You are on page 1of 87

2

CHƯƠNG

LÝ THUYẾT CUNG CẦU


Lý thuyết cung cầu

(Luật cung, luật cầu)

- Cân bằng và sự thay đổi trạng thái cân bằng thị trường
- Ảnh hưởng của các chính sách của Chính phủ
Lý thuyết cung cầu
Mua xe máy?

Giá xe máy Giá xăng Thu nhập Chính sách


của Chính phủ
1.CẦU (DEMAND)

1.1. Khái niệm


• Cầu là số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người tiêu
dùng có khả năng mua và sẵn sàng mua tại các mức giá
khác nhau trong một thời gian nhất định, với điều kiện các
yếu tố khác không đổi (Ceteris paribus).

• Cầu thể hiện những nhu cầu có khả năng thanh toán.

• Lượng cầu là số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người


tiêu dùng mua ở một mức giá nhất định.
✓ Có khả năng mua
✓ Không sẵn sàng mua

$ = 345.000đ

✓ Không có khả năng mua


✓ Sẵn sàng mua

$ = 10.000.000 đ $ = 20.490.000đ

✓ Có khả năng mua


✓ Sẵn sàng mua

$ = 4.690.000đ
✓ Nhu cầu là những mong muốn, nguyện vọng vô hạn của con người.

✓ Cầu thể hiện những nhu cầu có khả năng thanh toán
1.CẦU (DEMAND)
Ví dụ: Số lượng kem Merino bạn sinh viên A mua ở những mức giá khác nhau

Giá Số lượng
(1000đ/cây) (Cây)

0 10

Tại giá kem P = 5, bạn A mua 8 cây 5 8

Tại giá kem P = 10, bạn A mua 6 cây 10 6

15 4

20 2

25 0

✓ Lượng cầu là số lượng hàng hoá hay dịch vụ mà người tiêu dùng mua ở
một mức giá nhất định
✓ Tập hợp tất cả lượng cầu tại các mức giá => Cầu
1.CẦU (DEMAND)

1.2. Biểu cầu


Bảng 2.1: Biểu cầu cá nhân về kem
- Biểu cầu là bảng tập hợp Merino

lượng cầu ở các mức giá Giá (P) Lượng cầu (Q)
1000đ/sp sp
khác nhau.
0 10
- Biểu cầu mô tả mối quan 5 8
hệ giữa giá thị trường và 10 6
lượng cầu của hàng hóa 15 4
khi các yếu tố khác không 20 2
thay đổi. 25 0
1.3. Đường cầu
1.3.1. Đường cầu cá nhân

Luật cầu: Đường cầu dốc xuống cho

P
P↑ → Q↓ biết người mua sẵn sàng và
P ↓ → Q↑ có khả năng mua nhiều hơn
I với mức giá thấp hơn.
25
H
20
G Giá (P) Lượng cầu (Q)
15 1000đ/sp sp
0 10
C
10 5 8

B D 10 6
5 15 4
A 20 2
0 Q 25 0
2 4 6 8 10
1.3. Đường cầu
1.3.2. Đường cầu thị trường

✓ Cầu cá nhân là cầu của từng người tiêu dùng cụ thể


về hàng hóa dịch vụ.

✓ Cầu thị trường là tổng hợp toàn bộ cầu cá nhân lại


với nhau.
Nguyên tắc: Cầu thị trường được xác định bằng tổng
lượng tiêu dùng của các cá nhân tại mỗi mức giá.
Qt = QA + QB + QC +….. Qn
Pt = PA = PB = PC =….. = Pn
Cầu cá nhân và cầu thị trường

P QA QB Cầu thị trường?


Đồng/sản phẩm Sản phẩm Sản phẩm Sản phẩm

0 10 8 ?

5 8 6 ?

10 6 4 ?

15 4 2 ?

20 2 0 ?

