You are on page 1of 19

Chương 2

CUNG – CẦU
2.1. CẦU HÀNG HÓA
2.1.1. Khái niệm
Cầu là số lượng hàng hoá hay dịch vụ mà người mua có khả năng và sẵn sàng
mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định.
Như vậy, khi nói đến cầu, chúng ta phải hiểu hai yếu tố cơ bản là khả năng mua và
ý muốn sẵn sàng mua hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể đó (cần có đồng thời 2 yều tố: nhu
cầu và khả năng thanh toán thì mới xuất hiện cầu hàng hoá trên thị trường).
* Phân biệt: Cầu với nhu cầu: Nhu cầu là những mong muốn, nguyện vọng vô hạn
của con người. Cầu bao gồm nhu cầu và khả năng thanh toán.
* Phân biệt: Cầu với lượng cầu: Lượng cầu chỉ có quan hệ với 1 mứ c giá đã cho
trong một thời gian nhất định. Cầu là toàn bộ mối quan hệ giữa lượng cầu và giá.
* Phân biệt: Cầu cá nhân và cầu thị trường:
+ Cầu của từng người tiêu dùng đối với một loại hàng hóa hoặc dịch vụ nào đó là
cầu cá nhân.
+ Cầu thị trường về một hàng hóa hoặc dịch vụ là tổng tất cả các cầu cá nhân của
hàng hóa hoặc dịch vụ đó. Lượng cầu trên thị trường là tổng lượng cầu của mọi người
mua.
Giả sử, thị trường hàng hóa X có 4 cá nhân A, B, C và D tham gia với các biểu cầu
như sau:
Giá cả (1000 đ) Lượng cầu (kg) Tổng lượng cầu

A B C D
35 0 1 2 3 6
30 1 2 3 4 10
25 2 3 4 5 14
20 3 4 5 6 18
15 4 5 6 7 22
10 5 6 7 8 26
5 6 7 8 9 30

2.1.2 Luật cầu (tác động của giá tới lượng cầu)
Số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ được yêu cầu trong khoảng thời gian đã cho tăng
lên khi giá của nó giảm xuống trong các điều kiện khác không đổi và ngược lại.
Nói cách khác, mối quan hệ tỉ lệ nghịch giữa giá và lượng cầu là rất phổ biến và
được coi là luật cầu.
Giải thích: Đó là do các hàng hóa có thể được thay thế bởi các hàng hóa khác và
thu nhập thực tế của người tiêu dùng thay đổi khi giá cả hàng hóa thay đổi, tức là do hiệu
ứng thay thế và hiệu ứng thu nhập làm cho lượng cầu tăng lên khi giá hàng hóa giảm đi
và ngược lại.
Ví dụ, khi giá của gas tăng cao thì người tiêu dùng sẽ có xu hướng chuyển sang
dùng điện, than tổ ong… để nấu ăn nên cầu về gas giảm đi.
Hoặc, với khả năng thanh toán có hạn nên nếu giá hàng hóa họ đang định mua
tăng lên thì họ sẽ mua được ít đi và ngược lại.
2.1.3 Các nhân tố khác của cầu và phân biệt sự di chuyển, dịch chuyển đường cầu
trên đồ thị
2.1.3.1 Các nhân tố khác của cầu (các yếu tố tác động đến cầu)
Ngoài yếu tố giá cả hàng hóa, cầu còn phụ thuộc vào những yếu tố cơ bản sau:
Thứ nhất: Thu nhập của người tiêu dùng.
Khi thu nhập tăng lên thì người tiêu dùng sẽ tiêu dùng nhiều hàng hóa hơn và
ngược lại.
Tuy nhiên, thu nhập tăng lên không dẫn đến sự tăng cầu đối với tất cả các loại
hàng hóa.
+ Những hàng hóa có cầu tăng lên khi thu nhập tăng lên được gọi là hàng hóa
thông thường.
+ Những hàng hóa có cầu giảm đi khi thu nhập tăng lên được gọi là hàng hóa thứ
cấp.
Thứ hai: Giá của các loại hàng hóa liên quan.
Các hàng hóa liên quan với hàng hóa đang xét được chia thành 2 loại: Hàng hóa
thay thế và hàng hóa bổ sung.
* Hàng hóa thay thế: là hàng hóa có thể sử dụng thay cho hàng hóa khác, tứ c là
các hàng hóa đó có cùng công dụng. Ví dụ, cà phê và chè, than và ga, xe máy X và xe
máy Y…
Đối với cặp hàng hoá thay thế nhau thì giữa giá cả hàng hoá này và lượng cầu
hàng hoá kia có quan hệ tỷ lệ thuận, tức là khi giá cả hàng hoá thay thế tăng lên (giảm đi)
thì luợng cầu hàng hoá đang xét sẽ tăng lên (giảm đi).
* Hàng hóa bổ sung: là hàng hóa được sử dụng đồng thời với hàng hóa khác. Ví
dụ, cà phê và đường, ga và bếp ga, xe máy và xăng…
Đối với cặp hàng hoá bổ sung thì giữa giá cả hàng hoá này và lượng cầu hàng hoá
kia có quan hệ tỷ lệ nghịch, tức là khi giá cả hàng hoá này tăng lên (giảm đi) thì lượng
cầu hàng hoá kia sẽ giảm đi (tăng lên).
Thứ ba: Thị hiếu, sở thích của người tiêu dùng
2
Thị hiếu là sở thích hay sự ưu tiên của người tiêu dùng đối với hàng hóa hoặc dịch
vụ.
Ví dụ: Nếu người tiêu dùng cho rằng dùng mỡ động vật sẽ làm tăng một số nguy
cơ gây bệnh thì họ sẽ chuyển sang dùng dầu thực vật, do vậy, cầu về mỡ động vật giảm
còn cầu về dầu thực vật sẽ tăng.
Hoặc nếu người tiêu dùng cho rằng nế u ăn một loại thức ăn nào đó vào những
ngày đầu của tháng âm lịch thì tháng đó sẽ không được may mắn nên cầu về hàng hóa đó
giảm đi.
Thứ tư: Các kỳ vọng của người tiêu dùng
Kỳ vọng là sự phán đoán, mong đợi, hy vọng… của người tiêu dùng. Ví dụ: Nếu
người tiêu dùng cho rằng giá cả hàng hoá họ đang định mua sẽ giảm mạnh trong thời gian
tới thì cầu hàng hoá đó ở hiện tại sẽ giảm.
Hoặc, nếu người tiêu dùng cho rằng thu nhập của họ sẽ tăng trong tương lai gần
thì cầu hàng hóa hiện tại sẽ tăng lên.
Thứ năm: Dân số (số lượng người mua).
Vì cầu thị trường là tổng hợp các cầu cá nhân tham gia thị trường đó, nên khi dân
số càng tăng thì cầu càng lớn và ngược lại.
2.1.3.2 Sự vận động dọc theo đường cầu và sự dịch chuyển của đường cầu.
+ Di chuyển dọc theo đường cầu nghĩa là chỉ có sự di chuyển từ điểm nọ đến điểm
kia trên đường cầu. Tức là, khi giá cả hàng hóa thay đổi (còn các yếu tố khác không thay
đổi) thì lượng cầu sẽ thay đổi theo.
+ Dịch chuyển toàn bộ đường cầu nghĩa là toàn bộ đường cầu sẽ dịch chuyển
(song song hoặc xoay) sang trái hoặc sang phải. Tức là, ở cùng mức giá P 1 thì lượng cầu
mới là Q2 khác Q1 ban đầu. Nếu Q2 > Q1 thì đường cầu dịch chuyển sang bên phả i. Ngược
lại, nếu Q2 < Q1 thì đường cầu dịch chuyển sang bên trái.
Khi bất cứ một yếu tố nào khác ngoài giá của bả n thân hàng hóa đó thay đổi (thu
nhập, giá hàng hóa có liên quan, thị hiếu, kỳ vọng, dân số) sẽ làm đường cầu dịch chuyển
hay có sự thay đổi của cầu.
* Minh họa bằng đồ thị: Trục hoành: lượng cầu (Q) – Trục tung: giá (P)
P Đồ thị bên mô tả cầu hàng hóa X tăng do
thu nhập của người tiêu dùng tăng hoặc do giá
A B
P1 D2 của hàng hóa Y (hàng hóa thay thế hàng hóa
D1 X) tăng, hoặc do giá hàng hóa Z (hàng hóa bổ

