You are on page 1of 5

Thảo luận hôn nhân vấn đề 3 ( Uyên + Yến )

5.Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận?


Chế độ tài sản vợ chồng là toàn bộ những quy định về việc xác định tài sản
chung, tài sản riêng của vợ, chồng, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản
chung, tài sản riêng và việc phân chia tài sản.
Khi vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì phải lập văn bản, văn
bản phải được công chứng hoặc chứng thực. Văn bản thỏa thuận về tài sản phải được
lập trước khi kết hôn và chỉ có hiệu lực kể từ thời điểm các bên đăng kí kết hôn. Văn
bản thỏa thuận của các bên chỉ bao gồm các nội dung liên quan đến tài sản mà không
liên quan đến quan hệ nhân thân của vợ chồng.
Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được quy định tại các Điều 47, 48,
49, 50 và 59 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Đây có thể xem là quy định
hoàn toàn mới so với luật cũ. Nếu trong luật cũ chỉ quy định vợ chồng có quyền thỏa
thuận tài sản riêng thì luật mới chế định này được quy định rõ ràng hơn, cụ thể vợ
chồng có công chứng, chứng thực.
Theo đó việc xác định tài sản chung của vợ chồng phải dựa vào nguồn gốc phát
sinh của tài sản. Cụ thể, tài sản của vợ chồng bao gồm:  tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu
nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh trong thời kỳ hôn nhân. Đây là tài
sản chủ yếu quan trọng đối với khối tài sản được coi là tài sản chung của vợ chồng, bởi
bản chất của cuộc sống chung giữa vợ chồng là cùng nhau chung vai gánh vác mọi
công việc gia đình, tạo ra tài sản để đáp ứng mọi nhu cầu tinh thần, vật chất của gia
đình mình. Do tính chất của cuộc sống chung vợ chồng, tài sản chung của vợ chồng
không nhất thiết phải là tài sản do cả hai vợ chồng cùng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân,
mà chỉ cần vợ hoặc chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân cũng sẽ là tài sản chung của
vợ chồng. Tài sản do vợ, chồng tạo ta có thể là tài sản tự tay vợ hoặc chồng tạo ra phục
vụ cho nhu cầu của gia đình. Hiểu theo nghĩa rộng tài sản do vợ chồng tạo ra không
chỉ là những tài sản do chính tay vợ hoặc chồng tạo ra, mà còn là những tài sản mà vợ
hoặc chồng bỏ tiền vàng, công sức để tạo ra.

