhức âm ỉ vùng cột sống cổ, vai, cánh tay (T), đau không kèm sưng, nóng,
đỏ, tê bì mặt trước ngoài cánh tay, cẳng tay, bàn tay và đầu ngón tay 2,3,4(T).
- Đau tăng lên khi vận động,khi thay đổi thời tiết, về đêm, gặp lạnh, giảm khi
nghỉ ngơi xoa bóp, chườm ấm.
- Cột sống không gù vẹo, không mất đường cong sinh lý
- Vết mổ cũ đoạn CSTL L4-S1
 Khám tầm vận động vùng cột sống cổ:

Động tác Chủ động Thụ động Bình thường

Cúi 700 700 80-900

Ngửa 500 500 70-800

Nghiêng P, 150 150 20-450


nghiêng T
Xoay P, xoay T 500 500 70-800

 Khớp vai:

Gấp 1800 1800 1800

Duỗi 400 400 400

Dạng 1800 1800 1800

Khép 300 350 20-400

Dạng ngang 500 500 40-500

Khép ngang 1350 1350 1350

Xoay trong 700 700 900

Xoay ngoài 900 900 900

- Co cứng cơ cạnh sống vùng cổ - gáy (T), co cứng cơ thang và cơ delta, ấn đau
dọc cột sống cổ + vai.
- Ấn đau điểm cạnh sống C4-C5, C5-C6
- Ấn đau mỏm gai C4, C5, C6
- Ấn các điểm xung quanh khớp vai không đau
- Ấn mỏm cùng vai không đau
- Không teo cơ, cứng khớp, PXGX bình thường
- Nghiệm pháp: Jobe (-) , Patte (-), Lift off (-), Palm up (-)
b. Thần kinh:
- Bệnh tỉnh, tiếp xúc tốt
- Không có dấu thần kinh khu trú
- Hoa mắt chóng mặt, đau đầu vùng đỉnh
- Đau vùng cột sống cổ lan xuống vai, mặt trước ngoài cánh tay (T) đến khủyu
tay trái
- Dấu bấm chuông T(+) C4-C5, C5-C6
- NP: Spurling (T): (+)
- NP căng rễ thần kinh cổ (T): (+)
- NP chùng rễ thần kinh cổ (T): (+)
c. Tuần hoàn:
- Không hồi hộp, không đau ngực, đánh trống ngực
- T1, T2 nghe rõ
- Chưa nge tiếng tim bệnh lý
d. Hô hấp:
- Không ho, không khó thở
- Lồng ngực cân đối, RRPN nghe rõ
- Chưa nghe rale bệnh lý
e.Tiêu hóa:
- Ăn uống được, ngon miệng
- Không đầy bụng, ợ hơi, ợ chua
- Đại tiện thường, phân vàng, đóng khuôn
- Bụng mềm, ấn không đau
- Gan, lách không sờ thấy
f.Tiết niệu – sinh dục:
- Tiểu thường, nước tiểu vàng trong,
- Không tiểu buốt, tiểu rắt
- Chạm thận (-), bập bềnh thận (-)
g.Các cơ quan khác: Chưa phát hiện bất thường
3.Cận lâm sàng:
a. X-quang cổ thẳng nghiêng Hình ảnh gai xương và đặc xương dưới sụn ở C5,
hẹp khe khớp C5-C6
b. Glucose máu (22/6): 6.3 mmol/L
c. Điện tâm đồ( 19/6): Trong giới hạn bình thường
V. TÓM TẮT- BIỆN LUẬN – CHẨN ĐOÁN:
1. Tóm tắt:
- BN nữ 67 tuổi vào viện vì đau vùng cột sống cổ lan xuống vai, cánh tay (T),
kèm tê bì mặt trước ngoài cánh tay, cẳng tay, bàn tay và đầu ngón 2,3,4(T). Qua
thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng, nhóm em rút ra các dấu chứng và hội
chứng sau:
 Hội chứng tổn thương cột sống cổ:
- Đau vùng cột sống cổ, đau không kèm sưng, nóng đỏ. Đau tăng khi vận động,
khi thay đổi thời tiết, về đêm, gặp lạnh, giảm khi nghỉ ngơi, xoa bóp, chườm
ấm. Đau làm BN hạn chế vận động vùng cột sống cổ
- Co cứng cơ cạnh sống (T)
- Ấn đau điểm cạnh sống C4-C5, C5-C6
- Ấn đau mỏm gai C4, C5, C6
- Xquang cổ thẳng nghiêng: Hình ảnh gai xương và đặc xương dưới sụn ở C5,
hẹp khe khớp C5-C6
 Hội chứng chèn ép rễ thần kinh cổ:
- Đau vùng cột sống cổ lan xuống vai, cánh tay (T) kèm tê bì mặt trước ngoài
cánh tay, cẳng tay, bàn tay, ngón tay 2,3,4 (T)
