You are on page 1of 26

LÝ LUẬN QUAN HỆ QUỐC TẾ

* Phân loại theo các mô hình lý thuyết QHQT


 Bảo đảm tiêu chí một mô hình logic nhận thức tương đối hoàn chỉnh, bao
quát và luận giải được những vấn đề cơ bản nhất của QHQT.
 Là mô hình mở và phát triển, cho phép sửa đổi, hoàn chỉnh và bổ sung
những nội dung mới.
* Khái niệm mô hình lý thuyết (paradigm)
Thomas Kuhn luận giải paradigm như một mô hình logic đặt vấn đề và giải quyết
nhiệm vụ nhận thức, cụ thể hơn là tổng hoà một loạt các giả định được cộng đồng
khoa học hoặc một bộ phận chia sẻ mà các nghiên cứu thực nghiệm và lý luận sau
đó hướng vào. 
* Các mô hình lý thuyết chủ yếu về QHQT
Chủ nghĩa hiện thực
Chủ nghĩa tự do
Chủ nghĩa mác-xít
Các trường phái xã hội học khác: chủ nghĩa kiến tạo, thuyết nữ quyền…
* Các giả định và luận điểm cơ bản
Đảng
Văn kiện Hội nghị
CN Mác-xít
CNHT CNTD các đảng CS và Kiến Tạo
Vào thời TBCN
CN quốc tế 1957-
1960
Chủ thể Chủ thể chính không chỉ có các Những chủ thể là các lực lượng -Quốc gia – dân
chính yếu của quan hệ quốc gia mà còn chính yếu của XHCN, TBCN tộc với bản sắc
của quốc tế là các có cả các tổ QHQT là giai (đế quốc), phong đặc trưng
QHQT quốc gia.  Quốc chức quốc tế, cấp tư sản thế trào giải phóng và -Cá nhân, giới
gia được quan các công ty, các giới và giai cấp độc lập dân tộc, tinh hoa và
niệm là: nhóm xã hội và công nhân (vô và phong trào phong trào xã hội
 cấu trúc chính các cá nhân. sản) quốc tế. công nhân và
trị thuần nhất, Quốc gia không Các quốc gia nhân dân tại các
đơn nhất (quả phải là cấu trúc như là các nước tư bản.
bia; đơn nhất, hành thành viên của
homogenous),  động duy lý. QHQT thuộc
 hành động Chính sách đối loại thứ yếu. 
thống nhất và ngoại là kết quả
duy lý đấu tranh và
(rational);  thoả hiệp giữa
 vị kỉ (egoist), các lực lượng và

1
không bình
đẳng nhau về
quyền lực, nhóm lợi ích
các nước lớn khác nhau. 
có quyền chi
phối. 

Tính  Vô chính phủ Tính chất và đặc


chất (anarchy) là điểm của QHQT
bản chất của trong thời đại
quan hệ quốc ngày nay được thể
tế, được quan hiện qua bốn mâu
niệm là không thuẫn cơ bản: 
có một chính  mâu thuẫn
quyền chung giữa phe
nắm độc XHCN và phe
quyền về TBCN
cưỡng chế  mâu thuẫn
hợp pháp đối giữa tư bản và
với các thành lao động, giữa
viên tham gia giai cấp công
=> không bị nhân và giai
chi phối bởi cấp tư sản
chính phủ trong các nước
chung hay TBCN. 
luật lệ nào  mâu thuẫn
 “Tự cứu lấy giữa các dân
mình” (self- tộc bị áp bức
help) là và chủ nghĩa
nguyên tắc đế quốc, chủ
hành xử cơ nghĩa thực
bản của quốc dân. 
gia trên  mâu thuẫn
trường quốc giữa đế quốc
tế. Phải giành và đế quốc,
giật, tang giữa tập đoàn
cường, tư bản lũng
khuếch đoạn này với
trương quyền tập đoàn tư

2
lực để trở nên
mạnh hơn
(balance of
power:
bản lũng đoạn
externer
khác trong các
balancing –
nước đế quốc.
liên kết +
interner
balancing –
quốc phòng)

Vô chính phủ Về bản chất,


không phải là QHQT mang
-Bản sắc dân tộc
bản chất bất tính chất
và cá nhân (tư
bản chất của biến của QHQT. TBCN, khi là
tưởng, ý chí,
chính trị quốc tế Tăng cường vai trường đối đầu Trong QHQT tồn
quan niệm, giá
về cơ bản là bất trò của các tổ gay gắt giữa tại nhiều mô thức
trị), các giá trị
biến, đó là cuộc chức quốc tế, giai cấp tư sản quan hệ tuỳ thuộc
Bản chuẩn mực chung
đấu tranh giành của luật pháp và mang tính đế vào bản chất giai
chất và sự tương tác
quyền lực có đạo đức, truyền quốc chủ nghĩa cấp cầm quyền tại
giữa các chủ thể
nguồn gốc từ bản bá giá trị và lý thống trị và các các nước tham
quyết định diện
chất của con tưởng dân chủ tầng lớp lao gia. 
mạo QHQT.
người.  sẽ hạn chế và động đứng đầu
-Giảm nhẹ tính
làm giảm thiểu là vô sản bị
chất vô chính phủ
tình trạng này.  chúng bóc lột
và thống trị.
Mục * Mục đích cơ là đa dạng với Mục tiêu của các lực lượng -Xã hội quốc tế
tiêu bản của chủ thể sự ưu tiên các các chủ thể cách mạng vì (Internationl
trong CTQT là giá trị và lý QHQT về căn hoà bình, độc society)
bảo vệ lợi ích dân tưởng dân chủ bản là đối lập lập dân tộc, -Các mục tiêu
tộc (được quan phổ cập.  với nhau: duy dân chủ và theo đuổi xuất
niệm là quyền trì thống trị vs. CNXH phát từ những
lực) mà trước hết chống áp bức, giá trị, ý
là bảo đảm an bóc lột tưởng mang
ninh tối đa của tính chia sẻ
riêng mình. của các chủ
Nguyên tắc đạo thể QHQT.
đức, pháp luật,

3
YTH chỉ là thứ
yếu.
* Quan hệ quốc
tế là trò chơi
“tổng số bằng
không” (zero-
sum game)
* Tình thế “lưỡng
nan về an ninh”
(security
dilemma) là
không thể khắc
phục được.

Phương Sức mạnh (chủ để đạt được mục Các phương -Quy tắc và
tiện yếu là quân sự) tiêu đề ra: là tiện đạt được chuẩn mực
và cân bằng sức thành lập các tổ những mục tiêu (norms)
mạnh là phương chức quốc tế, này cũng khác -Thảo luận và
tiện quyết định phát triển và nhau: một bên thuyết phục
thực hiện mục hoàn thiện luật là tăng cường
tiêu trên trường pháp quốc tế, bóc lột; còn bên
quốc tế. tăng cường hợp kia thì bằng
tác, truyền bá cuộc cách mạng
Cân bằng lực giá trị tự do.  toàn thế giới. 
lượng ở đây
được hiểu là tạo
ra một đối trọng
sức mạnh tương
đương nhờ vào
việc tăng cường
sức mạnh của
chính mình hoặc
lập một liên minh
phòng thủ với
một số nước
khác.

