You are on page 1of 18

CHỦ ĐỀ: MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN

(Thời gian thực hiện 1 tuần: Từ ngày 01/4 đến 05/4/2024)

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Biết được 1 số hiện tượng tự nhiên: Nắng, mưa, gió, sấm, sét, chớp,…
- Biết một số hiện tượng thời tiết thay đổi theo mùa và thứ tự các mùa trong
năm: Mùa xuân, mùa hè, mùa thu, mùa đông.
- Nhận biết được sự thay đổi trong sinh hoạt của con người, con vật, cây cối
theo mùa.
- BiÕt được lîi Ých vµ t¸c h¹i cña 1 số hiện tượng tự nhiên ®èi víi ®êi sống
con người.
- Dự đoán 1 số hiện tượng tự nhiên đơn giản sắp xảy ra.
2. Kĩ năng
- Phát triển khả năng quan sát, tính ham hiểu biết, kỹ năng nhận biết, phân
loại, so sánh. phán đoán, ghi nhớ và tư duy logic.
- Giải thích được mối quan hệ nguyên nhân - kết quả đơn giản trong cuộc
sống hằng ngày;
- Nói được một số hiện tượng tự nhiên, một số hiện tượng thời tiết thay đổi
theo mùa, sự sinh hoạt thay đổi của con người, con vật, cây cối theo mùa, lợi ích
tác hại của hiện tượng tự nhiên. ( TCTV)
- Thực hiện được trò chơi trời nắng, trời mưa và đóng kịch câu chuyện “
Nàng tiên mưa”
3. Thái độ
- Có ý thức khi đi ngoài trời nắng phải đội mũ/ nón. Đi dưới trời mưa phải
che dù / mặc áo mưa.
- Có ý thức ăn mặc phù hợp với thời tiết của các mùa trong năm để phòng
tránh 1 số bệnh.
II. MẠNG NỘI DUNG – HOẠT ĐỘNG

MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN THỜI TIẾT CÁC MÙA TRONG NĂM

- Cho trẻ xem tranh ảnh trò chuyện về các - Cho trẻ xem video và trò chuyện về thời
hiện tượng tự nhiên: nắng, mưa, gió, bão, tiết các mùa trong măm: Mùa xuân, mùa
sấm, sét. hè, mùa thu, mùa đông.
- Dù ®o¸n thêi tiÕt trong ngµy - Cắt dán tranh ảnh làm bộ sưu tập trang
- VÏ mây, xé dán ông mặt trời phục theo mùa.
- Tô chữ in rỗng: nắng, mưa, gió, bão, sấm, - Làm truyện tranh
sét.. - Chơi bán hàng: trang phục của bé
- TCTV: Trò chuyện về chủ đề - Vẽ cảnh vật các mùa trong năm.
- TCTV: Trò chơi: Bé tài năng - Chơi: Xây dựng vườn hoa mùa xuân.
- TCTV: Trò chơi: Ai nhanh hơn - Trò chơi: Trờ nắng, trời mưa
- Trò chơi: Bé khéo tay

MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG


TỰ NHIÊN

ÍCH LỢI VÀ TÁC HẠI CỦA MỘT SỐ HIỆN


TƯỢNG TỰ NHIÊN
- Cho trẻ xem tranh ảnh, video và trò chuyện về
ích lợi và tác hại của một số hiện tượng tự nhiên.
- Tô màu tranh ích lợi và tác hại của 1 số hiện
tượng tự nhiên
- Lập bảng phân loại ích lợi và tác hại của 1 số hiện
tượng tự nhiên.
- Làm chong chóng.
- TCTV: Trò chơi: Nhìn hình đoán tên
- TCTV: Trò chơi: Nhà thông thái
KẾ HOẠCH TUẦN 29
(Từ ngày 1/4 đến ngày 05/4/2024)

Hoạt Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm Thứ sáu


động Ngày 1/4 Ngày 2/4 Ngày 3/4 Ngày 4/4 Ngày 5/4

- Đón trẻ - Đón trẻ - Đón trẻ - Đón trẻ - Đón trẻ
* Mở chủ đề: - Chơi: Với - Chơi: Với đồ - Chơi: Với - TCTV
“Một số hiện đồ chơi trong chơi trong lớp đồ chơi trong Trò chơi: Bé tài
tượng tự lớp lớp năng
nhiên” ( Nói được một
TCTV: số hiện tượng
- Trò chuyện thời tiết thay đổi
về chủ đề. theo mùa và thứ
“Một số hiện tự các mùa trong
tượng tự năm: Mùa xuân,
Đón
nhiên” mùa hè, mùa
trẻ,
- Nói được 1 thu, mùa đông.)
chơi
số hiện tượng
tự nhiên:
( Nắng, mưa,
gió, sấm, sét,
chớp,…)

Thể Thể dục sáng: Thứ 2,4, 6 tập đồng diễn


dục * Tập các động tác phát triển chung:
sáng - Hô hấp: Thổi bóng
- Tay: Đưa hai tay lên cao,ra phía trước, sang hai bên.
- Lưng bụng: Nghiêng người sang bên trái kết hợp tay chống hông, chân bước sang
phải sang trái
- Chân: Đưa ra phía trước, đưa sang ngang, đưa về phía sau.

