You are on page 1of 12

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA LUẬT DÂN SỰ

Buổi thảo luận thứ nhất: NGHĨA VỤ

Lớp DS42B1

Danh sách thành viên trong nhóm


STT Họ và Tên MSSV
1 Chu Thị Lý 1753801012114
2 Đoàn Thị Như Ngọc 1753801012132
3 Nguyễn Thị Hồng 1753801012134
Ngọc
4 Ngô Thị Yến Nhi 1753801012139
5 Nguyễn Thúy Quỳnh 1753801012169
6 Hoàng Thị Thảo 1753801012180
2

Mục lục
Vấn đề 1: Thực hiện công việc không có ủy quyền...................................................3
1.1.Thế nào là thực hiện công việc không có ủy quyền?........................................3
1.2.Vì sao thực hiện công việc không có ủy quyền là căn cứ phát sinh nghĩa vụ?. 3
1.3.Cho biết điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về chế định “thực hiện
công việc không có ủy quyền”...............................................................................3
1.4. Các điều kiện để áp dụng chế định “thực hiện công việc không có ủy quyền”
theo BLDS 2015? Phân tích từng điều kiện...........................................................4
1.5. Trong tình huống trên, sau khi xây dựng xong công trình, nhà thầu C có thể
yêu cầu chủ đầu tư A thực hiện những nghĩa vụ trên cơ sở các quy định của chế
định “thực hiện công việc không có ủy quyền” trong BLDS 2015 không? Vì sao?
Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời..................................................................................4
Vấn đề 2: Thực hiện nghĩa vụ (thanh toán một khoản tiền).......................................5
2.1. Thông tư trên cho phép tính lại giá trị khoản tiền phải thanh toán như thế
nào? Qua trung gian là gì?......................................................................................5
2.2. Đối với tình huống thứ nhất, thực tế ông Quới sẽ phải trả cho bà Cô khoản
tiền cụ thể là bao nhiêu? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời.......................................6
2.3. Thông tư trên có điều chỉnh việc thanh toán tiền trong hợp đồng chuyển
nhượng bất động sản như trong Quyết định số 15/2018/DS-GDT không? Vì sao? 6
2.4. Đối với tình huống trong Quyết định số 15/2018/DS-GDT , nếu có giá trị nhà
đất được xác định là 1.697.760.000đ như Tòa án cấp sơ thẩm đã làm thì, theo Tòa
án nhân dân cấp cao tại Hà Nội, khoản tiền bà Hương phải thanh toán cho cụ
Bảng cụ thể là bao nhiêu? Vì sao?..........................................................................6
2.5. Hướng như trên của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội có tiền lệ chưa? Nêu
một tiền lệ (nếu có)?...............................................................................................7
Vấn đề 3: Chuyển giao nghĩa vụ theo thỏa thuận......................................................7
3.1. Điểm giống và khác nhau cơ bản giữa chuyển giao quyền yêu cầu và chuyển
giao nghĩa vụ theo thỏa thuận?...............................................................................7
3

3.2. Thông tin nào của bản án cho thấy bà Phượng có nghĩa vụ thanh toán cho bà
Tú?......................................................................................................................... 8
3.3. Đoạn nào của bản án cho thấy nghĩa vụ trả nợ của bà Phượng đã được chuyển
giao sang cho bà Ngọc, bà Loan và ông Thạnh?....................................................8
3.4. Suy nghĩ của anh/chị về đánh giá trên của Tòa án?.........................................8
3.5. Nhìn từ góc độ văn bản, người có nghĩa vụ ban đầu còn có trách nhiệm đối
với người có quyền không khi người thế nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ được
chuyển giao? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời............................................................9
3.6. Nhìn từ góc độ quan điểm các tác giả, người có nghĩa vụ ban đầu có còn
trách nhiệm đối với người có quyền không khi người thế nghĩa vụ không thực
hiện nghĩa vụ được chuyển giao? Nêu rõ quan điểm của tác giả mà anh/chị biết...9
3.7. Đoạn nào của bản án cho thấy Tòa án theo hướng người có nghĩa vụ ban đầu
không còn trách nhiệm đối với người có quyền?....................................................9
3.8. Kinh nghiệm của pháp luật nước ngoài đối với quan hệ giữa người có nghĩa
vụ ban đầu và người có quyền................................................................................9
3.9. Suy nghĩ của anh chị về hướng giải quyết trên của Tòa án............................10
3.10. Trong trường hợp nghĩa vụ của bà Phượng đối với bà Tú có biện pháp bảo
lãnh của người thứ ba thì khi nghĩa vụ được chuyển giao, biện pháp bão lãnh có
chấm dứt không? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời................................................10
TÀI LIỆU THAM KHẢO:......................................................................................11
4

