You are on page 1of 72

HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

VIETNAM UNIVERSITY OF TRADITIONAL MEDICINE

BÁO CÁO SỬ DỤNG THUỐC


THẢO LUẬN PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ
VIÊM PHỔI MẮC PHẢI TẠI CỘNG ĐỒNG

Nhóm 3 – Tổ 5

Nguyễn Thanh Lệ - Nguyễn Thảo Linh – Trần Thị Phương Linh – Đinh Ngọc Châm
NHIỆM VỤ THÀNH VIÊN

HỌ TÊN NHIỆM VỤ

1. P – kế hoạch điều trị


Nguyễn Thanh Lệ
2. S – Thông tin chủ quan, tìm bệnh án

1. A – Đánh giá tình trạng bệnh nhân

2. S – Thông tin chủ quan, tìm bệnh án


Nguyễn Thảo Linh
3. Mục I_khái niệm

4. Làm báo cáo word

Trần Thị Phương Linh O - Bằng chứng khách quan

Đinh Ngọc Châm Làm powerpoint


NỘI DUNG BÁO CÁO

BỆNH VIÊM PHỔI MẮC PHÂN TÍCH


PHẢI TẠI CỘNG ĐỒNG SỬ DỤNG THUỐC

S - Thông tin O - Bằng chứng A - Đánh giá tình P - Kế hoạch


chủ quan khách quan trạng bệnh nhân điều trị
VIÊM PHỔI MẮC PHẢI TRONG CỘNG ĐỒNG

KHÁI NIỆM TRIỆU CHỨNG NGUYÊN NHÂN DỊCH TỄ


Khái niệm

Viêm phổi mắc phải cộng đồng (VPMPCĐ) là tình trạng nhiễm trùng của nhu mô phổi xảy ra
ở cộng đồng, bên ngoài bệnh viện, bao gồm viêm phế nang, ống và túi phế nang, tiểu phế
quản tận hoặc viêm tổ chức kẽ của phổi.
Đặc điểm chung có hội chứng đông đặc phổi và bóng mờ đông đặc phế nang hoặc tổn
thương mô kẽ trên phim X quang phổi.
Bệnh học nội khoa – Đại học Y Hà Nội
Triệu chứng
• Viêm phổi thùy: bệnh xuất hiện đột
ngột và diễn biến nhanh với triệu chứng
rét run, sốt, khó thở, tức ngực, ho, đờm
có thể có màu rỉ sắt, tăng số lượng bạch
cầu, XQ thấy đông đặc phổi khu trú
trong 1 hoặc nhiều thùy phổi.
• Viêm phế quản phổi: ho, khó thở, XQ
xuất hiện vết lốm đốm ở cả 2 bên phổi.
Thường gặp trên những bệnh nhân đã
có bệnh mạn tính.
• Viêm phổi không điển hình: sốt, ho
khan, nhức đầu, rối loạn ý thức...
Bệnh học nội khoa – Đại học Y Hà Nội
Triệu chứng

X-quang phổi BN viêm phổi


X-quang phổi Xquang phổi BN bị viêm phổi
dưới bên trái và các nốt phổi
người bình thường thùy dưới bên phải
trên bên phải
Nguyên nhân

Các nguyên nhân gây viêm phổi thường gặp là: Streptococcus pneumoniae, Haemophilus
influenzae, Staphylococcus aureus, Moraxella catarrhalis, Legionella pneumophila, Chlamydia
pneumoniae, Mycoplasma pneumoniae, trực khuẩn gram âm (Pseudomonas aeruginosae, E.
coli …). Các virus như virus cúm thông thường và một số virus mới xuất hiện như virus cúm
gia cầm, SARS – corona virus… cũng có thể gây nên viêm phổi nặng, lây lan nguy hiểm
Hướng dẫn chẩn đoán viêm phổi mắc phải tại cộng đồng – Bộ Y tế
Dịch tễ
• Theo WHO (2015) viêm phổi là căn nguyên gây
tử vong đứng hàng thứ 3 sau đột quỵ và nhồi
máu cơ tim. Tỷ lệ mắc VPMPCĐ ở các nước đang
phát triển cao hơn gấp 5 lần so với các nước phát
triển
• Ở Việt Nam, VPMPCĐ là một bệnh lý nhiễm
khuẩn thường gặp nhất trong các bệnh nhiễm
khuẩn trên thực hành lâm sàng, chiếm 12% các
bệnh phổi

Hướng dẫn chẩn đoán viêm phổi mắc phải tại cộng đồng – Bộ Y tế
PHÂN TÍCH SỬ DỤNG THUỐC

S O A P
S – THÔNG TIN CHỦ QUAN
Tóm tắt hồ sơ bệnh án

● Họ và tên: Lê Văn D
● Ngày nhập
29/10/2021
viện:
● Tuổi: 68
● Ngày làm
30/10/202
bệnh án:
● Giới tính: Nam
Khó thở,
● Nghề ●
Tự do Lý do nhập
nghiệp: tức ngực,
viện:
ho đờm
● Địa chỉ: Hà Đông
S – THÔNG TIN CHỦ QUAN
Bệnh sử
Cách vào viện 5 ngày, bệnh nhân
xuất hiện rét run, sốt cao nhiệt Cách vào viện 1 ngày bệnh nhân
độ đo được tại nhà 39 – 40 ℃; thấy ho có đờm rỉ máu, khó thở,
uống 1 viên Paracetamol 500mg khó thở cả khi nghỉ, đặc biệt sau
để hạ sốt nhưng không đỡ, sau ho khó thở tăng lên, cùng với đau
đó bắt đầu xuất hiện ho khan ho ngực tăng lên. Bệnh nhân vào
nhiều kèm theo khó thở kèm và viện đa khoa Hà Đông ngày
đau tức ngực bên phải (đau 29/10/2021 khám và điều trị
không lan), bệnh nhân tự nghỉ trong tình trạng trên.
ngơi ở nhà nhưng không đỡ.
S – THÔNG TIN CHỦ QUAN
Tiền sử

Không có tiền sử mắc các bệnh lý mạn tính, hiện tại cũng không điều trị
Bản thân
thuốc gì.

