You are on page 1of 3

HORMON INSULIN

Insulin: do tế bào B đảo tụy tiết ra, ban đầu tiết ra dưới dạng Proinsulin, sau đó cắt bỏ đi một
đoạn peptide -> Insulin và C-peptide. Cấu trúc:

2 chuỗi A và B nối với nhau bởi


cầu nối disulfur
+ A: 21 acid amin, 1 cầu mối
disulfur
+ B: 30 acid amin
Cầu nối disulfur bị cắt -> mất tác
dụng nên Insulin rất dễ bị bất hoạt

Bị phân hủy bởi gan (50%), thận qua vòng tuần hoàn đầu -> không dùng đường uống, chỉ dùng
đường tiêm
Điều hòa bài tiết:
Cơ chế:
Glucose được đưa vào trong tế bào nhờ hệ thống Protein vận chuyển trên màng tên là GLUT
(glucose transporters). Bình thường các GLUT hiện diện rất ít trên màng mà chủ yếu được dự trữ
trong các bòng nhập bào
Khi Insulin gắn vào Tyrosin kinase receptor -> phosphoryl hóa chuỗi tyrosin của Receptor ->
phosphoryl hóa các phân tử khác (chuỗi phosphoryl hóa) -> cuối cùng Response:
+ Tăng cường vận chuyển các bòng dự trữ GLUT tới màng -> làm giàu GLUT trên màng -> tăng
vận chuyển Glucose
+ Hoạt hóa Hexokinase -> tăng sử dụng Glucose
Tác dụng: là hormone điều hòa đường huyết, nhưng rộng hơn Insulin là một hormone kiểm tra
sự thu hồi và sử dụng các chất dinh dưỡng của tế bào.
+ Kích thích đồng hóa: tăng tổng hợp Protein, Lipid, Glycogen
+ Giảm dị hóa: giảm thoái hóa glycogen, Protein, Lipid
+ Tăng vận chuyển và sử dụng Glucose
Chỉ định: điều trị typ1, typ 2 khi thuốc khác không còn hiệu quả, cắt bỏ tuyến tụy
Phân loại: chủ yếu dùng SC, IM
+ Tác dụng ngắn: có thể tiêm IV trong TH nguy kịch cần khởi phát td ngay
+ Tác dụng trung bình
+ Tác dụng kéo dài
ĐẠI CƯƠNG

Đái tháo đường: lượng đường huyết trog máu cao do mất hoặc suy giảm khả năng hạ đường
huyết
Kháng Insulin: lượng Insulin bình thường (sinh lý) không đáp ứng đủ để hạ lượng đường huyết
trong máu -> cần nhiều Insulin hơn
 Bị tiểu đường typ 2 chắc chắn kháng In nhưng kháng In chưa chắc tiểu đường (tiền tiểu
đường), kháng In là giai đoạn đầu trước khi chuyển sang tiểu đường
Phân loại:
- Typ 1: bệnh bẩm sinh, do hệ thống miễn dịch tự chống lại các tế bào B đảo tụy tiết Insulin ->
giảm số lượng Insulin (thiếu Insulin tuyệt đối) -> hiện nay chỉ điều trị bằng cách bổ sung Insulin
đường tiêm
- Typ 2: chưa rõ nguyên nhân, liên quan đến lối sống, chế độ ăn uống, cơ chế bệnh sinh là giảm
tiết Insulin trên nền đề kháng Insulin
+ Đề kháng: tế bào không đáp ứng với mức Insulin bình thường theo nhiều cơ chế: giảm số
lượng receptor, chất truyền tin, giảm GLUT,…
+ Giảm tiết: lượng đường huyết cao thường xuyên, tế bào B đảo tụy tăng cường tiết Insulin trong
để điều hòa đường huyết -> sau 1 time dài, tế bào B giảm tiết -> tiểu đường typ 2
 Điều trị bằng thuốc hạ đường huyết -> tăng nhạy Insulin (Thiazolidindion), tăng tiết
Insulin
 Có thể điều trị kèm Insulin đường tiêm

You might also like