- Dấu bấm chuông T(+) C4-C5, C5-C6
- NP Spurling (T) (+)
- NP căng rễ thần kinh cổ (T): (+)
- NP chùng rễ thần kinh cổ (T): (+)
 Về tăng huyết áp:
- Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp cách đây 3 năm, huyết áp cao nhất
150/80mmHg. Điều trị thường xuyên với Losartan 50mg .
- HA lúc vào viện 120/70mmHg .
- HA lúc thăm khám 120/80 mmHg.
 Về đái tháo đường
- Bệnh nhân có tiền sử đái tháo đường cách đây 3 năm điều trị thường xuyên với
Gliclazide 30mg + Metformin 850mg.
- Glucose (22/6) : 6.3 mmol/L
 Dấu chứng có giá trị khác:
- Mổ thoát vị đĩa đệm CSTL L4-S1 cách đây 5 năm
- Không có tiền sử mắc lao
- Không có tiền sử chấn thương vùng cột sống cổ
 Chẩn đoán sơ bộ: Hội chứng cổ vai cánh tay (T) nghi do thoái hóa cột sống cổ
C4-C6/ Tăng huyết áp/ Đái tháo đường type 2
2. Biện luận:
- Về chẩn đoán Hội chứng cổ vai cánh tay (T): Trên bệnh nhân có biểu hiện rõ
của 2 hội chứng Tổn thương cột sống cổ và Chèn ép rễ thần kinh cổ nên chẩn
đoán Hội chứng cổ vai cánh tay đã rõ
- Về nguyên nhân:
 Nhóm em không nghĩ đến nguyên nhân do thoát vị đĩa đệm vì tính chất của đau do
thoát vị đĩa đệm thường khởi phát đột ngột, sau gắng sức hay thay đổi tư thế, đau
dữ dội. Tuy nhiên để loại trừ một trường hợp thoát vị trên nên thoái hóa nhóm em
nghĩ cần chụp MRI cột sống cổ để làm rõ chẩn đoán
 Trên bệnh nhân không có các dấu hiệu cờ đỏ của cột sống cổ (rối loạn cảm giác ở
bàn tay, teo cơ bàn tay, rối loạn tiểu tiện, tăng phản xạ gân xương, không sụt cân,
đau liên tục không giảm khi nghỉ ngơi, đau đầu, choáng, chóng mặt, khó nuốt…)
nên nhóm em loại trừ nhóm nguyên nhân toàn thân, ác tính.
 Bệnh nhân không có biểu hiện của nhiễm trùng, không sưng nóng đỏ vùng cổ gáy,
không cứng khớp, không có tiền sử chấn thương cột sống nên em không nghĩ đến
nguyên nhân do viêm hay nhiễm trùng như viêm đốt sống, chấn thương
 Bệnh nhân không có tiền sử mắc lao, không có dấu hiệu điển hình của người mắc
lao như chán ăn, mệt mỏi, sốt về chiều, ra mồ hôi đêm, sụt cân nên nhóm em cũng
không nghĩ đến nguyên nhân do lao.
 Trên bệnh nhân, đau có tính chất âm ỉ, đau tăng khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi,
đau không kèm sưng nóng đỏ, đau nhiều về đêm, khi thay đổi thời tiết, giảm đau
khi xoa bóp. Kèm với bệnh nhân lớn tuổi nên em hướng tới Hội chứng cổ vai cánh
tay ở bệnh nhân là do thoái hóa cột sống cổ gây chèn ép rễ thần kinh cổ. Xquang
cột sống cổ thẳng nghiêng cho hình ảnh gai xương và đặc xương dưới sụn ở C5,
hẹp khe khớp C5 – C6 củng cố cho chẩn đoán
- Về chẩn đoán phân biệt:
 Viêm quanh khớp vai: Bệnh nhân có đau ở vùng vai nhưng khi khám tầm vận
động ( thụ động và chủ động) khớp vai , làm các động tác dạng tay ra ngoài, giơ
tay lên trên và động tác gãi lưng (xoay cánh tay ra trước và vào trong) đều trong
giới hạn bình thường, kèm với các nghiệm pháp chẩn đoán tổn thương chóp quay
âm tính như Jobe(-), Patte (-), Lift off (-) , khớp vai không sưng nóng đỏ nên nhóm
em không nghĩ đến bệnh viêm quanh khớp vai ở bệnh nhân này.
 Hội chứng lối thoát ngực