+ Chơi: khu - Chơi ném - TC: Vẽ + B4: TC: “ + B4: TC “Bé


Hoạt vận động: vòng cổ chai. những gì bé Trời nắng, khéo tay, ( xé
động Ném bóng - TCTV: Trò thích lên bảng trời mưa” dán hạt mưa”
ngoà chơi “Ai - Trò chơi: Kéo ( Cả lớp) ( nhóm 2, 10 trẻ)
vào rỗ nhanh cưa lừa xẻ TC: Tạo hình - Chơi xích đu,
- Chơi lộn cầu hơn”.Trẻ nói với hột hạt, lá cầu trượt
vòng được ích lợi cây
một số hiện - TCTV: Trò
tượng tự chơi “Nhìn
nhiên ( Cây hình đoán
cối tươi tốt, tên”. Trẻ nói
mát mẻ, phơi được tác hại
i trời quần áo, phơi một số hiện
lúa) tượng tự
nhiên ( Bão,
lũ lụt, lốc
xoáy, hư hại
nhà cửa, cây
cối, hoa màu)
- Dự đoán một số hiện tượng đơn giản sắp xảy ra

PTVĐ KPKH LQVH LQCC


Học Trèo: Trèo Vì sao có mưa Thơ: Nắng Nhóm chữ g, y Tạo hình
lên, xuống bốn mùa Xé dán bông hoa
thang (7
gióng thang)
ở độ cao 1,5m
so với mặt đất
Chơi - Học tập - - Học tập- - Học - Học tập- * Đóng chủ đề
, Thư viện: Thư viện: tập- Thư viện: Thư viện: Cắt
hoạt Lau chùi, sắp Sưu tầm và Cắt dán tranh dán tranh ảnh
động xếp đồ dùng xem tranh ảnh làm bộ sưu làm bộ sưu
ở đồ chơi, ảnh, họa báo tập trang phục tập trang phục
các chuẩn bị về chủ đề; Tô theo mùa; Làm theo mùa;
góc nguyên vật màu chữ in truyện Làm truyện
liệu mở rỗng: nắng, tranh“Câu tranh; Lập
Xem tranh mưa, gió, bão, chuyện của bảng phân
ảnh, họa báo sấm, sét; giọt nước” loại ích lợi và
về chủ đề .Tô (tranh ảnh, (tranh ảnh, hoạ tác hại của 1
chữ in rỗng , hoạ báo, sách báo, sách số hiện tượng
tô tranh chủ truyện về chủ truyện về chủ tự nhiên.
đề (CB: khăn, đề, bút,màu đề, bút,màu (tranh ảnh,
chậu nước, sáp, giấy, chữ sáp, giấy, chữ hoạ báo, sách
nguyên vật in rỗng, kéo, in rỗng, kéo, hồ truyện về chủ
liệu mở, hồ dán, ghim dán, ghim bấm, đề, bút,màu
tranh, giấy bấm, băng băng keo màu, sáp, giấy, chữ
A4, giấy màu, keo màu, bảng phân in rỗng, kéo,
bút màu, bảng phân loại) hồ dán, ghim
kéo...) loại) - Nghệ thuật: bấm, băng
- Nghệ thuật: - Nghệ thuật: Vẽ cảnh vật keo màu,
Lau chùi, sắp VÏ ma, xÐ các mùa trong bảng phân
xếp đồ dùng d¸n «ng m¾t năm; Tô màu loại)
đồ chơi, trêi; .( màu, tranh loại ích - Nghệ thuật:
chuẩn bị bút chì, hồ lợi và tác hại Tô màu tranh