Buổi thảo luận thứ nhất: Nghĩa vụ

Vấn đề 1: Thực hiện công việc không có ủy quyền.

1.1.Thế nào là thực hiện công việc không có ủy quyền?


Theo Điều 574 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Thực hiện công việc không có
ủy quyền là việc một người không có nghĩa vụ thực hiện công việc nhưng đã tự
nguyện thực hiện công việc đó vì lợi ích của người có công việc được thực hiện khi
người này không biết hoặc biết mà không phản đối.”
1.2.Vì sao thực hiện công việc không có ủy quyền là căn cứ phát sinh nghĩa vụ?
Căn cứ phát sinh quan hệ nghĩa vụ dân sự là những sự kiện xảy ra trong thực tế,
được pháp luật dân sự dự liệu, thừa nhận là có giá trị pháp lý, làm phát sinh quan hệ
nghĩa vụ dân sự.1
Trong thực tế, không phải trường hợp nào một người thực hiện một công việc có lợi
cho người khác đều dựa vào hợp đồng hoặc theo quy định pháp luật. Trên tinh thần
giúp đỡ vì cộng đồng, nhiều trường hợp cá nhân đã tự nguyện thực hiện công việc
của người khác, vì lợi ích cho người khác mà không do bất cứ hợp đồng hoặc quy
định pháp luật nào cả. Đó chính là các trường hợp thực hiện công việc không có ủy
quyền. Các trường hợp đó đã được pháp luật dân sự dự liệu, thừa nhận là có giá trị
pháp lý, làm phát sinh quan hệ nghĩa vụ dân sự và được quy định tại khoản 3 Điều
275, Điều 574 đến Điều 578 BLDS 2015 và các quy định khác có liên quan.
1.3.Cho biết điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về chế định “thực
hiện công việc không có ủy quyền”.
Về nghĩa vụ thực hiện công việc không có ủy quyền: BLDS 2015 đã làm rõ các
nghĩa vụ thực hiện công việc không có ủy quyền trong khi BLDS 2005 chỉ nêu
trong trường hợp người có công việc thực hiện là cá nhân chết.
- Người thực hiện công việc không có ủy quyền phải báo cho người có công việc
được thực hiện về quá trình, kết quả thực hiện công việc nếu có yêu cầu, trừ trường
hợp người có công việc đã biết hoặc người thực hiện công việc không có ủy quyền
không biết nơi cư trú hoặc trụ sở của người đó. (Khoản 3 Điều 575 BLDS 2015)
- Trường hợp người có công việc được thực hiện chết, nếu là cá nhân hoặc chấm dứt
tồn tại, nếu là pháp nhân thì người thực hiện công việc không có ủy quyền phải tiếp
tục thực hiện công việc cho đến khi người thừa kế hoặc người đại diện của người có
công việc được thực hiện đã tiếp nhận. (Khoản 4 Điều 575 BLDS 2015)
Về chấm dứt thực hiện công việc không có ủy quyền: BLDS 2015 làm rõ trường
hợp chấm dứt thực hiện công việc không có ủy quyền trong khi BLDS 2005 chỉ đề
cập chấm dứt khi người thực hiện công việc không có ủy quyền là cá nhân.
1
Trang 35, Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, XB 21/07/2016.
5