- Hội chứng sườn đòn: đưa tay bệnh nhân lên ở tư thế dạng và đưa ra sau đầu
bệnh nhân không tê hơn, bắt mạch quay thấy mạch đập vẫn không thấy mạch
yếu nên loại trừ bệnh nhân bị hội chứng sườn đòn
- Hội chứng cơ ngực bé giống như hội chứng sườn đòn
- Hội chứng cơ bậc thang trước: nghiêng đầu bệnh nhân về bên đau và ngửa ra
sau ở tư thế dạng tay, bắt mạch quay sẽ thấy mạch quay yếu thì dương tính
nhưng ở bệnh nhân âm tính nên lại trừ hội chứng cơ bậc thang trước ở bệnh
nhân.
- Về chẩn đoán tăng huyết áp:
 Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp cách đây 3 năm, huyết áp cao nhất
150/80mmHg. Điều trị thường xuyên với Losartan 50mg . HA lúc vào viện
120/70mmHg . HA lúc thăm khám 120/80 mmHg.
 Theo khuyến cáo VSH 2021 Bệnh nhân được xếp vào tăng huyết áp độ 1 (3 năm
trước HA được chẩn đoán 150/80 mmgHg, ) nguy cơ cao ( có bệnh lý đồng mắc
là đái tháo đường) nên nhóm em hướng đến chẩn đoán THA trên bệnh nhân này
là: THA độ 1, nguy cơ cao( ĐTĐ)
 Điều trị: Hiện tại bệnh nhân đang mắc THA với ĐTĐ và kiểm soát tốt HA nên
nhóm em đồng ý với thuốc Losartan 50 mg/1 viên/ ngày trên bệnh phòng .
- Về chẩn đoán đái tháo đường:
 Bệnh nhân được chuẩn đoán ĐTĐ type 2 cách đây 3 năm , điều trị
thường xuyên với Gliclazide 30mg+ Metformin 850mg hiện tại Glucose
(22/06) trên bệnh nhân là 6.3 mmol/L nên chẩn đoán ĐTĐ type 2 trên
bệnh nhân đã rõ.
 Chẩn đoán cuối cùng:
Hội chứng cổ vai cánh tay (T) do thoái thoái hóa cột sống cổ C4-C6 gây chèn ép/
THA độ 1 nguy cơ cao / ĐTĐ type 2.
3. Điều trị:
 Nguyên tắc:
- Giảm cơ, giãn đau
- Tránh vận động mạnh, sai tư thế
- Phục hồi chức năng kết hợp vật lý trị liệu trị liệu.
- Giáo dục BN thay đổi thói quen sinh hoạt
- Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý
- Duy trì HA, đường máu ổn định
 Cụ thể:
- Myonal 50mg x 2v/ngày uống sáng, tối
- Losartan 50mg x 1v/ ngày uống sáng
- Gliclazide 30mg + Metformin 850mg 2v/ ngày uống sáng chiều
VI. PHẦN Y HỌC CỔ TRUYỀN:
1. Tứ chẩn:
a. Vọng chẩn:
- Bệnh nhân còn thần tỉnh táo, sắc mặt nhợt nhạt.
- Ánh mặt linh hoạt
- Không cáu gắt, thái độ hòa nhã.
- Thể trạng trung bình, dáng người cân đối, không gù vẹo.
- Chân tay không run không co quắp.
- Mắt không đỏ không sưng, quầng mắt không thâm.
- Mũi không chảy dịch bất thường
- Môi: hồng nhạt, không khô, không lở loét
- Tai: không ù, nghe rõ
- Da lông , móng tay móng chân không khô.
- 2 vai cân xứng, không có u cục, sẹo, vết thương.
- Vận động hạn chế tại vùng cổ gáy: hạn chế động tác cúi, xoay trái, xoay phải,
nghiêng trái.
- Tóc bạc, không khô.
- Răng không lung lay, chưa gãy rụng
- Lưỡi : + Chất lưỡi: Màu sắc : chất lưỡi nhạt
+ Vận động : linh hoạt, không run, không lệch.
+ Hình dáng: lưỡi bệu, có dấu răng.
+ Rêu lưỡi : Rêu lưỡi trắng, dày, ướt; hơi dính
b. Văn chẩn:
- Tiếng nói to, rõ; không hụt hơi, không ngắt quãng.
- Không ho, không khó thở.
- Không nấc, không nôn, không ợ hơi, ợ chua.
- Hơi thở không có mùi
- Cơ thể không hôi, không có mùi đặc biệt
c. Vấn chẩn:
- Sợ gió lạnh thổi vào phần đầu cổ, hơi sợ lạnh, thích tắm nước ấm, thích chườm ấm