nguyên vật dán, giấy A4, của 1 số hiện loại ích lợi và
liệu mở (CB: giấy màu, tượng tự nhiên; tác hại của 1
khăn, chậu tranh tô màu, Làm chong số hiện tượng
nước, nguyên kéo, ghim chóng.( màu, tự nhiên; Làm
vật liệu mở, bấm ) bút chì, hồ dán, chong chóng.(
tranh, giấy - Phân vai: giấy A4, giấy màu, bút chì,
A4, giấy màu, Bán hàng màu, tranh tô hồ dán, giấy
màu tô, hồ trang phục màu, kéo, ghim A4, giấy màu,
dán, kéo...) của bé (Tiền, bấm ) tranh tô màu,
- Phân vai: quần áo, mũ - Phân vai: kéo, ghim
Lau chùi, sắp nón, giày dép, Bán hàng trang bấm )
xếp đồ dùng áo mưa, phục của bé - Phân vai:
đồ chơi, ô,trang phục (Tiền, quần áo, Bán hàng
chuẩn bị tắm biển, mũ nón, giày trang phục
nguyên vật trang phục dép, áo mưa, của bé (Tiền,
liệu mở (CB: các mùa trong ô,trang phục quần áo, mũ
khăn, chậu năm ) tắm biển, trang nón, giày dép,
nước, nguyên - Xây dựng: phục các mùa áo mưa,
vật liệu mở, Xây dựng trong năm ) ô,trang phục
tranh, giấy vườn hoa mùa - Xây dựng: tắm biển,
A4, giấy màu, xuân ( khối Xây dựng vườn trang phục
màu tô, hồ gỗ, cây xanh, hoa mùa xuân ( các mùa trong
dán, kéo...) 1 số loại hoa, khối gỗ, cây năm )
mô hình ngôi xanh, 1 số loại - Xây dựng:
nhà, hàng hoa, mô hình Xây dựng
rào, tiền giấy ngôi nhà, hàng vườn hoa mùa
). rào, tiền xuân ( khối
- Đan nan giấy ). gỗ, cây xanh,
giấy - Đan nan giấy 1 số loại hoa,
mô hình ngôi
nhà, hàng
rào, tiền giấy
).
- Đan nan
giấy
- Nhắc nhở trẻ sử dụng các từ như: “Mời cô, mời bạn” khi vào bữa ăn, không nói
Ăn,
chuyện trong giờ ăn.
ngủ
- Giờ ngủ không được nói chuyện, không chọc bạn.
Vệ - Vệ sinh: Rèn cho trẻ kỹ năng rửa tay bằng xà phòng đúng cách trước và sau khi
sinh ăn, sau khi đi vệ sinh, khi tay bẩn.
- Giải thích được mối quan hệ nguyên nhân - kết quả đơn giản trong cuộc sống
hằng ngày;
- Ôn chữ cái - Ôn chữ số - Ôn chữ cái đã - Ôn bài thơ
Hoạt
đã học qua trò đã học học qua trò đã học qua trò
động
chơi vòng + B4: Trò chơi về đúng chơi lăn bóng
chiề
quay may chơi Bé khóe nhà - Chơi ở góc
u,
mắn, kết hợp tay, (nhóm 1- TCTV: Trò xây dựng
Chơi
vặn nắp chai 10 trẻ). chơi: Nhà
theo
- Chơi tự do ở - Trẻ còn lại thông thái: Trẻ
ý
các góc chơi oăn tù tì phát âm được
thích
những chữ cái
đã học

