You are on page 1of 9

Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh

Khoa: Quản trị - Luật


Lớp: 131 - QTL46A2

BÀI THI GIỮA KỲ

Bộ môn: Luật Hình sự phần chung

Giảng viên: ThS. Kim Nguyễn Hồng Minh


Nhóm: 02
Thành viên:
STT HỌ TÊN MSSV
1 Hồ Ngọc Diễm Hương 2153401020100
2 Lương Thị Ngọc Huyền 2153401020106
3 Phạm Thúy Kiều 2153401020118
4 Nguyễn Tùng Linh 2153401020134
5 Trần Gia Linh 2153401020138
6 Trần Trang Ngọc Linh 2153401020142
7 Lê Hoài Nam 2153401020164
8 Vũ Phan Bảo Ngân 2153401020168
9 Bùi Lê Minh Phương 2153401020203
10 Nguyễn Trúc Vy 2153401020314

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 7 tháng 12 năm 2022


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
I. NHẬN ĐỊNH........................................................................................................1
Cụm 1 - Câu 11: Chế tài được quy định tại khoản 1 Điều 168 BLHS là loại
chế tài lựa chọn.....................................................................................................1
Cụm 2 - Câu 3: Mọi tội phạm mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ
luật hình sự quy định là phạt tiền thì đều là tội phạm ít nghiêm trọng...........1
Cụm 3 - Câu 28: Hành vi tấn công của người không có năng lực trách nhiệm
hình sự dù nguy hiểm đáng kể cho xã hội cũng không làm phát sinh quyền
phòng vệ................................................................................................................1
Cụm 4 - Câu 28: Trong trường hợp người bị kết án phạt tù được hoãn chấp
hành hình phạt tù thì thời hiệu thi hành bản án hình sự được tính từ ngày
bản án có hiệu lực pháp luật................................................................................2
Cụm 4 - Câu 62: Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với người từ
đủ 14 tuổi trở lên, nếu người đó có thu nhập hoặc có tài sản riêng..................2
II. BÀI TẬP.............................................................................................................. 3
Cụm 2 - Bài tập 13................................................................................................3
Cụm 4 - Bài tập 4..................................................................................................3
Cụm 4 - Bài tập 16................................................................................................4
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CSPL Cơ sở pháp lý
BLHS Bộ luật Hình sự
CP Chính phủ
HĐTP Hội đồng thẩm phán
NĐ Nghị định
NQ Nghị quyết
I. NHẬN ĐỊNH
Những nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao
Cụm 1 - Câu 11: Chế tài được quy định tại khoản 1 Điều 168 BLHS là loại chế
tài lựa chọn.
           Nhận định trên sai.
Chế tài lựa chọn là chế tài mà luật quy định nhiều loại hình phạt khác
nhau. Căn cứ theo khoản 1 Điều 168 BLHS năm 2015 quy định về “tội cướp
tài sản”:
“Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có
hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống
cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.”
           Như vậy, tùy vào mức độ của hành vi vi phạm để quyết định hình phạt từ 3
đến 10 năm tù, tuy nhiên ở khoản 1 chỉ quy định duy nhất một loại hình phạt là phạt
tù. Vậy khoản 1 Điều 168 BLHS năm 2015 quy định chế tài tương đối dứt khoát mà
không phải chế tài lựa chọn.
Cụm 2 - Câu 3: Mọi tội phạm mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ
luật hình sự quy định là phạt tiền thì đều là tội phạm ít nghiêm trọng.
Nhận định trên đúng.
Theo điểm a khoản 1 Điều 9 BLHS năm 2015: “Tội phạm ít nghiêm
trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà
mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là
phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm.”
Như vậy, nếu khung hình phạt cao nhất của tội phạm được quy định
trong Bộ luật hình sự là phạt tiền thì tội phạm đó là tội phạm ít nghiêm trọng.

Cụm 3 - Câu 28: Hành vi tấn công của người không có năng lực trách nhiệm
hình sự dù nguy hiểm đáng kể cho xã hội cũng không làm phát sinh quyền
phòng vệ.
Nhận định trên sai.
Vì theo khoản 1 Điều 22 BLHS năm 2015 quy định về phòng vệ
chính đáng thì đây là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính
đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ
chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm
các lợi ích nói trên.