vùng cổ gáy. Không phát sốt về chiều, không có cảm giác nóng phừng mặt, không
có cảm giác nóng lạnh trong người, không có ngũ tâm phiền nhiệt.
- Không đạo hãn, không tự hãn.
- Ăn uống ngon miệng, miệng không khát, thích uống nước ấm.
- Đại tiện: phân vàng, có khuôn, không nhầy máu mủ, ngày 1 lần, dễ đi
- Tiểu tiện: không tiểu buốt, tiểu rắt, nước tiểu vàng trong, lượng khoảng 1,5l/ngày,
không tiểu đêm.
- Thỉnh thoảng đau đầu vùng đỉnh
- Hoa mắt, chóng mặt, nhắm mắt thì đỡ
- Đau nhức, mỏi nặng vùng cột sống cổ, vai (T) và cánh tay (T)cẳng tay (T), bàn tay
và đầu ngón tay 2,3,4 (T), đau âm ỉ, đau không kèm sưng nóng đỏ, tê mặt trước
ngoài cánh tay (T). Đau tăng khi vận động, về đêm và khi thay đổi thời tiết, giảm
đau khi xoa bóp chườm ấm.
- Không hồi hộp đánh trống ngực. Không đau mạn sườn, không đau bụng, không
đau lưng mỏi gối.
- Ngủ ít, ngủ chập chờn, khó vào giấc ngủ.
- Không đau ngực, không đánh trống ngực.
d. Thiết chẩn:
- Xúc chẩn:
+ Cơ nhục vùng vai gáy (T) co cứng.
+ Vùng vai gáy (T) không nóng lạnh bất thường
+ Da vùng tay chân, lòng bàn tay, bàn chân không lạnh, không nóng
- Ấn đau các huyệt: Phong Trì, giáp tích C4 – C5, C5 - C6, Kiên tỉnh, A thị huyệt
vùng bả vai, Kiên ngung, (T)
- Cơ nhục các vùng còn lại không teo, không nhão.
- Bụng mềm, không u cục
- Mạch trầm, hữu lực.
2. Tóm tắt - Biện chứng - Luận trị:
a. Tóm tắt:
Bệnh nhân nữ, 67 tuổi, vào viện vì đau vùng vai gáy lan xuống vai và cánh tay (T).
Qua tứ chẩn em rút ra được các chứng hậu chứng trạng sau:
 Hội chứng khí huyết:
- Khí trệ, huyết ứ tại chỗ gây đau vùng cổ gáy.
 Hội chứng kinh lạc:
- Tại kinh Túc Thiếu dương Đởm: ấn đau cự án các huyệt Kiên Tỉnh, Phong Trì.
- Tại kinh Thủ Dương Minh Đại trường: Ấn đau cự án các huyệt Kiên Ngung, Tý
Nhu,
- Ngoài kinh: Ấn đau Giáp tích C4 – C5, C5 - C6, A thị huyệt vùng bả vai.
 Hội chứng tạng phủ
- Can huyết hư:
+ Đau đầu vùng đỉnh, hoa mắt chóng mặt, nhắm mắt thì đỡ đau.
+ Ngủ ít, khó vào giấc ngủ.
+ Niêm mạc mắt nhạt
+ Chất lưỡi nhạt
 Hội chứng bát cương:
- Biểu chứng: Bệnh ở kinh lạc, cơ xương khớp
- Lý chứng: Bệnh đã ảnh hưởng đến tạng phủ (Can), mạch trầm, rêu lưỡi dày.
- Hàn chứng: đau tăng khi thay đổi thời tiết, gặp lạnh
- Thực chứng: khí trệ huyết ứ gây đau tại chỗ ( khí trệ huyết ứ tại đường kinh Túc
thiếu dương đởm, Thủ dương minh đại trường).
- Hư chứng: đau âm ỉ, bệnh đã lâu,đau khi vận động giảm khi nghỉ ngơi, hoa mắt
chóng mặt nhắm mắt thì đỡ.
 Nguyên nhân:
 Phong:
- Đau phần trên cơ thể, đau có tính chất di chuyển từ cổ lan xuống vai, khuỷu tay,
- Sợ gió lạnh
 Hàn:
- Đau tăng về đêm, thay đổi thời tiết
- Thích tắm nước ấm, ăn, uống ấm.
- Rêu lưỡi trắng.
 Thấp:
- Đau nhức, mỏi nặng vùng cổ vai. Đau tăng khi thay đổi thời tiết, về đêm
- Rêu lưỡi,ướt, hơi dính
Chẩn đoán sơ bộ:
- Bệnh danh: Hạng kiên thống (T)
- Kinh lạc: Túc thiếu dương Đởm, Thủ dương minh Đại trường,
- Tạng phủ: Can
- Bát cương: Biểu lý kiêm chứng, hư trung hiệp thực, hàn
- Thể bệnh: Phong hàn thấp
- Nguyên nhân: Ngoại nhân (phong, hàn, thấp)

