You are on page 1of 24

THÔNG TIN GIẢNG VIÊN

— ThS. Lê Thị Minh Thư


— Số điện thoại: 0944.737.988
— Email: ltm.thu@hutech.edu.vn
Bài :NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LHC

I/ Khái niệm LHC

II/ Đối tương và phương pháp điều chỉnh của LHC


Bài: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LHC
I/ Khái niệm LHC
Là 1 ngành luật trong hệ thống pháp luật VN bao gồm tổng
thể các QPPL điều chỉnh :
— những QHXH phát sinh trong quá trình hoạt động quản lý
HC của các cơ quan HCNN;
— các QHXH phát sinh trong quá trình các CQNN xây dựng
và ổn định chế độ công tác nội bộ của mình;
— các QHXH phát sinh trong quá trình các CQNN, tổ chức
XH vá cá nhân thực hiện hoạt động quản lý HC đối với
các vấn đề cụ thể do pháp luật quy định.
Quá trình quản lý được thực hiện trên cơ sở sử dụng chủ
yếu phương pháp mệnh lệnh – phục tùng.
Bài: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LHC
II/ Đối tượng điều chỉnh
a. Nhóm 1: những QHXH phát sinh trong quá
trình quản lý HC của các cơ quan HCNN trên
các lĩnh vực đời sống XH.
Đặc trưng:
— Chủ thể: bắt buộc phải là cơ quan HCNN.
— Lĩnh vực mà QHXH này phát sinh: chỉ trong
quản lý HCNN của cơ quan HCNN.
Bài: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LHC
II/ Đối tượng điều chỉnh
a. Nhóm 1
Có 8 mối quan hệ sau:
— Một là: mối quan hệ giữa cơ quan HCNN cấp trên với cơ
quan HCNN cấp dưới theo hệ thống dọc.
— Hai là: mối quan hệ giữa cơ quan HCNN có thẩm quyền
chung với cơ quan HCNN có thẩm quyền chuyên môn cùng
cấp, hoặc với cơ quan chuyên môn trực thuộc nó.
— Ba là: mối quan hệ giữa cơ quan HCNN có thẩm quyền
riêng cấp trên với cơ quan HCNN có thẩm quyền chung cấp
dưới trực tiếp.
Bài: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LHC
II/ Đối tượng điều chỉnh
a. Nhóm 1
Có 8 mối quan hệ sau:
— Bốn là: mối quan hệ giữa cơ quan HCNN có thẩm
quyền riêng cùng cấp.
— Năm là: mối quan hệ giữa cơ quan HCNN ở địa
phương với đơn vị trực thuộc TW đóng tại địa phương
đó.
— Sáu là: mối quan hệ giữa cơ quan HCNN với các đơn
vị cơ sở trực thuộc của mình.
Bài: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LHC
II/ Đối tượng điều chỉnh
a. Nhóm 1
Có 8 mối quan hệ sau:
— Bảy là: mối quan hệ giữa cơ quan HCNN với các
tổ chức XH.
— Tám là: mối quan hệ giữa cơ quan HCNN với
công dân Việt Nam, người nước ngoài, người
không quốc tịch.
Bài: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LHC
II/ Đối tượng điều chỉnh
Nhóm 2:
những QHXH phát sinh trong quá trình các cơ
quan NN thực hiện những hoạt động củng cố về
tổ chức và xây dựng chế độ công tác nội bộ của
cơ quan mình.
Bài: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LHC
II/ Đối tượng điều chỉnh
Nhóm 2:
Đặc trưng: có 2
— Chủ thể: bắt buộc là cơ quan NN.
— Lĩnh vực mà những QHXH phát sinh là: lĩnh vực
hoạt động củng cố tổ chức và xây dựng chế độ công
tác nội bộ.
Bài: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LHC
II/ Đối tượng điều chỉnh
Nhóm 3:
những QHXH phát sinh trong quá trình cá nhân tổ
chức thực hiện những hoạt động quản lý HCNN
trên 1 số lĩnh vực nhất định đối với 1 số vấn đề
nhất định khi được NN trao quyền quản lý.
Bài: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LHC
II/ Đối tượng điều chỉnh
Nhóm 3:
Đặc trưng: có 2
— Chủ thể: cá nhân, tổ chức được NN trao quyền quản
lý.
— Lĩnh vực QHXH phát sinh: lĩnh vực nhất định về vấn
đề nhất định nào đó.
Bài: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LHC
II/ Đối tượng điều chỉnh
Nhóm 3:
Có 2 trường hợp:
§ TH1: Cá nhân, tổ chức không có quyền à NN
trao quyền hành pháp.
è Không phải là chủ thể quản lý NN. Ví dụ:
Bài: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LHC