Sự ổn định hay
trật tự thế giới là

4
kết quả của việc
duy trì thế cân
bằng lực lượng
này.
Đối tượng để
cân bằng: cường
quốc đang trỗi
dậy, nước mạnh
nhất trong hệ
thống (balance of
power – Otto von
Bismarck) hay
mối đe dọa đối
với mình
(balance of
threats – Stephen
Walt)

Quá Xung đột giữa Hợp tác và tuỳ Vì vậy mà các Chiến tranh và -Công thức: Lợi
trình các quốc gia và thuộc lẫn nhau quá trình quốc cách mạng là quá ích + Nhận thức
QT hình thức tột độ là quá trình tế cơ bản được trình chủ yếu của = Hành động
của nó là chiến chính của quan niệm là QHQT.  -Giá trị -> Thể
tranh, là quá trình QHQT các cuộc xung chế -> Hành vi ->
chủ yếu của đột giai cấp, QHQT
QHQT các cuộc khủng -Các tương tác xã
hoảng, các hội chuyển hóa
chiến tranh và các yếu tố chủ
cách mạng xã quan thành hiện
hội.  thực
-Các quốc gia
tương tác lẫn
nhau để tạo nên
các giá trị chung,
trên cơ sở các giá
trị đó, chúng
thương lượng và
hợp tác với nhau
để hiện thực hóa
các giá trị và tư

5
tưởng.
-Quá trình kiến
tạo xã hội tác
động lên QHQT
-Sự hình thành
các cộng đồng an
ninh

    “Hệ thống
TBCN thế giới
đang ở trong
quá trình suy
sụp và tan rã
sâu sắc”; “hệ
không có tương thống XHCN
lai. Do bản chất thế giới trở
của QHQT là bất Theo quy luật thành nhân tố
biến, đó là quá khách quan của quyết định sự
trình đấu tranh Xung đột và sự phát triển xã phát triển của
giành quyền lực chiến tranh sẽ hội loài người, xã hội loài Sự xã hội hóa
Tương giữa các quốc được khắc phục, cách mạng người”; “hệ bởi các thể
lai của gia, nên tương lai “nền hoà bình XHCN tất yếu thống thuộc chế và chuẩn
QHQT của QHQT sẽ vĩnh viễn” sẽ sẽ diễn ra và địa bị thủ tiêu” mực quốc tế
vẫn là các cuộc được thiết lập.  thắng lợi ở một và “ngày càng
xung đột và chiến loạt nước tư có nhiều dân
tranh tranh giành bản phát triển.  tộc tiến lên con
quyền lực giữa đường
các quốc gia.  XHCN”;
CNXH và
CNCS “nhất
định thắng lợi
hoàn toàn”
trên phạm vi
toàn thế giới. 
XP điểm + Sự bất biến của Các giá trị và tư Lợi ích kinh tế.  -Bản săc quốc gia
bản chất con tưởng dân chủ và quan hệ xã hội
người vốn có nguồn -Vai trò cá nhân
+ Lợi ích dân tộc. gốc ở bản chất tinh hoa

6
tốt đẹp của con
người (khao -“Chúng ta sống
khát tự do, công trong một thế
lý, bình đẳng và giới mà chúng ta
bác ái) là động tạo ra chứ không
lực, mục tiêu và phải thế giới
phương tiện của được diễn biến
mọi chính trị một cách tiền
trong đó có dịnh bởi các nhân
CTQT tố con người”

CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC


 Xuất phát từ bản chất con người.
 Bản chất con người là xấu xa, tham lam, ích kỷ ai cũng muốn hơn người
khác, chỉ cần môi trường để bộc lộ, phát triển.
 Các quốc gia cũng thế, cũng tham lam để giành lấy lợi ích. 
 Trong các quốc gia, tồn tại trong môi trường vô chính phủ (anarchy) – sự
thiếu vắng của một siêu quốc gia hay siêu quyền lực để đứng lên bao trùm
quyền lực lên các quốc gia. 
 Các tổ chức siêu quốc gia, ví dụ như LHQ không phải là một thể chế đủ
mạnh, một siêu quốc gia hay siêu quyền lực.
 Trong môi trường khắc nghiệt như thế, các quốc gia đặt an ninh lên hàng
đầu. Đây là môi trường cá lớn nuốt cá bé, các nước lớn làm những điều mà
các nước lớn muốn. 
Quá trình hình thành và phát triển
2.1. Tiền đề: 
 Lý luận: triết học Hy Lạp, Trung Hoa; chủ nghĩa thực chứng, chủ nghĩa
hành vi nổi lên sau CTTG II.
 Thực tiễn: thực tế cuộc đấu tranh giành quyền lực giữa các cường quốc
trong lịch sử và nhất là trong giai đoạn hai cuộc chiến tranh thế giới và
chính sách thực lực của Mỹ trong chiến tranh lạnh.
2.2. Các giai đoạn chính:
Giai đoạn tiền mô hình (truyền thống) (từ TK IV TCN đến CTTG II) (xuất phát
từ điểm đầu tiên)
 * Các đại diện tiêu biểu
Thucydides (471-401 TCN) – Cuộc chiến tranh Pelopones
N. Machiavelli (1469-1527) – “Bậc quân vương”
H. Grotius (1583-1645) – “Luật pháp về chiến tranh và hòa bình”

7
Th. Hobbes (1588-1679) – “Đấng quyền năng” 
C. Von. Clauzewitz (1780-1831) – “Về chiến tranh” 
Hàn Phi Tử - Pháp gia
* Các quan niệm & tư tưởng chính
 Bản chất con nguời là xấu xa; nguồn gốc của xung đột và chiến tranh là do
sự sợ hãi trước sự tăng cường sức mạnh của kẻ khác;
 kẻ mạnh làm những gì họ muốn còn kẻ yếu thì chỉ làm được những gì họ
được phép;
 chính trị là thống soái được hiểu là đấu tranh giành quyền lực; đạo đức và
luật pháp chỉ là thứ yếu so với chính trị và mục tiêu chính trị biện minh cho
mọi phương tiện;
 chiến tranh là sự tiếp diễn của chính trị; trong chính trị quốc tế quốc gia
hành động một cách thống nhất và duy lý; 
 cân bằng sức mạnh là công cụ bảo đảm lợi ích.
Note
 Thống nhất là duy lý: các quốc gia là các đơn vị đơn nhất, thống nhất,
hành động duy lý tức là có tính toán, ưu tiên về sự tồn vong và đích
hướng tới là an ninh. 
 Các quốc gia ai cũng giống ai đều có những chuyển động giống nhau,
vận hành giống nhau dù quy mô có khác nhau. 
Giai đoạn hình thành (chủ nghĩa hiện thực kinh điển – classic realism): sau
CTTG II - đầu những năm 1970
* Đại diện tiêu biểu: 
Hans Morgenthau (1904-1980). “Quan hệ chính trị giữa các dân tộc. Cuộc đấu
tranh vì quyền lực và hoà bình”, 1948.
George Kennan - “Học thuyết ngăn chặn cộng sản”
Henry Kissinger – “Ngoại giao”
*  Các quan niệm và tư tưởng chính
 Chính trị quốc tế cũng như bất kỳ chính trị nào khác, là cuộc đấu tranh vì
quyền lực; đấu tranh vì quyền lực là quy luật khách quan và bất biến có
nguồn gốc từ bản chất của con người; 
 chỉ có quốc gia mới có đầy đủ nguồn lực để tiến hành cuộc đấu tranh này và
vì vậy là diễn viên cơ bản trên trường quốc tế; 
 trong CTQT, quốc gia là chủ thể đơn nhất, hành động một cách duy lý, có
nhiệm vụ hàng đầu là tăng cường sức mạnh, nhất là quân sự  và ảnh hưởng
đối với nền CTQT; 
 trong CTQT, nguyên tắc đạo đức và luật pháp cũng như ý thức hệ chỉ là thứ
yếu so với lợi ích dân tộc được hiểu là giành giật, tăng cường và khuếch
trương sức mạnh- quyền lực.

