You are on page 1of 9

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT HÀNH CHÍNH – NHÀ NƯỚC


----------

MÔN HỌC: LUẬT HÌNH SỰ PHẦN CÁC TỘI PHẠM


BUỔI THẢO LUẬN LẦN 10: CỤM 4 – CÁC TỘI PHẠM VỀ QUẢN LÝ
Giảng viên: Th.S Lê Vũ Huy
Lớp Luật Hành chính 44A1
NHÓM I
STT Họ và tên Mã số sinh viên
1 Nguyễn Thị Khánh An 1953801014002
2 Phạm Thúy Anh 1953801014011
3 Thạch Hoàng Bảo 1953801014017
4 Đoàn Kim Chi 1953801014019
5 Nguyễn Đặng Hoa Đăng 1953801014020
6 Lê Gia Điền 1953801014027
7 Lý Ngọc Đình 1953801014029
8 Nguyễn Thanh Duy 1953801014037
9 Trần Thị Kim Duyên 1953801014042
10 Huỳnh Võ Trà Giang 1953801014044
11 Âu Ngọc Hiền 1953801014061
12 Phan Văn Dũng 1853801014025

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 06 tháng 6 năm 2021


MỤC LỤC Trang

I. NHẬN ĐỊNH .....................................................................................................3

II. BÀI TẬP ..........................................................................................................4

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................9

2
I. NHẬN ĐỊNH:

Câu 22: Dùng vũ lực chống người thi hành công vụ không chỉ cấu thành tội
chống người thi hành công vụ (Điều 330 BLHS).
Nhận định trên là đúng.
Bởi vì nếu hành vi dùng vũ lực chống người thi hành công vụ mà nó đủ yếu tố cấu
thành tội khác như tội cố ý gây thương tích hoặc tội giết người thì ngoài tội chống
người thi hành công vụ ra nó sẽ cấu thành thêm tội cố ý gây thương tích (Điều 134)
hoặc tội giết người (Điều 123).

Câu 25: Mọi hành vi sửa chữa, làm sai lêch


̣ nô ̣i dung hô ̣ chiếu đều cấu thành
tô ̣i sửa chữa, sử dụng giấy chứng nhâ ̣n và các tài liêụ của cơ quan tổ chức
(Điều 340 BLHS).
Nhận định trên là sai.
Theo khoản 1 Điều 340 BLHS thì người có hành vi sửa chữa, làm sai lêch
̣ nô ̣i dung
hô ̣ chiếu và sử dụng giấy tờ đó thực hiê ̣n tô ̣i phạm thì mới cấu thành tô ̣i sửa chữa,
sử dụng giấy chứng nhâ ̣n và các tài liê ̣u của cơ quan tổ chức. Còn nếu chỉ sửa chữa,
làm sai lê ̣ch nô ̣i dung thì chưa thể cấu thành tô ̣i trên.

Câu 26: Làm giả giấy tờ của cơ quan, tổ chức là hành vi chỉ cấu thành Tô ̣i làm
giả tài liêụ của cơ quan, tổ chức (Điều 341 BLHS).
Nhận định trên là đúng.
Vì theo Điều 341 BLHS 2015 được quy định chung về Tô ̣i làm giả con dấu, tài liê ̣u
của cơ quan tổ chức; tô ̣i sử dụng con dấu, tài liê ̣u của cơ quan tổ chức thì hai tô ̣i
danh này được thực hiê ̣n bởi hai hành vi khác nhau: hành vi làm giả con dấu, tài
liê ̣u hoă ̣c giấy tờ của cơ quan, tổ chức và hành vi sử dụng con dấu, tài liê ̣u, giấy tờ
giả nhằm lừa dối cơ quan tổ chức. Vì vâ ̣y, nếu chỉ có hành vi làm giả giấy tờ của cơ
quan, tổ chức thì sẽ cấu thành Tô ̣i làm giả tài liê ̣u của cơ quan, tổ chức.

3
II. BÀI TẬP:

Bài tập 9:
Khoảng 14h, Tâm đang ngủ trưa tại nhà thì có Dân, Hoàng, Nghĩa đến
chơi. Khi mọi người đang ngôi chơi thì Dân đề xuất mọi người cùng tham gia
đánh bạc bằng hình thức “đánh xóc đĩa” và được mọi người nhất trí. Tâm đi
lấy 1 bát, một đĩa sứ và một hột súc sắc. Đến 16h khi mọi người đang sát phạt
nhau thì bị lực lượng công an bắt quả tang. Tang vật thu giữ gồm: một bát,
một đĩa sứ, một hột súc sắc cùng tổng số tiền thu trên chiếu bạc là 15.000.000
đồng.
Về vụ án này, có 3 quan điểm về việc xác định tội danh đối với Tâm:
a) Tâm phạm tội đánh bạc.
b) Tâm phạm tội đánh bạc và tổ chức đánh bạc.
c) Tâm phạm tội đánh bạc và gá bạc.
Theo anh chị, Tâm phạm tội gì? Tại sao?
Tâm phạm tội đánh bạc tại Điều 321 BLHS
+ Khách thể: xâm phạm đến an toàn công cộng, trật tự công cộng.
+ Chủ thể: Tâm có đủ NLTNHS và đủ tuổi chịu TNHS.
+ Mặt khách quan: Hành vi tham gia đánh bạc với số tiền thu giữ trên chiếu bạc là
15.000.000 đồng.
+ Mặt chủ quan: lỗi cố ý trực tiếp.