1
Và quyền phòng vệ chính đáng chỉ phát sinh khi có sự tấn công nguy
hiểm đáng kể và trái pháp luật; có sự tấn công xâm phạm quyền hoặc lợi ích
chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ
quan, tổ chức; sự tấn công đang hiện hữu và đe dọa xảy ra ngay tức khắc.
Như vậy, chỉ cần đạt các điều kiện trên thì sẽ phát sinh quyền phòng
vệ và không loại trừ trường hợp hành vi tấn công xuất phát từ người không
có năng lực trách nhiệm hình sự dù hành vi đó có nguy hiểm đáng kể hay
không.
Cụm 4 - Câu 28: Trong trường hợp người bị kết án phạt tù được hoãn chấp
hành hình phạt tù thì thời hiệu thi hành bản án hình sự được tính từ ngày bản
án có hiệu lực pháp luật.
Nhận định trên sai.
Căn cứ theo tiểu mục 1.7 Mục 1 NQ 01/2007/NQ-HĐTP quy định
rằng: “Thời hiệu thi hành bản án hình sự được tính kể từ ngày hết hạn hoãn
(tạm đình chỉ) chấp hành hình phạt tù và căn cứ vào mức hình phạt từ còn
lại mà người bị kết án chưa chấp hành.”.
Theo đó, thời hạn người bị kết án được hoãn chấp hành hình phạt tù
không được tính vào ngày bản án hình sự có hiệu lực pháp luật, mà được tính
từ ngày hết thời gian hoãn chấp hành hình phạt tù. Nếu thời hạn được hoãn
dài hơn thời hiệu thi hành bản án hình sự thì phần thời gian chấp hành hình
phạt vẫn được tính từ ngày người bị kết án hết thời hạn tạm hoãn.
Như vậy, thời hiệu thi hành bản án cho người được hoãn chấp hành
hình phạt tù được tính từ ngày người đó hết thời hạn hoãn chấp hành hình
phạt.
Cụm 4 - Câu 62: Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với người từ
đủ 14 tuổi trở lên, nếu người đó có thu nhập hoặc có tài sản riêng.
Nhận định trên sai.
Căn cứ theo Điều 99 BLHS năm 2015, quy định về hình thức phạt
tiền như sau:
“Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với người từ đủ 16
tuổi đến dưới 18 tuổi, nếu người đó có thu nhập hoặc có tài sản riêng.
Mức tiền phạt đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội
không quá một phần hai mức tiền phạt mà điều luật quy định”.

2
Như vậy, phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với người từ
đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi chứ không bao gồm từ 14 tuổi trở lên.

II. BÀI TẬP


Cụm 2 - Bài tập 13
Theo tập tục của một số dân tộc ít người, nếu người mẹ chết ngay
sau khi sinh thì phải chôn sống đứa trẻ cùng với người mẹ. Vợ A chết
sau khi sinh nên A đã chôn con mình cùng với vợ.
Hỏi: Trường hợp của A có phải là sai lầm về pháp luật không?
Tại sao?
Trường hợp của A là sai lầm về pháp luật vì A đã hiểu lầm hành vi
chôn con không là tội phạm nhưng thực tế theo quy định tại điểm b khoản 1
Điều 123 BLHS năm 2015, A phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người
dưới 16 tuổi. A đã hiểu lầm về hậu quả pháp lý của hành vi mà mình đã thực
hiện (không xem hành vi của mình là thực hiện tội phạm vì đó là "tập tục",
không phải là hành vi giết người và không phải chịu trách nhiệm hình sự).
Cụm 4 - Bài tập 4
Tùng 17 tuổi là con trai của chủ cơ sở sửa chữa xe ô tô. Do việc
đua xe trái phép gây tai nạn giao thông nên Tùng đã bị kết án về tội đua
xe trái phép theo khoản 1 Điều 266 BLHS với mức ăn 1 năm tù. Hãy xác
định đường lối xử lý đối với chiếc xe ô tô đó, nếu:
1. Chiếc xe ô tô đó là của khách hàng yêu cầu sửa chữa. Xe được
sửa chữa xong, chưa kịp giao cho khách thì Tùng lén lấy đem đua xe và
bị bắt giữ.
CSPL: khoản 2 Điều 47 BLHS năm 2015 về tịch thu vật, tiền trực tiếp liên
quan đến tội phạm.
“Đối với vật, tiền bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc sử dụng trái
phép, thì không tịch thu mà trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp
pháp.” Do đó, đường lối xử lý đối với chiếc xe ô tô trên là trả lại cho khách
hàng.
2. Chiếc xe ô tô đó thuộc quyền sở hữu của cha Tùng. Cha Tùng
thường cho con mình sử dụng chiếc xe ô tô này để đi chơi. Trong lần đua