8
Giai đoạn phát triển mới (chủ nghĩa hiện thực mới: neo-realism): từ cuối
những năm 1970 đến nay
* Đại diện tiêu biểu
+ K.Waltz - “Lý luận chính trị quốc tế” – 1979
+ Brigniev Brezinski
+ Stephen Walt J.
+ J. Measheimer
* Các quan niệm & tư tưởng chính
 về cơ bản kế thừa những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa hiện thực kinh
điển nhưng phát triển quan niệm về hệ thống cấu trúc và thứ bậc quyền lực
trong QHQT;
 CNHT mới nhấn mạnh khía cạnh cấu trúc thế giới là nhân tố cơ bản chi phối
hành vi quốc gia dù quốc gia đó theo chế độ nào. Về tác động tới hệ thống
quốc tế, họ đề cao hệ thống thứ bậc sức mạnh trong QHQT, nhấn mạnh vai
trò các trung tâm quyền lực và về sức mạnh, đề cập đến sức mạnh tổng thể,
không chỉ quân sự song vẫn coi sức mạnh quân sự là quan trọng nhất.
III. Chủ nghĩa hiện thực
Về tính chất của QHQT
Note
 Trong môi trường cạnh tranh một mất một còn thì không thể trông cậy vào ai
được, phải tự cứu lấy mình. Phải có các biện pháp cụ thể, kết bạn nước nhỏ
hoặc nước lớn với nhau…
 Các nước nhỏ phải có sức mạnh (power), nếu không có sức mạnh thì sẽ bị thôn
tính ngay lập tức.
 Phải mạnh về quân sự, đầu từ về quốc phòng > balance-power (cân bằng sức
mạnh)
 Phải tự cân bằng bên trong (internal balancing): mua thêm vũ khí, tuyển thêm
quân lính
 Tuy nhiên các nước nhỏ, dù có cân bằng bên trong như thế nào, thì cũng không
mạnh bằng được các nước khác, các quốc gia cần có external balacing. Các
nước nhỏ phải kết hợp với nhau, để đối phó lại với các nước lớn hơn.
 Ví dụ như NATO hay Warsaw, ASEAN cũng là cân bằng sức mạnh để đối
trọng với các nước lớn hơn.
 Những sự chuyển dịch, cân bằng sức mạnh là do các quốc gia đang tương tác
với nhau trong môi trường vô chính phủ để tự bảo vệ lấy mình. Anarchy là hiện
thực khách quan, không thể thay đổi nên các quốc gia chỉ có thể sống chung với
nó. 
 Tuy nhiên, việc các quốc gia cân bằng sức mạnh còn đưa đến một hiện thực lớn
hơn nữa là tiến thoái lưỡng nan về an ninh (security dilemma). 

9
 Security dilemma là thuật ngữ quan trọng nhất của hiện thực. 
Về mục đích của các chủ thể: 
Note
 Tuy nhiên, việc các quốc gia cân bằng sức mạnh còn đưa đến một hiện thực lớn
hơn nữa là tiến thoái lưỡng nan về an ninh (security dilemma). 
 Security dilemma là thuật ngữ quan trọng nhất của hiện thực. Đó là chạy đua vũ
trang. Bởi vì các quốc gia cảm thấy không an toàn, đặc biệt trong môi trường
không chính phủ, điều đó càng làm lo sợ hơn. Việc một quốc gia tăng cường
thêm quân sự, có thể hoàn toàn vì mục đích tự vệ vô tình làm tăng thêm nối lo
sợ cho các quốc gia khác. Để chống được sự thôn tính của các quốc gia khác thì
mình phải mạnh hơn. 
 Các nhà hiện thực cho rằng zero-sum-game đang chi phối quan hệ quốc tế. Cái
được của nước này là cái mất của nước kia.
 Các quốc gia luôn luôn tồn tại trạng thái xung đột, cạnh tranh lẫn nhau. Do vậy
quá trình chính của QHQT là cái xung đột với nhau. Vì vậy cái hàng đầu là sức
mạnh và an ninh. Sức mạnh vừa là mục tiêu để phấn đấu, vừa là công cụ để các
quốc gia tồn tại để có được an ninh trong quan hệ quốc tế
Về công cụ thực hiện mục đích: 
Note
Hợp tác chỉ là tạm thời, là mầm mống cho chiến tranh sau này. Cho dù có hợp tác
với nhau thì trong quan hệ quốc tế vẫn có đấu tranh, không thể toàn tâm toàn ý hợp
tác với nhau được. Các quốc gia với nhau vẫn luôn muốn hơn người khác, không
muốn để người ta hơn mình. 
 Không dự đoán được ý đồ của nhau trong tương lai, uncertainty about future
intentions. Không biết ngay ở hiện tại các quốc gia sẽ như thế nào, hay thậm chí
là hiện tại dự đoán được nhưng không thể chắc chắn được ý đồ trong tương lai.
Không biết đươc chính sách của quốc gia đó với mình như thế nào.
 Việc hợp tác trong tương lai không biết như thế nào, nhưng ở hiện tại bạn có
nhiều lợi hơn tôi thì tôi không thể nào hợp tác với bạn hoàn toàn. Không ai cứu
lấy mình thì mình phải tự cứu lấy mình. 
 Ngay cả khi đôi bên cùng có lợi thì vẫn có xung đột nhau, vẫn đối đầu nhau,
không toàn tâm toàn ý.
 Đây là lý do vì sao lòng tin trong quan hệ quốc tế lại khó như thế, không có
lòng tin mà chỉ có sức mạnh. 
 Đây là srelative game, nếu a được nhiều hơn tôi thì tôi và anh sẽ nảy sinh nhiều
ván đề.
VI. Các trường phái của chủ nghĩa hiện thực
Các khuynh hướng cơ bản
(1) Lấy quốc gia làm trung điểm phân tích. (Morgenthau). 

10
Đây là khuynh hướng kinh điển, nhìn nhận QHQT chủ yếu dưới lăng kính hành vi
của quốc gia và vì vậy coi QHQT như là tập hợp các hoạt động của các quốc gia
trên trường quốc tế, nói cách khác là tổng số chính sách đối ngoại của các quốc gia.
Sơ đồ:
• Con người 🡪 đam mê quyền lực
• Xã hội loài người 🡪 kiềm chế (triệt tiêu) khát vọng quyền lực cá nhân
• Chủ nghĩa dân tộc (nationalism): phóng thích khát vọng bị kiềm nén trên trường
quốc tế + danh vọng của quốc gia = danh vọng cá nhân
🡪 Quốc gia: không ngừng theo đuổi quyền lực trong CTQT 
(2) Hệ thống (K.Waltz)
 Đây là chủ nghĩa hiện thực mới, nhìn nhận QHQT như là một hệ thống và coi
cấu trúc hệ thống là nhân tố quan trọng chi phối sự vận động và phát triển của
QHQT. Những người theo khuynh hướng mới này coi trọng phân tích cấu trúc
(quyền lực) của hệ thống QHQT. Còn gọi là HTCT.
 Cân bằng quyền lực là do sự sợ hãi (CBQL với quốc gia có mối đe dọa với
mình hơn là QG có sức mạnh vượt trội) và band wagon (để hưởng lợi ích và
đảm bảo không bị nước lớn tấn công). CTQT là quá trình tranh giành quyền lực
và bạo lực có tổ chức chi phối.