Gia đình Không có ai mắc bệnh lý liên quan

Hút thuốc lá 18 năm, số lượng trung bình 10 điếu/ngày


Lối sống Không có thói quen vận động và tập thể dục
Nghiện rượu được 15 năm, uống trung bình 100ml/ngày

Dị ứng Chưa phát hiện dị ứng thuốc, thời tiết, thức ăn


O – BẰNG CHỨNG KHÁCH QUAN

01 02 03

Kết quả thăm Kết quả xét nghiệm


Tóm tắt bệnh án
khám lâm sàng cận lâm sàng

04 05 06

Một số xét nghiệm cận


Chẩn đoán Đơn thuốc
lâm sàng làm thêm
O-1. KẾT QUẢ THĂM KHÁM LÂM SÀNG

TOÀN THÂN CHỈ SỐ SINH TỒN

• Bệnh nhân tỉnh táo, tiếp xúc tốt


• BMI: 23,88 (60kg, 1m68).
• Thể trạng bình thường
• Nhiệt độ: 38,5℃
• Da, niêm mạc hồng
• Huyết áp: 130/80 mmHg
• Không phù, không xuất huyết dưới da
• Mạch: 98 lần/phút.
• Hệ thống hạch ngoại vi không sờ thấy
• SpO2: 92%.
• Tuyến giáp không sờ thấy
• Nhịp thở: 30 chu kỳ/phút.
• Hệ thống lông, tóc, móng bình thường
O-1. KẾT QUẢ THĂM KHÁM LÂM SÀNG
THĂM KHÁM LÂM SÀNG CƠ QUAN
Hô hấp – tuần hoàn
• Bệnh nhân khó thở, không co kéo cơ hô
hấp phụ • Ấn: đau liên sườn 8,9
• Bệnh nhân không gù, không có cong vẹo • Gõ: Gõ đục đáy phổi (P)
cột sống • Nghe:
• Lồng ngực cân đối, đều hai bên. Di động + Rì rào phế nang giảm ở đáy phổi (P)
cùng nhịp thở + Rale nổ phổi (P)
• Không có tuần hoàn bàng hệ, không sẹo + Không có tiếng thổi ống, thổi hang.
mổ cũ + Các biểu hiện của hội chứng trung thất:
• Nhìn, sờ : Khí quản nằm ở đường giữa không ghi nhận
không di lệch, rung thanh giảm ở đáy phổi
O-1. KẾT QUẢ THĂM KHÁM LÂM SÀNG
THĂM KHÁM LÂM SÀNG CƠ QUAN

Tim mạch Tiêu hóa


• Lồng ngực không sẹo mổ cũ
• Mỏm tim đập ở khoang liên sườn IV, • Bụng không chướng, mềm đều,
đường giữa đòn trái không có u cục
• Không có rung miu • Gan, lách không sờ thấy, không
• Nhịp tim đều, chu kỳ 98 lần/phút có cổ chướng
• T1, T2 rõ; không có tiếng tim bệnh • Không có điểm đau khu trú trên
lý thành bụng
• Mạch ngoại vi bắt rõ, đều 2 bên
O-1. KẾT QUẢ THĂM KHÁM LÂM SÀNG
THĂM KHÁM LÂM SÀNG CƠ QUAN

Thận – Tiết niệu – sinh dục Cơ – xương – khớp

• Cột sống đường cong sinh lý bình


• Hai hố thận không căn gồ thường, không gù vẹo, không có điểm
• Ấn điểm niệu quản giữa, trên 2 bên đau chói
không đau • Các điểm Valleix (-); Lassegue (-)
• Dấu hiệu chạm thận (-); rung thận (-) • Bập bềnh xương bánh chè (-)
• Bào gỗ (-) khớp gối 2 bên
• Trương lực cơ bình thường
• Các khớp hiện tại không sưng, nóng,
đỏ, đau
O-1. KẾT QUẢ THĂM KHÁM LÂM SÀNG
THĂM KHÁM LÂM SÀNG CƠ QUAN

Thần kinh Tai – mũi – họng – mắt

• Không rối loạn cảm giác • Có dịch đờm rỉ máu


• Khám hội chứng liệt (-)
• Khám hội chứng màng não (-)

Các cơ quan khác
Khám hội chứng tăng áp lực nội sọ (-)
• Khám 12 đôi dây thần kinh sọ não • Chưa ghi nhận bất thường
không phát hiện dấu hiệu bệnh lý
O-2. TÓM TẮT BỆNH ÁN
Bệnh nhân nam 68 tuổi vào viện với lý do sốt, ho đờm, khó thở, đau tức ngực phải,
qua hỏi bệnh thăm khám trên lâm sàng ghi nhận các triệu chứng và hội chứng sau:
• Hội chứng nhiễm trùng: Sốt, môi khô, lưỡi bẩn, mệt mỏi
• Triệu chứng của hô hấp: ho khạc đàm có rỉ máu, khó thở cả khi nghỉ
• Rung thanh giảm đáy phổi (P)
• Rung tanh tăng ở liên sườn 8,9 (P)
• Ấn đau ngực phải liên sườn 8,9 (P)
• Phổi gõ đục liên sườn 8,9 tới đáy phổi (P)
• Ran nổ bên (P), rì rào phế nang giảm ở đáy phổi (P).
O-3. KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM CẬN LÂM SÀNG
Xét nghiệm Kết quả Trị số bình thường
WBC (BC) (G/L) 11.7 4 – 10

NEU (BC hạt TT) (%) 68 55-65

LYM (BC Lympho) (%) 20.2 17 – 48

MONO (BC Mono) (%) 7.2 4–8

RBC (Hồng cầu) (T/l) 4,6 4.5 – 5.8 (nam)

HGB (Hemoglobin: Huyết sắc tố) (g/l) 140 130 – 180 (nam)

HCT (Hematocrit: V khối HC) (L/L) 0.4 0.39 – 0.49

MCV (VTB HC) (fL) 91.5 85 – 95

MCH (Lượng HTSTB HC) (pg) 30.4 28 – 32

MCHC (Chuyết sắc tố TB HC) (g/L) 333 320 – 360

PLT (Tiểu cầu) (G/L)


308 150 – 400
Xét nghiệm Kết quả Trị số bình thường
Na+ (mmol/L) 139 136 – 145
K+ (mmol/L) 3.7 3.3 – 5.0
Cl- (mmol/L) 102 90 -110
Creatinin (μmol/L) 96 62 – 106
Urê (mmol/L) 6.7 2.5 – 7.5
Glucose (lúc đói) (mmol/L) 6.3 3.9 – 6.4
Cholesterol toàn phần (mmol/L) 4.8 2.9 – 5.2
Triglycerit (mmol/L) 2.25 0.8 – 2.3
AST (U/L) 35 ≤ 37

ALT (U/L) 38 ≤ 40

Albumin 40 35-50g/L
Protid (protein tp) 77 65-82g/L
Crp 12 0-10mg/dl
O-3. KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM CẬN LÂM SÀNG
Nhận xét:
• Bạch cầu tăng 11,7 x 109/L, đặc biệt là đa nhân trung tính 68% tăng cho thấy
phù hợp với hội chứng nhiễm trùng .
• Thiếu máu nhẹ
• Tiểu cầu bình thường.
• Chức năng gan, thận bình thường.
• Đường máu bình thường.
• Điện giải bình thường.
• Mỡ máu trong giới hạn bình thường.
• Tăng crp chứng tỏ có dấu ấn viêm
O-3. KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM CẬN LÂM SÀNG