- Người thực hiện công việc không có ủy quyền chết, nếu là cá nhân hoặc chấm dứt
tồn tại, nếu là pháp nhân. (Khoản 4 Điều 575 BLDS 2015)
1.4. Các điều kiện để áp dụng chế định “thực hiện công việc không có ủy
quyền” theo BLDS 2015? Phân tích từng điều kiện.
Những điều kiện để áp dụng chế định trên:
- Việc thực hiện công việc hoàn toàn không phải là nghĩa vụ do các bên thỏa
thuận hoặc do pháp luật quy định đối với người thực hiện công việc không có
ủy quyền.2 Tức là một bên tự nguyện làm một việc mà không bị ràng buộc bởi
bất kì thỏa thuận hay quy định pháp luật nào. Điều kiện này giúp nâng cao tinh
thần trách nhiệm đối với cộng đồng, thấy người thì giúp, thấy việc mà làm.
- Việc thực hiện công việc hoàn toàn chỉ vì lợi ích của người có công việc được
thực hiện. Do đó, người thực hiện thay công việc không nhằm bất cứ lợi ích nào
cho mình hoặc cho người thứ ba. Điều kiện này thể hiện lòng cao thượng, hy
sinh vì người khác.
- Người có công việc được thực hiện không biết người khác đang thực hiện công
việc đó cho mình hoặc biết nhưng không phản đối. Nếu người có công việc
phản đối mà bên kia vẫn tiếp tục thực hiện thì không thuộc chế độ này. Tuy
nhiên, ý nguyện của người thực hiện công việc không được trái pháp luật và trái
đạo đức xã hội. Ví dụ: Ngăn cản người khác tự tử được coi là công việc không
có ủy quyền mặc dù việc thực hiện đó bị người tự tử phản đối.
- Nếu công việc không được thực hiện ngay thì chắc chắn sẽ gây thiệt hại cho
người có công việc cần được thực hiện. Điều kiện này làm nổi bật lên tính
“Thương người như thể tay chân”, thực hiện thay công việc nhiệt tình như thực
hiện công việc của chính bản thân mình.
Ví dụ: Thu dọn quần áo đang phơi của nhà hàng xóm lúc họ vắng nhà mà mưa đang
kéo đến. Như vậy, việc thu dọn quần áo không có ở trong một hợp đồng hay được
pháp luật quy định. Nhưng với tinh thần trách nhiệm, hành động nhỏ này mang ý
nghĩa lớn lao, nó tạo điều kiện gắn bó tình làng xóm, quan tâm giúp đỡ lẫn nhau
trong cộng đồng.
1.5. Trong tình huống trên, sau khi xây dựng xong công trình, nhà thầu C có
thể yêu cầu chủ đầu tư A thực hiện những nghĩa vụ trên cơ sở các quy định
của chế định “thực hiện công việc không có ủy quyền” trong BLDS 2015
không? Vì sao? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Theo Điều 574 BLDS 2015 quy định: “Thực hiện công việc không có ủy quyền là
việc một người không có nghĩa vụ thực hiện công việc nhưng đã tự nguyện thực
hiện công việc đó vì lợi ích của người có công việc được thực hiện khi người này
không biết hoặc biết mà không phản đối.”