PHÒNG GD&ĐT SA THẦY


TRƯỜNG MN YA XIÊR

DUYỆT KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ


Tuần 29: Một số hiện tượng tự nhiên
Thực hiện từ ngày 01 tháng 4 đến ngày 05 tháng 4 năm 2024
Thống nhất với kế hoạch tuần, mạng nội dung, mạng hoạt động chủ đề

KHỐI TRƯỞNG

Lê Thị Hương

Thứ 2 ngày 1 tháng 4 năm 2024

HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG


TRÈO LÊN XUỐNG 7 GIÓNG THANG
Ở ĐỘ CAO 1,5M SO VỚI MẶT ĐẤT
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Biết tên vận động trèo lên, xuống thang1,5m so với mặt đất. Khi trèo trẻ
biết phối hợp chân nọ tay kia một cách nhẹ nhàng.
2. Kỹ năng
- Phát triển cơ tay, chân, rèn luyện sự khéo léo, nhịp nhàng. Rèn tính gan dạ,
tự tin.
3. Thái độ
- Trật tự trong giờ học, chú ý lắng nghe cô và thực hiện các yêu cầu của cô.
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên: Thang để dạy vận động. Sân tập bằng phẳng.
Đàn, nhạc bài hát về “Thế giới thực vật”.
2. Chuẩn bị cho trẻ: 20 cặp nơ.
III. Tiến trình hoạt động
1. Khởi động (Dự kiến thời gian 2-3 phút).
- Cho trẻ đi theo nhạc thành vòng tròn kết hợp các kiểu đi: Đi thường, đi bằng mũi
bàn chân, gót chân, đi khom, đi thường, đi nhanh, chạy chậm, chạy nhanh, chạy
chậm, đi thường, về 4 hàng ngang để tập bài tập phát triển chung.
2. Trọng động (Dự kiến thời gian 22-25 phút).
a. Bài tập phát triển chung:
- Động tác tay: Bước chân sang trái, sang phải, 2 tay đưa ra trước lên cao (2
lần 8 nhịp)
- Động tác bụng: Bước chân trái, sang phải, xoay người và 2 tay sang trái,
sang phải (2 lần 8 nhịp)
- Động tác chân: Khuỵu gối 2 tay ra trước, lên cao (4 lần 8 nhịp)
b. Vận động cơ bản: Trèo lên xuống 7 gióng thang ở độ cao 1,5m so với
mặt đất
- Giáo viên giới thiệu vận động: Trèo lên xuống 7 gióng thang ở độ cao
1,5m so với mặt đất.
- Giáo viên làm mẫu lần 1: Không giải thích
- Lần 2: Giải thích động tác “TTCB: Cô đứng trước thang 2 tay nắm vào
dóng thang cao ngang vai. Khi có hiệu lệnh trèo, cô bước 1 chân lên dóng thang thứ
nhất, đồng thời tay không cùng bên chân nắm lên dóng thang trên vai. Bước tiếp
chân sau lên dóng thang thứ 2 thì tay kia nắm lên dóng thang trên. Cứ như vậy cô
trèo liên tục chân nọ tay kia và khi trèo xuống thang cô cũng trèo lần lượt chân nọ
tay kia”.
- Mời 1- 2 trẻ khá lên thực hiện.
- Trẻ thực hiện (lần lượt, liên tiếp, thi đua).
- Giáo viên chú ý động viên những trẻ và khuyến khích trẻ khá.
c. Trò chơi “Mèo đuổi chuột”:
- Cách chơi: Các con đứng thành vòng tròn rộng và giơ tay lên cao để làm
hang. Cô sẽ chọn ra hai bạn, một bạn làm mèo, một bạn làm chuột. Mèo và chuột
sẽ đứng quay lưng vào nhau ở giữa vòng tròn. Khi nghe hiệu lệnh “ Đuổi bắt” thì
chuột lo chạy luồn lách qua các ngách hang để chốn mèo. Mèo phải nhanh chân
đuổi để bắt chuột. Khi thực hiện trò chơi thì các con đọc lời ca của bài đồng dao
“Mèo đuổi chuột”. Khi lời ca kết thúc thì các bạn ngồi thụp xuống để cụp mèo và
chuột, lượt chơi kết thúc và sẽ đổi bạn chơi.
- Luật chơi: Chuột chạy hàng nào thì mèo chạy hang đó nếu mèo không chạy
đúng hang của chuột đã chạy thì mèo thua. Khi chưa đọc hết bài đồng dao mà mèo
bắt được chuột thì chuột thua cuộc. Còn khi đã đọc hết bài đồng dao mà mèo không
bắt đươc chuột là mèo thua cuộc. Các bạn bị thua cuộc sẽ phải hát một bài hát.
3. Hồi tĩnh (Dự kiến thời gian 1-2 phút)
- Cho trẻ đi lại hít trở nhẹ nhàng 1-2 vòng quanh sân.
* Những nội dung cần rút kinh nghiệm trong ngày
- Hoạt động đón trả trẻ: Cháu Y Moon còn chưa chủ động chào cô ( Cô chú ý
nhắc nhở trẻ và nhờ phụ huynh về nhà nhắc nhở thêm cho trẻ)
- Hoạt động góc : Cháu A Khánh, Y Si Ka còn thụ động trong khi chơi ( Cô chú
ý quan sát và giúp đỡ thêm cho trẻ)
- Hoạt động chiều: Cháu A Hạ, Y Sa Ra còn nói chuyện ( Cô chú ý đến trẻ
nhiều hơn)