Tổng phân tích nước tiểu


• 10 thông số đều trong giới hạn bình thường
X – Quang tim phổi thẳng
• Bóng tim trong giới hạn bình thường
• Cung động mạch chủ không vồng.
• Thâm nhiễm xuất hiện lẫn với bờ tim bên phải (dấu xóa bờ). Dấu xóa bờ cho
thấy vị trí tiếp giáp của 2 cấu trúc có đậm độ tự nhau; phần của phổi tiếp giáp
với bờ tim phải là thùy giữa bên phải, vì vậy đó là phần có thâm nhiễm và viêm
phổi.
O-4. XÉT NGHIỆM CẬN LÂM SÀNG
CẦN LÀM THÊM

Xét nghiệm Kết quả

Cấy máu S.pneumoniae (+)

Xét nghiệm đờm tìm được phế cầu khuẩn Streptococus pneumonia

Xét nghiệm nước tiểu kháng nguyên phế cầu (+)


O-5. CHẨN ĐOÁN
Chẩn đoán hiện tại
• Viêm phổi cộng đồng mức độ trung bình
• Bệnh mắc kèm: không
Chẩn đoán phân biệt

01 02 03

Lao phổi Giãn phế quản bội nhiễm Hội chứng Loeffler
Ở mọi lứa tuổi, ho kéo Ho khạc đờm kéo dài, đờm Nhiễm phổi mau bay, có
dài, khạc đờm hoặc có đục hoặc đờm mủ nhiều, hội chứng đông đặc, tăng
thể ho máu, sốt kéo dài, nghe phổi có ran nổ, ran bạch cầu ái toan trong
gầy sút cân... ẩm. máu và trong đờm

Hướng dẫn chẩn đoán viêm phổi mắc phải tại cộng đồng – Bộ Y tế
O-6. ĐƠN THUỐC ĐIỀU TRỊ
STT Thuốc Chỉ định

Augmentin 625 mg (Amoxicillin Uống 1 viên/lần x 3 lần/ngày x 7 ngày (uống sau ăn

1 500 mg + Acid clavulanic 125 mg) sáng – trưa – tối)

Acetylcystein 200mg/ lần x 3 lần/ ngày. Liều tối đa không quá 600mg/
2
(gói bột 200 mg) ngày (Pha với nước, uống sau ăn sáng – trưa – tối)

4 Ventolin x 1 ống Xịt 2 nhát/lần khi khó thở

5 Prednisolon 5mg Uống 1 viên/lần x 2 lần/ngày x 5 ngày, sau ăn sáng – tối

6 Kipel 10 Uống 1 viên/lần/ngày vào buổi tối, có thể uống lúc đói

7 Natri clorid 0.9% (dịch truyền)


A - ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG BỆNH NHÂN

• Phân tích đơn điều trị


• Xác định vấn đề của BN
• Nguy cơ về tác dụng không
• Chẩn đoán xác định
mong muốn (ADR) trên BN
• Điều trị
• Xử trí ADR
• Đơn điều trị
• Đánh giá tương tác thuốc
A-1. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ CỦA BỆNH NHÂN

YẾU TỐ NGUY CƠ
• Xét nghiệm đờm: tìm được phế cầu khuẩn
• Tuổi cao > 65 là điều kiện thuận lợi xảy ra
Streptococus pneumonia
bệnh.
• Cấy máu: S.pneumoniae (+)
• Thuốc lá: khói thuốc làm sự hoạt động
• Xét nghiệm nước tiểu: kháng nguyên phế
của hệ thống vận chuyển chất nhầy bị suy
cầu (+)
giảm nên tăng nguy cơ viêm phổi.
• Xét nghiệm máu: % bạch cầu hạt trung tính
• Nghiện rượu: có thể dẫn tới rối loạn phản
tăng, kháng nguyên của S.pneumoniae (+)
xạ đóng nắp thanh quản, sự hoạt động
• X – quang phồi: có sự thâm nhiễm ở thùy
của hệ thống vận chuyển chất nhầy bị suy
dưới bên phải.
giảm nên tăng nguy cơ viêm phổi.
A-2. CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH
• VIÊM PHỔI THÙY DƯỚI BÊN PHẢI (mức độ trung bình)

A-3.ĐIỀU TRỊ
• Sự cần thiết của việc điều trị
Điều trị triệu chứng: hạ sốt, giảm đau, khó thở
Điều trị nguyên nhân: viêm phổi thùy dưới bên phải
• Mục tiêu điều trị
Loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh bằng cách lựa chọn các KS thích hợp và điều trị các triệu
chứng lâm sàng.
Vẫn kiểm soát được đường huyết ổn định.
• Nguyên tắc điều trị
Bất cứ khi nào có thể nên chọn thuốc điều trị dùng bằng đường uống. Khuyến khích điều
trị ngoại trú hơn nhập viện. Hướng dẫn chẩn đoán viêm phổi mắc phải tại cộng đồng – Bộ Y tế
A-3. ĐIỀU TRỊ
Đánh giá mức độ nặng
a. Mục đích:
+ Quyết định khu vực điều trị (ngoại trú, nhập viện điều trị tại Khoa Nội/ khoa Hô hấp hay
điều trị tại khoa hồi sức tích cấp. Mô hình dự đoán Đặc điểm
+ Xét nghiệm cần làm
CRB65/ CURB65 Dễ xác định, đơn giản
+ Phác đồ kháng sinh theo kinh nghiệm.

PSI (FINE) Đánh giá chi tiết


b. Các mô hình dự đoán cấp độ nặng:
SCAPE
Phù hợp để đánh giá CAP nặng
PIRO

Tiêu chuẩn PSI nhìn chung phức tạp, cần nhiều thông số cận lâm sàng, điểm tổng cộng đòi hỏi phải tính toán phức tạp. Vì
thế trên thực hành lâm sàng không được ứng dụng nhiều bằng thang điểm CURB – 65
A-3. ĐIỀU TRỊ
c. Thang điểm CURB – 65 của BTS (2009):

Yếu tố Điểm Lưu ý

Confusion _ Rối loạn ý thức, lũ lẫn 1  

Ure > 7 mmol/ L 1 > 19,6 mg/ dl

Respiratory rate _ Nhịp thở ≥ 30 nhịp/ phút 1  

HA tâm thu < 90 mmHg hoặc và HA


Blood pressure _ Huyết áp: hạ HA 1
tâm trương < 60 mmHg

Tuổi > 65 1  

 BN 68 tuổi và có nhịp thở 30 lần/phút  Có CURB65 = 2 điểm


A-3. ĐIỀU TRỊ
c. Thang điểm CURB – 65 của BTS (2009):

Điểm CURB 65 Tiên lượng tử vong 30 ngày Mức độ CAP

0 – 1 điểm 1,5 % Nhẹ

2 điểm 9,2 % Trung bình

3 – 5 điểm 22 % Nặng

(1) Các giá trị tính điểm đều là những giá trị ngưỡng  đánh giá không hoàn toàn chính xác
(2) Một số yếu tố nguy cơ quan trọng khác không được xem xét (VD: bệnh mắc kèm)
(3) Cần phối hợp cùng đánh giá lâm sàng, cân nhắc bệnh lý mắc kèm, hoàn cảnh sống của bệnh nhân

 BN có CURB65 = 2 điểm, nên viêm phổi mức độ trung bình.