2
Trang 39, Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, XB 21/07/2016.
6

Trong tình huống này có thể xác định như sau:


- Nhà thầu C đã ký hợp đồng với Ban B nên C có nghĩa vụ thực hiê ̣n công viê ̣c
xây dựng công trình công cô ̣ng theo như thỏa thuâ ̣n trong hợp đồng.
- C không tự nguyê ̣n thực hiê ̣n công viê ̣c này mà C phải thực hiê ̣n điều đó theo
đúng nghĩa vụ của mình như trong hợp đồng ký với B.
- C thực hiê ̣n công viê ̣c không phải chỉ vì lợi ích của A mà còn hoàn toàn vì mục
đích được hưởng thù lao theo hợp đồng thỏa thuâ ̣n với B.
- A hoàn toàn không biết việc C làm mà A nghĩ rằng B là người thực hiê ̣n công
viê ̣c.
Vì vâ ̣y, dựa trên các cơ sở đã đưa ra thì nhà thầu C không thể yêu cầu chủ đầu tư A
thực hiê ̣n nghĩa vụ trên cơ sở thực hiê ̣n công viêc̣ không có ủy quyền.

Vấn đề 2: Thực hiện nghĩa vụ (thanh toán một khoản tiền).

2.1. Thông tư trên cho phép tính lại giá trị khoản tiền phải thanh toán như thế
nào? Qua trung gian là gì?
Theo Điểm a, b Điều 1 Mục I Thông tư 01/TTLT trên thì việc tính lại khoản giá trị
tiền phải thanh toán được tính như sau:
a) Nếu việc gây thiệt hại hoặc phát sinh nghĩa vụ dân sự xảy ra trước ngày
01/07/1996 và trong thời gian từ thời điểm gây thiệt hại hoặc phát sinh nghĩa
vụ đến thời điểm xét xử sơ thẩm mà giá gạo tăng từ 20% trở lên, thì quy đổi
các khoản tiền đó ra gạo theo giá gạo loại trung bình ở địa phương, tại thời
điểm gây thiệt hại hoặc phát sinh nghĩa vụ, rồi tính số lượng gạo đó thành
tiền theo giá gạo tại thời điểm xét xử sơ thẩm để buộc bên có nghĩa vụ về tài
sản phải thanh toán và chịu án phí theo số tiền đó.
b) Nếu việc gây thiệt hại hoặc phát sinh nghĩa vụ xảy ra sau ngày 1-7-1996
hoặc tuy xảy ra trước ngày 1-7-1996, nhưng trong khoảng thời gian từ thời
điểm gây thiệt hại hoặc phát sinh nghĩa vụ đến thời điểm xét xử sơ thẩm mà
giá gạo không tăng hay tuy có tăng nhưng ở mức dưới 20%, thì Toà án chỉ
xác định các khoản tiền đó để buộc bên có nghĩa vụ phải thanh toán bằng
tiền. Trong trường hợp người có nghĩa vụ có lỗi thì ngoài khoản tiền nói trên
còn phải trả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất nợ quá hạn do Ngân
hàng Nhà nước quy định tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm xét
xử sơ thẩm theo quy định tạikhoản 2 Điều 313 Bộ luật dân sự, trừ trường hợp
có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Việc tính lại khoản giá trị tiền phải trải qua trung gian là gạo.
7