b. Biện chứng luận trị:


 Bệnh chính: Hạng kiên Thống (T)
- Về bệnh danh:
Trên bệnh nhân đau nhức mỏi nặng vùng cổ gáy (T), đau không kèm sưng nóng đỏ, đau
lan xuống vai (T), mặt trước ngoài cánh tay (T) ,cẳng tay (T), bàn tay và đầu ngón tay
2,3,4 (T), kèm hội chứng khí trệ huyết ứ tại các kinh dương ở vùng cổ gáy và vai nên em
chẩn đoán bệnh nhân thuộc chứng Hạng Kiên Thống.
- Về bát cương:
 Về vị trí bệnh: Trên bệnh nhân vừa có biểu vừa có lý tuy nhiên nhóm em thiên về
biểu hơn vì biểu hiện trên bệnh nhân rầm rộ hơn và đó cũng là lý do khiến bệnh
nhân vào viện.
 Về tính chất bệnh: Trên bệnh nhân có các triệu chứng đau nhức cơ xương khớp,
co cứng cơ, đau tăng về đêm, đó là các triệu chứng đặc trưng của hàn tà, vì hàn tà
có tính ngưng trệ khi xâm nhập vào cơ thể làm cơ thể mất đi sự ôn chiếu của
dương khí làm cho khí huyết ngưng trệ, vận chuyển không thông dẫn đến các triệu
chứng trên bệnh nhân vì vậy nhóm em chẩn đoán là hàn chứng.
 Về trạng thái của bệnh: trên bệnh nhân có cả thực chứng và hư chứng, các triệu
chứng đau trên bệnh nhân còn đau nhiều, đau làm bệnh nhân hạn chế vận động,
em nghĩ đau là do khí trệ huyết ứ tại chỗ do lục dâm xâm nhập vào nên em thiên
về thực chứng. Tuy nhiên bên cạnh đó thiên quý của bệnh nhân bắt đầu cạn (>49t)
khi điều trị vẫn đồng thời bổ để nâng cao chính khí cho bệnh nhân.
- Về tạng phủ: Can huyết hư tức là huyết không nuôi dưỡng được can, chức năng can
tàng huyết bất thường. Can khai khiếu ra mắt, nuôi dưỡng cân. Can huyết bất túc, mắt
mất sự nuôi dưỡng gây hoa mắt, chóng mặt; cân không được nuôi dưỡng nên gây nên tê
bì. Huyết hư không nuôi dưỡng lên đầu mặt nên thấy sắc mặt nhợt nhạt. Can tàng hồn,
can huyết hư làm can âm bất túc, dễ gây chứng ngủ chập chờn, khó vào giấc ngủ.