A-3. ĐIỀU TRỊ

d. Chiến lược quản lý bệnh nhân, theo


CURB 65:
Thang điểm CURB – 65 đơn giản, dễ
nhớ, chỉ có một thông số cận lâm sàng là
Ure vì thế rất tiện dụng để sử dụng
trong chẩn đoán mức độ nặng VPMPCĐ
tại lần khám đầu tiên tại phòng khám
ngoại trú.
A-3. ĐIỀU TRỊ TRIỆU CHỨNG

Khuyên BN nghỉ ngơi, uống


Điều trị ngoại trú
nhiều nước và không hút thuốc Chăm sóc hỗ trợ: Làm ẩm không

khí thở vào để giảm oxy hóa

huyết, thay đổi tư thế cho BN để

tăng dẫn lưu khi thấy các dấu


Đánh giá chức năng hô hấp, xác
hiệu dịch tiết ứ đọng.
định dấu hiệu toàn thân đặc biệt
Điều trị hỗ trợ: Bổ sung nước
là tình trạng mất nước, các dấu
Điều trị nội trú (nếu cần), dùng thuốc giãn khí
hiệu nhiễm trùng toàn thân. Cho
phế quản khi khí phế quản co
BN thở oxy, trường hợp nặng
thắt, hạ nhiệt, làm loãng đờm để
phải cho BN thở máy.
A-3. ĐIỀU TRỊ TRIỆU CHỨNG
– LỰA CHỌN KHÁNG SINH
a. Cơ sở lựa chọn KS:
• Các tác nhân có khả năng (căn cứ theo mô hình vi sinh CAP tại địa phương: tỉ lệ vi sinh,
mức độ kháng thuốc)
• Các bằng chứng về hiệu quả
• Mức độ nặng của bệnh
• Các yếu tố nguy cơ mắc vi khuẩn kháng thuốc
• Các bệnh lý mắc kèm (ảnh hưởng đến các tác nhân có khả năng và là yếu tố nguy cơ
của thất bại điều trị)
• Các yếu tố khác (PK/PD, khả năng uống được của BN, tương tác thuốc – đặc biệt với
macrolide, Fluoroquinolon; dị ứng thuốc, độ an toàn, tính sẵn có tại cơ sở điều trị, giá
thành)
A-3. ĐIỀU TRỊ TRIỆU CHỨNG
– LỰA CHỌN KHÁNG SINH
b. Điều trị CAP mức độ trung bình, nhập viện – HD BYT 2020
(Nhóm điều trị tại Khoa nội/Hô hấp/Truyền nhiễm)

Định hướng vi khuẩn S.pneumoniae

KS đường uống nhóm beta – lactam (ưu tiên lựa

chọn Amoxicillin), kết hợp

+ Sulbactam hoặc Clavulanic: nếu VK đã sinh beta

Lựa chọn KS lactamase.

+ KS nhóm Macrolid (Azithromycin,

Clarithromycin): nếu nhiễm vi khuẩn không điển

hình.
A-3. ĐIỀU TRỊ TRIỆU CHỨNG
– LỰA CHỌN KHÁNG SINH

c. Điều trị CAP điều trị nội trú – HD của IDSA (2019)
Phác đồ chuẩn cho CAP nội trú, không nặng: Betalactam + Macrolid hoặc FQ hô hấp đơn
độc
Phác đồ chuẩn cho CAP nội trú, nặng: Betalactam + Macrolid hoặc betalactam + FQ hô hấp.
(Lưu ý: Betalactam: ampicillin-sulbactam, cefotaxime, ceftriaxone, ceftarolin; Macrolid:
azithromycin, clarithromycin; FQ hô hấp: levofloxacin, moxifloxacin)
A-3. ĐIỀU TRỊ TRIỆU CHỨNG - LỰA CHỌN KHÁNG SINH

Đặc điểm BN Thuốc Liều dùng Thời gian

Điều

trị 500mg/125mg x 3 lần/ngày

nội

trú
Có bệnh 875mg/125mg x 2 lần/ngày
ngắn Liệu
mắc Amoxicillin/ Không ít
hạn pháp
kèm clavulanate hơn 5 ngày
và kết hợp
(ĐTĐ)
ngoại
2,000mg/125mg x 2 lần/ngày
trú có
A-3. ĐIỀU TRỊ TRIỆU CHỨNG - LỰA CHỌN KHÁNG SINH

Đặc điểm BN Thuốc Liều dùng Thời gian

Điều

trị Cefpodoxime 200mg x 1 lần/ngày

nội

trú
Có bệnh
ngắn Liệu Cefuroxime 500mg x 1 lần/ngày
mắc Không ít
hạn pháp
kèm hơn 5 ngày
và kết hợp
(ĐTĐ)
ngoại

trú có +
A-3. ĐIỀU TRỊ TRIỆU CHỨNG - LỰA CHỌN KHÁNG SINH

Đặc điểm BN Thuốc Liều dùng Thời gian

Điều

trị Doxycyline 100mg x 2 lần/ngày

nội

trú 500mg ngày đầu, Không ít


Có bệnh
ngắn Liệu Azithromycin 250mg các ngày sau x 1 hơn 5 ngày
mắc
hạn pháp lần/ngày
kèm
và kết hợp
(ĐTĐ) Clarithromycin 500mg x 2 lần/ngày
ngoại

trú có
Clarithromycin
kiểm 1000mg x 1 lần/ngày
ER
A-3. ĐIỀU TRỊ TRIỆU CHỨNG - LỰA CHỌN KHÁNG SINH

Đặc điểm BN Thuốc Liều dùng Thời gian

Điều

trị Levofloxacin 750mg x 1 lần/ngày

nội

trú
Có bệnh
ngắn Moxifloxacin 400mg x 1 lần/ngày
mắc Đơn trị Không ít
hạn
kèm liệu hơn 5 ngày

(ĐTĐ)
ngoại

trú có Gemifloxacin 320mg x 1 lần/ngày


A-3. ĐIỀU TRỊ TRIỆU CHỨNG – LỰA CHỌN KHÁNG SINH
d. Phác đồ điều trị viêm phổi theo kinh nghiệm theo hướng dẫn của Hiệp hội lồng ngực Anh (BTS) 2009