+Tác động thứ yếu của các tác nhân phi nhà nước
+Sự vô chính phủ của môi trường quốc tế là xuất phát điểm
+Mâu thuẫn có thể bị kìm ném bằng nhượng bộ, thỏa hiệp và hợp tác dựa trên
cơ sở cán cân sức mạnh
+Cấp độ hệ thống: Sức mạnh các quốc gia tạo nên hệ thống QHQT, hệ thống
này tác động ngược lại và chế ngự hành vi thành viên
 Sơ đồ
 Cấu trúc CTQT:
• Nguyên tắc tổ chức:Vô chính phủ
• Đặc điểm đơn vị - quốc gia: vị kỷ và an ninh
• Phân bổ sức mạnh: yếu tố thay đổi cấu trúc
 Hệ thống lựa chọn (selection) mô hình hành vi thích hợp của quốc gia thông
qua:
• Quá trình xã hội hóa (socialization)
• Quá trình cạnh tranh (competition)
 Nguyên tắc: self-help, mục tiêu: security, công cụ: quyền lực
 Quyền lực vừa đủ 
 Các cấu trúc QHQT:

11
* Đơn cực (Unipolarity)
* Hai cực (Bipolarity)
* Đa cực (Multipolarity)
* Hòa hợp quyền lực (Concert of power)
* Trật tự thứ bậc (hierarchy)
(3) Hiện thực tự do
* Còn gọi là trường phái Anh về QHQT.
* Trường phái này cho rằng có thể làm giảm nhẹ tính chất vô chính phủ của
QHQT bằng cách một hoặc một nhóm các quốc gia có khả năng nhất (cường
quốc) thỏa thuận với nhau đưa ra các nguyên tắc cùng tồn tại hoặc kiềm chế và
ngăn chặn các hành vi xâm lược.
* Mục tiêu cuối cùng là tạo ra một xã hội quốc tế (international society)
* Đại diện tiêu biểu là Hedley Bull, Martin Wright…
CNHT phòng thủ (defensive realism) & CNHT tấn công (offensive realism) 
Điểm chung: Môi trường quốc tế là vô chính phủ, các quốc gia hành động
vì lợi ích dân tộc, chân lý thuộc về kẻ mạnh, bản chất con người là xấu…
Chủ nghĩa hiện thực phòng thủ: K. Waltz, Brezinski, Jack Snyder,
Stephen Walt…
 Mục đích mở rộng của các quốc gia là hạn chế, chủ yếu là để sinh tồn
(survial) và bảo đảm an ninh cho mình. Do đó có các “cường quốc nguyên
trạng” (status quo power). 
 Quyền lực là phương tiện, không phải mục đích cuối cùng
 Việc có nhiều quyền lực làm các quốc gia khác tang cường quyền lực, chạy
đua vũ trang, gia nhập LMQS… đe dọa ngược lại mình.
 Chiến tranh gây ra do các phán đoán sai từ “tình thế lưỡng nan về an ninh”
 Chủ nghĩa hiện thực tấn công: Measheirmer, Bush?
 Mục đích của các quốc gia luôn là tối đa hóa sức mạnh (maximize power) để
đạt được mục tiêu cuối cùng là bá quyền (hegemony) để đảm bảo an ninh và
chiếm thế áp đảo so với quốc gia khác
 Quốc gia chỉ có thể đảm bảo quyền lực và lợi ích hiệu quả nhất khi trở thành
nước mạnh nhất trong hệ thống quốc tế hay khu vực.
 Do đó, trong QHQT không có các cường quốc nguyên trạng mà chỉ có cuộc
đấu tranh giành quyền lực không ngừng giữa các cường quốc để thay đổi trật
tự thế giới và trở thành bá quyền khu vực
BỔ SUNG
1. Anarchy
Nguồn gốc triết học của khái niệm: bản chất tự nhiên và tình trạng
tự nhiên của con người
▪ hobbes: leviathan

12
▪ phản đề của john locke
Bản chất của tính vô chính phủ trong ctqt
▪ quan hệ ngang hàng giữa các chủ thể: coordination và subordination
▪ độc quyền bạo lực được chia sẻ
▪ không có chính phủ siêu quốc gia – nhà nước thế giới
▪ vô chính phủ và vô trật tự (anarchy và disorder) 
2.  Chủ thể quốc gia
▪ Chủ thể chính của ctqt: độc quyền bạo lực và nguồn lực lớn
▪ hành động vị kỷ vì lợi ích bản thân
▪ chính sách đối ngoại của quốc gia là tối ưu và thống nhất 
3.  An ninh
• An ninh – mục tiêu căn bản của quốc gia
• an ninh – hơn cả giả định 🡪 điều kiện ràng buộc quốc gia trong môi trường ctqt vô
chính phủ (Quốc gia nào không theo đuổi an ninh thì sẽ bị tiêu diệt bởi nước khác,
và cuối cùng chỉ còn lại các nước theo đuổi an ninh )
• giả định phái sinh:
high politics và low politics
quốc gia theo đuổi an ninh với thông tin tuyệt đối và trí tuệ tuyệt đối 
4.  Sức mạnh quân sự
 Luận điểm chính:
▪ Sức mạnh quân sự là quan trọng nhất
▪ Sức mạnh quân sự có tính toàn dụng (fungibility of force)
▪ Sức mạnh tương đối và lợi ích tương đối là quan trọng nhất
 Hai chức năng chính của sức mạnh quân sự:
▪ Ép buộc: A có hành động B không mong muốn 🡪 B dùng sức mạnh buộc A
thay đổi
▪ Răn đe: B không muốn A có một hành động cụ thể 🡪 B răn đe A
 Sức mạnh hạt nhân – Mutual Destruction Assured (MAD)
▪ Răn đe hạt nhân: nuclear power vs non nuclear power
▪ Cân bằng sợ hãi (balance of terror): nuclear power vs nuclear power
MAD WAY TO ENSURE WORLD PEACE!!! 
CÂU HỎI
* Tại sao lựa chọn quân sự là ưu tiên trong QHQT?
Tăng cường quốc phòng để bảo vệ AN quốc gia và vị thế chính trị.
Mỹ có ngân sách quốc phòng lớn nhất thế giới, với 53% ngân sách quốc gia dành
cho quân sự (610 tỷ $)
* Tại sao chiến tranh, can dự và xung đột vũ trang tiếp tục là mối đe dọa
nghiêm trọng và phổ biến nhất với an ninh thế giới hiện nay?
Classic Realism: power và security là quan trọng nhất.

13
Neo-realism: win-win game nhưng vẫn mâu thuẫn xem ai được lợi nhiều hơn và
không chắc chắn về ý đồ tương lai của đối phương; distribution of power: security,
power, structure. Nguyên nhân xảy ra chiến tranh là do cuộc chạy đua nhằm nâng
cao quyền lực tương đối của quốc gia so với quốc gia khác
* Tại sao Mỹ tìm cách kiềm chế TQ?
1 trong các lí do là Thucudides Trap: quốc gia khác mạnh lên thì phải tìm cách tiêu
diệt.
=> 1 trong các cách Mỹ sử dụng là phù thịnh (band wagon >< balance of power):
liên minh với quốc gia khác, hùa theo để đối phó với 1 quốc gia (Mỹ - HQ >< TQ)

