You are on page 1of 6

TRUNG TÂM BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC “Nâng tầm tri thức – chắp cánh tương lai”

OTHK.VN
Bộ Môn : Kinh Tế Vi Mô
Bài 2
Website : http://othk.vn CUNG VÀ CẦU
Ths Nguyễn Ngọc Huy - 0931.731.806
I, LÝ THUYẾT VỀ CUNG VÀ CẦU.
1. CẦU (Demand - D)
a. Khái niệm: Cầu là lượng hàng hóa và dịch vụ mà người mua có khả năng và sẵn sàng
chi trả tại các mức giá khác nhau trong khoảng thời gian nhất định với điều kiện các
yếu tố khác không thay đổi (Ceteris Paribus). Hay cầu là tập hợp các lượng cầu tại các
mức giá khác nhau
b. Lượng cầu: là lượng hàng hóa và dịch vụ mà người mua có khả năng và sẵn sàng chi
trả tại một mức giá cụ thể trong khoảng thời gian nhất định với điều kiện các yếu tố
khác không thay đổi.
c. Hàm cầu tổng quát: Pd = aQ+b ; (a < 0) hoặc Q d = aP+b (a <0)
P

𝑃2

𝑃1

0 𝑄𝑑2 𝑄𝑑1 Q
d. Luật cầu : Giá bán và lượng cầu có quan hệ nghịch chiều, tức là lượng cầu về 1 loại
hàng hóa tăng lên khi giá của hàng hóa đó giảm đi và ngược lại.
Chú ý: Đường cầu dốc xuống có thể được giải thích bởi quy luật lợi ích cận biên giảm
dần. Vì khi giá giảm dẫn đến tiêu dùng càng nhiều => lợi ích biên càng giảm và ngược
lại.
e. Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu. 𝑸𝑫𝒙 = f(𝑷𝒙 , I ,PY, T, N, E..)
- 𝑷𝒙 - Giá của chính hàng hóa đó: yếu tố nội sinh tuân theo luật cầu.
- I - Thu nhập người tiêu dùng: Cầu hàng hóa thông thường có quan hệ thuận chiều
với thu nhập còn cầu hàng hóa thứ cấp có quan hệ ngược chiều với thu nhập.
Ví dụ: Khi thu nhập tăng thì cầu đối với các hàng hóa lương thực thực phẩm (thông
thường) tăng còn cầu đối với các hàng hóa tiêu dùng rẻ tiền, chất lượng kém (thứ cấp) sẽ
giảm.

Page | 1
- 𝑷𝒚 - Giá cả của các hàng hóa liên quan:
• Hàng hóa thay thế: Quan hệ giữa PY và QDx có quan hệ thuận chiều
• Hàng hóa bổ sung: Quan hệ giữa PY và QDx có quan hệ nghịch chiều
- T - Sở thích hay thị hiếu: Quan hệ thuận chiều.
- N - Quy mô thị trường hay dân số: Quan hệ thuận chiều.
- E - Các kỳ vọng: Lượng cầu có quan hệ thuận chiều với giá bán trong lương lai .Ví
dụ nếu NTD dự đoán giá hàng hoa nào đó trong tương lai sẽ giảm xuống thì cầu hàng hóa
đó ở hiện tại sẽ giảm và ngược lại
f. Phân biệt sự vận động(di chuyển) và dịch chuyển của đường cầu.
➢ Sự vận động dọc(di chuyển) theo đường cầu: do P thay đổi (yếu tố nội sinh)
P P

𝑃2 B 𝑃2 B

𝑃1 A 𝑃1 A

D D

0 𝑄𝑑2 𝑄𝑑1 Q 0 𝑄𝑑2 𝑄𝑑1 Q


➢ Sự dịch chuyển của đường cầu: do sự thay đổi của giá của hàng hóa liên quan(PY),
thu nhập(I), dân số(N), thị hiếu(T), kỳ vọng(E) (Các yếu tố ngoại sinh)

