You are on page 1of 13

Chương 5 : Độ co giãn và ứng dụng

Chương trước chúng ta đã tìm hiểu về sự thay đổi về định tính khi giá của một món hàng
hóa thay đổi, ở chương này chúng ta sẽ làm rõ về sự thay đổi này về mặt định lượng
nghĩa là tăng hay giảm bao nhiêu lần.

Độ co giãn của cầu


Khi học qua chương IV, chúng ta đã thấy người tiêu dùng thường mua nhiều hơn một
hàng hóa khi giá của nó thấp hơn, khi thu nhập của họ cao hơn, khi giá sản phẩm thay thế
cao hơn, hoặc khi giá sản phẩm bổ sung thấp hơn. Nhưng đó chỉ là thảo luận đang tính
định tính, không mang tính định lượng rằng người tiêu dùng phản ứng bao nhiêu trước
những thay đổi này vì thế để đo lường được nhà kinh tế học sử dụng khái niệm độ co
giãn.

Độ co giãn của cầu theo giá và các nhân tố ảnh hưởng


- Quy luật cầu cho rằng việc giảm giá sẽ làm tăng lượng cầu.
- Độ co giãn theo giá đo lường mức độ thay đổi của lượng cầu trước sự thay đổi của
giá về mặt định tính.
- Cầu về một hàng hóa được cho là co giãn nếu lượng cầu thay đổi đáng kể khi giá
thay đổi và cầu được cho là không co giãn hay kém co giãn nếu lượng cầu thay đổi
không đáng kể khi giá thay đổi.

Sự sẵn có của các hàng hóa thay thế gần gũi

- Các loại hàng hóa có nhiều hàng hóa thay thế sẽ có cầu co giãn vì người ta có thể
dễ dàng tìm kiếm thứ mình muốn với giá thấp hơn ( kem - sữa chua, coca -
pepsi,...).

1
Hàng hóa thiết yếu và hàng hóa xa xỉ

- Cầu của hàng hóa thiếu yếu thường không co giãn ( khám bệnh, quần áo, thực
phẩm,...).
- Cầu của hàng hóa xa xỉ có xu hướng co giãn hơn ( du thuyền, nhà hàng, du
lịch,...).
→ Hầu hết mọi người đều xem việc đi khám bệnh là cần thiết hơn so với việc mua được
chiếc du thuyền nên khi giá 1 lần khám bệnh tăng, số lần đi khám sẽ giảm không đáng kể
mà có thể là ít thường xuyên hơn. Ngược lại giá thuyền buồm tăng sẽ làm lượng cầu giảm
đi đáng kể. Tuy nhiên, một hàng hóa là xa xỉ hay thiết yếu là ở mỗi người vì có thể người
này thấy điều này là cần thiết và điều kia là xa xỉ và ngược lại.

Định nghĩa thị trường

- Thị trường rộng: thực phẩm → ít co giãn.


- Thị trường hẹp : kem → co giãn.
- Thị trường rất hẹp : kem socola → co giãn nhiều.
→ Độ co giãn phụ thuộc vào cách chúng ta xác định ranh giới của thị trường ( ranh giới
càng hẹp độ co giãn càng nhiều ).

Thời gian

- Cầu hàng hóa có xu hướng co giãn hơn trong dài hạn : khi giá xăng tăng, trong
thời gian ngắn người tiêu dùng sẽ không thể thay đổi nhu cầu mua sắm ngay được,
tuy nhiên trong dài hạn, họ sẽ chuyển sang phương tiện ít tốn xăng, đi xe buýt hay
chuyển nhà đến gần nơi làm việc và lượng xăng sau vài năm sẽ giảm đi đáng kể

Tính độ co giãn của cầu theo giá

% thay đổi lượng cầu % Qd


Ed = Độ co giãn cầu theo giá = =
% thay đổi giá %P

2
Ví dụ, giá kem tăng 10% làm giảm lượng kem bạn mua đi 20%, lúc này độ co giãn là 2
cho thấy rằng sự thay đổi của lượng cầu gấp đôi sự thay đổi của giá.