25 0 0 ?
Cầu cá nhân và cầu thị trường

P QA QB Lượng cầu thị trường


Đồng/sản phẩm Sản phẩm Sản phẩm Q=QA+QB (sp)

0 10 8 18
5 8 6 14
10 6 4 10
15 4 2 6
20 2 0 2
25 0 0 0

Cầu thị trường về kem Merino là tổng hợp cầu của sinh viên A và B.
Qt = QA + QB
Pt = PA = PB
Cầu cá nhân và cầu thị trường
P QA QB Lượng cầu thị trường
vnd/sp Sp Sp Q=QA+QB (sp)
0 10 8 18
Qt = QA + QB 5 8 6 14
P
Pt = PA = PB 10 6 4 10

25 15 4 2 6
20 2 0 2
20 25 0 0 0

15

10
DA
D
5
DB

0 2 4 6 8 10 18 Q
1.4. Hàm cầu:
• Thể hiện cầu về một loại hàng hoá dưới dạng một phương trình
đại số chính là cách biểu thị tương quan giữa lượng cầu và mức
giá như một quan hệ hàm số.
Dạng tổng quát: QD = f(P)
Trong đó: - QD : lượng cầu về hàng hóa dịch vụ.
- P: giá cả các loại hàng hóa dịch vụ.
• Trong kinh tế học, hàm cầu đơn giản nhất thường được sử dụng
là một hàm cầu có dạng tuyến tính:
QD = aP + b (a < 0)
Trong đó, a và b là những tham số xác định.
Ví dụ: QD = - 5P + 9 (a < 0)
PD = - 5Q + 20 (Hàm cầu nghịch)
1.4. Hàm cầu:
Ví dụ: Hàm cầu về thịt heo ở thành phố Huế năm 2023:
QD = - 5P + 9 (a < 0) Q: Nghìn tấn
PD = - 5Q + 20 (Hàm cầu nghịch) P: 1000vnđ/1kg

➢ QD = - 5P + 9 (a < 0)
Nếu giá tăng thêm 500đ/1kg thì
P=1 ;Q=4 lượng cầu đối với thịt heo sẽ
P = 1.5 ; Q = 1,5 giảm 2.5 nghìn tấn/năm.

➢ PD = - 5Q + 20
Để người tiêu dùng mua thêm 1
Q = 0; P = 20 nghìn tấn thịt heo, giá thịt heo
Q = 1; P = 15 phải giảm đi 5000đ/1kg.
SỰ DỊCH CHUYỂN ĐƯỜNG CẦU

Ví dụ: Một người tiêu dùng A với ngân sách I = 100$ dùng để mua kem Merino.

Khi A được B tặng thêm 100$, tổng ngân sách tăng lên I = 200$. Khi đó lượng
cầu hàng hóa sẽ thay đổi như sau:

• Khi thu nhập tăng làm cho lượng cầu tại tất cả các mức giá tăng lên.

• Lượng cầu tại tất cả các mức giá tăng => Cầu tăng => Đường cầu dịch chuyển
tăng (từ trái sang phải).
SỰ DỊCH CHUYỂN ĐƯỜNG CẦU

• Khi thu nhập tăng làm cho lượng cầu tại tất cả các mức giá tăng lên.

• Lượng cầu tại tất cả các mức giá tăng => Cầu tăng => Đường cầu dịch chuyển
tăng (từ trái sang phải).
SỰ DỊCH CHUYỂN ĐƯỜNG CẦU
1.5. Các yếu tố làm dịch chuyển đường cầu

• Thu nhập (I - income)

• Giá hàng hóa liên quan (Pr - Related goods)

• Thị hiếu (T - Tastes)

• Số lượng người tiêu dùng (N)

• Kỳ vọng (E - Expectations)

• Thông tin
Thu nhập

✓ Đối với hầu hầu hết hàng hóa,


I↑ → QD↑
I↓ → QD↓
=> Hàng hóa thông thường.
Hàng hoá thông thường bao gồm 2 loại là: Hàng hóa thiết
yếu và Hàng hóa xa xỉ

✓ Đối với một số ít hàng hóa khác,


I↑ → QD ↓
I↓ → QD ↑
=> Hàng hóa thứ cấp
Đường Engel

Thu nhập
(I)
Hàng hóa
thứ cấp

Hàng hóa
thông thường

0 Q
Đường Engel chỉ ra mối quan hệ giữa lượng hàng hoá tiêu dùng với thu nhập.
- Nếu hàng hoá thông thường đường Engel có độ dốc dương.
- Nếu hàng hoá thứ cấp đường Engel có độ dốc âm.
SỰ DỊCH CHUYỂN ĐƯỜNG CẦU

Khi thu nhập của người tiêu dùng thay đổi (Ceteris paribus) tác động làm
đường cầu dịch chuyển.
Giá cả hàng hóa liên quan
• Khái niệm: Hàng hóa có liên quan là những loại hàng hóa có quan
hệ với nhau trong việc thoả mãn 1 nhu cầu nào đó của con người.