O Q1 Q2 Q sung với hàng hóa X) giảm…

2.1.4 Hàm số (phương trình) của cầu


3
2.1.4.1 Biểu cầu và đường cầu.
Biểu cầu là bảng chỉ số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người tiêu dùng sẵn sàng
và có khả năng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định. (hay, biểu
cầu là bảng thể hiện mối quan hệ giữa giá cả và lượng cầu).
Ví dụ: Biểu cầu của một cá nhân A về hàng hóa X trên thị trường đang xét.
Giá cả (1000 đ) 35 30 25 20 15 10 5
Lượng cầu (kg) 0 1 2 3 4 5 6
Minh họa bằng đồ thị: Trục hoành: lượng cầu (Q) – Trục tung: giá (P)
P + Đường biểu diễn mối quan hệ giữa
A lượng cầu và giá gọi là đường cầu.
P1 + Ký hiệu: D (Demand)
B
P2 D + Khi giá giảm thì lượng cầu tăng lên và
ngược lại.
Q1 Q2 Q
O + Đường cầu dốc xuống có 2 lý do: Hiệu
Đồ thị biểu diễn đường cầu (D) ứng thay thế và hiệu ứng thu nhập.
2.1.4.2 Hàm số cầu
Trường hợp đơn giản, phương trình đường cầu có dạng P = a.Q + b (a < 0).
Với số liệu bảng cầu của các cá nhân A, B, C, D ở trên ta tính được:

+ Phương trình đường cầu hàng hóa X của cá nhân A là (DA ) : P  5Q  35;

+ Phường trình đường cầu hàng hóa X của cá nhân B là (DB ) : P  5Q  40;
+ Phương trình đường cầu thị trường hàng hóa X là (D) : P  1,25Q  42,5.
2.1.5 Các độ co dãn của cầu.
Co dãn của cầu là sự thay đổi phần trăm của lượng cầu chia cho sự thay đổi phần
trăm của các yếu tố ảnh hưởng đến lượng cầu (giá hàng hóa đang xét, thu nhập hoặc giá
của hàng hóa khác) với điều kiện các yếu tố khác không thay đổi.
2.1.5.1 Độ co dãn của cầu theo giá.
Do giá cả thay đổi làm lượng cầu thay đổi nên để đo độ phản ứng của lượng cầu
khi giá cả thay đổi người ta dùng chỉ số độ co dãn của cầu theo giá. Kí hiệu EP.
Độ co dãn của cầu theo giá được tính bởi phần trăm thay đổi của lượng cầu so với
phần trăm thay đổi của giá cả.
Độ co dãn của cầu theo giá cho biết nếu giá giả m (tăng)1% thì lượng cầu tăng lên
(giảm đi) bao nhiêu phần trăm. Ví dụ, khi biết độ co dãn của cầu theo giá là –5 tức là khi
giá giảm đi 1% thì lượng cầu tăng lên 5% hoặc khi giá tăng lên 1% thì lượng cầu giảm đi
5%.