VD 2: Điều 2, Điều 5, Điều 6 Nghị định số


38/2006/NĐ-CP ngày 17 – 4 – 2006 về bảo vệ
dân phố , quy định:
Điều 6. Quyền hạn của Bảo vệ dân phố
“….kiểm tra tạm trú, tạm vắng; kiểm tra giấy chứng
minh nhân dân hoặc giấy tờ tuỳ thân khác của
những người tạm trú, người có nghi vấn đến địa
bàn khu phố được phân công phụ trách”.
Bài: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LHC
II/ Đối tượng điều chỉnh
Nhóm 3:
Có 2 trường hợp:
— TH2: cá nhân, tổ chức có quyền nhưng tronh lĩnh
vực lập pháp hoặc tư pháp, chứ không có quyền
hành pháp.
VD: Điều 48 Luật xử lý VPHC năm 2012
“Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền xử phạt
cảnh cáo, phạt tiền đến 1.000.000 đồng….” đối
với người gây mất trật tự phiên tòa.
Bài: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LHC
III/ Phương pháp điều chỉnh
— Phương pháp điều chỉnh của Luật HC là cách thức,
phương thức NN sử dụng, tác động vào các quan hệ
XH phát sinh trong hoạt động quản lý NN (chấp
hành – điều hành) nhằm bảo đảm các quan hệ đó
phát triển đúng định hướng.
Bài: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LHC
III/ Phương pháp điều chỉnh
Phương pháp sử dụng đặc trưng là: phương pháp
“mệnh lệnh - phục tùng”.
Theo đó, 1 bên có quyền nhân danh nhà nước ra
những mệnh lệnh bắt buộc đối với bên kia là cơ
quan, tổ chức hoặc cá nhân có nghĩa vụ phục tùng
các mệnh lệnh đó.
Chính mối quan hệ “quyền lực – phục tùng” thể hiện
sự không bình đẳng giữa các bên tham gia quản lý
HCNN.
Bài: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LHC
III/ Phương pháp điều chỉnh
Biểu hiện:
a. Sự áp đặt ý chí của chủ thể quản lý lên đối tượng
quản lý, thể hiện trong những trường hợp:
— Trong QHXH 1 bên nhân danh NN ra những mệnh
lệnh bắt buộc đối với bên kia là cơ quan tổ chức
hoặc cá nhân có nghĩa vụ phục tùng các mệnh lệnh
đó.-à kg thực hiện – bị cưỡng chế.
Bài: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LHC
III/ Phương pháp điều chỉnh
Biểu hiện:
a. Sự áp đặt ý chí của chủ thể quản lý lên đối tượng
quản lý, thể hiện trong những trường hợp:
— Một bên đưa ra yêu cầu kiến nghị hợp pháp, còn
bên kia nhân danh quyền lực NN mà xem xét chấp
nhận hay không.
— Hai bên có thể ngang cấp ngang quyền với nhau
nhưng bên này quyết định điều gì thuộc phạm vi
quản lý của bên kia thì được sự đồng ý của bên
kia.
Bài: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LHC
III/ Phương pháp điều chỉnh
Biểu hiện:
b. Một bên nhân danh quyền lực NN ban hành
những biện pháp, áp dụng biện pháp cưỡng
chế đối với các đối tượng có liên quan.
Bài: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LHC
III/ Phương pháp điều chỉnh
Biểu hiện:
c. Quyết định hành chính trong quá trình quản lý
HCNN chủ thể ban hành quyết định HC và nó mang
tính đơn phương.
Bài: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LHC

III/ Phương pháp điều chỉnh


Note: Đôi khi trong Luật HC vẫn sử dụng phương pháp
“bình đẳng thỏa thuận” khi các chủ thể ngang quyền với
nhau cùng phối hợp để quản lý một công việc cụ thể.
PP này được sử dụng khi:
- Các CQHCNN ký kết các hợp đồng HC.
- Khi các các quan chuyên môn cùng cấp thỏa thuận giải
quyết một vấn đề có kiên quan.
Bài: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LHC
Bài tập
Quan hệ nào sau đây là đối tượng điều chỉnh của Luật
HC. Nếu có thì thuộc nhóm nào?
1. Cảnh sát giao thông xử phạt người vi phạm giao
thông.
2. UBND quận X mua 100 phần bánh trung thu của tiệm
bánh K để tặng 100 gia đình chính sách.
3. Chánh án tòa án huyện N kỷ luật thư ký tòa vì hành vi
làm thất lạc hồ sơ vụ án.
4. Anh B đi đăng ký khai sinh cho con tại UBND xã N
5. Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ khen thưởng cho
ông C công tác tại Văn phòng Chính phủ.
Bài: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LHC
Bài tập
Quan hệ nào sau đây là đối tượng điều chỉnh của Luật HC.
Nếu có thì thuộc nhóm nào?
6. Người điều khiển máy bay tạm giữ hành khách B vì hành
vi gây rối trên máy bay.
7. Lực lượng bảo vệ dân phố tuần tra ban đêm
8. Lực lượng kiểm lâm xử phạt người khai thác gỗ trái phép.
Bài: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LHC
Nhận định sau đây đúng hay sai, giải thích:
1. Giữa các bên tham gia quan hệ chấp hành – điều hành nhà
nước vẫn có thể có sự bình đẳng.
2. Quan hệ giữa Chủ tịch UBND tỉnh và công chức dưới
quyền luôn nằm trong phạm vi điều chỉnh của Luật HC
3. Luật HC không chỉ sử dụng phương pháp quyền uy –
phục tùng để điều chỉnh các QHXH phát sinh trong hoạt
động chấp hành – điều hành .
4. Tất cả những QHXH có sự tham gia của cơ quan HCNN
đều là đối tượng điều chỉnh của Luật HC.
5. Luật HC kg điều chỉnh QHXH phát sinh giữa Chính phủ
với Ủy ban TW Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam.

You might also like