- Về nguyên nhân: Phong hàn thấp tà xâm nhập vào kinh Túc thiếu dương Đởm, Thủ
dương minh Đại trường, ở vùng cổ gáy và vai gây khí trệ huyết ứ tại các đường kinh này
dẫn đến đau vùng cổ gáy. Phong tà có tính chất đi lên và ra ngoài gây đau ở phần trên,
Phong có tính chất di chuyển nên gây đau ở cổ gáy lan xuống vai theo các đường kinh bị
phong tà xâm nhập. Mặt khác phong tà thường dẫn đường cho hàn tà và thấp tà xâm
nhập kinh lạc gây ra các triệu chứng đau nhức mỏi nặng, co cứng cơ, đau khi thay đổi
thời tiết.Vì vậy trên bệnh nhân em chẩn đoán nguyên nhân là ngoại nhân do phong hàn
thấp
- Về thể bệnh: Bệnh nhân đau vai gáy do nguyên nhân chủ yếu là do phong hàn thấp tà
xâm nhập vào kinh lạc gây các triệu chứng đau như trên vì vậy em chẩn đoán thể Phong
Hàn Thấp trên bệnh nhân.

 Chẩn đoán cuối cùng


- Bệnh danh: Hạng Kiên thống (T)
- Bệnh kèm: Huyễn Vựng, Tiêu Khát
- Kinh lạc: Túc thiếu dương Đởm, Thủ dương minh Đại trường,
- Tạng phủ: Can
- Bát cương: Biểu - thực - hàn kiêm lý hư
- Thể bệnh: phong hàn thấp
- Nguyên nhân: Ngoại nhân (phong, hàn, thấp).

3. Điều trị:
 Phép điều trị: Khu phong,tán hàn, trừ thấp, hành khí hoạt huyết, dưỡng can
huyết.
 Bài thuốc: Quyên tý thang gia giảm
Khương hoạt: 16g Xích thược: 12g
Phòng phong: 10g Khương hoàng: 8g
Hoàng kỳ: 10g Bạch thược: 10g
Đương quy: 12g Cát căn: 10g
Chích thảo: 6g Quế chi: 6g
Đại táo: 6 quả

 Phương pháp không dùng thuốc:


 Châm cứu:
- Châm tả (T): Phong trì, Giáp tích C4-C5-C6, Kiên tĩnh, Kiên Ngung,
Kiên liêu, Tý nhu, Khúc trì, Hợp cốc, Bát tà, Lạc chẩm
- Châm bổ (2 bên): Cách du.
 Xoa bóp, bấm huyệt: Xoa , Day, Bóp , Đấm, Chặt vùng cổ gáy, bấm các
huyệt như trên.

VII. TIÊN LƯỢNG:


 Gần :
- Tốt, bệnh nhân tuân thủ điều trị, chưa có biến chứng teo cơ cứng khớp.
 Xa :
- Khá: Bệnh nhân lớn tuổi, chính khí bắt đầu hư suy, sống trong môi trường
ẩm thấp

VIII. DỰ PHÒNG:
- Dự phòng đau lưng: tập các bài tập dương sinh phù hợp
- Tránh mang vác vật nặng, tránh nằm ở những nơi ẩm thấp.
- Nghỉ ngơi hợp lý, tránh vận động mạnh trong sinh hoạt và lao động.
- Luôn giữ cột sống đúng tư thế đúng sinh lý.
- Thường xuyên xoa bóp vận động cột sống, ăn uống điều độ đủ chất để nâng
cao thể trạng.

You might also like