Hàng hóa thay thế


Hai hàng hóa có thể sử dụng thay thế cho nhau trong việc thoả
mãn cùng một nhu cầu cầu nào đó của người tiêu dùng.
Ví dụ: Xe đạp và xe máy, thịt lợn và thịt bò ...

Hàng hóa bổ sung


Hai hàng hóa phải sử dụng đồng thời với nhau trong việc thỏa
mãn nhu cầu của người tiêu dùng.
Ví dụ: Điện thoại và sim điện thoại, xe máy và xăng
Giá cả hàng hóa liên quan

• Hàng hóa thay thế:

Px↑ → Qy↑
Px ↓ → Qy↓
• Hàng hóa bổ sung:

Px↑ → Qy↓
Px ↓ → Qy↑
Giá cả hàng hóa liên quan

Ví dụ: Giá thịt bò tăng => Cầu về thịt lợn tăng lên

P
• Hàng hóa thay thế:
Px↑ → Qy↑
Px ↓ → Qy↓

D D1

5 7 12 Q
Giá cả hàng hóa liên quan

Ví dụ: Giá xăng tăng => Cầu về xe máy giảm.

P • Hàng hóa bổ sung:


Px↑ → Qy↓
Px ↓ → Qy↑

D2 D

5 7 12 Q
Các yếu tố làm dịch chuyển đường cầu

• Thị hiếu (T - Tastes)

• Số lượng người tiêu dùng (N)

• Kỳ vọng (E – Expectations)

• Thông tin
Sự vận động dọc theo đường cầu

P
- Do thay đổi của giá hàng hóa/dịch vụ.
5
- Thể hiện sự thay đổi trong lượng cầu.
4 B

2 A

1
D
0
40 80 120 160 200 Q
Sự dịch chuyển đường cầu

- Do thay đổi của các nhân tố ngoài giá.


P - Thể hiện sự thay đổi của cầu.

Cầu tăng đường cầu


dịch sang phải (D→D1)
Cầu giảm đường cầu
dịch sang trái (D→D2)
3

D D1
D2

5 7 12 Q
Các nhân tố làm dịch chuyển và vận động dọc theo
đường cầu
CUNG (SUPPLY)

• Cung là số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người sản


xuất có khả năng bán và sẵn sàng bán ở các mức giá
khác nhau trong một thời gian nhất định, với điều kiện
các yếu tố khác không đổi (Ceteris Paribus).

• Lượng cung là số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà các


nhà sản xuất muốn bán tại một mức giá đã cho.

• Cung là tập hợp tất cả lượng cung ở mọi mức giá.


CUNG (SUPPLY)
Ý muốn bán? Lợi nhuận

100 Túi xách


• Giá thành: 250,000 đ/túi
• Người tiêu dùng trả: 200,000 đ/túi

Khả năng bán? Năng lực sản xuất

• Có nhu cầu, sẵn sàng trả tiền


• Chưa thể sản xuất vì chưa đủ năng
lực và trình độ công nghệ.
Biểu cung
Bảng 2.4: Biểu cung doanh
nghiệp về socola

Biểu cung là bảng tập P Q


(1000đ/thanh) (tr.thanh/năm)
hợp tất cả các lượng
cung ở các mức giá khác 0 0
nhau. 1 0
2 40
3 80
4 120
5 160
Đường cung (cá nhân)
Đường cung dốc lên thể hiện
người sản xuất muốn bán
P
S nhiều hơn khi giá càng cao
5

4 B
3 P Q
A (1000đ/thanh) (tr.thanh/năm)

2 0 0
1 0

1 2 40
3 80
4 120
5 160
0 40 80 120 160 Q
Luật cung

• Luật cung:
P↑ → Q↑
P↓ → Q↓
• Vì sao?
Hàm cung
• Hàm cung là cách mô tả khái quát về mối quan hệ giữa lượng
cung và mức giá về mặt định lượng.