Thứ 3 ngày 2 tháng 4 năm 2024

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC


VÌ SAO CÓ MƯA?
Dự kiến thời gian thực hiện: 30-35 phút
I Mục tiêu
1. Kiến thức
- Biết vì sao trời lại có mưa, các dấu hiệu khi trời sắp mưa, những ích lợi và
tác hại của mưa.
2. Kĩ năng
- Phát triển khả năng quan sát, lắng nghe, trò chuyện. Rèn khả năng phân
tích, lí giải hiện tượng.
3. Thái độ
- Hứng thú tham gia vào hoạt động. Bảo vệ bản thân khi trời mưa to, có sấm
chớp.
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên: Máy tính, loa. Slide hình ảnh về ích lợi và tác hại
của mưa. Tranh tô màu về trời mưa đủ cho 19 trẻ
2. Chuẩn bị của trẻ: 19 Bút chì, 8 rổ màu tô, bàn ghế đủ cho 19 trẻ.
III. Tiến trình hoạt động
1. Hoạt động 1: Khám phá (Dự kiến thời gian 16-17 phút)
- Cả lớp vận động theo nhạc bài “ Trời nắng trời mưa ” ( Trẻ vận động tới
đoạn “mưa to rồi” sẽ ngồi xuống trú mưa )
+ Các bạn thỏ đang làm gì đấy?
+ Thế các bạn có biết mưa có từ đâu không?
- Giáo viên giới thiệu hướng vào đề tài khám phá “Vì sao có mưa”
* Giải thích hiện tượng mưa
- Giáo viên đưa ra 3 câu đố cho trẻ:
+ Đố các bạn biết, nước có ở đâu? ( Ao, hồ, sông, biển..)
+ Khi trời nắng nóng, nước sẽ có hiện tượng gì? ( Nước bốc hơi )
+ Khi trời mưa, trên bầu trời sẽ những có hiện tượng gì? ( Sấm chớp, bầu trời
xám xịt, gió thổi ào ào )
- Giáo viên giáo dục trẻ: Không đứng dưới trụ điện, cây xanh khi trời mưa.
Sẽ rất nguy hiểm đấy các bạn. Ngoài ra, khi trời mưa, các bạn khồng nên ra ngoài,
cần đi với người lớn, nhớ mặc áo mưa hoặc dù.
- Trẻ quan sát slide giải thích hiện tượng trời mưa.
- Vì sao lại có mưa?
- Mời trẻ nói theo ý kiến của mình
- Giáo viên chuẩn xác lại: khi mặt trời chiếu ánh nắng xuống mặt nước, nước
sẽ bốc hơi lên bầu trời, gặp không khí lạnh tạo thành mây. Nước bốc hơi các nhiều
thì đám mây càng nặng, khi gặp nguồn không khí lạnh thích hợp. Mây sẽ tan ra tạo
thành mưa.
- Chơi trò chơi làm mưa
* Ích lợi và tác hại của mưa
- Nếu không có mưa, thì chuyện gì sẽ xảy ra? (Xảy ra hạn hán)
- Giáo viên chuẩn xác lại: Mưa giúp con người có nguồn nước để sinh hoạt,
giúp động vật có nước để uống, giúp cây cối tươi tốt. Nếu không có mưa, sẽ gây ra
hạn hán.
+ Nhưng nếu như mưa quá nhiều, có gió mạnh, sấm chớp nửa, thì điều gì sẽ
xảy ra? (Xảy ra lũ lụt)
- Giáo viên chuẩn xác: Mưa quá nhiều, có gió mạnh, sấm chớp thì sẽ gây ra
lũ lụt, bão. Rất là nguy hiểm.
- Cho trẻ chơi trò chơi: Yes-No
- Cho trẻ quan sát lần lượt từng hình ảnh về ích lợi và tác hại của trời mưa.
Khi cô chiếu đến hình ảnh ích lợi, trẻ hô to: Yes, kèm theo hành động hưởng ứng.
Khi cô chiếu đến hình ảnh tác hại, trẻ hô to: No, kèm theo hành động.
2. Hoạt động 2: Trải nghiệm (Dự kiến thời gian 8-10 phút)
- Giáo viên cho trẻ tô màu trời mưa, vẽ và tô màu trời mưa.
- Giáo viên nhắc nhở và cho trẻ về bàn thực hiện.
- Giáo viên quan sát, hỗ trợ kịp thời.
- Kết thúc hoạt động.
* Những nội dung cần rút kinh nghiệm trong ngày:
- Hoạt động học: Cháu A Khang, Y Moon còn chưa trả lời được một số câu
hỏi của cô ( Cô chú ý rèn luyện thêm cho trẻ mọi lúc mọi nơi)
+ Cháu Y Sử, A Hạ trong hoạt động làm quen với toán còn chưa so sánh và
diễn đạt được kết quả đo ( cô chú ý rèn luyện thêm cho trẻ ở hoạt động góc)
- Hoạt động góc : Cháu A Khánh, Y Thêu còn thụ động trong khi chơi ( Cô
chú ý quan sát và giúp đỡ thêm cho trẻ)
- Hoạt động chiều: Cháu A Kháp, Y Băng còn nói chuyện ( Cô chú ý đến trẻ
nhiều hơn)

