You are on page 1of 53

Chương II

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ


CUNG VÀ CẦU
2.1. Cầu sản phẩm

2.1.1. Một số khái niệm

Cầu là số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người


mua có khả năng mua và sẵn sàng mua ở các mức
giá khác nhau trong một thời gian nhất định. (giả sử
các yếu tố khác không đổi).
2.1.1. Một số khái niệm

Nhu cầu

Nhu cầu là những mong muốn và nguyện vọng vô


hạn của con người.
2.1.1. Một số khái niệm

Lượng
cầu

Là số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người mua có


khả năng mua và sẵn sàng mua ở mức giá đã cho trong
một thời gian nhất định (giả sử các yếu tố khác không đổi).
2.1.1. Một số khái niệm

Cầu cá nhân

Cầu của từng người tiêu dùng đối với


một loại hàng hóa hoặc dịch vụ nào đó là
cầu cá nhân.
2.1.1. Một số khái niệm

Cầu cá nhân

Ví dụ: Cầu về kem của một nhóm sinh siên


Tên Sinh viên Hoa Lan Hương

3.000đ/cây 3 2 1
5.000đ/cây 2 1 0
2.1.1. Một số khái niệm

Cầu thị trường

Cầu thị trường về một hàng hóa


hoặc dịch vụ là tổng tất cả các cầu cá
nhân của hàng hóa hoặc dịch vụ đó.

Tên Sinh viên Hoa Lan Hương Cầu thị trường


3000đ/cây 3 2 1 6
5000đ/cây 2 1 0 3
2.1.1. Một số khái niệm

Biểu cầu Biểu cầu là bảng chỉ số lượng


hàng hóa hoặc dịch vụ mà người tiêu
dùng sẵn sàng và có khả năng mua ở
các mức giá khác nhau trong một thời
gian nhất định.

Tên Sinh viên Hoa Lan Hương Cầu thị trường


3000đ/cây 3 2 1 6
5000đ/cây 2 1 0 3
2.1.1. Một số khái niệm

Đường cầu Là đường mô tả mối quan hệ giữa


lượng cầu và giá cả của một hàng hóa
trong một thời gian nhất định

P QD
(1000đ/bộ) (1.000
bộ/tuần)
160 40

120 80
2.1.1. Một số khái niệm

Luật cầu

Số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ được cầu trong


khoảng thời gian đã cho tăng lên khi giá hàng hóa hoặc
dịch vụ đó giảm xuống. (trong điều kiện các yếu tố khác
không đổi).
2.1.2. Các yếu tố xác định cầu và hàm số của cầu

*. Thu nhập của người tiêu dùng (Y)

Thu nhập của người tiêu dùng ảnh hưởng trực tiếp
đến khả năng mua của người tiêu dùng.
Khi thu nhập tăng lên làm cho cầu về các loại
hàng hóa hoặc dịch vụ thay đổi khác nhau
2.1.2. Các yếu tố xác định cầu và hàm số của cầu

*. Thu nhập của người tiêu dùng (Y)

Những hàng hóa hoặc


dịch vụ có cầu tăng lên
khi Y tăng được gọi là
hàng hóa thông thường.
2.1.2. Các yếu tố xác định cầu và hàm số của cầu

*. Thu nhập của người tiêu dùng (Y)

Những hàng hóa


hoặc dịch vụ có cầu
giảm xuống khi Y tăng
được gọi là hàng hóa
thứ cấp.
2.1.2. Các yếu tố xác định cầu và hàm số của cầu

*. Thu nhập của người tiêu dùng (Y)

Những hàng hóa hoặc


dịch vụ có cầu tăng lên khi
Y tăng cao thì được gọi là
hàng hóa cao cấp.
2.1.2. Các yếu tố xác định cầu và hàm số của cầu
*. Giá cả của các loại hàng hóa liên quan
– Pr
Hàng hóa thay thế

Hàng hóa thay thế là hàng hóa có thể sử dụng thay


thế cho hàng hóa khác.
2.1.2. Các yếu tố xác định cầu và hàm số của cầu

*. Giá cả của các loại hàng hóa liên quan – Pr

*. Hàng hóa bổ sung

Là những hàng hóa được sử dụng đồng


thời cùng với một hàng hóa khác.

Khi giá của một hàng hóa


này tăng lên làm cầu đối
với hàng hóa kia giảm
xuống và ngược lại.
2.1.2. Các yếu tố xác định cầu và hàm số của cầu

*. *. Dân số (Quy mô thị trường) N

Dân số càng đông thì cầu về hàng hóa hoặc dịch vụ


càng cao.
2.1.2. Các yếu tố xác định cầu và hàm số của cầu

*. . Các kỳ vọng –E.