• Dạng tổng quát: QS = f(P)


Trong đó:
- QS : Lượng cung hàng hóa dịch vụ.
- P: Giá cả các loại hàng hóa dịch vụ.
Nếu hàm cung là tuyến tính: QS = aP + b (a>0)
Ví dụ: QS = 2P + 5 (a > 0), (P: $/kg; Q: nghìn tấn/năm)
Ps = 0,5Q + 10 (Hàm cung nghịch)
P = 0; Q = 5 Giá tăng lên 1 $/kg thì lượng
P = 1; Q = 7 cung tăng lên 2 nghìn tấn/năm.
Cung cá nhân và cung thị trường

P QA QB Cung
Đồng/sp Sp Sp thị trường?
0 0 0 ?
1 0 20 ?
2 40 60 ?
3 80 100 ?
4 120 140 ?
5 160 180 ?
Cung cá nhân và cung thị trường

P QA QB Q=QA+QB
Đồng/sp Sp Sp Sp
0 0 0 0
1 0 20 20
2 40 60 100
3 80 100 180
4 120 140 260
5 160 180 340
Cung cá nhân và cung thị trường

P
SA SB
5
S
4
3
2

0 40 60 100 120 140 260 Q


CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CUNG

• Giá của bản thân hàng hóa (P)

• Giá của các yếu tố đầu vào (Pi)

• Công nghệ (Tech)

• Chính sách của Chính phủ (thuế, trợ cấp)

• Số lượng người sản xuất (N)

• Kỳ vọng (E)

• Khí hậu, thời tiết


Các nhân tố làm dịch chuyển và vận động dọc theo
đường cung
Trạng thái cân bằng cung cầu

➢ Trạng thái cân bằng cung cầu đối với một hàng hóa nào
đó là trạng thái khi việc cung hàng hóa đó thỏa mãn cầu
đối với nó trong một thời kỳ nhất định.
➢ Tại điểm cân bằng này chúng ta xác định được giá cân
bằng và sản lượng cân bằng.
Tại điểm cân bằng:
Trạng thái cân bằng

➢ Xác định trạng thái cân bằng thị trường bằng toán học:

QS = 100/3P -700
P
QD = -40/3P + 1260
S
(Q: Nghìn sp; P: trđ/sản phẩm)
E
Trạng thái cân bằng: PE = 42
D
QS = QD
 100/3P - 700 = -40/3P + 1260
 QE = 700 (nghìn sp)
0 QE = 700 Q
PE = 42 (trđ/sản phẩm)
Cân bằng – Dư thừa – Thiếu hụt

P
1000đ S
Dư thừa
P2=45
P2 > PE: QS > QD
E dư cung,
PE=42
dư thừa hàng hóa
P1=39
Thiếu hụt P1 < PE: QD > QS
D dư cầu,
thiếu hụt hàng hóa

0 600 660 700 740 800 Q Tr.thanh


THAY ĐỔI TRẠNG THÁI CÂN BẰNG
SỰ DỊCH CHUYỂN

P P
S
S S’
E PE’ E’
PE PE E
PE’ E’
D
D D’

QE QE’ Q QE QE’ Q
THAY ĐỔI TRẠNG THÁI CÂN BẰNG
SỰ DỊCH CHUYỂN

P P
S’ S S
E’ PE E
PE’ PE’ E’
PE E

D D’ D

QE’ QE Q QE’ QE Q
THAY ĐỔI TRẠNG THÁI CÂN BẰNG
SỰ DỊCH CHUYỂN

P P
S’ S S’
S
E
PE’’ E” PE” = PE E”
PE E D’
PE’ PE’
D E’ D
E’
D’
QE’’QE’QE Q QE QE’ QE’’ Q
THAY ĐỔI TRẠNG THÁI CÂN BẰNG
SỰ DỊCH CHUYỂN

P P
S’
S S’
S E
E’ PE
PE’
E’ D
E
PE PE’
D’ D’
D
QE’ QE Q QE=QE’ Q
CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ
Giá trần (Price Ceiling)
• Giá trần là mức giá cao nhất mà chính phủ ấn
định cho một mặt hàng cụ thể nhằm mục đích bảo
vệ lợi ích người tiêu dùng.

