You are on page 1of 3

Đề: Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá nội dung, nghệ thuật của

bài thơ “Tình sông


núi” (Trần Mai Ninh)
“Trăng nghiêng trên sông Trà Khúc...
Mây lồng và nước réo
Nắng bột chen dừa Tam Quan
Gió buồn uốn éo
Bồng Sơn dìu dịu như bài thơ
Mờ soi Bình Định trăng mờ
Phú Phong rộng
Phù Cát lỳ
An Khê cao vun vút
Giá lạnh - Rừng buồn
Mượn ai kín hộ nước nguồn về đây
Gặp sông Cầu khó rời tay!
Sông Cầu của đất, nước này là duyên.
Vũng Lấm dăm lá thuyền
Nhiều dừa che ít mái tranh
Vừa đẹp - vừa lành
Hỏi ai tới đó sao đành lòng đi?
Tuy Hoà ngang dọc ngõ
Dậy sáng - dịu màu tươi
Nha Trang cười
Nha Trang đẹp
Diên Khánh xanh um.

...Tôi lim dim cặp mắt


Không thấy nơi nào không đẹp
Không giàu
Lúa xanh như biển rộng
Núi vươn cao khắp các sườn đèo
Rẫy đè lên rẫy
Bắp và khoai tiếp bắp và khoai...
Mấy sông là mấy vạn chài
Ngựa xe rào rạt đổ người sang ngang...
Gầu nước gieo vàng
Tiếng thoi nghe dội rộn ràng vách nghiêng
Dân tộc rớt mồ hôi thấm đất
Bắp căng như đồng
Tay ghì cán cuốc
Tay ghì tay xe
Nhìn quanh là cả bốn bề cần lao...
Có mối tình nào hơn thế nữa?
Ăn sâu lòng đất, thấm lòng người
Đượm lều tranh, thơm dậy ngàn khơi
Khi vui non nước cùng cười
Khi căm non nước với người đứng lên!
Có mối tình nào hơn thế nữa?
Nói bằng súng, bằng gươm sáng rền
Có mối tình nào hơn thế nữa?
Trộn hoà lao động với giang sơn
Có mối tình nào hơn
Tổ quốc?”
Bài làm
Qua hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, nhiều nhà văn, nhà thơ, đồng thời là
những chiến sĩ cách mạng đã vĩnh viễn nằm xuống. Ðó là Nam Cao, Dương Thị Xuân Quý,
Hoàng Lộc... mà cho đến nay những trang văn, trang đời của họ mãi tô thắm cho lá cờ Tổ
quốc. Trong số đó, chúng ta không thể không kể đến nhà thơ - liệt sĩ Trần Mai Ninh. Ông nổi
tiếng với ngòi bút viết thơ độc đáo, dạt dào cảm xúc, mang theo linh hồn của núi non, đất
nước. Ngoài bài thơ “Nhớ máu” nổi tiếng, “Tình sông núi” của Trần Mai Ninh cũng xứng
đáng là một kiệt tác. Trong đó, những yếu tố đặc sắc về nội dung và đặc sắc về nghệ thuật
đã tạo nên sự thành công cho tác phẩm.

Mở đầu bài thơ, tác giả nhắc đến sông Trà Khúc cùng ánh trăng: “Trăng nghiêng trên sông
Trà Khúc/ Mây lồng và nước reo”. Những ai quê Quảng Ngãi, từng chứng kiến những guồng
xe nước chậm rãi quay đều, bọt nước bắn ra như thể dát vàng trên sông vào mỗi đêm trăng
thì mới hiểu một cách thấu đáo hai câu thơ này. Tả vẻ đẹp của bờ xe nước trên sông Trà vào
ban đêm, lúc “trăng nghiêng”, hình ảnh hòa cùng âm thanh như thế, thật là tinh tế vậy:
“Trăng nghiêng trên sông Trà Khúc...
Mây lồng và nước réo
Nắng bột chen dừa
Tam Quan Gió buồn uốn éo”