Cầu tăng D1
Cầu giảm
D2

0 Q

Page | 2
2. CUNG (Supply - S)
a. Khái niệm : Cung là lượng hàng hóa và dịch vụ mà người bán có khả năng và sẵn sàng bán ở các
mức giá khác nhau trong khoảng thời gian nhất định với điều kiện các yếu tố khác không đổi (Ceteris
Paribus). Cung là tập hợp các lượng cung tại các mức giá khác nhau.
b. Lượng cung: là lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người bán có khả năng và sẵn sàng bán ở 1 mức
giá trong một khoảng thời gian nhất định với điều kiện các yếu tố khác không đổi.
c. Hàm cung: Hàm cung tổng quát:
Ps =aQ+b;(a>0)
Hoặc Qs =aP+b ;(a>0)
d. Luật cung: Giá bán và lượng cung có quan hệ thuận chiều, đó là P
lượng cung về một loại hàng hóa sẽ tăng lên S
khi giá của hàng hóa đó tăng lên và ngược lại.
Tức là ta có : P  ()=>Q  () 𝑃2
𝑆𝑥
e. Các yếu tố ảnh hưởng đến cung : 𝑄 = f(𝑃𝑥 , 𝑇, 𝑃𝑖 , 𝑡𝑒, 𝑁, 𝐸)
- 𝑃𝑥 − Giá của bản thân hàng hóa,dịch vụ ( Yếu tố nội sinh tuân 𝑃1
- theo luật cung)
- 𝑇 - Công nghệ sản xuất (Quan hệ thuận chiều)
- 𝑃𝑖 − Giá cả các yếu tố sản xuất (Quan hệ nghịch chiều)
- te - Chính sách thuế và trợ cấp. Lượng cung quan hệ nghịch 0 𝑄𝑠1 𝑄𝑠2 Q
chiều với thuế(t) và quan hệ thuận chiều với trợ cấp(e).
- N - Số lượng nhà sản xuất: (Quan hệ thuận chiều)
- E - Kỳ vọng của người sản xuất vào giá bán trong tương lai: Quan hệ nghịch chiều
Trong đó giá bán của hàng hóa là yếu tố nội sinh còn các yếu tố còn lại là các yếu tố ngoại sinh.
f. Sự vận động dọc (di chuyển) và dịch chuyển của đường cung
➢ Vận động dọc (di chuyển) theo đường cung: Do yếu tố nội sinh thay đổi
P P
S S

𝑃2 B
𝑃2 B

A
𝑃1 A
𝑃1

0 𝑄1 𝑄2 Q 0 𝑄1 𝑄2 Q

➢ Dịch chuyển của đường cung: Do các yếu tố ngoại sinh của cung thay đổi

P S2
S
Cung giảm
S1
Cung tăng

0 Q
Page | 3 v v
II. CÂN BẰNG THỊ TRƯỜNG.
1. Khái niệm:
Cân bằng thị trường là một trạng thái tại đó không có sức ép làm thay đổi giá và sản lượng. Tác động
qua lại giữa cung và cầu xác định giá và sản lượng hàng hóa, dịch vụ được mua và bán trên thị trường.
Đường cầu cho biết lượng hàng hóa mà người tiêu dùng muốn mua tại các mức giá khác nhau và đường
cung cho biết số lượng hàng hóa mà các hãng muốn bán tại các mức giá khác nhau. Khi tất cả mọi người
tham gia vào thị trường có thể mua hoặc bán một lượng bất kỳ mà họ mong muốn, chúng ta nói rằng thị
trường trong trạng thái cân bằng, đó là trạng thái mà cả người mua và người bán đều không thích thay đổi
hành vi của họ. Mức giá mà người mua muốn mua và người bán muốn bán theo ý của họ được gọi là mức
giá cân bằng, sản lượng được mua và bán tại mức giá cân bằng được gọi là lượng cân bằng.
2. Xác định trạng thái cân bằng.
P S

E
P*

D
B

0 Q* Q
• Điểm E (Equilibrium) là điểm cân bằng của thị trường. P và Q* là mức giá và sản lượng cân bằng của
*

thị trường (Qs = Qd = Q*) hoặc là (Pd = Ps = P*)


• Độ co giãn của cầu theo giá tại điểm cân bằng: 𝐸𝑝𝐷
𝑃∗ 1 𝑃∗
𝐶ô𝑛𝑔 𝑡ℎứ𝑐 ∶ 𝐸𝑝𝐷 = (𝑄𝑑 )′𝑝 𝑥 𝑄∗ = (𝑃 ′ 𝑥
𝑑 )𝑄 𝑄∗

Ý nghĩa : Khi giá hàng hóa tăng 1% thì lượng cầu sẽ giảm |𝐸𝑝𝐷 | % và ngược lại.
- Nếu |𝐸𝑝𝐷 | > 1 => Cầu co giãn theo giá : Do đó để tăng tổng doanh thu thì doanh nghiệp cần phải giảm
giá bán. Vì khi giảm giá bán thì mức sản lượng sẽ tăng nhiều hơn mức giảm của giá => ∆𝑇𝑅 > 0
- Nếu |𝐸𝑝𝐷 | < 1 => Cầu kém (ít,không) co giãn theo giá. Do đó để tăng tổng doanh thu thì doanh nghiệp
cần phải tăng giá bán. Vì khi tăng giá bán thì mức sản lượng sẽ giảm ít hơn mức tăng của giá:
=> ∆𝑇𝑅 > 0