Tình trạng viêm phổi Kháng sinh ưu tiên

Lựa chọn ưu tiên: Amoxicillin 500 mg/lần x 3 lần/ngày (uống)

Viêm phổi mức độ nhẹ Lựa chọn thay thế: Uống Doxycyclin liều khởi đầu 200 mg sau đó dùng liều 100 mg hoặc

Clarithromycin 500 mg/lần x 2 lần/ngày

Lựa chọn ưu tiên: Amoxicillin 500 – 1000 mg/lần x 3 lần/ngày kết hợp với

Clarithromycin 500 mg/lần x 2 lần/ngày. Nếu bệnh nhân không thể uống có thể tiêm

tĩnh mạch: Amoxicillin 500 mg /lần x 3 lần/ngày hoặc Benzylpenicillin 1,2 g/lần x 2
Viêm phổi mức độ trung
làn/ngày kết hợp với Clarithromycin 500 mg/lần x 2 lần/ngày.
bình
Lựa chọn thay thế: Doxycyclin liều khởi đầu 200 mg sau đó dùng liều 100 mg 1

lần/ngày (uống) hoặc Levofloxacin 500 mg 1 lần/ngày (uống) hoặc Moxifloxacin 400 mg

1 lần/ngày (uống)

Sử dụng KS càng sớm càng tốt

Viêm phổi mức độ nặng Lựa chọn ưu tiên: tiêm tĩnh mạch Amoxicillin + Clavulanic 1,2 g/lần x 3 lần/ngày kết hợp với
A-3. ĐIỀU TRỊ TRIỆU CHỨNG – LỰA CHỌN KHÁNG SINH
e. Lựa chọn KS ban đầu với viêm phổi mắc phải tại cộng đồng, Bộ Y tế (2006)

Tình trạng viêm phổi KS ưu tiên

Lựa chọn ưu tiên: Amoxicillin 30 – 60 mg/kg/ngày hoặc Penicillin G 50000 – 100000

Viêm phổi mức độ nhẹ, điều đv/kg/ngày.

trị ngoại trú tại trạm y tế xã, Có thể dùng Amoxicillin + Clavulanic và Cephalosporin thế hệ 2 hoặc thế hệ 3

phòng khám đa khoa khu Khi nghi ngờ bệnh nhân mắc các vi khuẩn không điển hình nên dùng kháng sinh nhóm

vực Macrolid như Erythromycin 2 g/ngày hoặc Clarithromycin 15 mg/kg/ngày hoặc Doxycyclin

100 mg x 2 lần/ngày.

Điều trị nội trú tại khoa nội Amoxicillin 30 – 50 mg/kg/ngày kết hợp với Macrolid (Erythromycin 2 g/ngày hoặc

từ bệnh viện tuyến huyện Clarithromycin 15 mg/kg/ngày) khi nghi ngờ do vi khuẩn không điển hình.

trở lên Có thể dùng Cephalosporin thế hệ 2 hoặc thế hệ 3 kết hợp với một Macrolid.

Lựa chọn ưu tiên: Cephalosporin phổ rộng (như cefotaxim 1 g/lần x 3 lần/ngày hoặc

ceftriaxone 2 g/lần x 1 lần/ngày hoặc ceftazidim 1g/lần x 3 lần/ngày) hoặc beta-lactam/chất


Điều trị tại khoa hồi sức cấp
ức chế beta-lactamase kết hợp với 1 macrolid hoặc 1 aminoglycosid.
A-3. ĐIỀU TRỊ TRIỆU CHỨNG – LỰA CHỌN KHÁNG SINH
f. Phác đồ điều trị theo căn nguyên của Hiệp hội lồng ngực Anh (BTS) 2009)

Vi khuẩn gây bệnh KS lựa chọn

Lựa chọn ưu tiên: Amoxicillin* 500 – 1000 mg/lần x 3 lần/ngày (uống) hoặc

Benzylpenicillin 1,2 g/lần x 4 lần/ngày (tiêm tĩnh mạch).

(*) Có thể dùng với liều cao hơn 3g/ngày ở những trường hợp vi khuẩn nhạy
Streptococus cảm trung gian
pneumoniae Lựa chọn thay thế: Clarithromycin 500 mg/lần x 2 lần/ngày (uống), hoặc tiêm

tĩnh mạch Cefuroxim 0,75 g – 1,5 g/lần x 3 lần/ngày hoặc Cefotaxim 1 – 2 g/lần

x 3 lần/ngày hoặc Ceftriazon 2g/1 lần/ngày.


A-3. ĐIỀU TRỊ TRIỆU CHỨNG
– LỰA CHỌN KHÁNG SINH

g. Theo dõi và điều chỉnh phác đồ KS


+ Đánh giá đáp ứng lâm sàng sau 48 - 72 giờ kết hợp với đánh giá kết quả vi sinh
+ Thường đánh giá các triệu chứng: cải thiện ho, đờm, triệu chứng khó thở, đau ngực,
sốt, nhịp tim, nhịp thở, oxy máu, bạch cầu
+ Cân nhắc điều chỉnh kháng sinh theo kháng sinh đồ, xuống thang phác đồ kháng
sinh
+ Cân nhắc chuyển đổi đường dùng tiêm – uống
A-3. ĐIỀU TRỊ TRIỆU CHỨNG – LỰA CHỌN KHÁNG SINH

h. Thời gian sử dụng kháng sinh

+ Điều trị ít nhất 5 ngày, cần không sốt trong vòng 48 – 72 giờ và không vi phạm nhiều hơn 1 tiêu chí về ổn
định lâm sàng

+ Thông thường 7 – 10 ngày

+ Có thể cần điều trị dài hơn nếu:

• Phác đồ kháng sinh ban đầu không phù hợp với chủng vi khuẩn phân lập

• Có nhiễm khuẩn ngoài phổi (như viêm màng não, viêm nội tâm mạc), nhiễm chủng như Pseudomonas

• Nhiễm khuẩn huyết S.aureus

• Mắc các chủng ít phổ biến (như Bulkholderia pseudomallei, nấm)

• Mắc vi khuẩn không điển hình (BYT)


A-3. ĐIỀU TRỊ TRIỆU CHỨNG – LỰA CHỌN KHÁNG SINH
i. Hướng dẫn chuyển đổi IV – PO (Theo QĐ 5631 về Hướng dẫn thực hiện quản lý sử dụng KS trong BV)
Bốn nhóm KS áp dụng chuyển từ đường tiêm/ truyền sang đường uống

Nhóm Định nghĩa Kháng sinh

Levofloxacin

Linezolid
Kháng sinh có SKD đường uống cao (90%),
Cotrimoxazol
Nhóm 1 hấp thu tốt và dung nạp ở liều tương tự liều
Moxifloxacin
đường tiêm
Fluconazol