CHỦ NGHĨA TỰ DO
1. Giai đoạn hình thành và phát triển
1.1. Prior to WWI 
 Features: bao gồm các tư tưởng thiếu hệ thống, mang nặng tính triết lý, chủ
yếu tập trung vào chính trị nội bộ; 
 Các đại diện tiêu biểu
 Khổng Tử, Mạnh Tử?
 Ph.de Vitoria (1480-1546)
 John Locke (1632-1704) (Two Treaties of Civil Government), 1690.
 Adam Smith (1723-1790)
 Immanuel Kant (1724-1804)
 Các tư tưởng và trào lưu tự do khác ở châu Âu và Mỹ trong thế kỷ XVIII và
XIX, bao gồm chủ nghĩa xã hội không tưởng và hòa bình chủ nghĩa
Các tư tưởng chính: 
 Chính trị và đạo đức là thống nhất; các quyền tự nhiên của con người là
không thể tước bỏ được và việc bảo đảm các quyền này là ưu tiên hàng đầu;
 bản chất con người là tốt đẹp và lợi ích giữa các cá nhân về cơ bản là hoà
hợp với nhau;  
 trong xã hội tự do, nhà nước- quốc gia chỉ đóng vai trò tối thiểu, chủ yếu
làm trọng tài phân xử các tranh chấp các nhân và duy trì các điều kiện để
bảo đảm các quyền của cá nhân;
 không phủ nhận tình trạng vô chính phủ và xung đột, chiến tranh trong
QHQT, nhưng cho rằng do bản chất tốt đẹp của con người, các quốc gia có
thể tạo ra sự hoà hợp về lợi ích và đi đến thiết lập một nền hoà bình “vĩnh
viễn”(perpeptual peace) bằng nhiều cách: thông qua thúc đẩy tự do thương
mại, mở rộng chế độ dân chủ, cùng nhau xây dựng bộ luật và thể chế chung
điều tiết  lợi ích giữa các quốc gia.
  Chú ý: trong thời kỳ này tư tưởng về “nhóm lợi ích” gắn với chủ nghĩa đa
nguyên cũng đã xuất hiện (thịnh hành ở Mỹ) 
1.2. Thời kỳ từ chiến tranh TG I đến đầu những năm 1970

14
1.2.1. Giai đoạn giữa hai cuộc chiến tranh. 
 Khuynh hướng lý tưởng 
 Tư tưởng xuyên suốt: chiến tranh có thể được ngăn chặn và hoà bình có thể
được kiến tạo thông qua việc áp dụng các nguyên tắc và thể chế dân chủ
trong QHQT, trước hết là thành lập tổ chức quốc tế điều tiết mối quan hệ
này, lập cơ chế ngăn chặn chiến tranh (Hội Quốc Liên)
Thể hiện cụ thể trong chính sách và thực tiễn đối ngoại :
 Chương trình cải tạo thế giới sau chiến tranh TG I của Mỹ (Phát biểu 14
điểm của W. Wilson tại Quốc hội 1/1918  trước khi đến dự Hội nghị hoà
bình Pari 1919)
 Công ước Brian-Kelloge 1928 (đảm bảo an ninh cho nước Pháp nhằm tránh
1 cuộc chiến tranh thế giới mới)
 Học thuyết Stimson 1932 (chính sách mở cửa ở Trung Quốc, phản đối Nhật
chiếm đóng TQ)
1.2.2. Giai đoạn từ sau chiến tranh TG II đến cuối những năm 1970
 Đây là giai đoạn mô hình lý thuyết tự do bị công kích và phê phán kịch liệt,
ảnh hưởng trong giới học giả và chính khách giảm mạnh
 Mốc đột phá: 1973
Phân hoá thành 3 khuynh hướng chính khi đi vào luận giải những vấn đề cụ
thể của QHQT:
 Chủ nghĩa quốc tế: cont. Immanuel Kant
 Chủ nghĩa lý tưởng: cont. W.Wilson 
 Chủ nghĩa thể chế: 
 thuyết liên kết (David Mitrany)
 thuyết đa nguyên (Ernest B.Haas) 
 thuyết xuyên quốc gia và tuỳ thuộc lẫn nhau (Robert O. Keohane và
Joseph S. Nye) 
(Lưu ý: khuynh hướng này cũng coi trọng vai trò của quốc gia như
những người hiện thực chủ nghĩa.)
1.3. Những khuynh hướng mới của mô hình tự do chủ nghĩa hiện nay 
1.3.1. Khuynh hướng Quốc tế chủ nghĩa mới: 
  Đại diện:  J.Muravchik,  J.G. Ruggie, B.Rasset, F. Fukuyama – “The end
of history”,  Bill Clinton?
  Các luận điểm:
 “hoà bình dân chủ” 
 “can thiệp nhân đạo” 
 “toàn cầu hoá nền dân chủ”
1.3.2. Khuynh hướng Lý tưởng mới:
Đại diện : David Held; Norberrto Bobbio và Danielle Archibugi; Richard Falk

15
Luận điểm chính: 
 Chia sẻ cùng những người quốc tế chủ nghĩa quan điểm coi trọng hình thức
cai trị dân chủ và cho rằng sự tuỳ thuộc lẫn nhau sẽ thúc đẩy hoà bình;
nhưng cho rằng hoà bình và công lý không phải là điều kiện tự nhiên mà là
sản phẩm của kế hoạch hay thiết kế có chủ kiến; kêu gọi dân chủ hoá cả cấu
trúc trong nước và quốc tế, ở cấp độ vi mô và vĩ mô;
  Nêu ra dự án thay hệ thống QHQT theo mô hình “Westphalian và Liên Hợp
quốc” bằng “mô hình dân chủ toàn thế giới” (cosmopolitan model of
democracy) 
1.3.3. Khuynh hướng thể chế luận mới 
 Đại diện:  J. Keohane (After Hegemony),    Lisa Martin, J. Nye, Axelrrod, 
Oye 
 Các quan điểm chính: 
 Quốc gia là một đại diện hợp pháp của xã hội, mặc dù nhấn mạnh tầm quan
trọng của các chủ thể phi quốc gia khác
 Thừa nhận tình trạng vô chính phủ nhưng cho rằng điều này không có nghĩa
hợp tác giữa các nước là không có thể; các quy tắc và thể chế quốc tế có thể
làm giảm nhẹ tình trạng này
 Liên kết cấp khu vực và toàn cầu ngày càng gia tăng là quá trình chính của
QHQT (ASEAN, EU)
 Phồn vinh đối đa về kinh tế là mục tiêu chính các quốc gia theo đuổi khi
tham gia vào hợp tác quốc tế (còn đối với các nhà hiện thực thì đó là đảm
bảo an ninh); và vì vậy nội dung chính của hợp tác giữa các quốc gia là cùng
có lợi về kinh tế (đối với những nhà hiện thực thì đó là an ninh quân sự
chung)
Nhánh nghiên cứu về Quản trị toàn cầu (Global/World Governance)
 Phân biệt Int’l Government và Int’l Governance.
 Chủ thể : Quốc gia chủ quyền, IGOs, NGOs, TNCs, Chuyên gia-cố vấn,
Mạng lưới chính sách toàn cầu, Cá nhân quyền lực, Chính quyền địa
phương.
 Công cụ: Luật pháp quốc tế - Int’l Law (>2000 luật để ràng buộc với nhau),
Luật mềm – Soft Laws (Human Rights, Labor Rights…).
 Bản chất: Các thiết chế chính thức và phi chính thức đảm bảo hòa bình.
BỔ SUNG
 Phụ thuộc lẫn nhau: nếu khả năng dễ tổn thương thấp => tự do trong hoạt động;
khi muốn phá vỡ: chi phí cơ hội.
 Interdependence (as sensitivity, vulnerability): Môi trường quốc tế có tính phụ
thuộc lẫn nhau do các quốc gia hội nhập kinh tế sâu rộng, được đẩy mạnh nhờ
KHCN (GTVT, TTLL) => Vai trò của vũ lực giảm – SMQS không phải ưu tiên