2.2. Đối với tình huống thứ nhất, thực tế ông Quới sẽ phải trả cho bà Cô khoản
tiền cụ thể là bao nhiêu? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời.
Do sự việc phát sinh trước ngày 1-7-1996 nên ông Quới sẽ phải trả cho bà Cô khoản
tiền là 3.285.000đ. Cơ sở pháp lý: Điểm a Khoản 1 Thông tư 01/TTLT ngày
29/6/1997 và điều 290 BLDS/2005
Cách tính như sau: Giá gạo trung bình năm 1973 là 137đ/kg thì số lượng gạo quy
đổi là 365kg (50000đ:137đ/kg = 365kg). Giá gạo tại thời điểm xét xử là 9000đ, vậy
số tiền mà tòa án yêu cầu ông Quới hoàn trả cho bà Cô là 3285000đ (365kg x
9000đ/kg = 3.285.000đ)
2.3. Thông tư trên có điều chỉnh việc thanh toán tiền trong hợp đồng chuyển
nhượng bất động sản như trong Quyết định số 15/2018/DS-GDT không? Vì
sao?
Thông tư trên không điều chỉnh việc thanh toán tiền trong hợp đồng chuyển nhượng
bất động sản trong tình huống trên. Thông tư trên điều chỉnh nghĩa vụ tài sản là các
khoản tiền, vàng (là các khoản tiền, tiền hoàn trả, tiền công, tiền lương, tiền truy thu
thuế, tiền truy thu do thu lợi bất chính) và nghĩa vụ tài sản là hiện vật, chứ không
nêu về việc điều chỉnh việc thanh toán tiền trong hợp đồng chuyển nhượng bất động
sản.
2.4. Đối với tình huống trong Quyết định số 15/2018/DS-GDT , nếu có giá trị
nhà đất được xác định là 1.697.760.000đ như Tòa án cấp sơ thẩm đã làm thì,
theo Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội, khoản tiền bà Hương phải thanh
toán cho cụ Bảng cụ thể là bao nhiêu? Vì sao?
Khoản tiền bà Hương phải thanh toán cho cụ Bảng là 1.697.760.000đ.
Cơ sở pháp lý: điểm b, tiểu mục 2.1, mục 2, phần II Nghị Quyết số 02/2004/NQ-
HĐTP ngày 10-8-2004 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
“b.2. Nếu bên nhận chuyển nhượng đã trả đủ tiền chuyển nhượng đất; bên chuyển
nhượng đã giao toàn bộ diện tích đất, thì Toà án công nhận hợp đồng chuyển
nhượng đất đó. Trong trường hợp bên nhận chuyển nhượng mới trả một phần tiền
chuyển nhượng đất, bên chuyển nhượng mới giao một phần diện tích đất, thì có thể
công nhận phần hợp đồng đó căn cứ vào diện tích đất đã nhận. Nếu công nhận phần
hợp đồng trong trường hợp bên chuyển nhượng giao diện tích đất có giá trị lớn hơn
số tiền mà họ đã nhận, thì Toà án buộc bên nhận chuyển nhượng thanh toán cho bên
chuyển nhượng phần chênh lệch giữa số tiền mà bên nhận chuyển nhượng đã trả so
với diện tích đất thực tế mà họ đã nhận tại thời điểm giao kết hợp đồng theo giá trị
quyền sử dụng đất tính theo giá thị trường tại thời điểm xét xử sơ thẩm. Đồng thời
buộc các bên phải làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất đối với diện tích đất mà
bên nhận chuyển nhượng đã nhận. Trong trường hợp bên nhận chuyển nhượng đã
8

giao số tiền lớn hơn giá trị diện tích đất đã nhận mà Toà án chỉ công nhận phần hợp
đồng tương ứng với diện tích đất mà họ đã nhận thì bên chuyển nhượng phải thanh
toán khoản tiền đã nhận vượt quá giá trị diện tích đất đã giao tính theo giá trị quyền
sử dụng đất theo giá thị trường tại thời điểm xét xử sơ thẩm.’’
2.5. Hướng như trên của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội có tiền lệ chưa?
Nêu một tiền lệ (nếu có)?
Chưa có tiền lệ.

Vấn đề 3: Chuyển giao nghĩa vụ theo thỏa thuận.