Metronidazol
A-3. ĐIỀU TRỊ TRIỆU CHỨNG – LỰA CHỌN KHÁNG SINH
i. Hướng dẫn chuyển đổi IV – PO (Theo QĐ 5631 về Hướng dẫn thực hiện quản lý sử dụng KS trong BV)
Bốn nhóm KS áp dụng chuyển từ đường tiêm/ truyền sang đường uống

Nhóm Định nghĩa Kháng sinh

Kháng sinh có SKD đường uống thấp hơn


Ciprofloxacin
Nhóm 2 (70 – 80%) nhưng có thể bù bằng tăng liều
Voriconazol
của KS uống

Kháng sinh có SKD đường uống cao (> 90%)


Clindamycin
nhưng có liều tối đa đường uống thấp hơn
Nhóm 3 Cephalexin
so với liều đường tiêm (do dung nạp tiêu
Amoxicillin
hóa kém)
A-3. ĐIỀU TRỊ TRIỆU CHỨNG – LỰA CHỌN KHÁNG SINH
i. Hướng dẫn chuyển đổi IV – PO (Theo QĐ 5631 về Hướng dẫn thực hiện quản lý sử dụng KS trong BV)
Bốn nhóm KS áp dụng chuyển từ đường tiêm/ truyền sang đường uống

Nhóm Định nghĩa Kháng sinh

Kháng sinh có SKD đường uống thấp hơn và liều tối Cefuroxim
Nhóm 4 đa thấp hơn đường tiêm

Nhóm 1 – 2 có thể sử dụng ban đầu qua đường uống cho các nhiễm khuẩn không đe dọa tính mạng, Bn có

huyết động ổn định và không có vấn đề về hấp thu, có thể sử dụng trong chuyển tiếp IV/PO nếu đáp ứng điều

Lưu ý kiện lâm sàng.

Nhóm 3 – 4 có thể sử dụng trong chuyển tiếp IV/PO theo nguyên tắc: sau khi nhiễm khuẩn cơ bản đã được giải

quyết bằng KS đường tiêm ban đầu, kết hợp tác dụng của kháng sinh với tình trạng miễn dịch của người bệnh.
A-4. ĐƠN THUỐC ĐIỀU TRỊ
STT Thuốc Chỉ định

Augmentin 625 mg (Amoxicillin Uống 1 viên/lần x 3 lần/ngày x 7 ngày (uống sau ăn


1 500 mg + Acid clavulanic 125 mg) sáng – trưa – tối)

Acetylcystein 200mg/ lần x 3 lần/ ngày. Liều tối đa không quá 600mg/
2
(gói bột 200 mg) ngày (Pha với nước, uống sau ăn sáng – trưa – tối)

4 Ventolin x 1 ống Xịt 100 mcg/liều xịt x 2 nhát/lần khi khó thở

5 Prednisolon 5mg Uống 1 viên/lần x 2 lần/ngày x 5 ngày, sau ăn sáng – tối

6 Kipel 10 Uống 1 viên/lần/ngày vào buổi tối, có thể uống lúc đói

Natri clorid 0.9% (dịch truyền)


7
A-5. PHÂN TÍCH ĐƠN THUỐC
A-5. PHÂN TÍCH ĐƠN THUỐC
Phân tích thuốc
Thuốc Tư vấn
 

Nhóm thuốc: Nên nuốt cả viên

Amoxicillin: Kháng sinh nhóm beta – lactam (penicillin A) thuốc cùng với

Axit clavulanic: chất ức chế beta – lactamase nước lọc, không

Augmentin 625 CĐ: Augmentin là thuốc kháng sinh phổ rộng, thường được chỉ định để được nhai. Thời

mg (Amoxicillin điều trị ngắn hạn các bệnh: Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên; Nhiễm điểm uống ngay
Thuốc điều
500 mg + Acid khuẩn đường hô hấp dưới: đợt cấp của viêm phế quản mạn, viêm phổi trước bữa ăn sáng
trị nguyên
clavulanic 125 thùy và viêm phế quản phổi; Nhiễm khuẩn đường tiết niệu – sinh dục; – trưa – tối
nhân
mg) nhiễm khuẩn da và mô mềm; nhiễm khuẩn xương khớp,…

  Liều lượng: Người lớn uống 1 viên Augmentin 500mg x 3 lần/ngày.

 BN có xét nghiệm đờm, máu và nước tiểu: Phế cầu khuẩn

S.pneumoniae (+), nên việc dùng KS là hợp lí, đúng theo phác đồ BYT,

liều dùng và thời điểm dùng hợp lí.


A-5. PHÂN TÍCH ĐƠN THUỐC
Phân tích thuốc
Thuốc Tư vấn
 

Nhóm thuốc: Thuốc tác dụng trên đường hô hấp. Pha gói bột với

CĐ: nước đun sôi để

Giúp long đờm các trường hợp viêm phế khí quản cấp và mãn tính, nguội thành dung

viêm phổi, viêm phế quản. dịch uống. Uống


Thuốc Phòng các biến chứng về hô hấp ở người bệnh nhiễm khuẩn, đa tiết sau ăn sáng, tối.
Acetylcystein
điều trị phế quản, khí phế thủng. Không được dùng
(gói bột 200 mg)
triệu Liều lượng: Người lớn 1 gói 200mg/ lần x 2 – 3 lần/ ngày. Liều tối đa đồng thời với các
 
chứng không quá 600mg/ ngày. [4] thuốc ho khác hoặc

 BN có ho đờm rỉ máu, ACC giúp làm loãng đờm, giúp đờm dễ dàng bất cứ thuốc nào

được loại bỏ ra ngoài theo phản xạ ho. BS kê là hợp lí. làm giảm bài tiết

đờm.
A-5. PHÂN TÍCH ĐƠN THUỐC
Phân tích thuốc
Thuốc Tư vấn
 

Nhóm thuốc: Salbutamol thuộc nhóm thuốc đồng vận chọn lọc trên Chỉ được xịt theo

thụ thể adrenergic beta2. đường miệng.