16
hàng đầu => Vai trò của quốc gia không phải quan trọng nhất => CN xuyên qg
làm xói mòn tính đơn nhất của quốc gia.
 Chủ thể chính vẫn là quốc gia: 
+ Cấp độ cao nhất, không có lực lượng nào có thể cưỡng chế quốc gia (về luật)
+ Là chủ thể quan trọng nhất vì có quyền chủ quyền (quyền tự quyết trong lãnh thổ
với công dân nước mình), quyền sử dụng vũ lực hợp pháp (độc quyền vũ lực hợp
pháp)
 WEALTH
Là một mục tiêu của quốc gia (không chỉ có an ninh)
Kinh tế giúp xây dựng sức mạnh quân sự 🡪 quyền lực
Kinh tế là sức mạnh
 Tập trung vào các cách thức gây ảnh hưởng (quản lý dân chủ, dư luận, giáo dục
quần chúng, tự do thương mại, tập đoàn tài chính tự do, luật quốc tế và tổ chức
quốc tế, kiểm soát vũ trang và giải giáp vũ trang, an ninh chung và ngoại giao
đa phương, sự lãnh đạo có đạo đức) 
 Tổ chức quốc tế: Thể chế quốc tế, liên chính phủ, phi chính chủ => thúc đẩy
hợp tác quốc tế.
 TRANSNATIONAL COMPANY
• Không có sức mạnh quân sự
• Có năng lực sản xuất và tài chính
• State vs TNC, hay Market keeper vs Profit seeker 
 INTERNATIONAL REGIMES
Nguyên nhân hình thành:
- Lợi ích vị kỷ của quốc gia: khi hành động một mình không đem lại lợi ích
- Dilema of common good: bá quyền thúc đẩy Ires
- thuyết ổn định bá quyền
Công dụng của Ires: thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia
– Tăng tính ràng buộc của hợp tác
– Giảm chi phí cam kết
– Cung cấp thông tin về đối tác
Định nghĩa thể chế - regimes: thể chế (regimes) bao gồm các nguyên tắc
(principles), chuẩn mực (norms), quy định (rules) và quy trình ra quyết định
(decision-making procedures) được các chủ thể thừa nhận và tính đến khi hành
động.
• Principles: nguyên tắc nhìn nhận sự vật, hiện tượng, về mối quan hệ nhân quả
và cái đúng – sai
• Norms: chuẩn mực hành động về quyền và nghĩa vụ
• Rules: quy định về hành vi được khuyến khích và hành vi bị cấm
• Decision-marking procedures: quy trình ra quyết định tập thể 

17
 So sánh: 
REALISM LIBERALISM
Anarchy  Interdependence
Quốc gia là chủ thể • Quốc giá là chủ thể chính
chính • Vai trò ngày càng quan trọng của TCQT
State: homogenous, • Quốc gia hành động duy lý
rational, egoist • Quốc gia không đơn nhất
Mục tiêu của quốc
• Không chỉ có an ninh
gia là an
• Mở rộng khái niệm an ninh
ninh
Lợi ích tương đối  Lợi ích tuyệt đối
Sức mạnh kinh tế
Sức mạnh quân sự Sức mạnh mềm
v.v
CNHT cũng nói đến phụ thuộc lẫn nhau nhưng đếu các
nước tự cung tự cấp, bớt phụ thuộc thì sẽ mạnh hơn
(hierarchy)

MÔ HÌNH LÝ THUYẾT MÁC-XÍT


VÀ QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG TA VỀ QHQT
HOÀN CẢNH RA ĐỜI:
 Uy tín của “Tư bản luận” và “Tuyên ngôn Đảng cộng sản” của Mác và Ăng-
ghen.
 Sự ra đời nhà nước XHCN đầu tiên.
 Những luận điểm của V.I.Lenin về QHQT.
 Thực tế đối đầu giữa 2 hệ thống CNTB và CNXH.
ĐẠI DIỆN TIÊU BIỂU:
 Mác, Ăng-ghen, Lê-nin
 Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh, P. Castro
1. MÔ HÌNH MÁC-XÍT KINH ĐIỂN
Những điểm khác biệt cơ bản so với mô hình lý thuyết hiên thực chủ nghĩa và
tự do chủ nghĩa:
 Về hình thức nó không được trình bày một cách độc lập và riêng biệt, mà là
bộ phận cấu thành của học thuyết của Mác về xã hội. 
 Thứ hai, mô hình Mác-xít được xây dựng trên tiền đề lý luận cho rằng
QHQT cũng như quan hệ xã hội nói chung bị chi phối bởi không phải “đấu
tranh giành quyền lực” có nguồn gốc từ bản chất “xấu xa” ham muốn quyền
lực vô độ của con người như những người hiện thực chủ nghĩa quan niệm

18
hay bởi “lý tưởng và giá trị tự do” vốn là bản chất “tốt đẹp” nổi trội của con
người như các nhà tự do chủ nghĩa khẳng định, mà bởi “phương thức sản
xuất ra sinh hoạt vật chất” của xã hội (kinh tế) và “đấu tranh giai cấp” (ý
thức hệ).  
2. Mô hình Mác-xít – Lê-nin-nít 
 Lênin kiên trì và phát triển chủ nghĩa Mác theo khuynh hướng cách mạng
(trái với khuynh hướng cải lương);
 Về QHQT, vẫn trung thành với luận đề nền tảng mác-xít nhưng phát triển và
cụ thể hoá hơn. Điều này thể hiện rất rõ qua luận điểm của Lê-nin về thời đại
mới, về chủ nghĩa quốc tế vô sản, về quan hệ giữa các lực lượng cách mạng,
về mối quan hệ giữa chính sách đối nội và đối ngoại; về chiến tranh, cách
mạng và hoà bình; về lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ các nước đế quốc
và hoà hoãn trong quan hệ với các nước tư bản;
 Quan trọng nhất là Lênin đã bổ sung mối quan hệ giữa nước thuộc địa và đế
quốc (chủ nghĩa đế quốc và hệ thống thuộc địa) - điều mà học thuyết Mác
chưa đề cập.
3. Sự phát triển của mô hình Mác-xít - Lê-nin-nít nửa đầu TK XX trong
khuôn khổ phong trào cộng sản và công nhân quốc tế:
Đặc điểm: Phát triển thành một hệ thống tương đối đầy đủ, logic và chặt chẽ theo
hướng tả khuynh và giáo điều (chủ nghĩa Stalin);
Nội dung (Văn kiện Hội nghị các đảng CS và CN quốc tế 1957-1960). 
4. Một số quan điểm phi mác-xít kinh điển của các ĐCS cầm quyền về QHQT
từ giữa TK XX đến nay
4.1. Luận điểm không liên kết của Lãnh đạo Nam Tư. 
4.2. Chủ nghĩa thực dụng của Lãnh đạo Trung Quốc. 
4.3. Từ thuyết “chung sống hoà bình” đến thuyết “tư duy chính trị mới” của Lãnh
đạo Liên Xô. 
5 .Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta hiện nay về QHQT: 
5.1. Kiên trì chủ nghĩa Mác-Lê-nin, nhưng có đổi mới và bổ sung tư tưởng Hồ Chí
Minh như là nền tảng tư tưởng cho việc hoạch định và triển khai chính sách đối nội
và đối ngoại; 
5.2. Mốc đổi mới: 1986
Về cơ bản Đảng và Nhà nước ta vẫn kiên định quan điểm Mác-xít – Lê-nin-nít về
QHQT, nhưng ở phương án đổi mới thích ứng với thực tiễn ngày nay 
5.3. Quan điểm đổi mới của Đảng ta về QHQT:
 Về chiều hướng phát triển của tình hình thế giới và quan hệ quốc tế:
VKĐH VIII
 QHQT phức tạp, đa dạng, nhiều chiều.