- Giá cao nhất trên thị trường


- Bảo vệ người tiêu dùng
- Hậu quả: thiếu hụt
Giá trần
$

Trước khi có giá trần


S

P1

O Q1 Q
Giá trần
$

Sau khi có giá trần


S

D
P3
A
P1
C
Pc
B P trần
Thiếu hụt D

O Q2 Q1 Q3 Q
Giá trần

https://vietnambiz.vn/gia-xang-dau-hom-nay-4-3-tang-manh-hon-2-20210304040122852.htm
Giá trần

https://vietnambiz.vn/gia-xang-dau-hom-nay-4-3-tang-manh-hon-2-20210304040122852.htm
Time: 04/03/2021
Giá trần

Từ ngày 1⁄11⁄2014: Xăng dầu chính thức được điều hành theo Nghị định mới
Ngày 3⁄9⁄2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định
83⁄2014⁄NĐ-CP về KDXD thay thế Nghị định 84⁄2009⁄NĐ-CP
ban hành ngày 15⁄10⁄2009. Theo đó, một trong những điểm
nổi bật của Nghị định mới ban hành là giá bán xăng dầu
được thực hiện theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của
Nhà nước. Thương nhân đầu mối được quyền quyết định
giá bán buôn. Nghị định sẽ có hiệu lực từ 1⁄11⁄2014.

➢ Thời gian giữa 2 lần điều chỉnh giá liên tiếp tối thiểu là 15 ngày đối với trường hợp tăng giá,
tối đa là 15 ngày đối với trường hợp giảm giá.
➢ Đối với việc điều chỉnh tăng giá bán lẻ xăng dầu, trường hợp các yếu tố cấu thành biến
động làm cho giá cơ sở tăng trong phạm vi 3% so với giá cơ sở liền kề trước đó, thương
nhân đầu mối được tăng giá bán lẻ tương ứng giá cơ sở tại thời điểm thương nhân điều
chỉnh giá; đồng thời gửi văn bản kê khai giá, quyết định điều chỉnh giá đến cơ quan quản lý
nhà nước có thẩm quyền (liên Bộ Công Thương - Tài chính) và chịu trách nhiệm trước
pháp luật về mức giá được điều chỉnh.
http://minhbach.moit.gov.vn/default.aspx?page=news&do=detail&id=130
Giá trần

➢ Theo Nghị định 95/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 83/2014/NĐ-CP vừa được
Chính phủ ban hành, kể từ năm 2022, giá bán lẻ xăng dầu sẽ được điều chỉnh 10 ngày/lần
vào mùng 1, ngày 11 và ngày 21 hàng tháng. Nếu trùng vào ngày nghỉ, ngày nghỉ lễ, thời
gian điều hành được lùi sang ngày làm việc tiếp theo; nếu trùng vào dịp Tết Nguyên đán
thì được lùi sang kỳ điều hành tiếp theo.
➢ Trong trường hợp giá xăng dầu biến động bất thường, ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh
tế - xã hội và đời sống nhân dân, Bộ Công thương báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét,
quyết định thời gian điều hành giá xăng dầu.

https://m.tinnhanhchungkhoan.vn/nha-nuoc-van-can-thiep-truc-tiep-vao-thi-truong-xang-dau-
post284159.amp
CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ
Giá sàn (Price Floor)
• Giá sàn là mức giá thấp nhất mà Chính phủ ấn
định cho một loại hàng hóa cụ thể nhằm bảo vệ lợi
ích của người sản xuất.