CĐ: điều trị hoặc ngăn ngừa co thắt phế quản trong tắc nghẽn đường

thở có khả năng hồi phục do hen, viêm phế quản mạn tính và khí phế
Thuốc Ventolin x 1 ống thũng.
điều trị (Hoạt chất chính:  BN có khó thở, phế quản bị co thắt nên BS kê thuốc giãn phế quản là

triệu Salbutamol dạng hợp lí.

chứng sulfate) Liều lượng: Người lớn 100 mcg/liều xịt (xịt 2 nhát/lần khi khó thở)

* Không xịt quá 4 lần/ngày


A-5. PHÂN TÍCH ĐƠN THUỐC
Phân tích thuốc
Thuốc Tư vấn
 

Nhóm thuốc: Thuốc giảm đau, hạ sốt, Nhóm chống viêm không Nuốt trọn cả viên cùng

Steroid với nhiều nước, uống sau

CĐ: Chống viêm, chống dị ứng mạnh và ức chế miễn dịch, hen ăn sáng – tối.

phế quản, viêm loét đại tràng, thiếu máu tan huyết, giảm bạch Lưu ý: Khi cần phải điều
Thuốc cầu hạt, và những bệnh dị ứng nặng gồm cả phản vệ,… trị Prednisolon uống thời
điều trị  BN ho có đờm rỉ máu, nên corticoid giúp hỗ trợ long đờm, gian dài, nên dùng thuốc
Prednisolon 5mg
triệu chống viêm. cách nhật, một lần duy
chứng Liều lượng: Uống 1 viên/lần x 2 lần/ngày x 5 ngày nhất vào buổi sáng, sau

khi điều trị phải ngừng

thuốc dần từng bước.


A-5. PHÂN TÍCH ĐƠN THUỐC
Phân tích thuốc
Thuốc Tư vấn
 

Nhóm thuốc: Thuốc tác dụng trên đường hô hấp Viên nén bao phim nên

TD, CĐ: Montelukast thuộc nhóm đối kháng thụ thể Leucotriene, có thể uống lúc đói, nên

cơ chế ngăn chặn hoạt động của Leukotriene D4 trong phổi, từ đó uống thuốc vào buổi tối,

có tác dụng giảm viêm và thư giãn cơ trơn. Dùng để hỗ trợ điều trị uống với 1 cốc nước đầy
Thuốc và dự phòng bệnh lý về co thắt phế quản, hen,…
Kipel 10
điều trị  BN có đờm (viêm), đau ngực nên dùng Kipel giúp giảm viêm,
(Hoạt chất chính:
triệu thư giãn cơ trơn.
Natri Montelukast)
chứng Liều lượng: Người lớn uống 10mg tương đương 1 viên, uống 1 lần

trên ngày.
A-5. PHÂN TÍCH ĐƠN THUỐC
Phân tích thuốc
Thuốc Tư vấn
 

CĐ: Bổ sung nước và điện giải trong các trường hợp: tiêu chảy, sốt Việc truyền dịch được

cao, sau phẫu thuật, mất máu. thực hiện bởi những
Thuốc
Natri clorid 0.9% Liều lượng: người có chuyên môn,
điều trị
(dịch truyền) Liều 1000 ml/ngày, trừ khi có chỉ định khác. không được tự ý sử
triệu
  Tốc độ truyền tĩnh mạch: 120 – 180 giọt/phút, tương ứng với 360 – dụng. Dừng truyền khi
chứng
540 ml/giờ. BN hết sốt.

Kết luận: BS kê đơn thuốc (dạng dùng, đường dùng, thời gian điều trị) là hợp lý.
A-6. NGUY CƠ VỀ TÁC DỤNG KHÔNG MONG
MUỐN TRÊN BN
Thuốc Nguy cơ về tác dụng không mong muốn (ADR)

Augmentin 625 mg Thường gặp nhất là phản ứng về tiêu hóa: ỉa chảy, buồn nôn, nôn. Ngoài ra còn có thể

(Amoxicillin 500 mg + gây ngoại ban, ngứa.

Acid clavulanic 125 mg) Ít gặp: tăng bạch cầu ái toan, viêm gan, vàng da ứ mật, tăng transaminase, ngứa, ban

đỏ, phát ban.

Hiếm gặp: phản ứng phản vệ, phù Quincke, viêm đại tràng giả mạc, hội chứng Stevens –

Johnson,…

Acetylcystein Hiếm gặp: viêm miệng, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, nôn, sốt, chảy nước mũi, buồn ngủ,

(gói bột 200 mg) lạnh run, tức ngực và co thắt phế quản.

Thường gặp: nhịp tim nhanh, đau đầu, rùng mình


Ventolin (Salbutamol
Ít gặp: Đánh trống ngực, kích ứng họng và miệng
sulphate)
A-6. NGUY CƠ VỀ TÁC DỤNG KHÔNG MONG
MUỐN TRÊN BN
Thuốc Nguy cơ về tác dụng không mong muốn (ADR)

RL điện giải, RL nội tiết chuyển hóa (HC Cushing, ĐTĐ tiềm ẩn,…), RL cơ xương (teo cơ,

yếu cơ, loãng xương,…), RL tiêu hóa (loét DDTT, xuất huyết,…), RL da (teo da, chậm liền
Prednisolon 5mg
sẹo,…), RLTK,…

Kipel 10 Nhiễm trùng đường hô hấp trên, xuất huyết, phản ứng quá mẫn, hoa mắt, chóng mặt,

buồn ngủ.

Rối loạn tiêu hóa: buồn nôn, nôn, tiêu chảy, khó tiêu.

Suy nhược cơ thể, mệt mỏi.

Natri clorid 0.9% (dịch Khi sử dụng không đúng hoặc quá liều dịch truyền Natri clorid 0.9% có thể dẫn đến tình

truyền) trạng tăng natri máu. Có thể xảy ra các phản ứng sốt, thoát mạch tại vị trí tiêm truyền,

giãn mạch và tăng thể tích tuần hoàn.


A-7. XỬ TRÍ AD
 Augmentin 625 mg: Đặt người bệnh nằm ngửa,  Prednisolon: Ngừng sử dụng thuốc, không cần
đầu thấp, chân cao. Nếu người bệnh có dấu hiệu nôn giảm liều từ từ trước khi dừng hẳn (Do BS kê không
cần đặt người bệnh nằm nghiêng để tránh dịch nôn quá 3 ngày)
làm tắc đường thở. Ngừng sử dụng thuốc và thay thế
 Natri clorid 0.9% (dịch truyền): Truyền chậm, tốc
bằng nhóm kháng sinh khác thích hợp dưới sự chỉ định
độ truyền: 120 - 180 giọt/phút, tương ứng với 360 -
của Bác sĩ.
540 ml/giờ. Xử trí khi quá liều:
 Acetylcystein 200 mg: Dùng dung dịch acetylcystein
+ Ngừng ngay việc sử dụng các dịch truyền có
pha loãng có thể giảm khả năng gây nôn nhiều do
chứa natri và kiểm tra lượng natri đã đưa vào cơ thể.
thuốc.
+ Nếu xảy ra tình trạng tăng natri máu nặng
 Kipel 10: Ngừng sử dụng thuốc
(mặc dù rất hiếm gặp) có thể dùng phương pháp
 Ventolin (Salbutamol sulphate): Ngừng sử dụng thẩm phân máu để loại bớt natri.
thuốc
A-8. ĐÁNH GIÁ TƯƠNG TÁC THUỐC
Đánh giá tương tác thuốc – thuốc (Chưa có nghiên cứu phát hiện tương tác giữa
các thuốc có trong đơn)