Vì lượng cầu của một loại hàng hóa quan hệ nghịch biến với giá của nó nên Ed < 0. Tuy
nhiên chúng ta sẽ thống nhất sử dụng giá trị tuyệt đối. Với quy ước này, độ co giãn càng
lớn nghĩa là một phản ứng mạnh mẽ của lượng cầu khi giá thay đổi.

Phương pháp trung điểm

Điểm A Giá = 4 đô la Lượng = 120 Giá giữa = 5 đô la

Điểm B Giá = 6 đô la Lượng = 80 Lượng giữa = 100

A→B Giá tăng 50% Lượng giảm 33% Ed = 33/50

B→A Giá giảm 33% Lượng tăng 50% Ed = 50/33

Khi sử dụng PP Giá thay đổi 40% Lượng thay đổi Ed = 1


trung điểm 40%

Ở đây nếu ta tính theo phương pháp thông thường sẽ cho ra 2 số liệu khác nhau. Sự
chênh lệch này là do tỷ lệ phần trăm thay đổi được tính từ các cơ sở khác nhau.
Để giải quyết vấn đề này ta có thể sử dụng phương pháp trung điểm để tính độ co giãn
bằng cách tính tỉ lệ phần trăm thay đổi là chia sự thay đổi cho điểm giữa ( hoặc trung
bình ).

3
( Q2 - Q1)/[(Q2+Q1)/2]
Độ co giãn của cầu theo giá =
( P2 - P1)/[(P2+P1)/2]

Sự đa dạng của đường cầu

Giá Giá Giá


Cầu
5 5 Cầ
4 4 Cầu 4 u

Ed=0 Ed<1 Ed= vô


cực
100 Lượng 90 100 Lượng Lượng
Giá tăng 22 % Giá tăng 22 % Cao hơn 4, lượng cầu
Lượng không đổi Lượng giảm 11% bằng 0
→ Cầu hoàn toàn không → Cầu ít co giãn Đúng bằng 4, người tiêu
dùng sẽ mua bất cứ lượng
nào
Ở mức giá thấp hơn 4,
lượng cầu là vô cùng

Giá Giá

5 Cầu 5 Cầu
4 4

Ed>1 Ed=1

50 100 Lượng 80 100 Lượng


Giá tăng 22 % Giá tăng 22 %
Lượng giảm 67% Lượng giảm 22%
→ Cầu co giãn nhiều → Cầu co giãn đơn vị

- Ed >1, nghĩa là lượng thay đổi nhiều hơn giá.


- Ed <1, nghĩa là giá thay đổi nhiều hơn lượng

4
- Ed =1, tỷ lệ phần trăm thay đổi của lượng bằng tỷ lệ phần trăm thay đổi của giá →
co giãn đơn vị.
- Ed =0, lượng cầu không thay đổi bất kể giá thay đổi thế nào.
- Ed =vô cực, một sự thay đổi nhỏ của giá cũng dẫn đến sự thay đổi rất lớn của
lượng cầu.
→ Vì độ co giãn của cầu theo giá đo lường cầu thay đổi bao nhiêu trước sự thay đổi của
giá, nên nó liên quan chặt chẽ đến độ dốc của đường cầu :
+ Đường cầu càng ít dốc (lài), độ co giãn càng lớn.
+ Đường cầu càng dốc, thì độ co giãn càng nhỏ.

Tổng doanh thu và độ co giãn của cầu theo giá

Tổng doanh thu = Giá * Sản lượng = P * Q

* Ý nghĩa : Số tiền người mua chi trả và người bán nhận được.