Page | 4
- Nếu |𝐸𝑝𝐷 | = 1 => Cầu co giãn đơn vị. Tổng doanh thu đạt giá trị lớn nhât. Cho nên không cần thay
đổi giá bán.
• CS (Consumer Surplus): Là thặng dư tiêu dùng (phần phúc lợi mà người tiêu dùng nhận được khi
tham gia thị trường)
CS = 𝑆𝐴𝑃∗𝐸
• PS (Producer Surplus): Là thặng dư sản xuất (phần phúc lợi mà người sản xuất nhận được khi tham
gia thị trường)
PS = 𝑆𝐵𝑃∗𝐸
• NSB (Net Social Benefit) : Là tổng phúc lợi xã hội ròng : NSB = CS + PS
3. Sự điều chỉnh của thị trường (Bàn tay vô hình).
Thị trường có khả năng tự điều chỉnh để đạt được trạng thái cân bằng. Nếu giá khác với mức giá cân bằng thì
người tiêu dùng và hãng sẽ có động cơ để thay đổi hành vi của họ để đưa giá quay trở lại trạng thái cân bằng.
a. Nếu giá thị trường cao hơn giá cân bằng:
P 𝑃𝑡𝑡 cắt đường cầu tại A và đường cung tại B khi đó:
𝐷0 𝑆0 Lượng cầu: 𝑄𝐷𝑡𝑡 < Lượng cung: 𝑄𝑆𝑡𝑡
 Thị trường rơi vào trạng thái dư cung hàng hóa hay đang
A dư thừa hàng hóa.
B
𝑃𝑡𝑡  Hàng hóa luôn có điểm yếu là “tuổi thọ” và “mới thay
thế cũ” đồng thời nhà sản xuất luôn gặp áp lực bán để thu
hồi vốn tránh phát sinh chi phí ngoài dự kiến như lãi suất
𝑃0 𝐸0 các khoản vay, lưu trữ và bảo quản => Trạng thái dư cung
sẽ bị phá vỡ bằng hiệu ứng “thanh lý” hoặc “sale up to…”
cho đến khi đạt trạng thái cân bằng 𝑃0
- Hiện tượng di chuyển (vận động dọc) sẽ xuất hiện trên
đường cầu (từ A đến 𝐸0 ) và đường cung (từ B đến 𝐸0 )
- Lượng cầu tăng và lượng cung giảm cho đến khi đạt mức
sản lượng cân bằng ban đầu 𝑄0
0 𝑄𝐷𝑡𝑡 𝑄0 𝑄𝑆𝑡𝑡 Q

b. Nếu giá thị trường thấp hơn giá cân bằng:


𝑃𝑡𝑡 cắt đường cung tại C và đường cầu tại D khi đó:
P
𝐷0 𝑆0 Lượng cung: 𝑄𝑆𝑡𝑡 < Lượng cầu: 𝑄𝐷𝑡𝑡
 Thị trường rơi vào trạng thái dư cầu hàng hóa hay đang
thiếu hụt hoặc khan hiếm hàng hóa.
Vì công chúng luôn có áp lực phải thỏa mãn nhu cầu và sẵn
sàng trả mức giá cao hơn miễn là thu nhập của họ cho phép
𝐸0 còn người sản xuất và cung ứng thì lại rất sẵn sàng tăng giá
𝑃0
bán khi tín hiệu khan hiếm xuất hiện => Trạng thái khan hiếm
sẽ phá vỡ khi cả người sản xuất và tiêu dùng đều chấp nhận
C D trao đổi với mức giá cao hơn, giá thị trường sẽ tăng cho đến
𝑃𝑡𝑡
khi đạt trạng thái cân bằng 𝑃0
- Hiện tượng di chuyển (vận động dọc) sẽ xuất hiện trên
đường cung (từ C đến 𝐸0 ) và đường cầu(từ D đến 𝐸0 )
- Lượng cầu giảm và lượng cung tăng cho đến khi đạt mức
0 𝑄𝑆𝑡𝑡 𝑄0 𝑄𝐷𝑡𝑡 Q sản lượng cân bằng ban đầu 𝑄0
Page | 5
Tóm lại, bất cứ mức giá nào khác giá cân bằng, hoặc người tiêu dùng hoặc người bán sẽ không thể mua hoặc
bán một lượng hàng hóa mà họ mong muốn. Họ sẽ hành động để thay đổi giá, làm cho giá quay trở về vị trí cân
bằng. Mức giá cân bằng đó là do thị trường xác định, tại đó sẽ không có dư thừa hoặc thiếu hụt hàng hóa.
Tài liệu tham khảo:
- Giáo trình Kinh tế học, Đại học Kinh tế quốc dân.
- Hướng dẫn học tập nguyên lý kinh tế vi mô, Đại học Kinh tế quốc dân.
- Principles Microeconomics, N. Gregory Mankiw, Đại học kinh tế TP HCM
- Giáo trình kinh tế học quốc tế, Đại học Kinh tế quốc dân.

Page | 6

You might also like