3
xe này, ông cũng cho phép Tùng lấy xe đi chơi như mọi lần (Gợi ý: Xem
thêm Luật giao thông đường bộ).
CSPL: khoản 3 Điều 47 BLHS năm 2015, điểm b khoản 4 Điều 34
Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Căn cứ theo khoản 3 Điều 47 BLHS năm 2015 về tịch thu vật, tiền
trực tiếp liên quan đến tội phạm, quy định: “Vật, tiền thuộc tài sản của
người khác, nếu người này có lỗi trong việc để cho người phạm tội sử dụng
vào việc thực hiện tội phạm, thì có thể bị tịch thu.” 
Căn cứ điểm b khoản 4 Điều 34 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử
phạt người đua đua xe trái phép, cổ vũ đua xe trái phép “4. Ngoài việc bị
phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp
dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
…b) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này bị
tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng và tịch thu
phương tiện.”
Trong trường hợp trên, xe ô tô là của cha Tùng, cha Tùng thường
cho con mình sử dụng chiếc xe ô tô này để đi chơi. Trong lần đua xe này,
ông cũng cho phép Tùng lấy xe đi chơi như mọi lần. Như vậy, cha Tùng biết
rõ con mình chưa đủ điều kiện để điều khiển xe ô tô mà vẫn cho Tùng lấy xe
đi, cha Tùng đã có lỗi nên chiếc xe sẽ bị tịch thu theo khoản 3 Điều 47 BLHS
năm 2015 và Tùng 17 tuổi hiện chưa có giấy phép lái xe nên cha Tùng chủ
của xe sẽ bị Giấy phép lái xe từ 3 tháng đến 5 tháng theo điểm b khoản 4
Điều 34 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Cụm 4 - Bài tập 16
A phạm tội giết người (ở giai đoạn phạm tội chưa đạt) theo khoản
2 Điều 123 BLHS. Hãy xác định mức hình phạt tối đa có thể áp dụng đối
với A trong vụ án này và chỉ rõ căn cứ pháp lý nếu khi phạm tội:
1. A 19 tuổi.
A 19 tuổi và phạm tội giết người theo khoản 2 Điều 123 BLHS năm
2015. Theo quy định tại khoản 2 Điều 123 BLHS năm 2015, khung hình phạt
đối với tội phạm mà A đã thực hiện là phạt tù từ 7 năm đến 15 năm. Tuy
nhiên, đối với trường hợp của A là trường hợp phạm tội chưa đạt nên căn cứ
theo khoản 3 Điều 57 BLHS năm 2015 thì mức hình phạt tối đa Tòa án có
thể áp dụng đối với A phải không quá ba phần tư mức phạt tại khoản 2 Điều

4
123 quy định. Theo đó, mức phạt tối đa của khung hình phạt được quy định
tại khoản 2 Điều 123 là 15 năm tù. Như vậy, mức hình phạt tối đa Tòa án có
thể áp dụng đối với A không được quá ba phần tư thời gian 15 năm tù, tức là
không được quá 11 năm 3 tháng tù.
2. A 17 tuổi 6 tháng.
Trong trường hợp trên, A đã phạm tội giết người theo khoản 2 Điều 123
BLHS năm 2015 - mức cao nhất của khung hình phạt là 15 năm tù, do đó thuộc
trường hợp tội phạm rất nghiêm trọng (Điều 9 BLHS năm 2015). Bên cạnh đó, A
chỉ mới 17 tuổi 6 tháng vào thời điểm phạm tội.
Căn cứ theo khoản 3 Điều 102 BLHS năm 2015 quy định về “Quyết
định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt”:
“Mức hình phạt cao nhất áp dụng đối với người từ đủ 16 tuổi đến
dưới 18 tuổi phạm tội chưa đạt không quá một phần hai mức hình phạt quy
định tại các Điều 99, 100 và 101 của Bộ luật này”.
Và khoản 1 Điều 101 BLHS năm 2015 quy định về “Tù có thời hạn”:
“Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều
luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức
hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 18 năm tù; nếu là tù có thời hạn
thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù
mà điều luật quy định”
Như vậy, mức hình phạt tối đa Tòa án có thể áp dụng đối với A không
được quá một phần hai của ba phần tư thời gian 15 năm tù, tức là không
được quá 5 năm 7 tháng 15 ngày tù.

5
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Danh mục văn bản pháp luật
1. Bộ Luật Hình sự Việt Nam năm 2015 số 100/2015/QH13 ngày 27 tháng 11
năm 2015.
2. Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Hội đồng thẩm phán Toà
án nhân dân tối cao “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
giao thông đường bộ và đường sắt”.
3. Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007 của Hội đồng thẩm phán
Toà án nhân dân tối cao “Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật
Hình sự về thời hiệu thi hành bản án, miễn chấp hành hình phạt, giảm thời
hạn chấp hành hình phạt”.
Danh mục các tài liệu tham khảo
1. Trần Văn Biên, Đinh Thế Hưng (2017), Luật thừa kế Việt Nam - Bình luận
khoa học Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.
2. Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (phần chung) của Đại học Luật Hà Nội,
NXB Công an nhân dân 2019.
3. Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (phần chung) của Đại học Luật TPHCM,
NXB Hồng Đức 2018.

You might also like