Giá

$4
Cầu
P*Q=$400
P (doanh thu)

0 100 Lượng
Q

- Nếu cầu không co giãn ( Ed <1) thì giá tăng sẽ dẫn tới sự gia tăng của tổng doanh
thu.
Ví dụ: Giá tăng từ 4 → 5 làm cho lượng cầu giảm từ 100 → 90, khi này tổng doanh thu
tăng từ 400 → 450. Sự gia tăng của giá làm doanh thu tăng lên vì Q giảm có tỷ lệ nhỏ
hơn so với tỷ lệ tăng của P. Hay nói cách khác, doanh thu tăng thêm từ các hàng hóa bán
được với giá cao hơn nhiều hơn sự giảm sút doanh thu do sự suy giảm của số lượng hàng
bán được. ( Hình a)

5
Giá Cầ

$5
A
$4

Phần chung B

0 90 100 Lượng

Phần tăng thêm (A) = $90


Phần sụt giảm (B) = $40
Phần tăng thêm > phần sụt giảm → Doanh thu
tăng

- Nếu cầu co giãn ( Ed >1) thì giá tăng sẽ gây ra sự sụt giảm của tổng doanh thu.

Ví dụ: Giá tăng từ 4 → 5 làm cho lượng cầu giảm từ 100 → 70, khi này tổng doanh thu
giảm từ 400 → 350. Vì cầu co giãn, do đó phần sụt giảm của lượng cầu là rất lớn và lớn
hơn nhiều so với mức tăng lên của giá. Nghĩa là, sự gia tăng của giá làm cho doanh thu
giảm xuống do tỷ lệ giảm của Q lớn hơn tỷ lệ tăng của P. Trong trường hợp này, doanh
thu có thêm từ các đơn vị hàng hóa bán với giá cao là nhỏ hơn so với mức giảm của
doanh thu khi bán với giá thấp.

Giá Cầ

$5
A
$4

Phần chung B

0 70 100 Lượng

Phần tăng thêm (A) = $70


Phần sụt giảm (B) = $120
Phần tăng thêm < phần sụt giảm → Doanh thu
Giảm

6
* Quy tắc chung :
● Ed <1, giá và tổng doanh thu di chuyển cùng một hướng.
● Ed >1, giá và tổng doanh thu di chuyển theo hướng ngược nhau.
● Ed =1 ( co giãn đơn vị ), tổng doanh thu không đổi khi giá thay đổi.

Độ co giãn và tổng doanh thu dọc theo đường cầu tuyến tính

G
7
6 Độ co

5
4
3 Độ co
2
1
0 2 4 68 1 1 1 Lượ
- Độ dốc được định nghĩa là “tung chia hoành”, mà ở đây là tỷ lệ của sự thay đổi
của giá (tung) với sự thay đổi của lượng (hoành). Độ dốc của đường cầu trên là
không đổi vì mỗi 1 đô la tăng làm giảm 2 đơn vị lượng cầu.
- Mặc dù độ dốc của đường cầu tuyến tính là không đổi, nhưng độ co giãn không
phải lúc nào cũng vậy vì độ dốc là tỷ lệ thay đổi TUYỆT ĐỐI giữa hai biến, trong
khi độ co giãn là tỷ lệ phần trăm thay đổi ( hay tỷ lệ TƯƠNG ĐỐI ) giữa hai biến.
- Ở hình vẽ trên, tại P thấp và Q cao, đường cầu không co giãn và tại P cao và Q
thấp, đường cầu co giãn.
→ Đường cầu tuyến tính chỉ ra rằng độ co giãn của cầu theo giá không nhất thiết bằng
nhau ở tất cả các điểm trên một đường cầu. Một số có thể không đổi nhưng nhìn chung
độ co giãn sẽ thay đổi dọc theo đường cầu.

7
Các độ co giãn khác của cầu

Độ co giãn của cầu theo thu nhập : đo lường sự thay đổi của lượng cầu khi thu nhập
của người tiêu dùng thay đổi.