4
Q Q 2  Q1
% thay ®æi cña l­ î ng cÇu Q Q1
Ep   
% thay ®æi cña gi¸ c¶ P P2  P1
P P1

Nếu:
Ep = 0 Cầu không co dãn (Đường cầu thẳng đứng)
– 1 < Ep < 0 Cầu ít co dãn (Đường cầu tương đối dốc)
Ep = –1 Cầu co dãn đơn vị (Đường cầu tạo với trục hành góc 450)
Ep < –1 Cầu rất co dãn (Đường cầu tương đối thoải)
Ep = – ∞ Cầu hoàn toàn co dãn (Đường cầu nằm ngang)
Nhận xét:
- Cầu không co dãn phản ánh cầu trên thị trường độc quyền vì giá cả thay đổi tuỳ ý.
- Cầu ít co dãn phản ánh cầu một loạ i hàng hoá có tính độc quyền, nhu cầu đang cao, tính
thời vụ cao. Người bán có thể xem xét việc tăng giá vì lượng cầu giảm không đáng kể.
- Cầu co dãn đơn vị thì việc thay đổi giá trong khoảng đó không có ý nghĩa đối với người
bán vì doanh thu không đổi.
- Cầu rất co dãn phản ánh thị trường có tính cạnh tranh rất cao, người bán nên giảm giá
bán vì khi giảm giá một lượng tương đối nhỏ làm cho lượng cầu tăng tương đối lớn.
- Cầu hoàn toàn co dãn gắn với thị trường cạnh tranh hoàn hảo, người bán không thể tác
động tới giá cả hàng hoá.
Ví dụ: Dựa vào số liệu bảng cầu sau, tính độ co dãn của cầu theo các mức giá:
Giá 21 18 15 12 9 6 3
Lượng cầu 10 20 30 40 50 60 70
Ep –7 –3 –5/3 –1 –3/5 –1/3
TR = P.Q 210 360 450 480 450 360 210
Nhận xét: Khi cầu rất co dãn nên giảm giá bán để tăng doanh thu. Khi cầu ít co
dãn nên tăng giá bán để tăng doanh thu. Khi cầu co dãn đơn vị thì doanh thu đạt giá trị
lớn nhất.
Chú ý: Khi xác định được phương trình đường cầu (dạng P = a.Q + b), có thể trực
tiếp sử dụng các phương trình đó để xác định độ co dãn tại một điểm theo công thức sau:

1 P
E .
a Q.
Ví dụ: Với bảng cầu trên, phương trình đường cầu là: P = –0,3Q + 24.
1 P 1 15 5
EP  .  . 
Tại mức giá 15 ta tính được: a Q 0,3 30 3.
Tại mức giá 12 ta tính được EP = –1.
2.1.5.2 Độ co dãn của cầu theo thu nhập (EI)
5
Độ co dãn của cầu theo thu nhập được tính bằng phần trăm thay đổi của lượng cầu
so với phần trăm thay đổi của thu nhập.
Q Q 2  Q1
% thay ®æi cña l­ î ng cÇu Q Q1
EI   
% thay ®æi cña thu nhËp I I 2  I1
I I1

Tức là, khi thu nhập thay đổi 1% thì lượng cầu tăng lên hay giảm đi bao nhiêu %.
Ý nghĩa: Cho biết hàng hoá đang xét là hàng hoá thứ cấp hay thông thường, thiết
yếu hay xa xỉ. Nếu:
+ EI < 0 Hàng hoá đang xét là hàng hoá thứ cấp.
+ EI > 0 Hàng hoá thông thường: (Trong đó, nếu EI < 1 thì đó là hàng hoá thiết
yếu; nếu EI > 1 thì đó là hàng hoá xa xỉ).
2.1.5.3 Độ co dãn của cầu theo giá chéo: (Epij)
Độ co dãn của cầu theo giá chéo được tính bằng phần trăm thay đổi lượng cầu
hàng hoá i so với phần trăm thay đổi giá cả hàng hoá j.
% thay ®æi cña l­ î ng cÇu hµng hãa i
E Pij 
% thay ®æi cña gi¸ c¶ hµng hãa j

Tức là khi giá cả hàng hoá j thay đổi 1% thì lượng cầu hàng hoá i thay đổi bao nhiêu
phần trăm.
Ý nghĩa: Cho biết cặp hàng hoá i và j có liên quan hay không liên quan với nhau.
Nếu:
+ Epi,j < 0 Cặp hàng hoá i và j là cặp hàng hoá bổ sung.
+ Epi,j = 0 Cặp hàng hoá i và j không liên quan gì với nhau (độc lập)
+ Epi,j > 0 Cặp hàng hoá i và j là cặp hàng hoá thay thế nhau.
2.1.6 Thặng dư tiêu dùng (CS - Consumer Surplus)
Thặng dư tiêu dùng là phần chênh lệch giữa lợi ích cận biên nhận được từ việc tiêu
dùng thêm một đơn vị hàng hóa hoặc dịch vụ và giá thực tế mà người tiêu dùng phải trả
khi mua đơn vị hàng hóa hoặc dịch vụ đó, tức là chênh lệch giữa giá sẵn sàng mua và giá
thị trường.
Thặng dư tiêu dùng chỉ phần lợi ích của người tiêu dùng, được tính bởi chênh lệch
giữa giá mà người tiêu dùng sẵn sàng trả so với giá thực tế họ phải trả.

Ví dụ: Với đường cầu có phương trình: P  0,2Q  120 thì ở mức sản lượng
bằng 200, người tiêu dùng sẵn sàng trả giá là 80 nên nếu giá một hàng hóa trên thị trường
là 60 thì lợi ích của người tiêu dùng là 10.

6
Trên đồ thị, thặng dư tiêu dùng được tính bởi diện tích hình giới hạn bởi đường
cầu, đường giá và trục giá (trục tung).
P + Khi mức giá là P1 thì thặng dư tiêu dùng là
M
A diện tích tam giác MP1A.
P1
B + Khi mức giá là P2 thì thặng dư tiêu dùng là
P2
D diện tích tam giác MP2 B.
Q
Q1 Q2 Như vậy, khi giá giảm từ P1 xuống P2 thì lợi
O
ích tăng thêm của người tiêu dùng là diện tích hình

thang P1ABP2 .

2.2. CUNG HÀNG HÓA


2.2.1 Khái niệm
Cung là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người bán có khả năng và sẵn sàng
bán ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định.
Cung bao gồm 2 yếu tố cơ bản là khả năng và ý muốn sẵn sàng bán hàng hóa hoặc
dịch vụ của người bán.
* Phân biệt cung và lượng cung: Lượng cung chỉ có quan hệ với 1 mức giá đã cho
trong một thời gian nhất định. Cung là toàn bộ mối quan hệ giữa lượng cung và giá.
* Phân biệt cung cá nhân và cung thị trường:
+ Cung của từng người sản xuất đối với một loại hàng hóa hoặc dịch vụ nào đó là
cung cá nhân.
+ Cung thị trường về một hàng hóa hoặc dịch vụ là tổng tất cả các cung cá nhân
của hàng hóa hoặc dịch vụ đó. Lượng cung trên thị trường là tổng lượng cung của mọi
người bán.
Ví dụ: Cung của các cá nhân người cung cấp E, E, G, H và cung của thị trường
hàng hóa X trên thị trường đang xét.
Giá cả (1000 đ) Lượng cung (kg) Tổng lượng cung
(kg)
E F G H
35 6 7 8 9 30
30 5 6 7 8 26
25 4 5 6 7 22
20 3 4 5 6 18
15 2 3 4 5 14
2.2.2 Luật cung (tác động của giá tới lượng cung)
Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi giá cả hàng hóa tăng lên thì lượng
cung có xu hướng tăng lên và ngược lại.