3.1. Điểm giống và khác nhau cơ bản giữa chuyển giao quyền yêu cầu và
chuyển giao nghĩa vụ theo thỏa thuận?
a.Giống nhau:
Đều là sự thỏa thuận với người thứ ba.
Không chuyển giao các quyền và nghĩa vụ gắn với nhân thân.
Hậu quả pháp lý: Làm chấm dứt tư cách chủ thể của người chuyển giao quyền yêu
cầu hoặc người chuyển giao nghĩa vụ dân sự ở người được chuyển giao.
b.Khác nhau:
Chuyển giao quyền yêu cầu:
- Chuyển giao quyền yêu cầu không cần có sự đồng ý của người có nghĩa vụ.
- Về biện pháp bảo đảm: Sau khi chuyển giao quyền yêu cầu biện pháp bảo đảm vẫn
duy trì.
- Người chuyển giao quyền yêu cầu không phải chịu trách nhiệm về khả năng thực
hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ.
- Người chuyển giao quyền yêu cầu phải báo cáo bằng văn bản cho bên có nghĩa vụ
về việc chuyển giao quyền yêu cầu.
Chuyển giao nghĩa vụ theo thỏa thuận:
- Việc chuyển giao bắt buộc phải có sự đồng ý của bên có quyền.
- Sau khi chuyển giao nghĩa vụ thì biện pháp bảo đảm chấm dứt, trừ trường hợp có
thỏa thuận khác.
- Trách nhiệm của người có nghĩa vụ ban đầu về việc thực hiện nghĩa vụ của người
thế nghĩa vụ không được quy định rõ.
9

- Người có nghĩa vụ dân sự không phải báo cáo bằng văn bản cho bên có quyền về
việc chuyển giao nghĩa vụ dân sự.
3.2. Thông tin nào của bản án cho thấy bà Phượng có nghĩa vụ thanh toán cho
bà Tú?
Đoạn một và đoạn hai tại trang thứ 3 của bản án ghi nhận:
Theo các biên nhận tiền do phía bà Tú cung cấp thì chính bà Phượng là người trực
tiếp nhận tiền của bà Tú vào năm 2003 với tổng số tiền 555 triệu đồng và theo biên
nhận ngày 27/4/2004 thể hiện bà Phượng nhận của bà Lê Thị Nhan số tiền 615 triệu
đồng. Phía bà Phượng không cung cấp được chứng cứ xác định bà Ngọc thỏa thuận
vay tiền của bà Tú. Cũng theo lời khai của bà Phượng, tháng 4/2014 do bà Loan,
ông Thạnh, bà Ngọc không có tiền trả cho bà Tú để trả Ngân Hàng nên bà Phượng
cùng bà Tú vay nóng bên ngoài để trả Ngân Hàng. Xác định bà Phượng là người
xác lập quan hệ vay tiền với bà Tú.
Xét hợp đồng vay tiền giữa bà Phượng với bà Tú, phía bà Phượng đã vi phạm nghĩa
vụ thanh toán nợ vay, không trả vốn, lãi cho bà Tú.
3.3. Đoạn nào của bản án cho thấy nghĩa vụ trả nợ của bà Phượng đã được
chuyển giao sang cho bà Ngọc, bà Loan và ông Thạnh?
Đoạn thứ tư, trang ba của bản án có ghi nhận:
Phía bà Tú đã chấp nhận cho bà Phượng chuyển giao nghĩa vụ cho bà Ngọc, bà
Loan, ông Thạnh thể hiện qua việc bà Tú đã lập hợp đồng cho bà Ngọc vay số tiền
150.000.000đ vào ngày 12.5.2005. Kể từ thời điểm bà Tú xác lập hợp đồng vay với
bà Ngọc. bà Loan, ông Thạnh thì nghĩa vụ trả nợ vay của bà Phượng với bà Tú đã
chấm dứt.
3.4. Suy nghĩ của anh/chị về đánh giá trên của Tòa án?
Đánh giá trên của Tòa án là hoàn toàn hợp lý. Tòa án xác định nghĩa vụ trả nợ của
bà Phượng đã được chuyển giao sáng cho bà Ngọc, bà Loan và ông Thạnh là có căn
cứ. Bởi theo Điều 315 BLDS 2015 thì bên có nghĩa vụ có thể chuyển giao nghĩa vụ
dân sự cho người thế nghĩa vụ nếu được bên có quyền đồng ý và người thế nghĩa vụ
sẽ trở thành bên có nghĩa vụ. Trong trường hợp này bà Tú đã chấp nhận cho bà
Phượng chuyển giao nghĩa vụ cho bà Ngọc, bà Loan và ông Thạnh thể hiện qua
việc bà Tú đã lập hợp đồng cho bà Ngọc vay 465.000.000đ và hợp đồng cho bà
Loan, ông Thạnh vay số tiền 150.000.000đ vào ngày 12/05/2005. Điều đó thể hiện
người có quyền là bà Tú đã đồng ý với việc chuyển giao này. Khi đã chuyển giao
nghĩa vụ theo thỏa thuận, người có ghĩa vụ ban đầu là bà Phượng sẽ không phải
chịu trách nhiệm liên đới. Thay vào đó bà Ngọc, bà Loan và ông Thạnh sẽ trở thành
người thay thế nghĩa vụ, có trách nhiệm trả số nợ còn thiếu cho bà Tú.
10