Thứ 4 ngày 3 tháng 04 năm 2024

HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VĂN HỌC


THƠ: NẮNG BỐN MÙA
(tác giả: Mai Anh Đức)
(Dự kiến thời 28-30 phút)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Đọc thuộc bài thơ " Nắng bốn mùa", nhớ tên bài thơ, tên tác giả, hiểu nội
dung bài thơ
2. Kỹ năng
- Phát triển khả năng chú ý quan sát tranh thơ chữ to, tranh tổng quát, ghi
nhớ nội dung bài thơ, kỹ năng đọc diễn cảm, thể hiện nhịp điệu, tình cảm bài thơ “
nắng bốn mùa” phát triển ngôn ngữ tiếng việt cho trẻ
- Phát triển khả năng ghi nhớ, trả lời được 1 số câu hỏi ngắn gọn dưới sự gợi
ý và giúp đỡ của cô (trẻ khuyết tật).
3. Thái độ
- Yêu thích phong cảnh thiên nhiên và đi ra trời nắng phải đội mũ, nón, che ô
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên: - Máy tính tranh thơ tổng quát, bài thơ “ năng bốn
mùa”, tranh thơ chữ to.
2. Chuẩn bị cho trẻ: Quần áo sạch sẽ, bài hát “ Trời nắng trời mưa”
III. Tiến trình hoạt động
1. Hoạt động 1 : Giới thiệu hướng dẫn trẻ vào bài (dự kiến thời gian 2-3
phút)
- Trẻ hát và vận động bài “ Trời nắng trời mưa ”
- Vận động bài hát bài hát gì? (trời nắng trời mưa)
+Trời nắng bầu trời thế nào ? (bầu trời trong xanh)
+ Đi nắng phải làm gì? (Đội mũ)
- Giới thiệu bài: Có một bài thơ nói về trời nắng rất hay các con hãy lắng
nghe cô đọc và xem đó bài thơ nào nhé !
2. Hoạt động 2: Dạy trẻ đọc thơ (Dự kiến thời 28-30 phút)
* Giáo viên đọc thơ
- Gv đọc thơ : lần 1 ( kết hợp với hình ảnh)
+ Các con đặt tên cho bài thơ này là gì? (Nắng bốn mùa)
- Tóm tắt nội dung: Bài thơ nói về các mùa trong năm, mỗi mùa có 1 vẻ đẹp,
nét dịu dàng, giận giữ khác nhau, cô giải thích từ “nhẹ nhàng, hung hăng” và cho
cháu đọc, giáo dục cháu yêu thích phong thiên nhiên và đi ra trời nắng phải đội
mũ, nón, che ô
- Giới thiệu tranh thơ chữ to
- Giới thiệu hình ảnh thay thế từ
- Lớp đọc hình ảnh thay thế từ
- GV đọc thơ lần: 2 kết hợp với tranh thơ chữ to
- Lớp đọc thơ tranh thơ chữ to (2 lần)
* Đàm thoại
- Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? (Nắng bốn mùa)
- Do ai sáng tác? ( Tác giả Mai Anh Đức)
- Trong bài thơ có những mùa nào ?(Mùa Xuân, hạ , thu, đông)
- Dịu dàng, nhẹ nhàng là mùa nào ?( Mùa xuân)
- Hung hăng, giận giữ là mùa gì ? ( Mùa hè)
- Mùa nào vàng hoe như muốn khóc? (Màu thu)
- Khóc hu hu là mùa gì? ( Mùa đông)
- Vì sao lại khóc? (Không có nắng)
- Cháu thích mùa nào?( Trẻ trả lời)
- Qua bài thơ các cháu có nhận xét gì ?( đất nước ta bốn mùa đều rất đẹp)
* Dạy đọc thơ diễn cảm
- Lớp đọc thơ: 2 lần
- Tổ chức cho trẻ đọc nhóm, tổ, cá nhân, đọc luân phiên
- Trẻ đọc thơ diễn cảm thể hiện động tác minh họa theo thơ.
- Giáo viên chú ý sửa sai kịp thời cho trẻ ( Giúp trẻ khuyết tật đọc số câu đơn
giản trong bài thơ)
3. Hoạt động 3: Củng cố (dự kiến thời gian 6-7 phút)
- Các cháu biết trời nắng bầu trời như thế nào rồi, bây giờ cô sẽ tổ chức thi
xem bạn nào vẽ trời nắng đẹp nhất nhé
- Gv hỏi trời nắng ông mặt trời thế nào? bầu trời thế nào?
- Gợi ý cho cháu vẽ
- Nhận xét cháu vẽ
* Cho cháu đọc lại bài thơ “ nắng bốn mùa”
* Những nội dung cần rút kinh nghiệm trong ngày:
- Hoạt động học: Cháu A Chức, Y Na Sử còn chưa thuộc bài thơ ( Cô chú ý
rèn luyện thêm cho trẻ mọi lúc mọi nơi)
- Hoạt động góc : Cháu A Khang, A Kháp, còn chưa thụ động trong khi chơi
( Cô chú ý quan sát và giúp đỡ thêm cho trẻ)
- Hoạt động chiều: Cháu A Hơn, Y Thêu còn nói chuyện ( Cô chú ý đến trẻ
nhiều hơn)
Thứ 5 ngày 4 tháng 4 năm 2024

HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN CHỮ CÁI


LÀM QUEN CHỮ CÁI G, Y

I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nhận dạng được chữ cái g, y.
2. Kỹ năng
- Phát triển khả năng quan sát, ghi nhớ chữ g, y, kỹ năng phát âm
đúng chữ cái g, y rõ ràng chính xác. So sánh được sự giống nhau và khác nhau giữa
chữ g, y
3. Thái độ
- Tích cực tham gia vào các hoạt động
II. Chuẩn bị
1. Đồ dùng của giáo viên: Máy tính, bài giảng trên máy, cây có gắn chữ g,
y, thẻ chữ g, y
2. Đồ dùng cho trẻ: 19 Vở làm quen chữ viết, 19 bút chì, 19 thẻ chữ g, 19 thẻ
chữ y
III. Tiến trình hoạt động
1. Hoạt động 1. Gây hứng thú hướng vào hoạt động (dự kiến thời gian 02-03
phút)
- Đây là tranh vẽ gì? Cho trẻ đọc từ “Con gà”
- Cho cháu tìm chữ đã học trong từ: c, o, n, a
- Giáo viên giới thiệu cho trẻ sẽ làm quen nhóm chữ mới g, y
2. Hoạt động 2. Làm quen chữ cái g, y (dự kiến thời gian 12-13 phút)
* Làm quen chữ g
- Giáo viên giới thiệu chữ g và phát âm g
- Trẻ tìm chữ thẻ chữ g ở góc và phát âm g, trẻ nhận xét chữ g trên thẻ chữ
+ Có mấy kiểu chữ g trên thẻ chữ? (có 2 kiểu chữ g)
+ Chữ g có nét như thế nào? (gồm một nét cong kín và một nét móc dài)
- Giáo viên giới thiệu chữ g in hoa, g in thường, g viết thường
- Trẻ phát âm g in hoa g in thường, g viết thường
- Liên hệ thực tế trẻ có tên bặt đầu bằng chữ g
* Làm quen chữ y
- Tạo tình huống xuất hiện chữ y
- Giáo viên phát âm y, trẻ phát âm y
- Trẻ tìm chữ y giơ lên và phát âm y, trẻ nhận xét chữ y trên thẻ chữ
+ Có mấy kiểu chữ y trên thẻ chữ? (có 2 kiểu chữ y)
+ Chữ y có nét gì? (chữ y gồm một nét xiên ngắn và 1 nét xiên dài)
- Giáo viên chuẩn xác lại. Giáo viên giới thiệu chữ y in hoa, y in thường, y
viết thường
- Trẻ phát âm y, cá nhân phát âm y.
- Liên hệ trẻ có tên bắt đầu bằng chữ y.
* So sánh điểm khác nhau của chữ g và chữ y
- Khác nhau: chữ “g” có nét con kín và nét móc bên phải. Chữ “y” có nét
xiên ngắn và nét xiên dài.
3. Hoạt động 3. Luyện tập- Trò chơi (dự kiến thời gian 13-14 phút)
* Trò chơi : Tìm chữ theo yêu cầu
- Giáo viên nêu cấu tạo chữ, yêu cầu trẻ tìm chữ cái và phát âm
- Giáo viên nói chữ cái yêu cầu trẻ tìm và phát âm
*Trò chơi : Thi ai nhanh
- Giáo viên hướng dẫn cách chơi: bật vào vòng tìm chữ gắn theo yêu cầu của
cô, đội nào nhanh đúng là thắng cuộc.
Nhận xét sau khi chơi, kiểm tr chữ đúng yêu cầu, tuyên dương đội thắng cuộc
* Trò chơi : “Tìm chữ g, y cùng tôi”
- Trẻ ngồi 3 nhóm vào bàn thực hiện tìm chữ g, y và gạch chân chữ g, y trong
từ.
* Những nội dung cần rút kinh nghiệm trong ngày
- Hoạt động đón trẻ: Cháu A Kháp Y Khuyên còn chưa chủ động chào cô
( Cô chú ý nhắc nhở trẻ và nhờ phụ huynh về nhà nhắc nhở thêm cho trẻ)
- Hoạt động học: Cháu A Khang, Y Sử chưa nhận biết được chữ g ( Cô chú ý
rèn luyện thêm cho trẻ mọi lúc mọi nơi)
- Hoạt động chiều: Cháu A Hơn, Y Thêu còn nói chuyện ( Cô chú ý đến trẻ
nhiều hơn)

Thứ 6 ngày 5 tháng 4 năm 2024

HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH


CẮT DÁN HÌNH TRÒN TẠO HÌNH BÔNG HOA (MẪU)
Độ tuổi: 5-6 tuổi
Thời gian: 25-30 phút.