7
Giải thích: Trong trường hợp chi phí sản xuất không thay đổi, khi giá hàng hóa cao
hơn, người sản xuất kinh doanh sẽ thu được lợi nhuận cao hơn, do vậy họ sẽ sản xuất
nhiều hơn; đồng thời nhiều người khác sẽ chuyển sang sản xuất loại hàng hóa đó nên
lượng cung tăng lên. Ngược lại, khi chi phí sản xuất không đổi nếu giá hàng hóa giảm
xuống, lợi nhuận của người sản xuất giảm đi nên họ có xu hướng giảm quy mô hoặc
chuyển sang sản xuất loại hàng hóa khác có lợi nhuận cao hơn.
2.2.3 Các nhân tố khác của cung và phân biệt sự di chuyển dọc, sự dịch chuyển
đường cung
2.2.3.1 Các nhân tố khác của cung
Ngoài yếu tố giá cả hàng hóa, cung còn phụ thuộc vào những yếu tố cơ bản sau:
Thứ nhất: Công nghệ.
Công nghệ là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao sản xuất, giảm chi phí lao động
trong quá trình chế tạo sản phẩm. Khi năng suất lao động tăng thì cung tăng.
Thứ hai: Giá của các yếu tố sản xuất (đầu vào).
Nếu giá của các yếu tố sản xuất giảm (chi phí sản xuất giảm) sẽ dẫn đến giá thành
sản xuất giảm và cơ hội kiếm lợi nhuận cao lên, do đó các nhà sản xuất có xu hướng sản
xuất nhiều lên.
Thứ ba: Chính sách thuế.
Thuế làm thay đổi giá thành sản phẩm hoặc làm thay đổi phần thu nhập còn lại của
người sản xuất. Mức thuế cao sẽ làm giá thành cao hoặc phần thu nhập còn lại của người
sản xuất giảm đi và họ sẽ thu hẹp sản xuất. Ngược lại, mức thuế thấp sẽ khuyến khích các
người sản xuất mở rộng quy mô sản xuất.
Thứ tư: Số lượng người sản xuất
Vì cung thị trường là tổng hợp cung của các cá nhân tham gia thị trường nên khi
số lượng người sản xuất càng nhiều thì cung càng lớn và ngược lại.
Thứ năm: Các kỳ vọng của người sản xuất
Mọi mong đợi, phán đoán, hy vọng… của người sản xuất về sự thay đổi của giá
cả, chi phí sản xuất, chính sách của Chính phủ… đều có ảnh hưởng đến cung hàng hóa
hoặc dịch vụ.
Ví dụ, nếu người sản xuất cho rằng, trong thời gian tới Chính phủ sẽ giảm mạnh
thuế nhập khẩu hàng hóa X thì lượng cung trong nước sẽ giảm đi.

2.1.3.2 Sự vận động dọc theo đường cung và sự dịch chuyển của đường cung.
+ Di chuyển dọc theo đường cung nghĩa là chỉ có sự di chuyển từ điểm nọ đến
điểm kia trên đường cung. Tức là, khi giá cả hàng hóa thay đổi (còn các yếu tố khác
không thay đổi) thì lượng cung sẽ thay đổi theo.

8
+ Dịch chuyển toàn bộ đường cung nghĩa là toàn bộ đường cung sẽ dịch chuyển
(song song hoặc xoay) sang trái hoặc sang phải. Tức là, ở cùng mức giá P 1 thì lượng cung
mới là Q2 khác Q1 ban đầu. Nếu Q2 > Q1 thì đường cung dịch chuyển sang bên phả i.
Ngược lại, nếu Q2 < Q1 thì đường cung dịch chuyển sang bên trái.
Khi bất cứ một yếu tố nào khác ngoài giá của bả n thân hàng hóa đó thay đ ổi (giá
các yếu tố đầu vào, thuế, công nghệ, kỳ vọng của người sản xuất, số lượng người sản
xuất) sẽ làm đường cung dịch chuyển hay có sự thay đổi của cung.
P S1 Đồ thị bên mô tả cung hàng hóa X
S2 tăng do chi phí sản xuất hàng hóa X giảm
P1
hoặc do công nghệ sản xuất hàng hóa X
được đổi mới hoặc thuế sản xuất hàng hóa
X giảm…
Q
O Q1 Q2

2.2.4 Hàm số cung


2.2.4.1 Biểu cung và đường cung
Biểu cung là một bảng mô tả số lượng hàng hóa mà người bán sẵn sàng và có khả
năng bán ở các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định.
Ví dụ : Biểu cung của một cá nhân E về hàng hóa X trên thị trường đang xét.
Giá cả (1000 đ) 35 30 25 20 15 10 5
Lượng cung (kg) 6 5 4 3 2 1 0
Minh họa bằng đồ thị: Trục hoành: lượng P
B S
cung (Q) – Trục tung: giá (P). P2 A
P1
Đường biểu diễn mối quan hệ giữa lượng
cung và giá gọi là đường cung (Ký hiệu: S).
Q
Khi giá cả tăng lên thì lượng cung tăng lên O Q1 Q2
và ngược lại.
2.2.4.2 Hàm số cung
Trường hợp đơn giản, phương trình đường cung có dạng P = a.Q + b (a > 0)
Với số liệu bảng cung của các cá nhân E, F, G, H ở trên ta tính được:

+ Phương trình đường cung hàng hóa X của cá nhân E là (SE ) : P  5Q  5;

+ Phương trình đường cung hàng hóa X của cá nhân G là (SG ) : P  5Q  5;