3.5. Nhìn từ góc độ văn bản, người có nghĩa vụ ban đầu còn có trách nhiệm đối
với người có quyền không khi người thế nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ
được chuyển giao? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Nhìn từ góc độ văn bản, người có nghĩa vụ ban đầu không còn trách nhiệm đối với
người có quyền khi người thế nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ được chuyển giao.
3.6. Nhìn từ góc độ quan điểm các tác giả, người có nghĩa vụ ban đầu có còn
trách nhiệm đối với người có quyền không khi người thế nghĩa vụ không thực
hiện nghĩa vụ được chuyển giao? Nêu rõ quan điểm của tác giả mà anh/chị
biết.
Tác giả Đỗ Văn Đại đã đưa ra quan điểm về vấn đề này là: “Khi có chuyển giao
nghĩa vụ theo thỏa thuận, người có nghĩa vụ ban đầu không còn trách nhiệm với
người có quyền nên người có quyền không thể yêu cầu người có nghĩa vụ ban đầu
thực hiện nghĩa vụ khi người thế nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ được chuyển
giao. Nếu có nghĩa vụ chuyển giao theo pháp luật mà khi chuyển giao người có
nghĩa vụ ban đầu chết hay chấm dứt (như do sáp nhập hay hợp nhất) thì hiển nhiên
người có quyền cũng sẽ không thể yêu cầu người có nghĩa vụ ban đầu thực hiện
nghĩa vụ’’. Như vậy, nhìn từ góc độ quan điểm các tác giả, người có nghĩa vụ ban
đầu không còn trách nhiệm đối với người có quyền khi người thế nghĩa vụ không
thực hiện nghĩa vụ được chuyển giao.
3.7. Đoạn nào của bản án cho thấy Tòa án theo hướng người có nghĩa vụ ban
đầu không còn trách nhiệm đối với người có quyền?
Đoạn của bản án cho thấy Tòa án theo hướng người có nghĩa vụ ban đầu không còn
trách nhiệm đối với người có quyền là: “Như vậy, kể tuừ thời điểm bà Tú xác lập
hợp đồng vay với bà Ngọc, bà Loan và ông Thạnh thì nghĩa vụ trả nợ vay của bà
Phượng với bà Tú đã chấm dứt làm phát sinh nghĩa vụ của bà Ngọc, bà Loan và ông
Thạnh đối với bà Tú theo hợp đồng vay tiền đã ký. Việc bà tú yêu cầu bà Phượng có
trách nhiệm thanh toán trả nợ cho bà là không có căn cứ chấp nhận’’.
3.8. Kinh nghiệm của pháp luật nước ngoài đối với quan hệ giữa người có
nghĩa vụ ban đầu và người có quyền.
Người thế nghĩa vụ có thể viện dẫn mối quan hệ của mình với người có nghĩa vụ
ban đầu để đối kháng với người có quyền hay không? Theo Bộ nguyên tắc châu Âu
về hợp đồng thì người có nghĩa vụ mới không thể viện dẫn mối quan hệ của mình
với người có nghĩa vụ ban đầu để đối kháng với người có quyền (Điều 12.102,
khoản 1). Ở đây, quy phạm này bảo vệ bên có quyền và được áp dụng ngay cả khi
bên có quyền biết rằng mối quan hệ giữa người thế nghĩa vụ và người có nghĩa vụ
ban đầu có khả năng vô hiệu.
Ví dụ: A bán cho C một tác phẩm nghệ thuật được các bên coi là tác phẩm nghệ
thuật Trung Quốc thời Trung cổ với giá 20.000 euro và thỏa thuận rằng C thay thế
11