% thay đổi %
Ei = Độ co giãn của cầu theo thu =
% thay đổi thu %

- Hàng hóa thông thường : thu nhập cao hơn sẽ làm tăng lượng cầu vì lượng cầu và
thu nhập thay đổi cùng một hướng. Ví dụ : nhà, quần áo, xe cộ,... ( Ed >0)
- Hàng hóa thứ cấp : thu nhập cao hơn sẽ làm giảm lượng cầu vì lượng cầu và thu
nhập thay đổi theo hai hướng ngược nhau. Ví dụ : xe buýt, mì gói,... ( Ed <0)
- Thậm chí ngay trong hàng hóa thông thường, mức độ co giãn của cầu theo thu
nhập cũng khác nhau ví dụ : thực phẩm, quần áo,... thường có độ co giãn nhỏ ngay
cả khi thu nhập thấp.
- Trong khi các mặt hàng xa xỉ có xu hướng co giãn nhiều vì khi thu nhập thấp,
không có kim cương, siêu xe họ vẫn có thể sống được.

Độ co giãn của cầu theo hàng hóa chéo : đo lường sự thay đổi lượng cầu của một hàng
hóa khi giá của một loại hàng hóa liên quan thay đổi.

% thay đổi lượng hàng %Qd


Exy = Độ co giãn của cầu theo giá =
% thay đổi giá hàng %

- Độ co giãn của cầu theo giá chéo là một số âm hay dương phụ thuộc vào việc hàng
hóa đó là thay thế hay bổ sung.
+ Hàng hóa thay thế : sự tăng giá của hàng hóa này dẫn đến lượng cầu của
hàng hóa kia tăng → thay đổi cùng một hướng. ( Exy >0)
Ví dụ : khi giá của CocaCola tăng lên người ta sẽ mua nhiều Pepsi hơn vì 2 thức
uống này có tác dụng là giải khát như nhau.

8
+ Hàng hóa bổ sung : thường được sử dụng kết hợp với nhau nên sự tăng giá
của hàng hóa này làm giảm lượng cầu của hàng hóa kia → thay đổi theo hai
hướng ngược nhau. (Exy <0)
Ví dụ : khi giá của giá xăng khiến cho lượng cầu về các loại xe sử dụng xăng như
xe máy, ô tô giảm đi.

Độ co giãn của cung


Ở chương IV chúng ta đã biết theo quy luật cung : khi giá của hàng hóa tăng lên, nhà sản
xuất sẽ muốn bán nhiều hơn. Để chuyển những nhận định này về lượng cung từ định tính
sang định lượng, một lần nữa chúng ta sẽ sử dụng khái niệm độ co giãn.

Độ co giãn của cung theo giá và các yếu tố ảnh hưởng


- Độ co giãn của cung đo lường lượng cung thay đổi bao nhiêu trước những thay đổi
của giá. Cung được cho là co giãn nếu lượng cung thay đổi đáng kể trước sự thay
đổi của giá và ngược lại cung được cho là không co giãn nếu lượng cung thay đổi
nhỏ trước sự thay đổi của giá.
- Độ co giãn của cung theo giá phụ thuộc vào sự linh hoạt của người bán trong việc
thay đổi lượng hàng hóa mình sản xuất. Ví dụ : nhà ở bãi biển có cung không co
giãn vì gần như không thể sản xuất nếu không có thêm đất, ngược lại, hàng công
nghiệp như quần áo, xe, sách báo,... có cung co giãn vì có thể tăng cường sản xuất
khi giá tăng.
- Yếu tố quyết định độ co giãn của cung theo giá là thời gian được xem xét và cung
thường co giãn hơn trong dài hạn so với ngắn hạn.
+ Trong ngắn hạn, các công ty không dễ để thay đổi quy mô nhà máy, sản
lượng hàng hóa → lượng cung không nhạy so với giá.
+ Trong dài hạn, các doanh nghiệp có thể xây dựng thêm các nhà máy mới,
đóng cửa nhà máy cũ hay các công ty mới có thể tham gia và các công ty cũ

9
cũng có thể rời khỏi thị trường → lượng cung thay đổi đáng kể trước những
thay đổi giá.
Tính độ co giãn của cung theo giá

% thay đổi lượng %


Es = Độ co giãn của cung =
% thay đổi %

Bài tập ví dụ : nếu giá sữa tăng cho 1 lít tăng từ 2,85 đô → 3,15 đô khiến người chăn nuôi
gia tăng sản xuất từ 9000 lít → 11000 lít thì độ co giãn của cung trong trường hợp này là
bao nhiêu từ đó nêu ra nhận xét về sự thay đổi đó ?