- Giá thấp nhất trên thị trường


- Bảo vệ người sản xuất
- Hậu quả: dư thừa
Giá sàn
$

Trước khi có giá sàn


S

P1

O Q1 Q
Giá sàn
$

Sau khi có giá sàn


S
Dư Thừa

Pf
B A C P sàn
P1

O Q2 Q1 Q3 Q
Quy định tiền lương tối thiểu
trong thị trường lao động
Lương
Dư thừa lao động Cung
(thất nghiệp) lao động

Mức lương
tối thiểu

Cầu
Lao động

0 QD QS Số lượng
lao động
Ví dụ 1

Hàm số cầu và cung của lương thực trên thị trường có dạng:

QD = 120 - 20P

QS = -30 + 40P

P: 1000đ/kg; Q: 1000 tấn

1. Xác định giá và sản lượng cân bằng trên thị trường. Vẽ đồ thị minh
họa điểm cân bằng của thị trường.

2. Giả sử Chính phủ quy định mức giá là 3000đ/kg thì lượng thừa hay
thiếu lương thực trên thị trường là bao nhiêu?

3. Giả sử do dân số tăng nhanh làm cho cầu tăng thêm 20%. Tìm giá và
sản lượng cân bằng mới.
18.3
CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ
Thuế (tax)

- Mục đích: tăng ngân sách, phân phối thu nhập, hạn chế
sản xuất hoặc tiêu dùng một hàng hóa.
- Hạn chế: Cả người sản xuất và tiêu dùng đều chịu gánh
nặng thuế.

a/ Thuế đánh vào bên cung (người bán)

b/ Thuế đánh vào bên cầu (Người mua)


• Hiện nay đa số ô tô được bán trên thị trường Việt Nam đều là nhập
khẩu từ nước ngoài. So với mức giá ban đầu thì sau khi về đến Việt
Nam xe sẽ có giá gấp 3,4 lần. Vậy nguyên nhân do đâu lại có sự
chênh lệch đó?
• Hướng dẫn cách tính thuế nhập khẩu ô tô

Nguồn: https://zestech.vn/tin-tuc/tu-van-mua-ban-xe/cach-tinh-thue-nhap-khau-o-to.html
CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ
Thuế (tax)
a/ Thuế đánh vào bên cung (người bán)

P
S’
E

S
B t
Người TD chịu: Pm – P0
Pm
P0 G
A
Người SX chịu: P0 - Pb Pb
C

F
D
0
Q1 Q0 Q
CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ
Thuế (tax)
b/ Thuế đánh vào bên cầu (Người mua)
P

S
Pm C
Người TD chịu Pm – P0
P0 G
A
Người SX chịu P0 - Pb Pb D
B

F t
D’
0
Q1 Q0 Q
CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ
Trợ cấp

- Mục đích: khuyến khích sản xuất, tiêu dùng 1 hàng hóa.
- Hạn chế: Tăng chi tiêu chính phủ, giảm động cơ sản xuất,
tìm kiếm việc làm.

a/ Trợ cấp cho bên cung (người bán)

b/ Trợ cấp cho bên cầu (Người mua)


CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ
Trợ cấp
a/ Trợ cấp cho bên cung (người bán)
P

S
Người sản xuất
C S’
được lợi: Pb – P0 Pb
P0 A G
Người tiêu dùng
Pm
được lợi: P0 - Pm B
F
D
0
Q0 Q* Q
CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ
Trợ cấp
b/ Trợ cấp cho bên cầu (Người mua)
P

S
Người sản xuất
B
được lợi: Pb – P0 Pb
P0 A G
Người tiêu dùng
D’
được lợi: P0 - Pm Pm C
F
D
0
Q0 Q* Q
GIÁ TRỊ THẶNG DƯ

➢ Thặng dư tiêu dùng (Consumer Surplus - CS)

➢ Thặng dư sản xuất (Producer Surplus – PS)

➢ Thặng dư của Chính phủ (G)

➢ Thặng dư xã hội (TS)


Thặng dư tiêu dùng (CS)