A với tư cách là người có nghĩa vụ đối với ngân hàng B. Sau khi nhận được thông
báo của A, ngân hàng B đồng ý việc thế nghĩa vụ này. Nhưng ít lâu sau, có chứng
cứ rõ ràng A bán cho C tác phẩm nghệ thuật giả. Theo quy định của Bộ nguyên tắc
châu Âu về hợp đồng thì sự việc này không làm ảnh hưởng đến việc chuyển giao
nghĩa vụ.
Thiết nghĩ chúng ta cũng nên theo hướng này nhằm đảm bảo quyền lợi của người có
quyền. Bởi lẽ trong BLDS thì trong trường hợp nghĩa vụ dân sự có biện pháp bảo
đảm được chuyển giao thì biện pháp bảo đảm đó chấm dứt. Để bù trừ việc chấm dứt
các biện pháp bảo đảm này, chúng ta không cho phép viện dẫn mối quan hệ giữa
người có nghĩa vụ ban đầu và người có nghĩa vụ mới để cản trở hiệu lực của việc
chuyển giao nghĩa vụ.
Như đã nói ở trên, nội dung của nghĩa vụ được chuyển giao không bị thay đổi mặc
dù người thực hiện nghĩa vụ thay đổi. Do vậy, mặc dù BLDS hiện hành không có
quy định rõ ràng, chúng ta nên cho phép người có nghĩa vụ mới viện dẫn những đối
kháng mà người có nghĩa vụ ban đầu có thể viện dẫn để đối kháng với người có
quyền. Ở đây, chuyển giao nghĩa vụ thì chuyển giao cả những nghĩa vụ và quyền
gắn liền với nghĩa vụ này. Chẳng hạn, nếu trước đây, người có nghĩa vụ ban đầu có
quyền tạm đình chỉ hoặc từ chối thực hiện nghĩa vụ đối với người có quyền trên cơ
sở áp dụng các biện pháp phòng vệ (như dó người có quyền không thực hiện đúng
nghĩa vụ của mình) thì người có quyền có nghĩa vụ mới cũng có thể áp dụng các
biện pháp phòng vệ đó đối với người có quyền.
3.9. Suy nghĩ của anh chị về hướng giải quyết trên của Tòa án.
Theo em hướng giải quyết trên là hoàn toàn hợp lý.
3.10. Trong trường hợp nghĩa vụ của bà Phượng đối với bà Tú có biện pháp
bảo lãnh của người thứ ba thì khi nghĩa vụ được chuyển giao, biện pháp bão
lãnh có chấm dứt không? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời.
Theo Điều317 BLDS năm 2005: “Trong trường hợp nghĩa vụ dân sự có biện pháp
bảo đảm được chuyển giao thì biện pháp bảo đẩm đó chám dứt, nếu không có thỏa
thuận khác’’. Như vậy, trong trường hợp nghĩa vụ của bà Phượng đối với bà Tú có
biện pháp bảo lãnh của người thứ ba thì khi được chuyển giao biện pháp bảo lãnh
đó chấm dứt.
12

TÀI LIỆU THAM KHẢO:


Bộ luật dân sự năm 2005.
Bộ luật dân sự năm 2015.
Chế Mỹ Phương Đài, Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2017.
Đỗ Văn Đại, Luật nghĩa vụ và đảm bảo thực hiện nghĩa vụ-Bản án và Bình luận bản
án, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2017 (xuất bản lần thứ ba).
Thông tư 01/TTLT ngày 19-6-1997 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát
nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành án về tài sản.

Hết

You might also like