+ Phương trình đường cung thị trường hàng hóa X là (S) : P  1,25Q  2,5.
S
2.2.5 Độ co dãn của cung theo giá (Kí hiệu E P )
Do giá cả thay đổi làm lượng cung thay đổi nên để đo độ phản ứng của lượng cung
khi giá cả thay đổi người ta dùng chỉ số độ co dãn của cung theo giá.
9
Độ co dãn của cung theo giá được tính bởi phần trăm thay đổi của lượng cung so
với phần trăm thay đổi của giá cả.
Q Q 2  Q1
% thay ®æi cña l­ î ng cung Q Q1
E SP   
% thay ®æi cña gi¸ c¶ P P2  P1
P P1
Độ co dãn của cung theo giá cho biết nếu giá giả m (tăng) 1% thì lượng cung giảm
đi (tăng lên) bao nhiêu phần trăm.
2.1.6 Thặng dư sản xuất (PS - Producer Surplus)
Thặng dư sản xuất là phần chênh lệch giữa lợi ích cận biên nhận được từ việc sản
xuất thêm một đơn vị hàng hóa hoặc dịch vụ và giá thực tế mà người bán nhận được khi
bán một đơn vị hàng hóa hoặc dịch vụ đó, tức là chênh lệch giữa giá sẵn sàng bán và giá
thị trường.
Thặng dư sản xuất chỉ phần lợi ích của người sản xuất, được tính bởi chênh lệch
giữa giá mà người sản xuất sẵn sàng bán so với giá thực tế họ nhận được (giá thị trường).

Ví dụ: Với đường cung có phương trình: P  0,2Q  40 thì ở mức sản lượng bằng
200, người bán sẵn sàng bán với mức giá là 80 nên nếu giá một hàng hóa trên thị trường
là 100 chẳng hạn thì lợi ích của người sản xuất là 20.
Trên đồ thị, thặng dư sản xuất được tính bởi diện tích hình giới hạn bởi đường
cung, đường giá và trục giá (trục tung).
P + Khi mức giá là P 1 thì thặng dư sản
S
P2 xuất là diện tích tam giác NP1A.
B
+ Khi mức giá là P 2 thì thặng dư sản
P1
xuất là diện tích tam giác NP2 B.
A
N
Q Như vậy, khi giá tăng từ P1 lên P2 thì
O Q1 Q2 lợi ích tăng thêm của người sản xuất là

diện tích hình thang P1ABP2 .


Ví dụ: Với đường cung có phương trình P  0,2Q  40 thì:
+ Khi giá thị trường là 60 thì PS = 1000.
+ Khi giá thị trường là 100 thì PS = 9000.
+ Khi giá thị trường tăng từ 60 lên 100 thì lợi ích tăng thêm của người SX là 8000.
2.3 CÂN BẰNG THỊ TRƯỜNG
Thị trường theo một nghĩa chung nhất là nơi gặp gỡ của cung và cầu. Sự tác động
qua lại tự do giữa hai lực lượng cung và cầu sẽ hình thành nên giá và lượng cân bằng.
10
2.3.1 Khái niệm
Cân bằng thị trường là một trạng thái tại đó không có sức ép làm thay đổi giá và
sản lượng.
Trạng thái cân bằng thị trường là trạng thái mà số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà
người sản xuất cung ứng đúng bằng với số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người tiêu
dùng yêu cầu trong một thời gian nhất định.
Thị trường trong trạng thái cân bằng khi tất cả mọi người tham gia vào thị trường
có thể mua hoặc bán một lượng bất kỳ mà họ mong muốn, tức là đó là trạng thái mà cả
người mua và người bán đều không thích thay đổi hành vi của họ.
Tại trạng thái cân bằng, xác định giá cân bằng (P0) và lượng cân bằng (Q0).
2.3.2. Xác định trạng thái cân bằng
2.3.2.1 Xác định trạng thái cân bằng trên đồ thị
Ví dụ, thị trường hàng hóa X tại một thời điểm nào đó như sau:
Giá cả (1000 đ) 90 80 70 60 50 40 30
Lượng cầu (kg) 20 40 60 80 100 120 140
Lượng cung (kg) 140 120 100 80 60 40 20
Minh họa bằng đồ thị: Kết hợp đường cung và đường cầu trên một đồ thị, thông
thường sẽ xác định được điểm giao nhau giữa hai đường này (trường hợp S và D không
cắt nhau do mức giá tối thiểu của người cung cấp lớn hơn mức giá tối đa của người mua).
Điểm giao nhau (E) giữa S và D P
S
được gọi là điểm cân bằng cung cầu, tại
E
đó xác định được mức giá cân bằng P0 và P0
lượng hàng hoá cân bằng Q0, tức là tại
D
mức giá P0 thì lượng cung bằng lượng Q
cầu hàng hoá. O Q0

2.3.2.1 Xác định cân bằng thị trường bằng toán học
Có thể xác định cân bằng thị trường bằng công cụ toán học nhờ việc sử dụng các
phương trình cung cầu.
Phương trình cầu: (D): P = a.Q + b (a < 0)
Phương trình cung: (S): P = m.Q + n (m > 0)
Giải hệ phương trình cung – cầu sẽ thu được giá cân bằng (P0) và lượng cân bằng
(Q0).
Ví dụ 1: Thị trường hàng hóa X có (D): P = –0,05Q + 120; (S): P = 0,05Q + 20,
khi đó: (D)  (S)  0,05Q  120  0,05Q  20

11
 Q0  1000

 P0  70
Ví dụ 2: Với số liệu của bảng cầu ở trên, ta tìm được:
+ Phương trình cầu (D): P = –0,5Q + 100
+ Phương trình cung (S): P = 0,5Q + 20

+ Thị trường cân bằng khi Q0  80; P0  60.