• Thặng dư tiêu dùng khi tiêu dùng thêm 1 đơn vị


hàng hóa là chênh lệch giữa lợi ích cận biên của
người tiêu dùng với chi phí tăng thêm để thu được
lợi ích đó (P hàng hóa).
• CS chính là chênh lệch giữa giá mà người tiêu
dùng sẵn sàng trả và giá thực tế phải trả cho hàng
hóa.
Thặng dư tiêu dùng
Ví dụ: Chênh lệch về giá sẵn lòng trả và giá thực tế phải trả của
một cá nhân khi tiêu dùng hàng hóa được minh họa qua bảng sau:
Thặng dư tiêu dùng
GIÁ TRỊ THẶNG DƯ

Thặng dư Giá tối đa Giá thực tế


tiêu dùng = người tiêu dùng - người tiêu dùng
(CS) sẵn lòng trả phải trả

P
(CS) được xác định S
bằng diện tích nằm
dưới đường cầu và CS E
trên đường giá. PE

QE Q
GIÁ TRỊ THẶNG DƯ

Thặng dư Giá thực tế Giá người


sản xuất = người sản xuất - sản xuất
(PS) nhận được sẵn lòng bán

P
S

PS được xác định E


bằng diện tích nằm PE
PS
dưới đường giá và
trên đường cung
D

QE Q
GIÁ TRỊ THẶNG DƯ

Thặng dư Thu của Chi của


Chính phủ (G) = Chính phủ (Thuế) - Chính phủ (Trợ cấp)

P
Chính sách thuế: S’
A t
G = Tổng thu từ thuế của PD
Chính phủ (Diện tích hình E S
PDABPS) PE G
PS
B
Khi không có thuế, trợ
D
cấp: G = 0

0 QE’ QE Q
GIÁ TRỊ THẶNG DƯ

Thặng dư xã hội (Phúc lợi XH): TS = CS + PS + G

P S’
P
CS A t
S PD S
CS
PE G E
E
PE
PS
PS PS
B D
D

D
0 QE 0 Q QE’ QE Q

TS = CS + PS TS = CS + PS + G
THAY ĐỔI PHÚC LỢI DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA
CÁC CHÍNH SÁCH CHÍNH PHỦ

• Giá trần

P P

S S
A
1 3 E
E 4
PE
PE Giá trần
2 Pc
55 B

D D

0 QE Q 0 Qc QE Q

CS, PS, TS trước khi có giá trần CS, PS, TS khi có giá trần
THAY ĐỔI PHÚC LỢI DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA
CÁC CHÍNH SÁCH CHÍNH PHỦ

• Giá trần
P

Thay đổi phúc lợi


S
khi có giá trần
∆CS U-V Y
V
∆PS -U-W
U W
∆TS -V-W Pc
Z

DWL = - V - W: tổn D
thất PLXH do giá trần

Qc Q
0
THAY ĐỔI PHÚC LỢI DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA
CÁC CHÍNH SÁCH CHÍNH PHỦ

Giá sàn
CS, PS, TS trước khi có giá sàn CS, PS khi có giá sàn
P P
S S
3
Pf
1 E
PE 4 5 E
2

D D

0 QE Q 0 Qc Q
a/ Thuế đánh vào bên cung Không Có thuế
- Thuế đầu ra thuế
TDSX FAP0 PbCF
- Thuế quan
TDTD EAP0 PmBE
P
S’ TDXH FAE EBCF
E TTPLXH ABC
S
B
Pm - Gánh nặng thuế của người sản xuất:
G P0PbCG = P0Pb  Q1
P0 A
Pb - Gánh nặng thuế của người tiêu dùng:
C
PmP0GB = PmP0  Q1
F - Tổng thu từ thuế của chính phủ:
D
PmPbCB = PmPb  Q1 = t  Q1
0
Q1 Q0 Q

TTPLXH (ABC) = ½AG  BC = ½ Q  t


Thuế
• Thuế

Thay đổi phúc lợi P


khi có thuế
S’
∆CS -U-V
PD t
∆PS -X-W U
PE V S
∆G U+X X W
PS
∆TS -V-W
D
DWL = - V - W: tổn thất
PLXH do thuế gây ra
0 QE’ QE Q
Bài tập 1

Hàm số cầu và cung của lương thực trên thị trường có dạng:

QD = 120 - 20P

QS = -30 + 40P

P: 1000đ/kg; Q: 1000 tấn

1. Xác định giá và sản lượng cân bằng trên thị trường. Vẽ đồ thị minh
họa điểm cân bằng của thị trường.

2. Giả sử Chính phủ quy định mức giá là 4000đ/kg thì lượng thừa hay
thiếu lương thực trên thị trường là bao nhiêu?

3. Giả sử do dân số tăng nhanh làm cho cầu tăng thêm 20%. Tìm giá và
sản lượng cân bằng mới.
18.3
Bài tập 2

Hàm số cầu và cung của một hàng hóa như sau:

QD= 80 - 10P và QS= -70 + 20P

1.Xác định giá và sản lượng cân bằng trên thị trường.