Bài tập 12:

A là gái mại dâm B và C đến gặp A thoả thuận mua dâm.sau khi thoã thuận
giá cả là 200.000 đông. A đưa B và C đến nhà D là người cho A thuê chỗ hành
nghề. Sau khi hành lạc xong B giả quên tiền nên yêu cầu về nhà lấy tiền trả cho
A và để lại giấy chứng minh nhân dân (CMND) làm tin. A chờ không thấy B và
C đến nên đã đến địa chỉ ghi trong giấy CMND thì người có giấy CMND là một
thanh niên khác và có nói anh bị mất giấy CMND. A tìm kiếm, phát hiện r chỗ
ở của B,C và yêu cầu công an giải quyết về hành vi của B và C.

4
Hãy xác định có tội phạm trong vụ việc này hay không với giả định:

a) A là người dưới 16 tuổi.


 A là người từ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi:

Hành vi của B và C vi phạm vào mua dâm người dưới 18 tuổi (điểm b Khoản 2
Điều 329 BLHS).

- Khách thể: Xâm phạm đến trật tự xã hội và sự phát triển về thể chất, tâm lý,
tình dục của người chưa đủ tuổi thành niên.
- Đối tượng bị tác động: A.
- Chủ thể: B và C (đủ 18tuổi trở lên và đủ NLTNHS).
- Tội danh của D là Tội chứa mại dâm (Điều 327 BLHS). Hành vi của D cho
A (người bán dâm) thuê chỗ hành nghề bán dâm. Vậy nên D đã có hành vi
chứa chấp mại dâm.
 A là nguời dưới 13 tuổi:

Hành vi của B, C và D là phạm vào tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (điểm b
khoản 1 Điều 142 BLHS) D là đồng phạm của B và C với vai trò người giúp sức.

- Khách thể: Xâm phạm quyền được bảo vệ thân thể, nhân phẩm, danh dự của
người dưới 13 tuổi.
- Đối tượng tác động: A (người dưới 13 tuổi).
- Chủ thể: B, C đủ tuổi chịu TNHS.
b) A là người trên 16 tuổi và dưới 18 tuổi.

Hành vi của B,C là Tội mua dâm người dưới 18 tuổi ( Khoản 1 Điều 329
BLHS ) Khách thể: Xâm phạm đến trật tự xã hội và sự phát triển về thể chất, tâm lý,
tình dục của người chưa đủ tuổi thành niên.

- Đổi tượng tác động: A


- Chủ thể: B, C là chủ thể đặc biệt (đủ 18 tuổi).

5
- Hành vi B,C là dùng tiền để mua dâm nhằm để thực hiện hành vi giao cấu với A.
- Mặt khách quan : tội cố ý.
- Tội danh của D là chứa chấp mại dâm ( điểm d khoản 2 điều 327 BLHS) .Hành
vi của D cho A ( người bán dâm) thuê chỗ hành nghề bán dâm. Vậy nên D đã có
hành vi chứa chấp mại dâm.
c) A là người trên 18 tuổi.
- A, B và C đều là người đủ 18 tuổi có hành vi mua bán dâm nên sẽ bị xử phạt
hành chính tuỳ vào mức độ nguy hiểm, nghiêm trọng của hành vi. Trong đó A là
người bán dâm nên căn cứ vào Điều 23 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP, B và C
phạm tội mua dâm nên căn cứ Điều 22 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP để xử
phạt.
- D phạm vào tội chứa mại dâm căn cứ khoản 1 Điều 327 BLHS

Bài tập 15:


Sau khi nhậu xong, A chở B và C không đội nón bảo hiểm phóng nhanh,
lạng lách trên đường. Thấy vậy, T và H là chiến sĩ đội tuần tra giao thông đuổi
theo, ép xe của A vào lề đường và yêu cầu xuất trình giấy tờ. A liền xuống xe,
mở cốp lấy cây mã tấu dài khoảng 35 cm chạy tới chém liên tục vào H. T rút
súng ra để giải nguy cho đồng đội thì ngay lập tức bị B xông vào tước vũ khí
rồi chĩa nòng súng vào người T doạ bắn, T hoảng sợ chạy vào con hẻm gần đó.
Sau khi thấy H nằm bất động và T đã bỏ chạy. A, B, C dùng mã tấu, gạch, đá
đập phá làm hư hỏng chiếc xe chuyên dùng của CSGT (gây thiệt hại 5 triệu
đồng) mà T và H đang sử dụng rồi lên xe bỏ trốn cùng với khẩu súng mà B lấy
của T. Anh H sau đó được đưa cấp cứu nhưng đã tử vong do đa vết thương ở
đầu và bụng.
Hãy xác định tội danh cho tình huống trên.
 A phạm phải Tội giết người (điểm d Điều 123 BLHS 2015).
 Khách thể: xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của con người.
 Mặt khách quan:

6
 Hành vi khách quan: A dùng mọi thủ đoạn nhằm làm cho người khác chấm
dứt cuộc sống, cụ thể là dùng cây mã tấu dài khoảng 35 cm chạy tới chém
liên tục vào H.
 Hậu quả: dẫn tới cái chết của anh H do đa vết thương ở đầu và bụng.
 Mối quan hệ nhân quả: hành vi chứa đựng khả năng gây ra hậu quả chết
người là hành vi giết người của A dẫn tới hậu quả làm chết người là H.
 Mặt chủ quan: lỗi cố ý trực tiếp vì A nhận thức hậu quả chết người sẽ xảy ra
và mong muốn cho hậu quả chết người xảy ra.
 Chủ thể của tội phạm: chủ thể thường.
 Bên cạnh đó, A, B C còn phạm Tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
(Điều 178 BLHS 2015)
 Khách thể: xâm phạm đến tài sản, cụ thể là quan hệ sở hữu của chủ tài sản với
tài sản bị hủy hoại, mà không ảnh hưởng gì đến quan hệ nhân thân của chủ sở
hữu tài sản.
 Mặt khách quan:
 Hành vi khách quan: A, B, C có hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản cụ thể là
dùng mã tấu, gạch, đá đập phá chiếc xe chuyên dùng của CSGT.
 Hậu quả: làm hư hỏng chiếc xe chuyên dùng của CSGT gây thiệt hại 5 triệu
đồng.
 Mối quan hệ nhân quả: hành vi của A, B, C là nguyên ngân trực tiếp và cũng vì
hành vi của A đã dẫn đến tài sản bị hư hỏng và mất giá trị sử dụng.
 Mặt chủ quan: lỗi cố ý trực tiếp vì biết mình đang huỷ hoại tài sản.
 Chủ thể của tội phạm: chủ thể thường.

Bài tập 20:


A đã thuê B làm giả 13 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với tổng số tiền
phải chi trả cho số giấy tờ này là 530 triệu đồng. A đã dùng 9 tờ giấy giả này để
vay tiền của 8 người với số tiền hơn 40 tỉ đồng. Sau khi nhận tiền, A đã đổi chỗ
ở, cắt đứt mọi liên lạc. A bị cơ quan công an điều tra bắt giữ sau đó.

7
Anh/ chị hãy xác định A và B có phạm tội không? Nếu có thì tội gì? Tại
sao?
 A phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174) và tội sử dụng tài liệu giả của
cơ quan, tổ chức (Điều 341).
- Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174).
 Khách thể: A xâm phạm tới quyền sở hữu của 8 người (cụ thể là hơn 40 tỉ
đồng).
 Mặt khách quan: A thuê B là giả 13 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và
dùng 9 giấy chứng nhận giả để vay tiền của 8 người sau đó thì cắt đứt mọi
liên lạc.
 Mặt chủ quan: A có lỗi cố ý trực tiếp.
 Chủ thể: chủ thể thường, A có NLTNHS đầy đủ và đủ tuổi.
- Tội sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức (Điều 341).
 Khách thể: xâm phạm tới hoạt động đúng đắn, uy tín của cơ quan tổ chức.
đối tượng tác động là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
 Mặt khách quan: A dùng 9 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giả do B làm
nhằm mục đích vay tiền của 8 người (hơn 40 tỉ đồng).
 Mặt chủ quan: lỗi cố ý trực tiếp.
 Chủ thể: A là chủ thể thường, có NLTNHS đầy đủ và đủ tuổi.
 B phạm tội làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức (Điều 341).
 Khách thể: xâm phạm hoạt động đúng đắn, uy tín của cơ quan tổ chức. Đối
tượng tác động là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
 Mặt khách quan: khi được A thuê thì B đã giúp A làm giả 13 giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất một cách trái phép.
 Mặt chủ quan: lỗi cố ý trực tiếp.
 Chủ thể: B là chủ thể thường, có đầy đủ NLTNHS và đủ tuổi.

8
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
2. Nghị định số 167/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng
cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.

You might also like