Các kỳ vọng làm thay đổi cầu về hàng hóa và dịch vụ,
nó phụ thuộc vào các giả định của người tiêu dùng.
2.1.2. Các yếu tố xác định cầu và hàm số của cầu

*. Thị hiếu hay sở thích của người tiêu dùng - T

Với khả năng có hạn, người tiêu dùng sẽ ưu tiên cho


những hàng hóa mà họ thích nhất hay thích hơn
2.1.2. Các yếu tố xác định cầu và hàm số của cầu

*. Các chính sách của Chính phủ - G

Các chính sách của Chính phủ tác động đến thị trường
làm thay đổi đến cầu về hàng hóa trên thị trường.
2.1.2. Các yếu tố xác định cầu và hàm số của cầu

*. Những ảnh hưởng đặc biệt

Tính sẵn có

Tính mùa vụ
2.1.2. Các yếu tố xác định cầu và hàm số của cầu

Hàm số của Cầu

QDx,t = f(Px,t , Y, Pr, N, T, G, E)

QD = ao - a1* PD
Trong đó:
ao : Hệ số biểu thị lượng cầu khi giá bằng 0
a1 : Hệ số biểu thị mối quan hệ giữa giá và lượng
cầu
QD : Lượng cầu
PD : Giá cả
2.1.3. Sự vận động dọc theo đường cầu và sự dịch
chuyển của đường cầu.

Sự vận động dọc theo đường cầu


(Sự thay đổi của lượng cầu)

Lượng cầu
thay đổi do giá
cả của hàng Sự thay đổi của lượng cầu
hóa đó thay dẫn đến sự vận động dọc theo
đổi (các yếu tố đường cầu.
khác không
đổi).
2.1.3. Sự vận động dọc theo đường cầu và sự dịch
chuyển của đường cầu.

Sự vận động dọc theo đường cầu


(Sự thay đổi của lượng cầu)
2.1.3. Sự vận động dọc theo đường cầu và sự dịch
chuyển của đường cầu.

Sự dịch chuyển của đường cầu (Sự thay đổi của cầu).

Cầu thay
đổi do các
yếu tố khác Sự thay đổi của cầu dẫn đến
ngoài giá của đường cầu dịch chuyển lên trên
hàng hóa đó (sang phải), xuống dưới (sang trái)
như: Y, Pr, N, so với đường cầu ban đầu.
E, G.
2.1.3. Sự vận động dọc theo đường cầu và sự dịch
chuyển của đường cầu.

Sự dịch chuyển của đường cầu (Sự thay đổi của cầu).
2.2. Cung sản phẩm

2.2.1. Một số khái niệm

Khái niệm Cung

Cung là số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người


bán có khả năng bán và sẵn sàng bán ở các mức giá
khác nhau trong một thời gian nhất định (giả sử các yếu
tố khác không đổi).
2.2. Cung sản phẩm

2.2.1. Một số khái niệm

Lượng cung

Lượng cung là số lượng hàng hóa hay dịch vụ


mà người bán có khả năng bán và sẵn sàng bán ở
mức giá đã cho trong một thời gian nhất định (giả sử
các yếu tố khác không đổi).
2.2. Cung sản phẩm

2.2.1. Một số khái niệm

Cung cá nhân Cung thị trường

Cung của từng Cung thị trường là


nhà sản xuất tổng hợp các mức
được gọi là cung của từng cá
cung cá nhân nhân với nhau
2.2. Cung sản phẩm

2.2.1. Một số khái niệm

Cung cá nhân Cung thị trường

VD: Cung về quần áo trên thị trường Cầu Giấy của


từng nhà sản xuất tại tháng 8/2023
Giá QS Lan Hoa Hùng Hương Cung
1000/bộ TT
250 Bộ Q.áo 1200 800 300 900 3.200
300 Bộ Q.áo 1500 1100 500 1200 4.300
340 Bộ Q. áo 1900 1500 900 1500 5.800
2.2. Cung sản phẩm

2.2.1. Một số khái niệm Biểu cung

Là một bảng miêu tả số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ


mà người bán có khả năng bán và sẵn sàng bán ở các mức
giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định
Giá QS Lan Hoa Hùng Hương Cung
1000/bộ TT
250 Bộ Q.áo 1200 800 300 900 3.200
300 Bộ Q.áo 1500 1100 500 1200 4.300
340 Bộ Q. áo 1900 1500 900 1500 5.800
2.2. Cung sản phẩm