19
 CNXH tạm thời lâm vào thoái trào nhưng loài người vẫn đang trong thời kỳ
quá độ đi lên CNXH.
 Chiến tranh, xung đột cục bộ xảy ra ở nhiều nơi, đấu tranh giai cấp, cạnh
tranh giữa các nước ngày càng gay gắt, tuy nhiên “hoà bình và phát triển”
vẫn là xu thế chủ đạo của QHQT.
 Về đường lối và chính sách đối ngoại.
 Tư duy xác định “bạn”, “thù”; “đối tác” và “đối tượng”
 Xác định lại lợi ích quốc gia, phương thức tập hợp lực lượng: đa phương
hoá, đa dạng hoá quan hệ
6. Kinh tế-chính trị quốc tế Mác-xít hay chủ nghĩa Mác-xít mới về QHQT 
6.1 Bối cảnh ra đời và cơ sở tư tưởng
6.2 Một số luận điểm cơ bản:
 Nhóm nhà kinh tế học Raule Prebishe (1980)
 Những nhà Mác-xít mới: I. Wallerstein, R.Cox, S.Amin, M.Rogalski,
I.Galtung, N.Herac.. 
 Thuyết “Hệ thống-thế giới” ; “kinh tế-thế giới”
 Mâu thuẫn giữa TBCN-XHCN, bất bình đẳng xã hội, mâu thuẫn giàu-nghèo
(thế giới thứ 1- thế giới thứ 3)
 Bóng ma của Mác?
6.3 Những điểm giống nhau và khác nhau giữa chủ nghĩa Mác mới và chủ
nghĩa Mác kinh điển:
Giống nhau:
 Khi phân tích các tương tác quốc tế cả hai đều ưu tiên cho các cấu trúc kinh
tế và vai trò của chúng trong phát triển xã hội 
 Cả hai trào lưu đều nhìn nhận QHQT như mối quan hệ đấu tranh giai cấp,
thống trị và bị trị, bóc lột và bất bình đẳng. 
 xung đột được luận giải là tính chất của môi trường quốc tế, còn việc các
giai cấp bị thống trị toàn thế giới khắc phục tình trạng bị bóc lột và thống trị
từ phía các giai cấp thống trị là những vấn đề cơ bản của môi trường này 
 đều xuất phát từ (mặc dù ở mức độ khác nhau) những quan điểm tiến bộ và
nổi bật bởi niềm tin vào kết quả tích cực của sự tiến hoá QHQT
 rất thuyết phục về phương diện phê phán tình cảnh tồn tại hiện nay hơn là 
vạch ra con đường thoát khỏi tình cảnh này, nhất là mô tả bức tranh lực chọn
khác nhằm thay thế nó. 
Khác nhau:
 Khác với chủ nghĩa Mác kinh điển, chủ nghĩa Mác mới không thể đánh giá
như là quyết định luận về kinh tế 

20
 Những người ủng hộ chủ nghĩa Mác mới cho rằng việc vạch ra lý thuyết đặc
thù và độc lập về QHQT là cần thiết, điều mà chủ nghĩa Mác kinh điển đã
không coi trọng.
TRƯỜNG PHÁI PHÊ PHÁN
* Thực tại (Realities) gồm:
- Khách quan (Objective) – không phụ thuộc suy nghĩ con người
- Chủ quan (Subjective) – suy nghĩ, kinh nghiệm… của 1 người
- Liên chủ quan (Intersubjective) – suy nghĩ, kinh nghiệm… của mọi người (ý
nghĩa, quốc gia…)
=> Xét đến cùng, XH là liên chủ quan.
* Mối quan hệ giữa Tôi và Nó
(1) Tôi
- Hoạt động dựa theo thói quen => tạo ra khuôn mẫu (typification) – XH thì có
nhiều khuôn mẫu, không có tự do lý trí => tạo ra các cặp vai trò ảnh hưởng đến (2)
và (3) => tạo nên các thể chế xã hội (institution) khác nhau => bản sắc riêng (VD:
gia đình, trường học… khác nhau) - một người có nhiều vai trò khác nhau nên có
bản sắc riêng.
(2) Nó
(3) Mỗi quan hệ qua lại: Dựa vào suy nghĩ, đánh giá (khuôn mẫu)
* Thể chế xã hội
- Là một thực tại liên chủ quan
- Có nhiều thể chế trong XH
* CTQT: thuộc XHH, là một dạng thể chế xã hội, được tạo nên bởi hành vi quốc
gia và hành vi cá nhân
* Bản chất XH không là duy vật hay duy tâm
Vật hóa (Reify) – yếu tố duy vật – bằng khách quan hóa sự vật chủ quan, liên chủ
quan. Con người tạo ra xã hội, xã hội tạo ra con người và qua vai trò, thể chế xã
hội, con người vẫn có thể thay đổi XH bằng suy nghĩ của mình – yếu tố duy tâm
* So sánh
PP HT TD
Dựa vào Xã hội học Kinh tế học
Không có bản chất mà có: Vị kỉ Lý trí, tiến
Tính mở bộ
Bản chất
Tính mềm dẻo
=> phụ thuộc môi trường
Duy tâm - Là thực tại LCQ, đặc Duy vật – Vật hóa VCP
Vô chính tính khách quan, tồn tại độc lập
Vai trò: vị kỉ => theo Vai trò: kẻ
phủ
đuổi lợi ích quốc gia thù – đối tác
THUYẾT KIẾN TẠO

21
HOÀN CẢNH RA ĐỜI:
 “Bóng ma” của Mác: (thuyết phản biện, chủ nghĩa hậu thực chứng, hậu cấu
trúc) cuối những năm 80s và sau CTL.
 1992: A. Wendt, Anarchy is What States Make of It: the social construction
of power politics.
 1999: A. Wendt, Social Theory of International Politics
ĐẠI DIỆN TIÊU BIỂU:
 A. Wendt, Nicolas Onuf, Friedrich Kratotchwil, Richard Ashley, Peter
Katzeinsten, Amitav Acharya, Alastair Ian Johnston 
LẬP TRƯỜNG BẢN THỂ HỌC
 Nền tảng
Nền tảng triết học
▪ Về tri thức luận: Chủ nghĩa thực chứng – positivism
▪ Về bản thể luận: Chủ nghĩa hiện thực khoa học – scientific realism
Nền tảng duy lý
▪ Chủ nghĩa duy lý – rationalism
▪ Đặc tính “cấu trúc” của thuyết kiến tạo
– Chủ thể quốc gia
– Agent-Structure Problem
– Cấu trúc vi mô và cấu trúc vĩ mô 
 Lập trường
Lập trường bản thể học của chủ nghĩa kiến tạo dựa trên chủ nghĩa duy tâm
(idealism) và cấu trúc (structuralism) đối lập với chủ nghĩa hiện thực vốn dựa trên
chủ nghĩa duy vật (materialism) và chủ nghĩa cá nhân (individualism). 
 Cầu nối trung gian giữa các lý thuyết?