2.3.3 Sự điều chỉnh của thị trường
Thị trường có khả năng tự điều chỉnh để đạt được trạng thái cân bằng. Nếu giá
khác với mức giá cân bằng thì người mua và người bán sẽ có động cơ để thay đổi hành vi
của họ để đưa giá quay trở lại trạng thái cân bằng.
Với số liệu cung và cầu hàng hóa X ở trên, ta có:
+ Tại mức giá 60000 đồng 1 kg thì lượng cầu bằng lượng cung và bằng 80 kg.
Như vậy, mức giá 60000 đồng/1 kg là mức giá cân bằng và 80 kg là lượng cân bằng của
thị trường.
+ Khi mức giá lớn hơn 60000 đồng/1 kg thì lượng cung lớn hơn lượng cầu (thị
trường có cung vượt quá cầu – Dư cung hoặc thiếu cầu).
+ Khi mức giá nhỏ hơn 60000 đồng/1 kg thì lượng cầu lớn hơn lượng cung (thị
trường có cầu vượt quá cung – Dư cầu hoặc thiếu cung).
Trên đồ thị:
+ Phía dưới điểm cân bằng E (P1 < P0), lượng cầu lớn hơn lượng cung tại cùng một
mức giá. Sở dĩ thị trường thiếu hụt sản lượng là do với mức giá thấp, lợi nhuận của người
bán sẽ thấp nên lượng cung giảm trong khi người mua lại muốn tiêu dùng nhiều hơn.
Trong trường hợp này, người cung cấp sẽ tăng lượng cung và tăng giá; người mua
do cạnh tranh với nhau để mua được hàng hoá nên phải trả giá cao hơn, đồng thời giảm
lượng cầu khi giá tăng. Do vậy, thị trường có xu hướng trở về điểm cân bằng.
+ Phía trên điểm cân bằng E (P2 > P0), lượng cung lớn hơn lượng cầu tại cùng một
mức giá. Sở dĩ thị trường dư thừa sản lượng là do với mức giá cao, lợi nhuận của người
bán sẽ cao nên lượng cung tăng trong khi người mua lại giảm lượng tiêu dùng.
Trong trường hợp này, người cung cấp sẽ giảm lượng cung và giảm giá bán; người
mua sẽ tăng lượng cầu khi giá giảm. Do vậy, thị trường có xu hướng trở về điểm cân
bằng.
Tóm lại:
+ Bất cứ lúc nào giá thị trường cao hơn hoặc thấp hơn giá cân bằng sẽ xuất hiện sự
dư thừa hay thiếu hụt sản lượng trên thị trường.
+ Để khắc phục sự dư thừa hoặc thiếu hụt này thì người bán và người mua phải tự
thay đổi hành vi của họ để đạt tới mức giá cân bằng.
12
2.3.4 Sự thay đổi của trạng thái cân bằng
Khi có sự thay đổi của cung, hoặc của cầu hoặc cả cung và cầu thì điểm cân bằng
trên thị trường sẽ thay đổi và xác định được mức giá và lượng cân bằng mới.
Mức giá cân bằng mới cao hơn hoặc thấp hơn trước phụ thuộc vào chiều hướng và
tốc độ dịch chuyển của đường cung và đường cầu.
Ví dụ 1: Khi thu nhập của người tiêu dùng tăng, hoặc khi giá cả của hàng hóa thay
thế hàng hóa đang xét tăng… thì cầu về hàng hóa đang xét tăng.
P S
E1
P1
E0
P0
D1
D0
O Q0 Q1 Q

Khi cầu tăng, thị trường có điểm cân bằng mới, giá cân bằng mới cao hơn.
Ví dụ 2: Khi chi phí sản xuất giảm đi sẽ làm tăng cung hàng hóa, thị trường hàng
hóa đang xét có điểm cân bằng mới với mức giá và lượng hàng hóa cân bằng mới.
P S0
E0 S1
P0
E1
P1
D0
Q
O Q0 Q1

Khi cung tăng, thị trường có điểm cân bằng mới, giá cân bằng mới giảm đi.
Ví dụ 3: Khi cả cung và cầu đều dịch chuyển: Xét trường hợp kết hợp ví dụ 1 và 2
ở trên. Trong trường hợp này cần phải xét đầy đủ 3 khả năng để kết luận.
+ Nếu S tăng lớn hơn D tăng: Giá hàng hoá giảm.
+ Nếu S tăng bằng D tăng: Giá hàng hoá không đổi
+ Nếu S tăng nhỏ hơn D tăng: Giá hàng hoá tăng lên.
P S0 P S0
S1 E1 S1
E0 E1 P1 E0
P0
P0
P1 D1 D1
D0 D0
Q Q
O Q0 Q1 O Q0 Q1
Cung tăng lớn hơn cầu tăng: Giá giảm Cầu tăng lớn hơn cung tăng: Giá tăng
Ngoài ra, trường hợp cả cung và cầu đều dịch chuyển còn có:
13
+ Cung giảm, cầu giảm: Xảy ra 3 trường hợp (ngược với trường hợp ở ví dụ 3)
+ Cung giảm, cầu tăng: Giá tăng đột biến (giá tăng mạnh)
+ Cung tăng, cầu giảm: Giá giảm đột biến (giá giảm mạnh)
2.4 SỰ ĐIỀU TIẾT THỊ TRƯỜNG CỦA CHÍNH PHỦ
2.4.1 Tác động của việc quy định giá trần, giá sàn
Thông thường, Chính phủ quản lý và điều tiết nền kinh tế bằng các chính sách và
công cụ kinh tế trong đó có việc kiểm soát và điều tiết giá cả thị trường. Việc điều tiết giá
là cần thiết nhưng phải dựa trên cơ sở giá cả thị trường, tức là mức giá được cả người
mua và người bán có thể chấp nhận được.
P P S
A S A T
M G
H E0 PS E0
P0 P0
PT K
N I D F D
B B
O QS Q0 QD Q O QD Q0 QS Q
a) Khi mức giá trần thấp hơn giá thị b) Khi mức giá sàn cao hơn giá thị trường
trường sẽ gây ra hiện tượng thiếu hụt. sẽ gây ra hiện tượng dư thừa. Thặng dư tiêu
Thặng dư tiêu dùng là diện tích hình dùng là diện tích tam giác AGPS. Thặng dư
thang AMNPT. Thặng dư sản xuất là sản xuất là diện tích hình thang BFGPS.
diện tích tam giác BNPT.
2.4.2 Tác động của thuế đối với sản xuất và tiêu dùng