Đánh giá tương tác thuốc – thức ăn (Chưa có nghiên cứu phát hiện tương tác giữa
các thuốc có trong đơn với thức ăn)
P – KẾ HOẠCH ĐIỀU TRỊ

01 02 03

Kế hoạch điều trị


Xử trí trước mắt Xử trí lâu dài
cụ thể

04 05

Chế độ ăn uống, sinh hoạt, vận động, nghỉ ngơi Theo dõi điều trị
P-1. KẾ HOẠCH ĐIỀU TRỊ CỤ THỂ
Tên thuốc 29/10 30/10 31/10 01/11 02/11 03/11 04/11

Augmentin

500mg
x x x x x x x
Uống 1 viên/lần x

3 lần/ngày

Acetylcystein

200mg

Pha với nước x x x x x x x

uống 1 gói/lần x 3

lần/ ngày.

Ventolin 1 ống

Xịt 2 nhát/lần khi 2 lần/ngày 2 lần/ngày 1 lần/ngày 1 lần/ngày 1 lần/ngày    

khó thở

Prednisolon 5mg
P-1. KẾ HOẠCH ĐIỀU TRỊ CỤ THỂ
Tên thuốc 29/10 30/10 31/10 01/11 02/11 03/11 04/11

Kipel 10 10mg

Uống 1
x x x x x    
viên/lần/ngày vào

buổi tối

Natri clorid 0.9%

500ml (dịch 1000ml 500ml          

truyền)

* Đánh giá KQ điều trị: Bệnh nhân đáp ứng điều trị, không xuất hiện phản ứng có hại, vì
vậy, không cần thay thế phác đồ, tiếp tục điều trị đến khi khỏi hẳn.
P.2. XỬ TRÍ TRƯỚC MẮT
• Điều trị viêm phổi: Augmentin 625mg (Uống 1 viên/lần x 3 lần/ngày (uống sau
ăn sáng – trưa – tối)) đến khi khỏi hẳn. Điều trị theo Phác đồ điều trị viêm
phổi theo kinh nghiệm theo hướng dẫn của Hiệp hội lồng ngực Anh (BTS)
2009 (Viêm phổi mức độ TB)

• Theo dõi tình trạng bệnh nhân, điều trị triệu chứng.
P-3. XỬ TRÍ LÂU DÀI
• Điều trị triệt để các ổ nhiễm khuẩn vùng tai mũi họng, răng miệng (Nếu có).

• Tiêm phòng cúm đóng vai trò quan trọng trong việc phòng bệnh viêm phổi.

• Loại bỏ những kích thích có hại: thuốc lá, rượu bia.

• Hút thuốc lá chủ động hoặc thụ động được chứng minh là yếu tố nguy cơ của VPMPCĐ.
Mặt khác, chúng ta biết rằng hút thuốc gây ra những thay đổi về hình thái biểu mô của
niêm mạc phế quản, suy giảm tế bào lông chuyển và tế bào tiết nhầy, tạo điều kiện cho
sự xuất hiện và lây lan của vi khuẩn trên niêm mạc phế quản.

 Tư vấn cai thuốc lá với chiến lược tư vấn ngắn 5A (Hỏi – Khuyên – Đánh giá – Hỗ trợ - Sắp
xếp) hoặc tư vấn sâu. Trong các trường hợp nghiện thuốc lá thực thể mức độ nặng, có thể
dùng thuốc hỗ trợ cai thuốc, bao gồm nicotin thay thế, Bupropion hoặc Varenicline.
P-4. CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG, SINH HOẠT, VẬN
ĐỘNG, NGHỈ NGƠI
• Ăn uống, sinh hoạt:

+ Dinh dưỡng đầy đủ.

+ Cung cấp nước 2 lít/ngày giúp làm loãng đàm, dịu họng để người bệnh dễ dàng khạc đàm ra,
đồng thời phòng ngừa táo bón.

+ Súc miệng, súc họng thường xuyên để tránh nhiễm khuẩn đường hô hấp.

+ Nên sử dụng biện pháp che chắn mũi họng; tránh tiếp xúc nguồn lây, khói bụi, khói thuốc.

+ Giữ ấm cổ ngực trong mùa lạnh.


P-4. CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG, SINH HOẠT, VẬN
ĐỘNG, NGHỈ NGƠI
• Vận động:

Tập thể dục thường xuyên, vận động nhẹ nhàng, đi bộ 30 phút mỗi ngày để tăng cường sức
khỏe, sức đề kháng.

• Nghỉ ngơi:

+ Ngủ nghỉ đúng giờ, đúng nhịp sinh học cải thiện sức khỏe.

+ Nằm đầu cao (khoảng 10 – 15 độ).


P-5. THEO DÕI ĐIỀU TRỊ
a. Theo dõi khi thấy các dấu hiệu dịch tiết ứ đọng.

+ Theo dõi mạch, nhịp thở, huyết áp. + Điều trị hỗ trợ: Bổ sung nước (nếu cần), dùng thuốc
giãn khí phế quản khi khí phế quản co thắt, hạ nhiệt,
+ Theo dõi thân nhiệt.
làm loãng đờm để BN dễ khạc đờm, đảm bảo dinh
+ Theo dõi công thức máu, sinh hoá máu. dưỡng tốt.

+ Theo dõi tiến triển bệnh. + Dinh dưỡng đầy đủ

b. Y lệnh + Giữ ấm cổ họng

+ Cho bệnh nhân dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn. + Vệ sinh mũi họng

+ Làm các xét nghiệm cơ bản + Vận động đều đặn

c. Chăm sóc + Ngủ nghỉ hợp lý

+ Chăm sóc hỗ trợ: Làm ẩm không khí thở vào để giảm


oxy hóa huyết, thay đổi tư thế cho BN để tăng dẫn lưu
TÀI LIỆU THAM KHẢO

• [1]. Trường ĐH Dược Hà Nội (Dựa án NPT – VNM – 240), Sử dụng thuốc trong điều trị tập 2,
NXB Y học

• [2]. “Hướng dẫn điều trị viêm phổi mắc phải tại cộng đồng – Bộ Y tế”.

• [3]. Phác đồ điều trị viêm phổi theo HD của Hội lồng ngực Anh (BTS – 2009)

• [4]. Điều trị CAP điều trị nội trú – HD của IDSA (2019)

• [5]. Bộ Y tế (2015), Dược thư Quốc Gia Việt Nam, NXB Y học

• [6]. Drugs.com

• [7]. EMC
CẢM ƠN THẦY CÔ VÀ CÁC
BẠN ĐÃ LẮNG NGHE

You might also like