I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Biết xé hình tròn và dán tạo hình bông hoa.
2. Kĩ năng
- Phát triển khả năng chú ý quan sát tranh mẫu; kỹ năng xé nét cong, dán
không bị nhăn. Nhận xét sản phẩm của bạn về hình dạng, bố cục.
3. Thái độ
- Hứng thú tham gia vào hoạt động xe dán hình tròn tạo hình bông hoa.
II. Chuẩn bị
1.Chuẩn bị của giáo viên: 1 tranh mẫu xé dán hình tròn tạo hình bông hoa,
loa, máy tính.
2. Chuẩn bị cho trẻ: bàn (9 cái); ghế (19 cái); vở tạo hình (19nquyển); hô
dán (19 lọ), giá trưng bày sản phẩm (2 cái), khăn lau tay 3 cái.
III. Tiến trình hoạt động
1. Hoạt động 1: Hướng dẫn trẻ xé dán hình tròn tạo hình bông hoa. (dự
kiến thời gian 9-10 phút)
- Trò chơi: Gieo hạt
- Giáo viên giới thiệu đề tài: Xé dán hình tròn tạo hình bông hoa.
- Trẻ quan sát lần lượt tranh mẫu.
- Giáo viên thực hiện mẫu: Giáo viên giới thiệu các đồ dùng đã chuẩn bị.
Đầu tiên cầm giấy màu bằng tay trái, tay còn lại cần thận dung 4 đầu ngón tãyes
nhẹ nhàng theo hình tròn in mờ. Sau khi xé được 6 hình tròn rồi thì bắt đầu dán.
Chọn vị trí dán chính giữa trang giấy cho đẹp, dán 1 hình tròn ở giữa và 5 hình tròn
xung quanh sẽ tạo thành bông hoa.
- Giáo viên gợi ý để trẻ sắp xếp các chi tiết để có bố cục bức tranh cân đối.
2. Hoạt động 2: Trẻ thực hành cắt dán hình tròn tạo hình bông hoa (dự
kiến thời gian 16-17phút)
- Trẻ ngồi vào bàn thực hiện.
- Nhắc trẻ tư thế ngồi, cách cầm kéo, bố cục tranh.
- Mở nhạc nhẹ trong quá trình trẻ thực hiện.
- Giáo viên gợi ý, giúp đỡ trẻ hoàn thành bài.
3. Hoạt động 3: Nhận xét sản phẩm (dự kiến thời gian 3-4 phút)
- Giáo viên giúp trẻ bày tranh lên giá.
- Giáo viên mời trẻ xem lại bức tranh của mình và tham quan các bức tranh của
bạn.
+ Con thích bức tranh nào nhất? Vì sao? (Trẻ trả lời)
- Giáo viên nhận xét chung, nhận xét về hình dạng, bố cục tranh.
* Những nội dung cần rút kinh nghiệm trong ngày:
- Hoạt động học: Cháu A Hạ, Y Moon trong hoạt động tạo hình còn chưa vẽ
được ( Cô chú ý rèn luyện thêm ở hoạt động góc)
- Hoạt động góc : Cháu A Khang, A Kháp, còn thụ động trong khi chơi ( Cô
chú ý quan sát và giúp đỡ thêm cho trẻ)
- Hoạt động trả trẻ : Cháu Y Na còn chưa chủ động chào cô ( Cô chú ý nhắc
nhở trẻ)

IV. ĐÓNG CHỦ ĐỀ: MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN


1. Chuẩn bị:
- Bổ sung nguyên vật liệu cho các góc chơi.
- Chuẩn bị ý tưởng của giáo viên.
- Sắp xếp xếp các góc chơi
- Nhạc bài hát: “Trời nắng trời mưa”
2. Tiến trình hoạt động:
- Nhắc trẻ sắp xếp, trưng bày các sản phẩm của góc mình.
- Giáo viên đến từng góc chơi và nhận xét.
- Trẻ giới thiệu về các sản phẩm mình làm được.
- Mời cả lớp đến tham quan góc học tâp, phân vai,
- Các bạn ở góc thư viện giới thiệu truyện tranh sáng tạo “Câu chuyện của
giọt nước”
- Các bạn ở góc học tập giới thiệu về các sản phẩm đã làm được như: Bộ sưu
tập,..vv
- Các bạn khác cho nhận xét.
- Giáo viên nhận xét.
- Vận động theo nhạc bài “Trời nắng trời mưa”

You might also like