2.Giả sử chính phủ đánh thuế t = 3 ($/sản phẩm). Tính giá


và sản lượng cân bằng mới. Tính số thuế mà người mua
và người bán phải chịu.
Bài tập 3

Hàm số cầu và hàm số cung của một sản phẩm được cho dưới
đây:
P = (-1/2) QD + 100 và P = QS + 10
1. Hãy tìm điểm cân bằng của thị trường. Hãy tính thặng dư sản
xuất (PS), thặng dư tiêu dùng (CS), và thặng dư toàn xã hội
(TS).

2. Giả sử Chính Phủ đánh thuế 5 đồng/sp. Hãy tính CS, PS, G, TS
và tổn thất Xã hội (DWL) do thuế gây ra?

3. Nhà nước áp đặt mức giá trần cho sản phẩm là 50 đồng, hãy
tính CS, PS, TS, DWL?
Bài tập 4: Hàm số cầu của lúa hàng năm có dạng: QD = 600 - 0,1P.
Bàiđó:tập
Trong đơn vị tính của Q là tấn và P là đồng/kg.
Sản lượng thu hoạch lúa năm nay QS = 500.
a. Xác định giá lúa trên thị trường, thu nhập của người nông dân. Vẽ đồ thị.
b. Để bảo hộ sản xuất chính phủ ấn định mức giá tối thiểu là 1500đ/kg và
cam kết mua hết phần lúa dư. Vậy chính phủ phải mua bao nhiêu lúa và chi
bao nhiêu tiền?
c. Trong trường hợp chính phủ không can thiệp vào thị trường mà trợ cấp
cho nông dân 500đ/kg theo khối lượng bán ra. Tính số tiền mà chính phủ
phải trợ cấp. Theo anh (chị) giải pháp nào có lợi cho Chính phủ, người nông
dân, cho người tiêu dùng?
d. Bây giờ chính phủ bỏ chính sách khuyến nông, chuyển sang đánh thuế
100đ/kg. Tìm mức giá cân bằng mới? Ai là người phải chịu thuế? Giá thực tế
mà người nông dân nhận được là bao nhiêu?
Câu hỏi ôn tập:
Các nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao?
1. Cầu về hàng hoá thứ cấp sẽ tăng lên khi thu nhập của người tiêu
dùng tăng.
2. Thu nhập của người tiêu dùng tăng sẽ làm tăng cầu đối với tất cả các
hàng hoá.
3. Tổ chức OPEC cắt giảm 30% sản lượng dầu sẽ làm cho giá dầu thế
giới tăng lên.
4. Giá của hàng hoá tăng lên sẽ làm cho đường cầu của hàng hoá đó
dịch chuyển giảm sang trái.
5. Đường cầu thị trường được xác định bằng tổng các sản
lượng và các mức giá của các đường cầu cá nhân.
6. Nếu cung tăng nhiều hơn cầu tăng, giá cân bằng sẽ có xu hướng
tăng. Đúng hay sai? Giải thích.
Câu hỏi ôn tập:
1. Cầu thị trường của một sản phẩm được xác định bằng cách nào?
2. Giá và sản lượng cân bằng thị trường xăng sẽ thay đổi thế nào
khi xuất hiện 1 loại năng lượng mới thay thế cho xăng.
3. Trước ngày 8/3, một trận bão phá hủy đến 90% sản lượng các
trang trại trồng hoa hồng. Giá và sản lượng hoa hồng ngày 8/3 sẽ thay
đổi như thế nào so với trước khi có trận bão?

You might also like