2.4.2.1 Thuế đánh vào tiêu dùng với số tiền thuế 1 hàng hóa là t.

Khi mỗi hàng hóa chịu thêm số tiền thuế là t thì hàng hóa trở nên đắt hơn trước đối
với người tiêu dùng, điều này sẽ làm cho cầu hàng hóa đó giảm. Trên đồ thị, đường cầu
dịch chuyển sang bên phải so với vị trí ban đầu.
+ Phương trình đường cung: P
(S): P = m.Q + n (m > 0) A S0
+ Phương trình đường cầu trước khi có H M
PM
thuế: (D0): P = a.Q + b (a < 0) P0 E0
+ Phương trình đường cầu sau khi có thuế: PB
Et D0
(Dt): P = a.Q + (b – t) Dt
B
Trên đồ thị, khoảng cách giữa D0 và Dt là t.
O Q
Qt Q0

14
* Khi chưa có thuế thì thị trường cân bằng tại E0 với giá cân bằng P0 và lượng cân
bằng Q0. Khi đó:

+ CS là diện tích tam giác AP0 E0

+ PS là diện tích tam giác BP0 E0

+ Tổng lợi ích xã hội (NSB = CS + PS) là diện tích tam giác ABE 0 .
* Khi có thuế thì thị trường cân bằng tại Et với giá cân bằng PB (giá mà người bán
nhận được) và lượng cân bằng Qt, giá người mua phải trả là PM. Khi đó:

+ CS là diện tích tam giác APM M

+ PS là diện tích tam giác BPBE t


+ GS (lợi ích chính phủ - số tiền thuế thu được) là diện tích hình chữ nhật
PM ME t PB

+ Tổng lợi ích xã hội (NSB = CS + PS + GS) là diện tích hình thang AME t B .
Như vậy, việc Chính phủ đánh thuế đối với tiêu dùng gây ra một khoản thiệt hại

(mất không, ký hiệu là DWL) về lợi ích là diện tích tam giác ME0 E t .
2.4.2.2 Thuế đánh vào sản xuất với số tiền thuế 1 hàng hóa là t.
Khi mỗi hàng hóa sản xuất ra phải chịu thêm số tiền thuế là t thì chi phí hàng hóa
sẽ tăng lên, điều này sẽ làm cho cung hàng hóa đó giảm. Trên đồ thị, đường cung dịch
chuyển sang bên trái so với vị trí ban đầu.
+ Phương trình đường cầu: P
(D0): P = a.Q + b (a < 0) A St
Et S0
+ Phương trình đường cung trước khi có PM
thuế: (S0): P = m.Q + n (m > 0) P0 E0
PB
+ Phương trình đường cung sau khi có thuế:
M
K D0
(St): P = m.Q + (n + t).
B
Trên đồ thị, khoảng cách giữa S0 và St là t.
O Q
Qt Q0

* Khi chưa có thuế thì thị trường cân bằng tại E0 với giá cân bằng P0 và lượng cân
bằng Q0. Khi đó:

+ CS là diện tích tam giác AP0 E0

+ PS là diện tích tam giác BP0 E0

+ Tổng lợi ích xã hội (NSB = CS + PS) là diện tích tam giác ABE 0 .

15
* Khi có thuế thì thị trường cân bằng tại Et với giá cân bằng PM (giá mà người mua
phải trả) và lượng cân bằng Qt, giá người bán nhận được là PB. Khi đó:

+ CS là diện tích tam giác APM E t

+ PS là diện tích tam giác BPBM


+ GS (lợi ích chính phủ - số tiền thuế thu được) là diện tích hình chữ nhật
PM E t MPB

+ Tổng lợi ích xã hội (NSB = CS + PS + GS) là diện tích hình thang AE t MB .
Như vậy, việc Chính phủ đánh thuế đối với sản xuất gây ra một khoản thiệt hại

(mất không) về lợi ích là diện tích tam giác ME0 E t .


Chú ý: Với cùng số tiền thuế một hàng hóa là t thì việc đánh vào tiêu dùng hoặc

đánh vào sản xuất thì các kết quả Q t ,PM ,PB ,GS, NSB, DWL là như nhau.
2.4.3 Tác động của thuế xuất nhập khẩu.
Đôi khi, để điều tiết sản xuất và tiêu dùng trong nước, tạo việc làm cho người lao
động và thu ngân sách thì Chính phủ dùng công cụ thuế đối với hoạt động xuất nhập khẩu
hàng hóa, dịch vụ.
Kí hiệu: P0, P*, PW lần lượt là giá hàng hóa trong nước khi không có thương mại
quốc tế, giá hàng hóa cùng loại trên thế giới, giá hàng hóa trong nước khi có thuế.
t: Thuế suất. Suy ra số tiền thuế một hàng hóa là T = t.P*.
a) Trường hợp giá hàng hóa cùng loại trên thế giới nhỏ hơn giá cân bằng trong

nước. PW  P  T  P  t.P  P .(1  t)


* * * *

b) Trường hợp giá hàng hóa cùng loại trên thế giới lớn hơn giá cân bằng trong

nước. PW  P  T  P  t.P  P .(1  t)


* * * *

VẤN ĐỀ THẢO LUẬN


1. Tác động của việc quy định giá trần, giá sàn.
2. Tác động của thuế đối với hoạt động sản xuất và tiêu dùng.
3. Vấn đề bảo hộ mậu dịch tác động đến người tiêu dùng, doanh nghiệp, tổng lợi ích của
xã hội.
4. Mối quan hệ biện chứng giữa cung và cầu. Hãy chọn một hàng hóa hoặc dịch vụ và
nêu một số giải pháp nhằm kích cầu hoặc kích cung hàng hóa đó.