CÁC GIẢ ĐỊNH CHÍNH

22
1. Chủ nghĩa kiến tạo thống nhất với thuyết duy lý rằng các quốc gia là đơn vị
phân tích chính yếu của lý thuyết QHQT. Tuy nhiên, thay vì coi nhà nước là
mặc nhiên và giả định rằng nhà nước chỉ tìm cách để tồn tại, các học giả
kiến tạo coi lợi ích (interest) và bản sắc (identity) của nhà nước là sản
phẩm mà những tiến trình lịch sử cụ thể có thể dễ dàng tạo ra (tương tác,
kiến tạo XH)
2. Theo họ, các quốc gia quyết định liệu hệ thống quốc tế mang tính chất xung
đột hay hợp tác, hay nói cách khác tình trạng vô chính phủ là do các quốc
gia tạo nên (anarchy is what states make of it) chứ không phải là có sẵn và
bất biến như các nhà duy lý. Các quốc gia kiến tạo và vận dụng các quy tắc
(norms) như là phương tiện để đạt được mục tiêu cụ thể nào đó (ví dụ như
quy tắc không can thiệp, can thiệp nhân đạo, phương cách ASEAN…). 
3. Chủ nghĩa kiến tạo thách thức quan điểm duy vật của chủ nghĩa hiện thực
khi cho rằng các cấu trúc chính của hệ thống quốc tế là thiên về yếu tố nhận
thức (ý tưởng) hơn là vật chất. Nghĩa là tình trạng vô chính phủ, thế lưỡng
nan về an ninh… đều là những thể chế xã hội mà chỉ xuất hiện hoặc có ý
nghĩa từ sự tương tác giữa các quốc gia. Tự cứu lấy mình và chính trị
cường quyền cũng là những thể chế xã hội chứ không phải là đặc điểm của
tình trạng vô chính phủ. 
4. Về mặt bản thể luận, giống như các thuyết phản biện khác, chủ nghĩa kiến
tạo cho rằng bản sắc và lợi ích quốc gia được kiến tạo do những cấu trúc
xã hội chứ không phải từ các yếu tố bắt nguồn từ hệ thống QHQT. Nói
cách khác, theo các nhà kiến tạo, bản sắc, lợi ích và các thể chế không có
bản chất định sẵn mà đều do quá trình kiến tạo xã hội mà ra. Chúng phát
sinh và hỗ trợ lẫn nhau và các chủ thể có thể đạt được bản sắc và lợi ích
chung thông qua quá trình tương tác hệ thống. Luận điểm này thách thức
quan điểm của thuyết duy lý rằng lợi ích là nhân tố ngoại sinh.
5. Do đó, thuyết kiến tạo rất quan tâm đến nguồn gốc của sự thay đổi và cách
thức các chuẩn mực hành vi và bản sắc định hình lợi ích quốc gia như thế
nào.
CÁC TRƯỜNG PHÁI CHÍNH
 Nhánh kiến tạo truyền thống (conventional constructivism): kiến tạo mỏng
- Alexander Wendt, Peter Katzenstein, Martha Finnemore và Kathryn
Sikkink... 
 Nhánh kiến tạo cấp tiến (critical constructivism): kiến tạo dày - Nicolas
Onuf, Friedrich Kratotchwil, Richard Ashley hay John Ruggie. 
 Nhánh địa phương hoá (localization): gồm một số nhà kiến tạo không có
nguồn gốc phương Tây (non-Western constructivists), điển hình là

23
Emmanuel Adler, Amitav Acharya, Muthia Alagappa, Khong Yuen Foong
và Hiro Katsumata…
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CHO LLQHQT
 Vai trò của các thể chế: Xã hội hoá (Socialization) – các thể chế có thể
thay đổi hành vi của các quốc gia thành viên thông qua quá trình tương tác
xã hội (socialization) giữa các thành viên của thể chế. Vd: TQ-ASEAN
 Bản sắc chung & chuẩn mực hành vi
 Cộng đồng an ninh:
+ Là tập hợp nước hoặc nhóm nước nơi mà chiến tranh giữa các nước thành viên là
một điều không tưởng 
+ Điều kiện: dựa trên những giá trị và bản sắc chung 
+ Các giai đoạn: CĐAN sơ khai, tiến hoá và hoàn thiện
+ Hoàn toàn loại bỏ được tình trạng lưỡng nan về an ninh do các nhà hiện thực mô
tả.
+ Ví dụ: NATO, EU, Bắc Mỹ, ASEAN?
ĐÁNH GIÁ
 Phần nào đã làm được vai trò kết nối các lý thuyết.
 Giải thích cho sự thay đổi và những vấn đề mới nổi lên sau CTL.
+ Nguyên nhân kết thúc chiến tranh lạnh
+ Sự trỗi dậy của Trung Quốc (sức mạnh mềm)
+ Qúa trình nhất thể hoá châu Âu, ASC, NATO…
 Vẽ ra một bức tranh lạc quan cho QHQT đối lập với bức tranh ảm đạm mà
các nhà hiện thực dự đoán 
PHÊ PHÁN
 Thuyết kiến tạo gần với thuyết duy lý (hiện thực và tự do) hơn những gì họ
nghĩ. Wendt: “In that sense, I’m a statist and a realist”
+ Thừa nhận quốc gia là chủ thể chính của QHQT
+ Thừa nhận tình trạng vô chính phủ
 Duy tâm, ảo tưởng, bỏ qua các yếu tố vật chất 
 Khoảng cách giữa các lý thuyết phản biện và duy lý là quá khác biệt nên
thuyết kiến tạo khó có thể kết hợp được.
 Thuyết kiến tạo tối đa cũng chỉ là một phương pháp tiếp cận hơn là một học
thuyết hoàn chỉnh?
 TỔNG KẾT
“Thuyết kiến tạo đã thay thế cho chủ nghĩa Mác với tư cách là cách tiếp cận
cấp tiến có ảnh hưởng nhất trong nghiên cứu QHQT sau CTL” (nhà hiện thực
Stephen Walt trong “1 thế giới, nhiều lý thuyết”)  
S.Walt “One world, many theories” or in “Walt’s world, many means
three”?

24
“Đây là một trong những phát triển đáng kể nhất về lý luận QHQT từ sau
chiến tranh lạnh đến nay” (nhà lý thuyết phản biện Steve Smith) 
BỔ SUNG
 Những người theo thuyết kiến tạo là những người theo thuyết phê phán.
 Một đất nước không sinh ra và biến mất trong tình trạng chân không; XH là
tổng hòa các mối quan hệ
 Tân KT: bạn thù là do mức độ tương tác
 Kiến tạo có tính khái quát thấp do “tùy tình hình” nhưng giải thích tốt khi đi
vào thực tế
 Identity construction: bản sắc sinh ra khi tang, giảm tương tác
 Tình huống cực đoan: BS >< Lợi ích
 KT cực đoan: thà mất lợi ích còn hơn mất bản sắc
 KT bản sắc: bản sắc có lợi thì giữ
 Tích cực của KT: tang vai trò các nhân; không có khung, mở rộng
KT HT TD
Tình trạng VCP là do tự nghĩ ra và đặt
Giả mình vào hoàn cảnh đó => Phải xem
định xét lại các quan điểm đó và đặt mọi thứ Vô chính phủ
xuất trong social interactions (điểm giống Tự cứu
phát Marx – người theo CN M dùng lăng
kính YTH đánh giá bạn)
Nguyên KT cổ điển Tân KT
nhân – Bản sắc độc lập Bản sắc can thiệp Bản chất Ưu việt, tử tế
kết quả Mọi chính sách, Bản sắc nhưng nhấn con người của nền dân
quan điểm của mạnh nguồn gốc = (cổ điển) chủ trong nước
một qg đều do social interaction
bản sắc (nn gốc) => hành vi
(identity; do bản Interaction nhiều
tính, hiện tượng chiều, thay đổi theo
siêu nhiên) của hoàn cảnh, nhận
quốc gia => thức sau khi tương
hành vi. tác => làm dày lên
=> Coi tính chất hay mỏng đi
sự vật mặc interaction => nhiều
nhiên là như vậy indentity khác =>
=> Hạn chế kn nhiều hành vi khác
giải quyết
Lịch sử là một phần Xét lịch sử Thể chế đặt ra
nhưng hiện tại có để tạo khung

25
nhiều tương tác cần cho các nước
xem xét hơn hợp tác, tang
cường phụ
thuộc lẫn nhau
(1) Nhằm vào tư duy con người (VC (1) là tư
=> YT) – khả năng qua tương tác thay duy của
đổi nhận thức, kn từ tư duy thay đổi hiện thực
hành động. và cuối
(2) Sd quá nhiều identity làm đa nhân cùng, quan
cách, bám 1 identity thì cứng nhắc trọng nhất
vẫn là sức
mạnh, lợi
ích
Thể chế là điều kiện xuất hiện tương Thể chế QT là
tác. nơi các quốc
Tương tác => hành vi gia tương tác
với nhau (nơi
các nước chấp
nhận các
nguyên tắc,
tiêu chuẩn…)
Thể chế =>
hành vi

26

You might also like