Đang tả vẻ đẹp “không đụng hàng” của bờ xe nước sông Trà, đột ngột tác giả “nhảy cóc”
vô Bình Định:
“ Nắng bột chen dừa Tam Quan
Gió buồn uốn éo
Bồng Sơn dìu dịu như bài thơ
Mờ soi Bình Định trăng mờ
Phú Phong rộng
Phù Cát lỳ
An Khê cao vun vút
Giá lạnh - Rừng buồn
Mượn ai kín hộ nước nguồn về đây “
Mạch thơ dồn dập bằng lối phá cách thể thơ truyền thống nghiêm ngặt vần điệu lúc bấy giờ,
Trần Mai Ninh đã lột tả vẻ đẹp của “nước non Bình Định” mà ông từng đi qua và chứng kiến.
Mỗi địa danh, nhà thơ lại gắn vào một đặc điểm, “định vị” địa danh ấy luôn. “Nắng bột chen
dừa Tam Quan”, thế nắng bột là gì? Là khi đợi đến mùa hè, ai có dịp đi vào đây, đi trong
những rừng dừa khép tán ở Tam Quan thì sẽ thấy “nắng bột” nó kỳ diệu như thế nào!
Quả là một bức tranh sông núi tuyệt vời, những dòng thơ đẹp lộng lẫy và hùng tráng về
quê hương đất nước. Nhà thơ nhìn đâu cũng nhận ra một vẻ đẹp quyến rũ, tràn đầy sức
sống trên khắp các nẻo đường Tổ quốc:
“Tôi lim dim cặp mắt
Không thấy nơi nào không đẹp không giàu
Lúa xanh như biển rộng
Mì vươn cao khắp các sườn đồi.”

Nha Trang, Diên Khánh là 2 địa danh đã được Trần Mai Ninh nhắc đến trong bài thơ.
Chúng được miêu tả sinh động với các tính từ “đẹp, xanh non”. Từ đó, cho độc giả cảm thấy
được hình ảnh thật đẹp đẽ, xanh tươi của Nha Trang và Diên Khánh:
“Nha Trang đẹp
Diên Khánh xanh non”

Có được sức sống kỳ diệu như thế khi mà khắp nơi bom đạn kẻ thù ngày đêm bắn phá là
nhờ bàn tay cần cù lao động, máu và nước mắt của biết bao nhiêu người đổ xuống, bất
khuất trước họng súng kẻ thù. Trần Mai Ninh thấu hiểu và cảm thông với một tình yêu nồng
nàn và cháy bỏng với quê hương, đất nước:
“Dân tộc rớt mồ hôi
Bắp căng như đồng
Tay ghì cán cuốc”

“Có mối tình nào hơn thế nữa?”, tác giả đã sử dụng câu hỏi tu từ để bung toả cảm xúc.
Câu hỏi đã chứng minh tất cả đã ăn sâu vào đất, vào lòng người Việt Nam hồn hậu, siêng
năng. Vâng, có mối tình nào lớn hơn, vĩ đại hơn Tổ quốc! Từ đó, nhà thơ khái quát:
“Có mối tình nào hơn thế nữa?
Trộn hòa lao động với giang sơn
Có mối tình nào hơn
Tổ quốc?”

Bài thơ “Tình sông núi” đã thể hiện những giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật. Chủ
thể trữ tình xuất hiện trực tiếp “tôi”. Thể thơ tự do, hình ảnh giàu ý nghĩa tượng trưng, cấu
tứ thơ độc đáo, giọng thơ giàu cảm xúc, phép tu từ phong phú, đa dạng. Tất cả đã góp phần
diễn tả thành công những giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm “Tình sông
núi”. Bài thơ còn mang đến cho em nhận thức đúng đắn hơn về trách nhiệm của bản thân
em nói riêng, thanh niên nói chung đối với công cuộc xây dựng và phát triển Tổ quốc, bảo
vệ, giữ gìn cảnh sắc quê hương, đất nước.

“Tình sông núi” là 1 bài thơ tiêu biểu trong sự nghiệp sáng tác của Trần Mai Ninh. Tác
phẩm đã song hành cùng đất nước suốt 75 năm qua và vẫn vẹn nguyên như thuở mà tác giả
của nó đã nghe theo tiếng gọi của non sông để lên đường mà chẳng tiếc máu xương. Chính
sự thành công về tác phẩm và nghệ thuật đã góp phần tạo nên sự thành công cho bài thơ
“Tình sông núi” của Trần Mai Ninh.

You might also like