CÂU HỎI ÔN TẬP

16
1. Khái niệm cầu hàng hóa, luật cầu, các yếu tố tác động đến cầu hàng hóa. Phân biệt sự
di chuyển, dịch chuyển đường cầu trên đồ thị.
2. Khái niệm cung hàng hóa, luật cung, các yếu tố tác động đến cung hàng hóa. Phân biệt
sự di chuyển, dịch chuyển đường cung trên đồ thị.
3. Trạng thái cân bằng thị trường. Tác động của việc kiểm soát giá, đánh thuế của Chính
phủ.
BÀI TẬP
Bài 1. Phương trình đường cầu hàng hóa X có dạng: P = –0,2Q + 120. Hãy tính độ co dãn
của cầu theo giá tại các mức giá: 100, 80, 60, 40, 20. Nêu các nhận xét.
Bài 2. Doanh nghiệp A có phương trình đường cầu: P = –0,25Q + 150. Tìm mức giá bán
để doanh thu lớn nhất.
Bài 3. Thị trường hàng hóa X có: (D): P = –0,25Q + 140; (S): P = 0,25Q + 40.
a) Xác định mức giá và lượng cân bằng.
b) Xác định lượng hàng hóa dư thừa hoặc thiếu hụt khi P = 70; 100.
Bài 4. Thị trường hàng hóa X có: (D): P = –0,25Q + 140; (S): P = 0,25Q + 40.
a) Xác định mức giá và lượng cân bằng. Tính CS, PS, NSB.
b) Khi Chính phủ quy định mức giá sàn bằng 100. Tính lượng hàng hóa dư thừa
hoặc thiếu hụt và thiệt hại do việc kiểm soát giá gây ra.
c) Khi Chính phủ quy định mức giá trần bằng 80. Tính lượng hàng hóa dư thừa
hoặc thiếu hụt và thiệt hại do việc kiểm soát giá gây ra.

Bài 5. Thị trường hàng hóa X có: (D): P = –0,1Q + 120; (S): P = 0,1Q + 20.
a) Xác định mức giá và lượng cân bằng. Tính CS, PS, NSB.
b) Khi Chính phủ đánh thuế vào tiêu dùng với số tiền thuế một hàng hóa bằng 10
(t = 10). Tính lượng hàng hóa cân bằng, mức giá người mua phải trả, mức giá người bán
nhận được, tổng số tiền thuế và thiệt hại của xã hội do thuế gây ra.
c) Khi Chính phủ đánh thuế vào sản xuất với số tiền thuế một hàng hóa bằng 10 (t
= 10). Tính lượng hàng hóa cân bằng, mức giá người mua phải trả, mức giá người bán
nhận được, tổng số tiền thuế và thiệt hại của xã hội do thuế gây ra.
d) Từ kết quả tính toán được ở yêu cầu b và c, nêu nhận xét.
Bài 6. Thị trường hàng hóa X có: (D): P = –0,1Q + 120; (S): P = 0,1Q + 20.
a) Xác định mức giá và lượng cân bằng. Tính CS, PS, NSB.
b) Khi giá một hàng hóa X trên thế giới bằng 50 (P * = 50), thương mại tự do,
không tính đến yếu tố chi phí vận chuyển. Xác định lượng cung, lượng cầu, lượng hàng
hóa nhập khẩu. Thặng dư tiêu dùng, thặng dư sản xuất, tổng lợi ích của xã hội.

17
c) Khi giá một hàng hóa X trên thế giới bằng 50 (P * = 50), thương mại tự do,
không tính đến yếu tố chi phí vận chuyển. Chính phủ đánh thuế hàng hóa nhập khẩu với
thuế suất 20%. Xác định lượng cung, lượng cầu, lượng hàng hóa nhập khẩu, thặng dư tiêu
dùng, thặng dư sản xuất, số tiền thuế chính phủ thu được, tổng lợi ích của xã hội, thiệt hại
do thuế gây ra.
d) Khi giá một hàng hóa X trên thế giới bằng 100 (P * = 100), thương mại tự do,
không tính đến yếu tố chi phí vận chuyển. Xác định lượng cung, lượng cầu, lượng hàng
hóa xuất khẩu. Thặng dư tiêu dùng, thặng dư sản xuất, tổng lợi ích của xã hội.
e) Khi giá một hàng hóa X trên thế giới bằng 100 (P * = 100), thương mại tự do,
không tính đến yếu tố chi phí vận chuyển. Chính phủ đánh thuế hàng hóa xuất khẩu với
thuế suất 20%. Xác định lượng cung, lượng cầu, lượng hàng hóa xuất khẩu, thặng dư tiêu
dùng, thặng dư sản xuất, số tiền thuế chính phủ thu được, tổng lợi ích của xã hội, thiệt hại
do thuế gây ra.
TÀI LIỆU SINH VIÊN CẦN ĐỌC

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Giáo trình Kinh tế học vi mô (dùng trong các trường đại học
và cao đẳng). Nxb Giáo dục, H., 2008.
2. Trường đại học Kinh tế Quốc dân (2018) “Giáo trình Kinh tế học tập I”( tái bản lần
thứ 6), Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân.
3. Nguyễn Văn Công (chủ biên), (2010) “Giáo trình nguyên lý kinh tế vi mô”, Nxb Lao
động.
4. Lê Thế Giới (Chủ biên) (2014), “Kinh tế Vi mô”, Nxb Lao động – Xã hội.
5. Nguyễn Văn Dần (2008) “Kinh tế học Vi mô 1”, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân HN,
Hà Nội.
6. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội (2010) “Bài tập Kinh tế vi mô”, Nxb Thống
kê, Hà Nội.
7. Lê Bảo Lâm (2019), “Kinh tế Vi mô”, Nxb Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
8. Nguyễn Như Ý (2019), “Câu hỏi – Bài tập – Trắc nghiệm Kinh tế vi mô”, Nxb Kinh tế
TP. Hồ Chí Minh.
9. Phạm Văn Minh (2005) “Bài tập kinh tế vi mô”, Nxb Lao động – Xã hội.
10. Đại học Kinh tế Tp Hồ Chí Minh (2005) “Giáo khoa bài tập và bài giải Kinh tế Vi
mô”, Nxb Thống kê, Hà Nội.
11. Nguyễn Văn Ngọc (2014), “Hướng dẫn giải bài tập kinh tế vi mô”, Nxb Thống kê.
12. Paul. A.Samuelson; William D.Nordhaus (2003), “Kinh tế học”, Nxb Chính trị Quốc
gia.
13. Robrert J.Gofdon (2003), “Kinh tế học vi mô”, Nxb KHKT, Hà Nội.
14. David Begg, Stanley Fischer, Rudiger Dornbusch (2006), “Kinh tế học”, Nxb Giáo
dục.

18
-------------------------------------------

19

You might also like