2.2.1. Một số khái niệm Luật cung

Số lượng hàng hóa được cung trong khoảng thời gian đã


cho tăng khi giá của nó tăng lên (trong điều kiện các yếu tố
khác không đổi).
Giá QS Lan Hoa Hùng Hương Cung
1000/bộ TT
250 Bộ Q.áo 1200 800 300 900 3.200
300 Bộ Q.áo 1500 1100 500 1200 4.300
340 Bộ Q. áo 1900 1500 900 1500 5.800
2.2. Cung sản phẩm

2.2.1. Một số khái niệm Đường cung

Là đường mô tả mối quan hệ giữa lượng cung và giá


cả của hàng hóa đó.

P QS (1.000
(1000đ/bộ) bộ/tuần)

120 80

160 120
2.2.2. Các yếu tố xác định cung và hàm số của cung
*. Công nghệ - T.
Công nghệ làm tăng cung về hàng hóa và dịch vụ
do rút ngắn thời gian cần thiết để sản xuất một sản phẩm
hoặc dịch vụ.
2.2.2. Các yếu tố xác định cung và hàm số của cung
*. Giá của các yếu tố sản xuất (đầu vào).

Giả sử giá bán của 01 chiếc áo là 200.000 đồng

Giá của các yếu tố sản (đầu vào) là 180.000 đồng

Lợi nhuận = 200.000 – 180.000 = 20.000 đồng

TH1: Nếu giá của các yếu tố sản xuất tăng lên thành 195.000 đồng.

Lợi nhuận = 200.000 – 195.000 = 5.000 đồng

TH2: Nếu giá của yếu tố sản xuất giảm xuồng còn 170.000đ

Lợi nhuận = 200.000 – 170.000 = 30.000 đồng


2.2.2. Các yếu tố xác định cung và hàm số của cung
*. Chính sách thuế
VD: Lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp của Công ty A là
200 triệu đồng. Thuế suất thuế TNDN là 25%.
Thuế TNDN phải nộp = 200*25% = 50 triệu đồng
Lợi nhuận sau thuế = 200 – 50 = 150 triệu đồng
TH1. Nếu thuế TNDN tăng lên là 28%
Thuế TNDN phải nộp = 200*28% = 56 triệu đồng
Lợi nhuận sau thuế = 200 – 56 = 144 triệu đồng
TH2. Nếu thuế TNDN giảm xuống còn 20%
Thuế TNDN phải nộp = 200*20% = 40 triệu đồng
Lợi nhuận sau thuế = 200 – 40 = 160 triệu đồng
2.2.2. Các yếu tố xác định cung và hàm số của cung
*. Số lượng người sản xuất
*. Các kỳ vọng - E
2.2.2. Các yếu tố xác định cung và hàm số của cung
*. Các kỳ vọng - E
2.2.2. Các yếu tố xác định cung và hàm số của cung
*. Hàm số của cung

QSx,t = f(Px,t , T, Pi, N, Tx, G, E)

Qsx,t = c0 + c1* Ps

Trong đó:

C0: Hệ số biểu thị lượng cung khi mức giá bằng 0.

C1: Hệ số biểu thị mối quan hệ giữa giá và lượng cung


2.2.3. Sự vận động dọc theo đường cung và sự dịch chuyển
của đường cung

Sự thay đổi của lượng cung dẫn đến sự di chuyển (vận động)
dọc theo đường cung

Sự thay đổi của cung làm cho đường cung dịch chuyển sang trái
hoặc sang phải so với đường cung ban đầu.
2.3. Cân bằng Cung – Cầu

2.3.1. Trạng thái cân bằng cung - cầu


Là trạng thái lượng cung bằng với lượng cầu tại một
mức giá
VD: Thị trường Sản phẩm A tháng 02/2023 tại Cầu Giấy
Giá QS (Chiếc/tuần) QD (Chiếc/tuần)
(triệu
đồng/chiếc)
30 500 100
25 400 200
20 300 300
2.3. Cân bằng Cung – Cầu

2.3.2. Trạng thái không cân bằng

TH1: Ở mức giá cao hơn mức giá cân bằng

QS ↑; QD ↓ => QS > QD => Dư thừa hàng hóa


Giá QS (Chiếc/tuần) QD (Chiếc/tuần)
(triệu
đồng/chiếc)
30 500 100
25 400 200
20 300 300
15 200 400
2.3. Cân bằng Cung – Cầu

2.3.2. Trạng thái không cân bằng

TH2: Ở mức giá thấp hơn mức giá cân bằng

QD ↑; QS ↓ => QD > QS => Thiếu hụt hàng hóa


Giá QS (Chiếc/tuần) QD (Chiếc/tuần)
(triệu
đồng/chiếc)
30 500 100
25 400 200
20 300 300
15 200 400
2.4. Kiểm soát giá

Khái niệm kiểm soát giá

Là việc quy định


của Chính phủ đối với
một số hàng hóa hoặc
dịch vụ nào đó nhằm
thực hiện những mục
tiêu cụ thể trong từng
thời kỳ.
2.4. Kiểm soát giá Pc là mức giá cho phép tối đa

*. Giá trần – Pc của một hàng hóa dịch vụ.

