You are on page 1of 4

1.

Viên nén là dạng thuốc được tạo ra bằng:*

A. Máy tiếp hạt và phân liều vào gối nhôm


B. Máy ép trục lăn
C. Máy dập chuyên dụng
D. Máy đo độ cứng của viên

2. Máy dập viên kiểu tâm sai còn có hai tên gọi khác là:*

A. Máy một trạm và máy tiến lui


B. Máy tiến lui và máy một chày
C. Máy dập viên và máy ép viên
D. Máy dập thẳng và xoay tròn

3. Hai điều kiện cơ bản mà bột/hạt thuốc cần đáp ứng để viên nén đồng
đều khối lượng:*

A. Kích thước đồng đều và dễ hòa tan


B. Kích thước hạt ổn định và độ chảy tốt
C. Kích thước bột thuốc phải mịn và đồng màu.
D. Độ ổn định và không tương kỵ.

4. Máy dập viên kiểu xoay tròn được ưa chuộng trong phạm vi:*

A. Nghiên cứu
B. Sản xuất thử nghiệm, lô mẻ nhỏ
C. Sản xuất nhỏ
D. Sản xuất lớn, đại trà

5. Bào chế viên nén theo phương pháp xát hạt khô, không dùng máy ép
trục lăn theo tiến trình:*

A. Trộn đều các thành phần của công thức rồi dập viên.
B. Trộn đều các thành phần của công thức và dập viên hai lần.
C. Trộn đều thuốc với một chất lỏng, dính, sấy khô,… dập viên
D. Trộn đều thuốc với tá dược dính ở trạng thái khô (dính nội), dập
viên, tạo hạt, trộn tá dược dính ngoại,.. dập viên.

6. Viên nén có hình dạng nhất định và ký hiệu trên bề mặt thường do:*

A. Bột/hạt thuốc được pha màu và đồng nhất


B. Kích thước hạt ổn định và độ chảy tốt.
C. Cấu tạo của chày cối trên máy dập viên
D. Viên có bề mặt phẳng và được in sau khi dập.

7. Kết quả thử độ hòa tan, giải phóng hoạt chất của viên nén (trong ống
nghiệm), có thể gián tiếp đánh giá:*

A. Sinh khả dụng của chế phẩm


B. Hàm lượng hoạt chất của chế phẩm.
C. Khối lượng của chế phẩm
D. Độ đồng đều khối lượng của chế phẩm.

8. Bào chế viên nén theo phương pháp xát hạt ướt gồm có công đoạn:*

A. Trộn đều các thành phần của công thức rồi dập viên.
B. Trộn đều các thành phần của công thức, phun cồn và ép viên.
C. Trộn đều thuốc với một chất lỏng, dính, bào chế thành hạt,…rồi dập
viên.
D. Trộn đều các thành phần của công thức, bào chế thành hạt,..rồi dập viên.

9. Máy dập viên tâm sai được ưa chuộng trong phạm vi:*

A. Nghiên cứu, thử nghiệm và sản xuất nhỏ


B. Sản xuất viên dập thẳng
C. Sản xuất lớn, đại trà
D. Sản xuất ở mọi cấp độ, quy mô

10. Thời gian rã của thốc viên nén thông thường, để uống phải trong
vòng:*
A. 15 phút
B. 30 phút
C. 45 phút
D. 60 phút

11. Độ hòa tan hoạt chất của viên nén là:*

A. Hàm lượng hoạt chất của chế phẩm ghi trên nhãn
B. Tỉ lệ % hoạt chất hòa tan trong môi trường thử nghiệm so với hàm
lượng thuốc ghi trên nhãn trong điều kiện quy định.
C. Khối lượng của chế phẩm
D. Độ đồng đều hàm lượng hoạt chất của chế phẩm.

12. Máy dập thuốc viên gồm hai loại:*

A. Máy ép hạt và ép gối nhôm


B. Máy dập nhiều trạm và xoay tròn
C. Máy dập chuyên dụng và máy thổi bụi
D. Máy dập tâm sai hoặc xoay tròn.

13. Hai điều kiện cần thiết phải có để bào chế bột/hạt thuốc thành viên
nén:*

A. Bột/hạt thuốc phải có tính dính và lực nén của máy chuyên dụng
B. Bột/hạt thuốc phải có kích thước đồng đều và dễ hòa tan
C. Bột/hạt thuốc phải có kích thước đủ mịn và đồng màu
D. Bột/hạt thuốc phải có ổn định và không tương kỵ.

14. Cấu trúc của thuốc viên nén là:*

A. Có 3 thành phần: hoạt chất, tá dược dính, tá dược màu


B. Một khối rắn, đồng nhất và định hình.
C. Có hai phần: viên nhân và các lớp bao
D. Có hai phần: hoạt chất và tá dược.
15. Bào chế viên nén theo phương pháp dập thẳng hay dập trực tiếp có
các công đoạn:*

A. Trộn đều các thành phần của công thức và dập viên
B. Trộn đều các thành phần của công thức và dập viên hai lần.
C. Trộn đều thuốc với một chất lỏng, dính rồi dập viên
D. Trộn đều các thành phần của công thức, ép thành hạt rồi dập viên.

16. Theo Dược điển Việt Nam, viên nén đạt tiêu chuẩn độ đồng đều khối
lượng khi:*

A. Chế phẩm có số viên quy định đáp ứng tỉ lệ % chênh lệch so với hàm
lượng trung bình của mẫu thử.
B. Chế phẩm có số viên quy định đáp ứng tỉ lệ % chênh lệch so với khối
lượng trung bình của mẫu thử.
C. Chế phẩm có khối lượng đáp ứng phép tính của phương trình độ lệch
chuẩn S.
D. Chế phẩm có khối lượng đáp ứng phép thử do nhà sản xuất ấn định.

You might also like