Các loại đường cung

Giá Giá Cung Giá


Cung
5 5 Cun
4 4 4

Es=0 Ed<1 Es= vô


10 Lượn 10 11 Lượn Lượn
Giá tăng 22 % Giá tăng 22 % Thấp hơn 4, lượng cung
Lượng không đổi Lượng tăng 10% bằng 0
→ Cung hoàn toàn không → Cung ít co giãn Đúng bằng 4, người sản
xuất sẽ bán bất cứ lượng
nào
Ở mức giá cao hơn 4,

10
Giá Giá
Cung
Cung
5 5
4 4

Es>1 Es=1

100 200 Lượng 100 125 Lượng


Giá tăng 22 % Giá tăng 22 %
Lượng tăng 67% Lượng tăng 22%
→ Cung co giãn nhiều → Cung co giãn đơn vị

- Es >1, nghĩa là lượng cung thay đổi nhiều hơn giá.


- Es <1, nghĩa là giá thay đổi nhiều hơn lượng cung.
- Es =1, tỷ lệ phần trăm thay đổi của lượng cung bằng tỷ lệ phần trăm thay đổi của
giá → co giãn đơn vị.
- Es =0, lượng cung không thay đổi bất kể giá thay đổi thế nào.
- Es =vô cực, một sự thay đổi nhỏ của giá cũng dẫn đến sự thay đổi rất lớn của
lượng cung.
→ Vì độ co giãn của cung theo giá đo lường cung thay đổi bao nhiêu trước sự thay đổi
của giá, nên nó liên quan chặt chẽ đến độ dốc của đường cung :
+ Đường cung càng ít dốc (lài), độ co giãn càng lớn.
+ Đường cung càng dốc, thì độ co giãn càng nhỏ.

11
Gi
á
1
5

1
2

4
3

010 20 500 525 Lượng


0 0
Xét ví dụ hình trên cho thấy một trường hợp điển hình cho một ngành, trong đó các công
ty có nhà máy với công suất sản xuất hạn chế :
+ Ở các mức lượng cung thấp, độ co giãn cung là cao, cho thấy các công ty phản
ứng đáng kể trước sự thay đổi của giá cả. Trong phạm vi này, các công ty dư thừa
năng lực sản xuất, chẳng hạn như có các nhà máy và thiết bị nhàn rỗi nên một sự
tăng lên của giá thúc đẩy nhà máy hoạt động hết công suất để tối ưu hóa lợi nhuận.
+ Khi lượng cung tăng lên, các công ty bắt đầu đạt tối đa công suất sản xuất. Khi đã
đạt tối đa công suất, việc gia tăng sản xuất đòi hỏi phải xây dựng các nhà máy
mới. Giá phải tăng lên đủ nhiều để lấn án các chi phí phát sinh để công ty có thể
mở rộng nhà máy và tăng gia sản xuất → cung trở nên kém co giãn.

Bài tập vận dụng kiến thức đã học


Vận dụng các kiến thức đã học hãy phân tích các tình huống sau đây :
1. Khi các nhà nông nghiệp sáng tạo ra giống lúa mới làm tăng gấp đôi sản lượng lúa
trồng được liệu đây có là tin tốt cho nông dân ?
2. Ngăn chặn ma túy làm tăng hay giảm tội phạm liên quan đến ma túy ?

12
Qd Qs
P
Qs
10 ’
095
80

60

40

20

0 20 40 60 80 9010 Q
0

13

You might also like