TH1: Giá trần cao hơn giá cân bằng.

Giá trần được coi là không


ràng buộc do giá cân bằng
cung cầu thấp hơn giá trần
2.4. Kiểm soát giá *. Giá trần – Pc

TH2: Giá trần thấp hơn giá cân bằng

Làm cho thị trường thiếu hụt hàng hóa


2.4. Kiểm soát giá
Giá sàn là mức giá cho phép tối
*. Giá sàn – Pf thiểu của một hàng hóa dịch vụ.
2.4. Kiểm soát giá
Giá sàn là mức giá cho phép tối
*. Giá sàn – Pf thiểu của một hàng hóa dịch vụ.
CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ:
Giá trần và giá sàn

P P
S Dư thừa S
P1
pE E PE E

P1 D D
Thiếu hụt Q Q
QA QB QM QN
Giá trần: - Cao hơn giá trên thị trường Giá sàn: - Thấp hơn giá trên thị trường
- Hậu quả: thiếu hụt - Hậu quả: dư thừa
- Bảo vệ người tiêu dùng - Mức tiền lương tối thiểu
Bài tập
Cung và cầu về sản phẩm A được cho ở bảng dưới đây.
Viết phương trình đường cung và đường cầu.
Xác định giá và sản lượng cân bằng, vẽ đồ thị

Cầu Cung
Giá Lượng Giá Lượng
(1000) (ĐV) (1000đ) (ĐV)

5 10 5 40
4 15 4 30
3 20 3 20
2 25 2 10
1 30 1 0
Câu 1: Cho hàm cung và hàm cầu đối với thị trường sản
phẩm A như sau:
Hàm cầu: Q = 130 – 2P
Hàm cung: Q = 2P - 30
Trong đó: Q đơn vị tính tấn, P đơn vị tính là $.
1. Xác định giá và sản lượng cân bằng của thị trường.Vẽ
ĐT
2. Nếu Chính phủ quy định giá tối thiểu là P = 60 $/1tấn và
cam kết mua hết sản phẩm dư thừa. Xác định số tiền Chính
phủ phải bỏ ra để thực hiện biện pháp này.
Câu 1: Các điểm nằm trên đường giới hạn Câu 2: Thực tiễn nhu cầu của con người
khả năng sản xuất là điểm: không được thoả mãn đầy đủ với nguồn lực
A. Một nền kinh tế sử dụng các nguồn lực có hiện có được gọi là vấn đề:
hiệu quả A. Chi phí cơ hội
B. Một nền kinh tế sử dụng các nguồn lực B. Khan hiếm
không hiệu quả C. Kinh tế chuẩn tắc
C. Một nền kinh tế không thể đạt tới D. Sản xuất cái gì
D. Không câu nào đúng

Câu 3: Vấn đề khan hiếm tồn tại Câu 4: Tất cả các điều dưới đây đều là yếu
A.Chỉ trong nền kinh tế thị trường tố sản xuất trừ
B.Chỉ trong nền kinh tế chỉ huy A.Các tài nguyên thiên nhiên
C.Trong tất cả các nền kinh tế B.Các công cụ
D.Chỉ khi con người không tối ưu hoá hành C.Tài kinh doanh
vi D.Chính phủ
Câu 1: Đối với hàng hóa bình thường khi thu nhập tăng:
(Giả định các yếu tố khác không đổi).
a.Đường cầu dịch chuyển sang phải
b.Đường cầu dịch chuyển sang trái
c.Lượng càu giảm
d.Chi tiêu ít hơn cho hàng hoá đó
Câu 2: Nếu cam và táo (hàng hoá thay thế) cùng bán
trên một thị trường. Điều gì xảy ra đối với cầu về Táo
khi giá cam tăng lên:(Giả định các yếu tố khác không
đổi).
a.Cầu với táo tăng lên
b.Cầu với cam giảm xuống
c.Cầu với táo giảm xuống
d.Giá táo giảm xuống

You might also like