6. Căn cứ và nguyên tắc xác định tài sản chung (tài sản pháp định) của vợ
chồng?
Phân tích chế độ pháp lý về tài sản chung (tài sản pháp định) của vợ chồng.
Căn cứ để xác lập tài sản chung của vợ chồng trước hết phải dựa trên thời kỳ
hôn nhân của vợ chồng. Luật quy định những tài sản được vợ chồng tạo ra “trong thời
kỳ hôn nhân” mới được coi là tài sản chung của vợ chồng. Nguyên tắc xác định tài sản
chung của vợ chồng qua suy đoán pháp lý.
Nguồn tài sản chung: vợ chồng tạo ra do lao động, sản xuất, kinh doanh, hoa
lợi, lợi tức từ tài sản chung, tài sản riêng. Tài sản được thừa kế chung, tặng cho chung.
Quyền sử dụng đất có sau khi kết hôn. Thu thập tài sản khác, tài sản riêng có thỏa
thuận chung Điều 9 Nghị định 126/2014/N – CP ngày 31-12-2014 Thu nhập hợp pháp
khác của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân
1. Khoản tiền thưởng, tiền trúng thưởng xổ số, tiền trợ cấp, trừ trường hợp quy định
tại Khoản 3 Điều 11 của Nghị định này.
2. Tài sản mà vợ, chồng được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật Dân sự
đối với vật vô chủ, vật bị chôn giấu, bị chìm đắm, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, gia súc,
gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước.
3. Thu nhập hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó việc xác định tài sản chung của vợ chồng phải dựa vào nguồn gốc phát
sinh của tài sản. Cụ thể, tài sản của vợ chồng bao gồm:  tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu
nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh trong thời kỳ hôn nhân. Đây là tài
sản chủ yếu quan trọng đối với khối tài sản được coi là tài sản chung của vợ chồng, bởi
bản chất của cuộc sống chung giữa vợ chồng là cùng nhau chung vai gánh vác mọi
công việc gia đình, tạo ra tài sản để đáp ứng mọi nhu cầu tinh thần, vật chất của gia
đình mình. Do tính chất của cuộc sống chung vợ chồng, tài sản chung của vợ chồng
không nhất thiết phải là tài sản do cả hai vợ chồng cùng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân,
mà chỉ cần vợ hoặc chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân cũng sẽ là tài sản chung của
vợ chồng. Tài sản do vợ, chồng tạo ta có thể là tài sản tự tay vợ hoặc chồng tạo ra phục
vụ cho nhu cầu của gia đình. Hiểu theo nghĩa rộng tài sản do vợ chồng tạo ra không
chỉ là những tài sản do chính tay vợ hoặc chồng tạo ra, mà còn là những tài sản mà vợ
hoặc chồng bỏ tiền vàng, công sức để tạo ra.
Phân tích chế độ pháp lý về tài sản chung (tài sản pháp định) của vợ chồng:
Điều 35 LHNVGĐ 2014 Quy định về tài sản chung của vợ chồng căn cứ tại Điều 33:
Tài sản chung của vợ chồng.
1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao
động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng
và thu nhập hợp pháp khác trong thời kì hôn nhân, trừ trường hợp được quy
định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế
chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài
sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của
vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho
riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
2. Tài sản chung của vợ hoặc chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để
đảm bảo nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang
có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản
chung.
Điều 13 Nghị định 126/2014 ngày 31-12-2014: Chiếm hữu, sử dụng định đoạt tài sản
chung vợ chồng.
1. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận.
Trong trường hợp vợ hoặc chồng xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài
sản chung để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì được coi là có sự đồng
ý của bên kia, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 35 của Luật Hôn nhân
và gia đình.
2. Trong trường hợp vợ chồng định đoạt tài sản chung vi phạm quy định tại
Khoản 2 Điều 35 của Luật Hôn nhân và gia đình thì bên kia có quyền yêu cầu
Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu và giải quyết hậu quả pháp lý của giao dịch
vô hiệu.
Định đoạt tài sản phải có thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng:
 Bất động sản, động sản phải đăng kí bản quyền.
 Tài sản đang là nguồn thu nhập chủ yếu.
 Yêu cầu tuyên giao dịch vô hiệu nếu vi phạm.
7. Phân tích chế định chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân
và nêu quan điểm về chế định trong việc bảo vệ quyền về tài sản của vợ
chồng.
* Chế định phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân:
Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là việc vợ chồng thỏa
thuận hoặc yêu cầu Tòa án nhân dân quyết định. Trường hợp chia tài sản chung
khi hôn nhân vẫn còn tồn tại nhằm phân chia tài sản chung của vợ chồng thành
từng phần thuộc sở hữu riêng của vợ và chồng. Việc chia tài sản chung của vợ
chồng dựa trên những điều kiện và nguyên tắc quy định tại Luật hôn nhân và gia
đình 2014 và Nghị định 126/2014/NĐ-CP nhằm bảo hộ quyền và lợi ích hợp
pháp của vợ chồng đối với tài sản chung.
Cụ thể trong Điều 39 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định:
“Chia TS chung trong thời kỳ hôn nhân:
1. Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc
toàn bộ TS chung,  trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này; nếu
không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết;
2. Thỏa thuận về việc chia TS chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được
công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật;
3. Trong trường hợp vợ, chồng có yêu cầu thì Tòa án giải quyết việc chia TS
chung của vợ”
- Tài sản chung của vợ chồng được quy định tài Điều 33 Luật Hôn nhân gia đình
2014: “Tài sản chung của vợ chồng là tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do
lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản
riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được
quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế
chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài
sản chung”. Về nguyên tắc, khi hôn nhân còn tồn tại thì tài sản chung vẫn còn
tồn tại, chế độ tài sản này chỉ chấm dứt khi quan hệ hôn nhân chấm dứt. Tuy
nhiên, trong thực tế nhiều cặp vợ chồng muốn được chia tài sản chung trong thời
kỳ hôn nhân. 
-  Nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng như sau:
+ Vợ, chồng tự thỏa thuận phân chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung
+ Vợ, chồng yêu cầu Tòa án giải quyết.
Theo Khoản 1 Điều 29 Luật HNGĐ 2014: “Vợ, chồng bình đẳng với nhau về
quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản
chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập.”
Vì vậy, khi vợ chồng li hôn về nguyên tắc Tòa án sẽ chia đôi tài sản chung nếu
vợ chồng không tự thỏa thuận phân chia.

- Khi chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân thì đương nhiên những tài sản đó sẽ trở
thành tài sản riêng của mỗi bên, điều này làm thay đổi hoàn toàn tính chất phát
lý, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản. Điều 40 Luật hôn nhân gia
đình quy định:

"1. Trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì phần tài sản được
chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản
chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận
khác. Phần tài sản còn lại không chia vẫn là tài sản chung của vợ chồng."

* Quan điểm về chế định trong việc bảo vệ quyền về tài sản của vợ chồng :
- Các qui định về chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân và chứng minh được
tính hợp pháp cũng như sự hợp lí của việc tồn tại một thỏa thuận về tài sản của
vợ chồng trong thời kì hôn nhân với nội dung, hình thức và phạm vi phù hợp,
kiến nghị về việc cụ thể hóa thỏa thuận này để tạo điều kiện thuận lợi cho việc
áp dụng nó.
- Việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân là một giải pháp để loại bỏ các
mâu thuẫn giữa vợ chồng trong quản lí, sử dụng, định đoạt tài sản.
- Qui định này tạo điều kiện cho họ được có tài sản riêng để sống độc lập, tránh
đối mặt với các mâu thuẫn.
- Qui định về việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân đã đánh dấu sự
chuyển mình theo thời đại của các qui định pháp luật về quyền sở hữu tài sản
của vợ chồng…

You might also like